- Chức năng của nhóm sản xuất
d) Hoạt động của liên nhóm Trác Văn (Hà Nam):
Bối cảnh thành lập:
Mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đổi mới các hình thức sản xuất góp phần nâng cao đời sống cho người dân là 2 trong 19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới. Thực hiện công văn số 114/UBND-NN & PTNT ngày 14/4/2013 của Ủy ban nhân dân huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam về việc xây dựng mô hình sản xuất rau hữu cơ tại xã Trác Văn. Đề án “Xây dựng mô hình sản xuất rau hữu cơ” được UBND huyện Duy Tiên phê duyệt, UBND xã Trác Văn đã ra Quyết định số 33/QĐ-UBND ngày 16/5/2013 để thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án xây dựng mô hình sản xuất rau hữu cơ tại xã Trác Văn. Với sự vào cuộc của các cấp các ngành huyện Duy Tiên, Ủy ban nhân dân xã Trác Văn. Ban chỉ đạo đã xác định đây là nhiệm vụ chính trị của địa phương đáp ứng mục tiêu về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích và thu nhập cho nông nghiệp, giải quyết vấn đề việc làm đáp ứng mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Với sự tư vấn của TS.Trần Thị Thanh Bình – Trưởng khoa Trồng Trọt trường Cao Đẳng NN&PTNT Bắc Bộ (NVCAR), cựu quản lý chứng nhận PGS liên nhóm
Lương Sơn - là thành viên liên nhóm hữu cơ PGS Lương Sơn, diện tích sản xuất1 ha tập trung tại cánh đồng bến đò Bà Tuân thôn Lệ Thuỷ đã được lựa chọn làm mô hình điểm sau khi các yếu tố rủi ro và xét nghiệm mẫu đất, nước đã được đánh giá. Hai lớp huấn luyện về canh tác hữu cơ trên cây rau cùng các phương pháp và kỹ năng giám sát, thanh tra, cũng như tiếp cận PGS để hoàn thiện các thủ tục đăng ký đã được TS. Bình trực tiếp đào tạo và hướng dẫn.Để chủ động và kiểm soát nguồn nước tưới, nhóm đã đào ao trữ nước trong khu sản xuất, trồng bờ bao, tạo vùng đệm để cách ly và ngăn ngừa ô nhiễm từ bên ngoài. Hai nhà ủ phân tập trung và nơi để dụng cụ, vật tư đầu vào như thuốc thảo mộc, dinh dưỡng bổ sung do nông dân tự chế vv… được bố trí ngay trong khu sản xuất để dễ dàng sử dụng và kiểm soát. Các thủ tục đăng ký tham gia hệ thống PGS đã được tiến hành dưới sự hướng dẫn của Ban điều phối PGS Việt Nam. Sau khi được chính thức công nhận trở thành thành viên của PGS hữu cơ Việt Nam, Liên nhóm đã được bà Từ Tuyết Nhung -Trưởng ban điều phối PGS đào tạo và hướng dẫn về cách tổ chức vận hành Liên nhóm, đáp ứng theo đúng yêu cầu và quy định của hệ thống PGS.
Mặc dù trong điều kiện không được thời tiết ủng hộ, những nỗ lực của nông dân liên nhóm Trác Văn đã dần được khẳng định. Cho đến nay, 2 nhóm sản xuất hữu cơ Thanh Thủy và Hồng Thủy thuộc liên nhóm hữu cơ Trác Văn đã được cấp chứng nhận PGS lần đầu tiên sau khi được thanh tra đánh giá v.v. Theo quy định của PGS, các sản phẩm trong thời gian gian chuyển đổi đang còn tồn lại trên đồng ruộng nông dân sẽ tiếp tục thu hoạch nhưng không được bán và ghi nhãn là hữu cơ. Chỉ những sản phẩm được gieo trồng kể từ khi bắt đầu được cấp chứng nhận khi thu hoạch sẽ được bán và ghi nhãn là sản phẩm hữu cơ PGS. Hiện nay, một số công ty thành viên PGS như VinaGap - chuỗi cửa hàng Bác Tôm, công ty Tâm Đạt đang tiếp cận Trác Văn để ký hợp đồng khai thác sản phẩm đưa vào thi trường Hà Nội. Những nỗ lực và quyết tâm của nông dân Trác Văn cùng sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp các ngành tại huyện Duy Tiên cho thấy mong muốn triển khai thành công mô hình điểm sản xuất hữu cơ tại Trác Văn, làm tiền đề cho kế hoạch mở rộng thêm nhiều nhóm sản xuất hữu cơ mới, giúp cho người nông dân không chỉ có thu nhập ổn định mà còn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tạo một môi trường sống trong lành, khỏe mạnh cho chính những người dân của quê hương.
Tình hình hoạt động:
- Thành lập năm 2013: 2 nhóm với 21 thành viên, 27 sào đất, diện tích sản xuất thực tế là 22 sào.
- Liên nhóm được chia làm 4 bộ phận: ban quản lý chứng nhận, ban quản lý liên nhóm, bộ phận hỗ trợ, bộ phận marketing. Hàng tháng, liên nhóm luôn triển khai kế hoạch họp định kỳ thường xuyên.
- Tham gia hội nông dân rau hữu cơ của Sóc Sơn, các hội chợ giới thiệu sản phẩm và cùng phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, các cá nhân có nhu cầu để tham quan và tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
- Công tác thanh tra được liên nhóm 2 lần/ năm, bao gồm việc thanh tra về những nội dung:
Ghi chép sổ sách.
Thực tế trên đồng ruộng.
Đến từng hộ gia đình kiểm tra công tác trồng cây song song. - 26/6/2014 có 2 nhóm được cấp chứng nhận PGS.
- Sản lượng từ tháng 8-tháng 12 trên 5 tấn.
- Triển khai các kế hoạch đào tạo về kiến thức trong việc trồng cây, sơ chế đóng gói sản phẩm, thanh tra, và marketing.
Hướng mở rộng và phát triển của nhóm thời gian tới:
- Tiếp tục thúc đẩy phân phối.
- Giám sát chặt chẽ các hoạt động sản xuất, hoạt động kiểm tra, thanh tra. - Tổ chức hội chợ, triển lãm để giới thiệu sản phẩm.
- Tham gia hội thảo, hội nghị.
- Xây dựng và phát triển thương hiệu “rau hữu cơ” Duy Tiên, Hà Nam. - Tổ chức tham quan cho các đoàn thể, nhóm, tổ chức, cá nhân có nhu cầu. - Liên nhóm kêu gọi sự hỗ trợ của các ơ quan, hội nông dân của huyện, xã, cơ
quan bảo vệ thực vật, ủy ban nhân dân, huyện, xã, ... - Thành lập các nhóm sản xuất.
- Tất cả các thành viên trong nhóm phải được tập huấn, đào tạo.
- Nhóm trưởng phân công công việc cho các thành viên trong nhóm: 2 cách quản lý:
Quản lý tập trung: nông dân góp ruộng, phân công lao động và chia lợi nhuận
Nông dân góp ruộng, từng hộ sản xuất từng đồng ruộng nhưng vẫn có sự giám sát lẫn