1.1.Khái niệm: Để thu được lợi nhuận, mỗi một doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nh chi phí cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm..
Trang 1CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
1 Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.Khái niệm:
Để thu được lợi nhuận, mỗi một doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nh chi phí cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Chi phí này có tính chất thường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm Đối với mỗi một doanh nghiệp thì sản phẩm làm ra không phải để nhập kho mà phải biết làm thế nào để đưa sản phẩm của mình đến được tay người tiêu dùng và được người tiêu dùng chấp nhận Để làm điều này thì mỗi doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí nữa cho việc đóng gói, bảo quản sản phẩm, nghiên cứu thị trường, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm
và các dịch vụ hậu mãi những chi phí này gọi là chi phí tiêu thụ hay chi phí lưu thông sản phẩm
Ngoài chi phí dành cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cũng phải dành ra một khoản không nhỏ để thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước như: nộp các khoản thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu nhưng trên thực tế các khoản thuế này doanh nghiệp không phải trả mà người trả là người tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ là người ứng trước ra mà thôi Tuy đây không phải là chi phí doanh nghiệp phải trả nhưng xét ở một góc độ nào đó thì nó cũng làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp nên nó vẫn được coi là một khoản chi phí kinh doanh
Như vậy, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và các khoản thuế gián thu mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định Vấn đề dặt ra cho mỗi doanh nghiệp đó là làm thế nào quản lý được chi phí, bởi lẽ mỗi một đồng chi phí được sử dụng không hợp lý cũng sẽ là nguyên nhân trực tiếp làm tăng giá thành, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp
Trang 21.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để quản lý tốt chi phí trước hết phải phân loại chi phí theo các phương pháp dưới đây:
- Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế: là căn cứ vào đặc điểm kinh tế
giống nhau của các khoản chi phí để xếp chúng thành cùng loại, theo cách phân loại này chi phí được chia thành các yếu tố sau:
+ Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu: là toàn bộ giá trị tất cả các loại vật tư
mua ngoài dùng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nh: nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: là số tiền khấu hao tài sản cố định
dùng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ Chi phí về nhân công: là toàn bộ tiền lương hay tiền công và các
khoản chi phí có tính chất tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho những người tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn mà
doanh nghiệp phải nộp trong kỳ
+Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền phải trả về các dịch vụ đã
sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong kỳ do các đơn vị khác bên ngoài cung cấp nh: tiền điện, nước
+ Chi phí bằng tiền khác: là khoản chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã
nêu trên nh: thuế môn bài, tiền thuê đất
Căn cứ vào tính chất kinh tế, giúp chúng ta thấy được từng loại chi phí
mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong kỳ, đồng thời qua đó biết được mức độ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình tạo sản phẩm, từ đó xác định được trọng điểm quản lý chi phí sản xuất kinh doanh
- Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh chi phí.
+ Chi phí vật tư trực tiếp: là chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu được
sử dụng trực tiếp vào việc chế tạo sản phẩm hàng hoá và dịch vụ
Trang 3+ Chi phí nhân công trực tiếp: là các khoản trả cho người lao động trực
tiếp sản xuất như: tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân công trực tiếp sản xuất
+ Chi phí sản xuất chung: là những chi phí ở các phân xưởng hoặc ở các
bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp như: tiền lương và phụ cấp trả cho nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ lao động nhỏ, khấu hao tài sản cố định thuộc phân xưởng
+ Chi phí bán hàng: gồm các khoản chi phí phát sinh trong quá trình tiêu
thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ như: tiền lương, phụ cấp trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thị
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các khoản chi phí cho bộ máy quản
lý và điều hành doanh nghiệp, các chi phí liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp nh: chi phí công cụ lao động nhỏ, điều hành doanh nghiệp
Cách phân loại này là căn cứ để doanh nghiệp lập kế hoạch giá thành sản phẩm theo khoản mục, biết được chi phí bỏ ra ở từng khoản mục cụ thể
- Phân loại chi phí theo mối quan hệ hoạt động.
+ Chi phí cố định: là những chi phí không bị biến động trực tiếp theo sù
thay đổi khối lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghịêp
+ Chi phí biến đổi: là những chi phí biến động trực tiếp theo sự tăng
giảm khối lượng hoạt động kinh của doanh nghiệp
Việc phân loại chi phí theo mối quan hệ hoạt động là cơ sở để doanh nghiệp phân tích điểm hoà vốn và dự báo nhu cầu lợi nhuận của doanh nghiệp, giúp cho các nhà quản lý có được những biện pháp quản lý thích ứng từng loại chi phí để hạ thấp giá thành sản phẩm
Như vậy, việc xác định được các khoản chi phí của doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp có được định hướng đúng đắn trong việc lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ
đó hạ thấp được chi phí mà vẫn đảm bảo đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước,
Trang 4hoạt động cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.
2 Giá thành sản phẩm.
2.1 Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Trong sản xuất kinh doanh chi phí mới chỉ thể hiện được một mặt hao phí Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải xem xét với mặt thứ hai, đó là kết quả sản xuất thu được, quan hệ so sánh đó đã hình thành nên chỉ tiêu "giá thành sản phẩm"
Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tiêu hao lao động sống và lao động vật hóa của việc sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm nhất định
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là chỉ tiêu chất lượng có thể phản ánh tập chung mọi mặt công tác của doanh nghiệp Giá thành sản phẩm biểu hiện chi phí cá biệt của doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Trên thị trường có thể có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất một sản phẩm nhưng nếu trình độ quản lý khác nhau thì giá thành có thể có sự khác nhau
2.2 Phân loại giá thành sản phẩmcủa doanh nghiệp.
- Gía thành sản xuất sản phẩm: gồm những khoản chi phí phải bỏ ra để
hoàn thành việc sản xuất sản phẩm nh:
+ Chi phí vật tư trực tiếp.
+ Chi phí nhân công trực tiếp.
+ Chi phí sản xuất chung.
- Gía thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá dịch vụ: gồm toàn bộ chi
phí để hoàn thành việc sản xuất cũng nh tiêu thụ sản phẩm nh:
+ Giá thành sản xuất sản phẩm.
+ Chi phí bán hàng.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Việc phân loại giá thành giúp doanh nghiệp xác định được các khoản
mục chi phí tạo nên giá thành sản phẩm để từ đó có mức giá bán và các chính sách bán hàng thích hợp
Trang 53 Các chỉ tiêu đánh giá trình độ quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
Để tăng khả năng cạnh tranh mỗi doanh nghiệp cần phải quan tâm tới việc giảm chi phí từ đó hạ giá thành sản phẩm Đối với doanh nghiệp việc hạ giá thành là hết sức cần thiết bởi:
+ Hạ giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tốt hơn, tạo được lợi thế cạnh tranh và thu hồi vốn nhanh hơn
+ Hạ giá thành sản phẩm là biện pháp cơ bản, lâu dài làm tăng lợi nhuận.+ Mức hạ giá thành của sản phẩm hàng hoá so sánh được của doanh nghiệp phản ánh số tuyệt đối về chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tiết kiệm được xác định qua công thức:
+ Tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm phản ánh số tương đối về chi phí sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm tiết kiệm được xác định theo công thức
M Th
1 1 0
Trong đó:
Trang 6Th: là tỉ lệ hạ giá thành.
Còn M z,S i1 ,Z i0: được ký hiệu nh công thức trên
Tỷ lệ hạ giá thành là số tương đối nói trên giá thành năm nay được bao nhiêu phần (%) so với giá thành năm trước Nó phản ánh trình độ tổ chức quản
lý và phấn đấu hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp
Mỗi chỉ tiêu có ý nghĩa kinh tế khác nhau, dó vậy chỉ khi nào doanh nghiệp hoàn thành cả hai chỉ tiêu thì doanh nghiệp được coi là hoàn thành nhiệm vụ hạ giá thành của sản phẩm so sánh được, nhiệm vụ này do chính doanh nghiệp tự đặt ra để làm căn cứ, mục tiêu phấn đấu
4 Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
4.1 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới chi phí sản xuất kinh doanh
+ Nhân tố về mặt kỹ thuật và công nghệ: Hiện nay khoa học kỹ thuật
đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, việc đổi mới máy móc, cải tiến quy trình sản xuất được đặt nên hàng đầu, việc áp dụng thành tựu vào quy trình sản xuất giúp hạ thấp giá thành sản phẩm, chiến thắng trong cạnh tranh, thành công trong kinh doanh
+ Các nhân tố về tổ chức quản lý sản xuất, quản lý lao động, quản lý tài chính của doanh nghiệp: Dù một doanh nghiệp có trình độ trang thiết bị hiện
đại tới đâu mà máy quản lý không tốt sẽ gây lãng phí máy móc thiết bị, lãng phí thời gian và lao động Do vậy doanh nghiệp phải biết cách tổ chức bộ máy quản lý một cách khoa học và hợp lý để nâng cao năng suất lao động đồng thời giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí và hạ giá thành sản phẩm
Trang 7+ Các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên và môi trường: Điều kiện tự
nhiên và môi trường cũng có ảnh hưởng tới việc giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm
4.2.Một số biện pháp chủ yếu để quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
Ta thấy rằng yêu cầu giảm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm có tầm quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Do đó, các biện pháp quản
lý chi phí sản xuất kinh doanh rất được các doanh nghiệp coi trọng Muốn tiết kiệm chi phí, phải tăng cường công tác quản lý chi phí ở mỗi doanh nghiệp Sau đây là một số biện pháp quản lý chi phí
+ Lập kế hoạch chi phí kinh doanh: Đây là công việc cần tiến hành
trước khi có hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà quản lý phải xác định được toàn bộ chi phí mà dự kiến doanh nghiệp sẽ phải chi ra trong kỳ để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm phát hiện ra sự lãng phí các khoản chi ở mỗi khâu trong quá trình sản xuất để từ đó có biện pháp tiết kiệm chi phí định kỳ sau
+ Doanh nghiệp phải chú ý tới việc trang bị máy móc thiết bị công nghệ
hiện đại: Việc đổi mới máy móc công nghệ là nhiệm vụ hết sức quan trọng, nó
giúp doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình sản xuất sản phẩm, tiêt kiệm được các khoản chi phí liên quan tới việc sản xuất và giúp doanh nghiệp sản xuất ra được các sản phẩm có chất lượng cao hơn, đổi mới máy móc thiết bị là một vấn đề chiến lược lâu dài của doanh nghiệp, tuy nhiên cũng cần phải tính tới hiệu quả của việc đầu tư mang lại, phải nghiên cứu kỹ máy móc, chọn lựa đối tác trước khi mua
+ Tăng cường phát huy vai trò của tài chính trong việc quản lý chi phí
sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm: Với mỗi khoản mục chi phí
khác nhau ta có những biện pháp quản lý cũng khác nhau
- Chi phí về nguyên vật liệu: Thông thường những khoản chi phí chiếm
một tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm Nếu
Trang 8tiết kiệm được khoản chi phí này sẽ có tác dụng rất lớn đến hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Để tiết kiệm được khoản chi phí này phải xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật cho việc tiêu hao vật tư, định mức này phải phù hợp với kế hoạch sản xuất Cần có hợp đồng kinh tế mua bán vật tư rõ ràng phù hợp với tiến độ của quá trình sản xuất Khi ký kết hợp đồng doanh nghiệp phải tìm nguồn cung ứng với giá cả hợp lý nhất vì giá cả vật liệu là một trong hai nhân tố quyết định chi phí vật liệu cao hay thấp Cần quan tâm đến các điều kiện điều khoản giao hàng tránh tình trạng ứ đọng vật tư hay phải dừng sản xuất vì thiếu nguyên vật liệu.
Mua vật liệu về rồi phải có biện pháp tổ chức quản lý vật liệu một cách tốt nhất sao cho vật liệu bị hao hụt Ýt nhất, chất lượng không bị suy giảm Muốn vậy phải quy trách nhiệm rõ ràng cho từng khâu, quy trách nhiệm rõ ràng đối với những người chịu trách nhiệm thu mua vật liệu, xây dựng cách định mức tiêu hao, định mức hao hụt tự nhiên phù hợp với doanh nghiệp và đặc điểm kinh tế kỹ thuật cho phép, từ đó giảm hao hụt tới mức thấp nhất góp phần giảm được chi phí nguyên vật liệu tiến tới hạ giá thành sản phẩm
- Chi phí tiền lương: Để tiết kiệm chi phí về lao động doanh nghiệp cần
xây dựng mức lao động hợp lý và khoa học đối với từng loại lao động của từng
bộ phận khác nhau và định mức phù hợp với những thông lệ mà nhà nước đã hướng dẫn và ban hành
- Chi phí chung: Bao gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp đây là các khoản chi phí rất khó xác định định mức và tiêu chuẩn vì vậy mà cũng rất dễ bị lạm dụng để chi tiêu bất hợp lý Trên thực tế để quản lý các khoản chi phí này người ta phải lập dự toán, tức là căn cứ vào nội dung của các khoản chi phí này có thể phát sinh và căn cứ vào số liệu thống kê của các
kỳ trước để Ên định mức chi tiêu hoặc Ên định khung chi tiêu cho từng khoản, kiểm tra các khoản chi tiêu dựa và dự toán đã lập ra để kiểm tra các khoản chi phí phát sinh vượt ra ngoài dự toán và xác minh các khoản chi phí không đúng nội dung, các khoản chi kém hiệu quả
Trang 9Ta thấy rằng để quản lý tốt chi phí hàng năm doanh nghiệp nên tiến hành phân tích, đánh giá tình hình sử dụng chi phí năm vừa qua để có kế hoạch năm tiếp theo, sử dụng các khoản chi phí phải trong định mức cho phép.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÝCH ĐáNH GIá TìNH HìNH CHI PHí Và GIá THàNH CủA CÔNG TY THéP HOà PHáT.
1 khái quát chung nề công ty.
1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty Thép Hoà Phát mà tiền thân là công ty Hòa Phát Group được thành lập năm 1992, trong giai đoạn Luật doanh nghiệp đã tạo hành lang pháp
lý và những điều kiện thuận lợi nhất để khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển đồng bộ, rút ngắn khoảng cách với doanh nghiệp quốc doanh Chặng đường qua, Hòa Phát Group đã không ngừng vươn lên đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong công tác sản xuất và kinh doanh, đặc biệt thành công trong lĩnh vực cung cấp thiết bị và vật liệu xây dựng với 3 thành viên ban đầu:
- Công ty thiết bị phụ tùng Hoà Phát.
- Công ty nội thất Hoà Phát.
- Công ty ống Thép Hoà Phát.
Trụ sở chính : 126 Bùi Thị Xuân - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Cơ sở sản xuất : Như Quỳnh - Hưng Yên
Hòa Phát Group đã sản xuất, cung cấp hàng nghìn chủng loại sản phẩm cho thị trường cả nước và được khách hàng đánh giá cao Nhằm không ngừng hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, Công ty Thép Hoà Phát, thành viên thứ tư của Hòa Phát Group, hoạt động theo mô hình công ty
cổ phần với mục tiêu là xây dựng và phát triển mô hình tập đoàn kinh doanh đa nghành trên cơ sở sản xuất và kinh doanh Thép làm nền tảng Công ty hiện đang vận hành dây chuyền cán thép công nghệ hiện đại của Italia, chuyền sản
Trang 10xuất thép bê tông cán nóng φ6, φ8 và thép cây đường kính D10 mm ữD41 mm
* Chức năng và nhiện vụ.
- Chức năng: Công ty Thép Hoà Phát có chức năng là sản xuất - phục vụ
cho mọi công trình xây dựng với 2 loại sản phẩm chính là: Thép cốt bê tông cán nóng φ6, φ8 và thép cây đường kính D10 mm ữD41 mm
- Nhiệm vụ:
+ Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và sự chỉ đạo của công ty để góp phần xây dựng và thực hiện kế hoạch nhằm đạt được mục đích và nhiệm vụ kinh doanh Chấp hành các chính sách, chế độ của nhà nước, thực hiện đầy đủ các hợp đồng kinh tế với các bạn hàng trong nước
và nước ngoài
+ Nghiên cứu áp dụng khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới, lập quy hoạch và tiến hành nâng cấp cở sở hạ tầng sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
* Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý:
Công ty Thép Hoà Phát là công ty cổ phần chuyên sản xuất và cung cấp cho xã hội một loại hàng hoá có chất lượng cao, do vậy mà công tác quản lý là hết sức quan trọng, chất lượng của công tác quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của công ty nói riêng, nền kinh tế nước ta nói chung Chính
vì thế công ty đã liên tục cải thiện và từng bước hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý Hiện nay bộ máy quản lý của công ty khá hoàn thiện và hoạt động có hiệu quả với mô hình như sau(Sơ đồ 1)
Trang 11giám đốc công ty PGĐ công ty
Khối văn phòng khối sản xuất
Kho phôi dầu Kho vật t
Kho TP
Nhân
sự Văn thu Lái xe Nhà bếp
sơ đồ tổ chức của công ty
Trang 12* Chức năng và nhiệm của các phòng ban.
- Giám đốc: là người đứng đầu công ty và có thẩm quyền cao nhất, có
trách nhiệm quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và là người chịu trách nhiệm trước các cổ đông
- Phó giám đốc: là người có nhiệm vụ quản lý sản xuất và mọi công việc
có liên quan đến kĩ thuật trong quá trình sản xuất
- Phòng tài chính - kễ toán: có nhiệm vụ theo dõi quản lý mọi hoạt động
tài chính của công ty, tham mưu cho ban giám đốc điều hành tốt mọi hoạt động của công ty thông qua việc tổng hợp và phân tích các số liệu
- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ thực hiện nghiên cứu thị trường để
duy trì, mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầy đủ, kịp thời cho thị trường xây dựng và lập kế hoạch sản xuất cho những năm tiếp theo
- Phòng kĩ thuật - công nghệ: phụ trách về mặt kĩ thuật, quy trình công
nghệ, thí nghiệm, nguyên vật liệu, kiểm tra chất lượng đánh giá Thép thành phẩm nhập kho Kiểm tra các định mức tiêu chuẩn kĩ thuật trong các giai đoạn của quy trình sản xuất
- Phòng quản lý chất lượng: kiểm tra chất lượng của sản phẩm nhập kho
và chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ
- Phòng hành chính nhân sự: có chức năng tổ chức, chịu trách nhiệm về
mặt tổ chức, về mặt hành chính của công ty, quản lý hồ sơ lý lịch của công nhân, thực hiện chính sách của đảng và nhà nước, đảm bảo quyền lợi của công nhân viên
- Phòng kĩ thuật cơ điện: có nhiệm vụ theo dõi sự hoạt động của các
máy móc thiết bị sản xuất, phục vụ sản xuất Thép cũng nh các bộ phận chức năng khác để có thể kịp thời sửa chữa và thay thế khi có sự cố xẩy ra
- Ban dự án:
- Phòng tổng hợp:
1.3 Đặc điểm về bộ máy kế toán.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, điều kiện công ty, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tập trung tại công ty Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước giám đốc, tham mưu cho giám đốc về tình hình tài chính của công ty Phòng kế toán có nhiệm vụ hoạch toán tổng hợp, hạch toán chi tiết, lập báo cáo, phân tích hoạt động kinh tế và kiểm tra công tác kế toán toàn công ty, tính giá thành, thực hiện các nhiệm vụ chi trả, tiêu thụ sản phẩm, tính toán và trả lương cho công nhân Hiện nay công ty áp dụng tổ chức bộ máy kế toán theo hình thưc tập trung Sau đây là cơ cấu bộ phận kế toán của công ty(Sơ đồ 2)
Trang 13-Trưởng phòng kế toán tài chính: có nhiệm vụ tổ chức điều hành chung toàn bộ công tác kế toán tổng hợp các thông tin tài chính kế toán cung cấp,
phục vụ cho yêu cầu của giám đốc và các phòng ban liên quan giúp thực hiện tốt công tác sản xuất kinh doanh của công ty
- Phó phòng kế toán tài chính: có nhiệm vụ quản lý theo dõi các phần
hành kế toán nói chung và trực tiếp đảm nhận phần hành kế toán tổng hợp nói riêng Tổ chức tập hợp phân bổ chi phí sản xuất của toàn bộ công ty và tính giá thành Thép hàng tháng, qúy, năm
- Kế toán vật tư: thực hiện theo dõi vật tư, công cụ lao động, thanh toán
với người bán hàng đồng thời theo dõi việc thanh toán và công nợ
- Kế toán tài sản cố định và ngân hàng: theo dõi tổng hợp chi tiết tài sản
cố định, trích và phân bổ khấu hao tài sản cố định; theo dõi, làm thủ tục vay vốn với ngân hàng, tính lãi vay vốn
- Kế toán bán hàng và tiêu thụ: có nhiệm vụ hạch toán tổng hợp thành
phẩm chi tiết và tổng hợp quá trình bán hàng, xác đinh kết quả Ngoài ra còn theo dõi các khoản nợ của khách hàng, các khoản hoa hồng trả cho khách hàng
- Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ tình hình thu chi
tiền mặt, thanh toán với ngân hàng
- Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ sắp xếp, bảo quản hồ sơ, lưu tại phòng một cách khoa học, hợp lý, làm nhiệm vụ thống kê tổng hợp
- Thủ quỹ: theo dõi cấp phát và thu tiền kịp thời, xác định chính xác,
hàng ngày khoá sổ đối chiếu với kế toán thanh toán
1.4 Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng cân đối kế toán (Bảng 1)
* Về cơ cấu vốn, nguồn vốn.
Đến ngày 31/12/2008 thì tổng tài sản của công ty là 197.886.433.928 đồng Trong đó TSLĐ và đầu tư ngắn hạn là 137.826.063.516 đồng chiếm 69,6% tổng tài sản, tổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn là 60.060.370.412
Trang 14đồng chiếm 30,4% tổng tài sản Qua bảng cân đối kế toán cho ta thấy cơ cấu tài sản của năm 2008 đã tăng so với năm 2007, đặc biệt là về tài sản lưu động
và đầu tư ngắn hạn Điều này cho biết trong những năm gần đây công ty đã có được kết quả kinh doanh đáng khích lệ
)
Số tiền Tỷ
trọn
g trên doan
h thu(
%)
Số tiền
Tỷ lệ tăng giảm
6 Lợi nhuận sau thúê 589 0,34 726 0,56 128 0,22 21,4
* Về doanh thu, lợi nhuận và chi phí.
- Doanh thu thuần của năm 2008 là 176066 triệu đồng đã tăng so với năm 2007 là 47048 triệu đồng tương ứng 36,5% ĐiÒu này nói lên năm 2008 Công ty sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn so với năm 2007
- Giá vốn bán hàng của năm 2008 là 167719 triệu đồng đã tăng so với năm 2007 là 46615 triệu đồng tương ứng lệ 38,5% Điều này ảnh hưởng xấu tới doanh thu của công ty
- Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2008 giảm so với năm 2007 là
471 triệu đồng tương ứng 11,6% Điều này cho thấy công tác quản lý của
Trang 15công ty đã cải tiến và giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chi phí bán hàng của năm 2008 giảm so với năm 2007 là 123 triệu đồng tương ứng 11,5%
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2008 tăng
so với năm 2007 là 1025 triệu đồng tương ứng 40,3%
Nhìn chung tốc độ giảm chi phí bán hàng tăng nhanh hơn tốc độ giảm giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp Nh vậy trong những năm tới công ty cần phải chú trọng hơn đến nhân tố chi phí bán hàng để làm sao lợi nhuận của công ty tăng đồng đều về số tuyệt đối
1.5 Quy trình công nghệ sản xuất thép
Sản phẩm của công ty rất đa dạng về chủng loại được tạo thành trên dây chuyền khép kín kiểu chế biến liên tục, thể hiện qua sơ đồ: