skkn biện pháp chống học sinh bỏ học”.Nhằm góp phần xây dựng phong trào học tập ở địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới

18 1.8K 1
skkn biện pháp chống học sinh bỏ học”.Nhằm góp phần xây dựng phong trào học tập ở địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Biện pháp chống học sinh bỏ học PHẦN THỨ NHẤT NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG  I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận: - Điều 10 của Luật giáo dục nêu rõ: Học tập là quyền lợi của công dân. + Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. + Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện ai cũng được học hành, Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, đảm bảo điều kiện để người học giỏi phát triển tài năng. + Nhà nước ưu tiên tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật và đối tượng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình. - Điều 94 chương VI của Luật giáo dục đã nêu rõ: Trách nhiệm của gia đình : Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, tạo điều kiện cho con em được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường. Cùng với luật giáo dục. Nghị quyết “về thực hiện phổ cập giáo dục THCS” của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam – khóa X, kì họp thứ 8 tháng 12 năm 2000 đã được ban hành. 2. Cơ sở thực tiễn: - Đất nước ta đang xây dựng và phát triển, hòa nhập với khu vực và quốc tế, văn hóa chính là chìa khóa để mở mọi vấn đề trong cuộc sống mà giáo dục nói chung, giáo dục THCS nói riêng, cung cấp cho học sinh học vấn phổ thông cơ sở và những trí thức Trang 1 Biện pháp chống học sinh bỏ học ban đầu về kỉ thuật hướng nghiệp, thực hiện phân luồng sau THCS, tạo điều kiện để học sinh tiếp tục học tập hoặc đi vào cuộc sống lao động. - Xuất phát từ những vấn đề trên, hiện bỏ học của học sinh THCS là vấn đề cần được quan tâm xem xét, nghiên cứu một cách nghiêm túc đây là một vấn đề có tính chiến lược, không chỉ có ở một số địa phương mà trên toàn đất nước. - Trong những năm gần đây, tỉ lệ học sinh bỏ học ở các trường THCS có giảm hơn những năm trước, tuy nhiên ở từng địa phương, từng khu vực tỉ lệ này khác nhau. Đặc biệt là ở vùng miền núi, miền biển và vùng nông thôn hiện tượng bỏ học của học sinh THCS là đáng lo ngại của những người làm công tác giáo dục. - Riêng đối với trường THCS Ba Xa thuộc vùng nông thôn, miền núi của huyện Ba Tơ, kinh tế địa phương chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đời sống kinh tế của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhận thức của người dân về việc học tập còn thấp cũng như về nạn tảo hôn, nên việc bỏ học của học sinh THCS trên địa bàn hiện còn phổ biến. Đây là hiện tượng đáng lo ngại, cần được quan tâm và suy nghĩ. - Là một người giáo viên THCS, bản thân tôi nhận thấy rằng tỉ lệ học sinh bỏ học dù ít hay nhiều vẫn là điều cần được quan tâm, khắc phục, hạn chế đến mức tối đa. Đó là lý do tôi chọ đề tài “Biện pháp chống học sinh bỏ học”.Nhằm góp phần xây dựng phong trào học tập ở địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới. II/ MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1/ Mục đích nghiên cứu. 1.1. Nắm bắt các nguyên nhân bỏ học của học sinh ở trường THCS Ba Xa, từ đó đề ra một số biện pháp thiết thực để chống học sinh bỏ học. 1.2. Nâng cao nhận thức của người dân và các cấp lãnh đạo địa phương về tầm quan trọng trong việc học tập của các em học sinh trong giai đoạn hiện nay. Trang 2 Biện pháp chống học sinh bỏ học 1.3. Góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục đào tạo và phổ cập giáo dục THCS. 1.4. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong công tác giáo dục học sinh, mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh học sinh. 2/ Nhiệm vụ nghiên cứu. 2.1. Tìm hiểu cơ sở lý luận của hoạt động dạy và học, những vấn đề liên quan đến đề tài. 2.2. Tìm hiểu thực trạng hiện tượng học sinh bỏ học ở trường THCS Ba Xa và các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó. 2.3. Xây dựng một số biện pháp nhằm hạn chế thực trạng bỏ học của học sinh ở trường THCS Ba Xa . 3/ Thời gian nghiên cứu. Tháng 10 năm 2010 III/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Các nguyên nhân bỏ học của học sinh và một số biện pháp chống học sinh bỏ học ở trường THCS Ba Xa. PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận. 1.1. Các khái niệm. Bỏ học của học sinh THCS là trường hợp học sinh bỏ học trước khi hoàn thành bậc THCS trong nhà trường. Biện pháp ngăn ngừa hiện trạng bỏ học của học sinh là sự tác động của các lực lượng giáo dục, để hạn chế, phòng ngừa hiện tượng bỏ học của học sinh, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đã đề ra. Trang 3 Biện pháp chống học sinh bỏ học 1.2. Vị trí vai trò và hoạt động dạy học và nhiệm vụ phổ cập giáo dục. Bậc THCS là một cấp học đang được thiết kế thực hiện theo hướng đổi mới toàn diện và phổ cập giáo dục nhằm giải quyết tốt sự hòa nhập của người học vào môi trường, cải thiện môi trường một cách có hiệu quả. Việc nâng cấp và xây dựng cấp học THCS mới là một bước đi quan trọng tạo nên sự liên thông và đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống với các cấp học, bậc học khác trong hệ thống giáo dục phổ thông ở nước ta. - Mục tiêu của giáo dục THCS là cung cấp cho học sinh học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỉ luật, hướng nghiệp để thực hiện phân luồng sau THCS, tạo điều kiện để học sinh tiếp tục học tập hoặc đi vào cuộc sống lao động theo định hướng chiến lược phát triển giáo dục của Đảng: *Giáo dục là quốc sách hàng đầu. *Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, theo định hướng XHCN, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. - Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được học hành. - Phát triển giáo dục phải gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, tiến bộ khoa học – công nghệ, củng cố quốc phòng an ninh. - Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước của toàn dân, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người, mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt đời. - Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về giáo dục đang gặp nhiều khó khăn, bất cập (nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn). - Trong những năm qua, giáo dục nước ta chịu sức ép rất lớn về nhu cầu học tập ngày càng tăng do dân số và trình độ dân trí tăng, song lao động dư thừa nhiều, khả năng sử dụng lao động của nền kinh tế còn hạn chế, khả năng đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp. Trang 4 Biện pháp chống học sinh bỏ học - Những chậm trể trong việc cải cách hành chính, đổi mới quản lí kinh tế, tài chính, sử dụng lao động, chính sách tiền lương cũng là những yếu tố cản trở việc giải quyết có hiệu quả những vướng mắc của ngành giáo dục trong việc huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vì sự nghiệp phát triển giáo dục. - Ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn nguồn tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị và đầu tư cho giáo dục còn nhiều thiếu thốn, trong lúc nhu cầu của xã hội đối với giáo dục tăng mạnh. - Từ những nguyên nhân trên đã tác động không nhỏ phụ huynh và học sinh. Một số em học sinh không xác định được động cơ học tập các em không hứng thú khi đến trường, đến lớp.Từ đó các em chán học rồi bỏ học, trong khi đó cha mẹ các em luôn bận bịu với cuộc sống hằng ngày, không quan tâm đến việc học tập của các con em mình, không quản lí được các em. Bên cạnh đó, cũng có nhiều phụ huynh không xác định được động cơ cho con ăn học. - Học sinh bỏ học ở bậc THCS sẽ tạo cho xã hội mối lo lớn (các em sẽ làm gì?) tạo cho xã hội một bộ phận lao động không đồng nhất, tốn nhiều thời gian và kinh phí khi phải đào tạo lại, làm cho sự phát triển của xã hội bị đình trệ, ảnh hưởng không ít đến chủ trương của Đảng và Nhà nước. - Từ cơ sở trên, việc đưa ra biện pháp chống học sinh bỏ học nói chung và trường THCS Ba Xa nói riêng là vấn đề vô cùng thiết thực và cấp bách, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của Đảng và Nhà nước đề ra. 2. Cơ sở thực tiễn. - Trường THCS Ba Xa, đa số nhân dân sống chủ yếu bằng nghề nông, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, ý thức về học tập của con em còn kém. Đặc biệt có nhiều gia đình học sinh có cha mẹ đi làm ăn xa, để con cái ở nhà cho ông bà hoặc người thân chăm sóc nên việc quản lí tạo điều kiện cho các em học tập còn nhiều thiếu sót, dẫn đến nhiều em hư hỏng, chán học, học yếu rồi bỏ học. Trang 5 Biện pháp chống học sinh bỏ học - Hầu hết các em vừa học vừa lao động giúp gia đình và ít được cha mẹ quan tâm giúp đỡ các em trong học tập. - Mặc khác ở địa phương và nhiều gia đình ít quan tâm đến nạn tảo hôn (có chồng, có vợ sớm), vấn đề này cũng dẫn đến việc bỏ học của học sinh. - Riêng có một số gia đình sống bằng nghề buôn bán dịch vụ, kinh doanh nên đời sống kinh tế gia đình khá hơn, việc lo cho con cái học tập khá hơn, nhưng có một số em học sinh sống trong môi trường xã hội phức tạp hư hỏng rồi dẫn đến bỏ học. II/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nhìn chung nhân dân xã Ba Xa cuộc sống chủ yếu làm nghề nông nghiệp nhưng khu vực đất đai không màu mỡ, đời sống kinh tế quá khó khăn, một số gia đình không đủ khả năng cho con ăn học, đồng thời địa bàn dân cư ở khu vực miền núi ít tiếp cận được với sự phát triển của xã hội, môi trường giao tiếp còn hạn chế. Tuy nhiên, gần đây điều kiện đi lại của người dân thuận lợi hơn, lại được tiếp cận với phương thức sản xuất mới nên đời sống kinh tế phát triển dần, chính vì vậy điều kiện học tập của con em ngày một nâng cao. Do đó số học sinh bỏ học gần đây đã có phần giảm hơn trước, cụ thể như sau: Bảng so sánh số lượng học sinh bỏ học TT Năm học Số lượng học sinh Số lớp Số lượng tăng, giảm So với cùng kì năm trước So với đầu năm học 1 2009 - 2010 166 6 24 24 2 Học kì I 206 7 02 02 Trang 6 Biện pháp chống học sinh bỏ học 2010 - 2011 *Đánh giá kết quả điều tra những nguyên nhân chủ yếu: 1/ Nguyên nhân khách quan. *Bao gồm những tác động sau: 1.1. Tác động xã hội. - Nguyên nhân cho thấy các lực lượng đoàn thể trên địa bàn chưa phối hợp chặt chẽ cùng với nhà trường trong việc giáo dục và tạo điều kiện thuận lợi để các em an tâm học tập vượt khó đến trường. Địa phương, xã hội chưa chấn chỉnh kịp thời những thanh niên hư hỏng đã ảnh hưởng đến tiêu cực, đến nhận thức về học tập của trẻ em.Một số phụ huynh muốn con em mình làm ra tiền sớm, thấy có tiền là làm bất cứ việc gì. - Nguyên nhân cho thấy nữa là địa phương, xã hội chưa ngăn cản kịp thời nạn tảo hôn và đi làm ăn xa đối với học sinh trên địa bàn vẫn còn tiếp diễn. 1.2. Tác động của gia đình. *Từ thực tế điều tra cho thấy, tình trạng bỏ học ở học sinh chịu ảnh hưởng rất lớn từ phía gia đình, có thể kể đến những nguyên nhân sau đây: - Kinh tế khó khăn: Đây là nguyên nhân chủ yếu tác động đến việc bỏ học của học sinh, học sinh phải dành nhiều thời gian và sức lực cho việc giúp đỡ gia đình, nên hầu hết kết quả học tập của các em bị giảm sút, tâm lí chán học nảy sinh trong các em, từ đó dẫn đến bỏ học. - Nghỉ học giúp gia đình: gánh nặng về gia đình của các em rất lớn, tuy nhiên cũng có một số gia đình xuất phát từ ý nghĩ hẹp hòi, chỉ thấy lợi ích nhỏ trước mắt mà không thấy những tác hại to lớn cho xã hội, gia đình, bản thân học sinh sau này. - Quan niệm “Học biết ít chữ là được”. Do chưa thấy được tầm quan trọng của việc học tập, một số phụ huynh có suy nghĩ nông cạn như trên vì vậy họ thiếu quan tâm và buông lỏng việc học tập của con em mình. Trang 7 Biện pháp chống học sinh bỏ học 1.3. Tác động của nhà trường. *Bao gồm một số nguyên nhân chủ yếu sau: - Hoạt động của trường học chưa thu hút được sự ham thích học tập của một số em. - Biện pháp giáo dục trong nhà trường học sinh cho là quá khắc khe, một số thầy cô giáo chưa có biện biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, chưa phối hợp chặc chẽ và kịp thời với phụ huynh để động viên giúp dỡ cho họ hiểu tầm quan trọng của việc học. *Tóm lại: Ba nhân tố bên ngoài bản thân học sinh đó là; môi trường xã hội, gia đình và nhà trường đã tác động rất lớn đến việc bỏ học của học sinh. 2/ Nguyên nhân chủ quan. Ngoài những nguyên nhân khách quan đã nêu, còn có những nguyên nhân chủ quan sau đây của chính bản thân học sinh dẫn đến hiện tượng bỏ học. 2.1. Học kém, chán học. Như ta đã biết, có học tốt, hiểu bài, tiến bộ mới kích thích sự hứng thú học tập; ngược lại học kém mất căn bản, không đủ khả năng tiếp thu kiến thức mới làm cho các em mặc cảm dẫn đến bỏ học. Đây là nguyên nhân khá phổ biển ở học sinh. 2.2. Ham chơi, lười học. Do học kém, lại thiếu sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, của thầy cô chủ nhiệm, bạn bè, các em càng chán nản, bỏ bê việc học tập, lêu lỏng tìm thú vui rồi bỏ học. 2.3. Bắt chước bạn. Bắt đầu từ sự tụ tập, rủ rê, lôi kéo của bạn bè, các em trở nên lêu lỏng, ham chơi, lười học, trốn học, xem nhẹ việc học dẫn đến bỏ học. 2.4. Lớn tuổi, ngại học. Do cha mẹ không chú trọng cho các em vào lớp một đúng tuổi, nên vóc dáng lớn mà lại học lớp nhỏ, một số em do làm khai sinh chậm nên lớn tuổi. Chính vì vậy, các em ngại ngùng trong việc hòa đồng với tập thể, dần dần cảm thấy mặt cảm rồi bỏ học. Trang 8 Biện pháp chống học sinh bỏ học 2.5. Lưu ban, mặt cảm. Do lưu ban các em phải chịu sức ép tâm lý quá lớn từ phía bạn bè, thầy cô giáo, gia đình các em thấy mặt cảm rồi quyết định bỏ học. 2.6. Nạn tảo hôn. Nhìn chung một số học sinh chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc học tập, hơn nữa phụ huynh không hiểu biết về nhũng quy định của pháp luật về “Luật hôn nhân gia đình”, dẫn đến tình trạng học sinh chưa đến tuổi kết hôn đã lập gia đình rồi dẫn đến bỏ học. *Kết luận: Những nguyên nhân đã nêu trên (khách quan và chủ quan) dẫn đến thực trạng bỏ học của học sinh thì nguyên nhân khách quan chiếm tỉ lệ 49,9%, nguyên nhân chủ quan chiếm tỉ lệ 50,1% có thể thấy, việc quyết định bỏ học của mỗi học sinh không chỉ xuất phát từ một nguyên nhân riêng lẻ, mà chịu sự tác động, chi phối từ nhiều phía: gia đình, nhà trường xã hội và nhận thức của bản thân học sinh. III/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỐNG HỌC SINH BỎ HỌC Ở TRƯỜNG THCS BA XA 1. Đối với nhà trường. *Biện pháp 1: Mỗi cán bộ giáo viên, công nhân viên phải nâng cao nhận thức về Luật giáo dục, Điều lệ trường phổ thông, các Nghị quyết “Về việc thực hiện phổ cập THCS” của Quốc hội khóa X và của các cấp, ý thức được tác hại lớn của việc bỏ học của học sinh. Từ đó bản thân mỗi cán bộ, giáo viên có tinh thần tự giác và phối hợp tuyên truyền vận động phụ huynh, học sinh và nhân dân cùng chống hiện tượng bỏ học của học sinh. *Biện pháp 2: - Khắc phục học kém, giải pháp cơ bản ngăn ngừa lưu ban, bỏ học của học sinh. - Điều tra, khảo sát học sinh yếu để hiểu rõ những đặc điểm tâm lý, phẩm chất và năng lực trí tuệ, hoàn cảnh gia đình của từng em. Trang 9 Biện pháp chống học sinh bỏ học - Do nhận thức chậm (đặc điểm điển hình của học sinh yếu kém) nên giáo viên phải có sự quan tâm riêng, lưu ý trong lúc giảng dạy có biện pháp củng cố dần kiến thức cơ bản, trong kiểm tra đánh giá tìm cách khuyến khích các em dù là kết quả nhỏ để khơi dần sự tích cực học tập của các em, liên hệ với phụ huynh để phối hợp tạo điều kiện giúp đỡ các em học tập. Có như vậy mới giúp các em tiến bộ dần trong học tập. *Biện pháp 3: Giáo dục học sinh cá biệt. - Giáo viên chủ nhiệm phải liên hệ chặt chẽ với giáo viên bộ môn và phụ huynh học sinh để có biện pháp giáo dục các em. - Tuyên truyền cho phụ huynh học sinh một số kiến thức cơ bản cần thiết trong việc giáo dục, giúp đỡ các em. - Vận động gia đình để các em trở lại trường học. - Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, công tác xã hội cho các em hòa nhập với cộng đồng. *Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. - Đối với phương pháp dạy học: Dạy học theo hướng tích cực, lên lớp có đồ dùng dạy học, thực hành trực quan sinh động để gây hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh, kiểm tra, đánh giá công bằng chính xác có hiệu quả nhằm khuyến khích các em học tập. - Mỗi tiết lên lớp, thầy cô giáo phải chuẩn bị chu đáo bài giảng cả về nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học, nắm bắt được tình hình của mỗi lớp và các đối tượng trong lớp. *Biện pháp 5: -Tạo hoạt động thu hút học sinh trong nhà trường. + Tổ chức sinh hoạt Đội TNTP Hồ Chí Minh phong phú, có chủ đề trong năm học, kế hoạch hàng tuần, hàng tháng dưới hình thức vừa vui vừa học, vừa thi đấu vừa học tập để các em phát huy được năng lực sở trường của mình. Trang 10 [...]... huynh học sinh tham dự đầy đủ trong các cuộc họp phụ huynh, để phụ huuynh nắm bắt kịp thời sự tiến bộ của con em mình trong việc giáo dục con *Biện pháp 4: - Làm cho cha mẹ học sinh hiểu được mục đích đào tạo con người mới, hiểu được yêu cầu đối với cấp học Trang 12 Biện pháp chống học sinh bỏ học - Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt cho các em học tập như: + Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý + Tạo góc học tập, ... có hiệu quả trong việc nâng cao dần chất lượng học tập của các em *Biện pháp 3: Trang 13 Biện pháp chống học sinh bỏ học Xây dựng ý thức, thái độ, động cơ và nề nếp học tập cho các em *Biện pháp 4: Phải tôn trọng nhân cách của học sinh, cần tế nhị khi nói đến những thiếu sót của các em Coi trọng việc tuyên dương, khuyến khích đối với các em *Biện pháp 5: Cần đặc biệt chú ý đến những học sinh cá biệt... đại diện cha mẹ học sinh của lớp để bàn kế hoạch và biện pháp xử lý phù hợp 4 Đối với học sinh *Biện pháp 1: Giáo viên chủ nhiệm cần xây dựng bầu không khí lớp học thoải mái nhưng bảo đảm tính nghiêm túc, bởi lẽ không khí lớp học có thoải mái mới khơi dậy niềm say mê, hứng thú, kích thích khả năng tìm tòi, tự chiếm lĩnh trí thức, tự giác trong học tập và nghiêm túc trong giờ học, tập trung hoàn thành... lớn có trách nhiệm giáo dục làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục (Điều 27 – Luật giáo dục) *Biện pháp 2: Thông báo, trao đổi, bàn bạc những biện pháp giáo dục với phụ huynh học sinh có con em học yếu, học không chuyên cần để phụ huynh quan tâm, cùng theo dõi, giúp đỡ việc học của các con em và ngăn ngừa kịp thời những hiệ tượng muốn bỏ học *Biện pháp 3: Cố gắng... có thể ngăn ngừa được hiện tượng bỏ học của học sinh trong giai đoạn hiện nay và thực hiện phổ cập giáo dục đúng tiến độ, hiệu quả hơn PHẦN THỨ BA KẾT LUẬN I/ KẾT LUẬN CHUNG: 1 Hiện tượng bỏ học của học sinh ở trường THCS nói chung, trường THCS Ba Xa nói riêng vẫn còn xảy ra, việc ngăn ngừa hiện tượng bỏ học của học sinh là trách nhiệm của những người làm công tác giáo dục, việc tìm ra những nguyên nhân... Luật giáo dục và Nghị quyết phổ cập giáo dục THCS của Quốc hội - Duy trì sự liên lạc thường xuyên với phụ huynh - Phụ huynh tạo điều kiện học tập cho con em - Phụ huynh cũng thường xuyên giáo dục cho con em nhận thức và hiểu rõ về Luật hôn nhân và gia đình để hạn chế nạn tảo hôn Trang 15 Biện pháp chống học sinh bỏ học 2.3 Đối với học sinh: - Tạo không khí lớp học thoải mái, nghiêm túc - Phụ đạo học sinh. .. pháp chống học sinh bỏ học Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể ở địa phương, tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức trên cơ sở quán triệt và chấp hành Luật giáo dục, Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Luật hôn nhân và gia đình *Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện phổ cập giáo dục THCS, gắn với chương trình kế hoạch hóa gia đình, triển khai thực hiện pháp lệnh dân số, phòng chống các tệ... + Xây dựng quỹ tình thương (giúp đỡ kịp thời các em gặp hoạn nạn, ốm đau, bị thiên tai có thể phải bỏ học) do Chi hội chữ thập đỏ đảm nhiệm + Xây dựng quỹ khuyến học (khuyến học khuyến tài, giúp các em vượt khó học tập) do Chi hội khuyến học đảm nhiệm + Phối hợp với chính quyền địa phương thường xuyên và kịp thời vận động các em có nguy cơ bỏ học 2 Đối với xã hội *Biện pháp 1: Trang 11 Biện pháp chống. .. chủ quan để đưa ra biện pháp ngăn ngừa kịp thời để hạn chế đến mức thấp nhất là việc làm cần thiết phù hợp với quy luật phát triển của xã hội và yêu cầu về phổ cập giáo dục THCS hiện nay, song song với việc tìm tòi, nghiên cứu, nắm bắt hiện tượng để thấy bản chất của hiện tượng là việc làm nghiêm túc, từ đó khắc phục hiện tượng học sinh Trang 14 Biện pháp chống học sinh bỏ học bỏ học, tiến đến chỉnh... tác phổ cập giáo dục THCS - Khắc phục tình trạng học sinh yếu, kém - Giáo dục đối tượng học sinh cá biệt - Nâng cao chất lượng giảng dạy và hiệu quả giáo dục - Tạo hoạt động sinh hoạt phù hợp nhằm thu hút các học sinh cùng tham gia - Theo dõi và báo cáo sĩ số học sinh của lớp cho ban giám hiệu kịp thời - Cải thiện cảnh quan và cơ sở vật chất nhà trường - Xây dựng các tổ chức mang tính xã hội trong nhà . là lý do tôi chọ đề tài Biện pháp chống học sinh bỏ học .Nhằm góp phần xây dựng phong trào học tập ở địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới. II/ MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM. quan trọng trong việc học tập của các em học sinh trong giai đoạn hiện nay. Trang 2 Biện pháp chống học sinh bỏ học 1.3. Góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục đào tạo và phổ cập giáo dục THCS. 1.4 người mới, hiểu được yêu cầu đối với cấp học. Trang 12 Biện pháp chống học sinh bỏ học - Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt cho các em học tập như: + Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý. + Tạo góc học tập,

Ngày đăng: 17/06/2015, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan