Khái quát tình hình sản xuất và kinh doanh thực phẩm hữu cơ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu khoa học nghiên cứu mô hình đảm bảo chất lượng cùng tham gia PGS (Trang 37)

- Chức năng của nhóm sản xuất

b) Thủ tục thanh tra và cấpchứng nhận trong các khâu khác của chuỗi cung ứng:

2.1.1 Khái quát tình hình sản xuất và kinh doanh thực phẩm hữu cơ ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, với sự báo động về vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) bắt đầu được xã hội và ngành nông nghiệp quan tâm phát triển. Tuy nhiên, phát triển NNHC ở Việt Nam hiện nay gặp không ít những thách thức và mới chỉ đang vào những bước đi đầu tiên.

Về cơ sở pháp lý, hiện nay ở VN chưa có bất cứ tổ chức nào được ngành nông nghiệp VN cho phép là đơn vị cấp giấy chứng nhận sản phẩm NNHC, kể cả hệ thống đảm bảo cùng tham gia (PGS) của Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ VN vừa được Liên đoàn Các phong trào nông nghiệp hữu cơ thế giới (IFOAM) công nhận. Chính vì thế, sản phẩm có bao bì ghi là NNHC ở VN cho đến giờ vẫn chưa có gì đảm bảo thật sự là sản phẩm NNHC để người tiêu dùng có thể yên tâm tin tưởng mà sử dụng, nhất là khi giá bán sản phẩm NNHC còn quá cao, gấp 3 - 4 lần sản phẩm thông thường. Từ tháng 12.2006, Bộ NNPTNT đã ban hành bộ tiêu chuẩn NNHC nhưng cho đến nay đã gần 7 năm vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể cho việc cấp giấy chứng nhận sản phẩm NNHC. Bộ NNPTNT cũng chưa có lộ trình rõ ràng cho việc phát triển sản phẩm NNHC, thiết lập các hệ thống giám sát và cấp giấy chứng nhận. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp VN vẫn chưa biết sản xuất NNHC, phần lớn người tiêu dùng vẫn chưa có khái niệm về sản phẩm NNHC

Trong sản xuất, hơn 10 năm qua, nông nghiệp hữu cơ đã được triển khai ở nhiều địa phương, nhưng mô hình canh tác hữu cơ này vẫn chưa được nhân rộng.Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp, trên cả nước diện tích canh tác nông nghiệp hữu cơ chỉ chiếm dưới 1% diện tích đất canh tác. Nguyên nhân của tình trạng này chính bởi các sản phẩm từ việc sản xuất hữu cơ chưa được nhiều người tiêu dùng tin tưởng và đón nhận. Người tiêu dùng chưa tin tưởng là vì họ chưa chắc chắn rằng các sản phẩm hữu cơ này được sản xuất đúng theo tiêu chuẩn hữu cơ. Và vì vậy nên các doanh nghiệp không dám đảm bảo đầu ra của các sản phẩm hữu cơ này.Trước thực trạng đó, tổ chức Phát triển Nông nghiệp Châu Á ADDA (Đan Mạch) đã đầu tư cho các nước phát triển và mở rộng mô hình nông nghiệp hữu cơ.

Trong kinh doanh, tại các thành phố lớn đã xuất hiện nhiều cửa hàng cung cấp thực phẩm hữu cơ, đây là tín hiệu tốt để người tiêu dùng có thể tiếp cận và sử dụng các thực phẩm đảm bảo cho sức khỏe. Hiện nay có khoảng trên 100 cửa hàng kinh doanh lĩnh vực này như Bác Tôm, Tràng An, Nông sản ngon, … nhưng các cửa hàng gặp không ít khó khăn, thách thức do tâm lý người tiêu dùng và các cơ chế chính sách. Nguời tiêu dùng luôn thích những thứ ngon và rẻ, họ muốn sử dụng rau ngon, óng mượt, không có sâu như vậy bảo sao người nông dân không sử dụng các loại thuốc trừ sâu và thuốc tăng trưởng, bản thân người sản xuất cũng không muốn

như vậy bởi người chịu ảnh hưởng trực tiếp là họ.Trong khi đó các loại rau hữu cơ sạch trong các cửa hàng thì mẫu mã không được đẹp, tươi không được lâu thì người tiêu dùng chê bai rau xấu, rau đắt nhưng họ không biết rằng chi phí để sản xuất ra một mớ rau hữu cơ thì phải bỏ ra bao nhiêu công sức của người nông dân. Có khá nhiều cửa hàng đã phải đóng cửa do khó bán và kinh doanh thua lỗ, người tiêu dùng chưa thực sự tin tưởng vào sản phẩm thà ra chợ mua vừa tiện lại vừa rẻ.

Đồng hành với việc các cửa hàng kinh doanh rau hữu cơ chân chính cũng có rất nhiều địa điểm lợi dụng điều này để làm ăn dối trá trục lợi. Rau hữu cơ là loại rau củ tốt nhất do không sử dụng bất kỳ một loại hóa chất bảo vệ thực vật hay thuốc kích thích sinh trưởng nào. Có khá nhiều người tiêu dùng hiện nay đã biết đến, tìm hiểu và sử dụng sản phẩm này đặc biệt là ở thị trường Hà Nội. Dựa vào nhu cầu tiêu thụ trên thị trường lớn nên có khá nhiều doanh ngiệp và cửa hàng kinh doanh đã làm ăn không trung thực vì lợi ích kinh tế mà trà trộn rau thường với rau hữu cơ hoặc giả danh rau thường với rau hữu cơ làm mất niềm tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm hữu cơ. Không hoàn toàn là địa điểm kinh doanh rau hữu cơ nào cũng như vậy, cũng có rất nhiều địa điểm kinh doanh rau hữu cơ thật nhưng trên thị trường tràn lan như hiện nay thì khó có thể phân biệt thật giả điều này gây nên những cản trở lớn cho những doanh nghiệp làm ăn chân chính. Cụ thể như trường hợp của Mr. Sạch đã bị Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam phát hiện năm 2013. Và doanh nghiệp này đã bị tạm đình chỉ tư cách thành viên của Hiệp hội Hữu cơ Việt Nam trong một năm. Theo thông báo xử lý vi phạm cửa hàng Mr.Sạch của Ban điều phối PGS, sau hàng loạt vi phạm mang tính hệ thống của các cửa hàng bán lẻ Mr.Sạch thuộc công ty TNHHDV Thương mại quốc tế Victory Asian - là thành viên của PGS, có địa chỉ tại 55 Trần Nhân Tông - Hà Nội, Ban Điều phối PGS đã thuyết phục, nhắc nhở, lập biên bản yêu cầu sửa đổi… nhưng trong 6 tháng, từ những vi phạm về ghi nhãn “Thực phẩm hữu cơ” tràn lan cho tất cả các sản phẩm không phải là hữu cơ, cửa hàng Mr.Sạch đã có những vi phạm ngày càng nghiêm trọng hơn. Điển hình là lấy rau thông thường từ tỉnh Hà Nam đưa vào bao bì có in nhãn hữu cơ cùng logo PGS của liên nhóm hữu cơ Thanh Xuân (Sóc Sơn, Hà Nội) và Lương Sơn (Hòa Bình) để bán. “Đây là hành vi nghiêm trọng vi phạm đạo đức của người kinh doanh nói chung và làm ảnh hưởng đến uy tín và tính minh bạch của

toàn bộ hệ thống PGS hữu cơ nói riêng”- thông báo nêu rõ. Chính những hành động như vậy đã làm mất hết sự tín nhiệm của người tiêu dùng đới với sản phầm.

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu khoa học nghiên cứu mô hình đảm bảo chất lượng cùng tham gia PGS (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w