lí thuyết chuyên ngành văn học dân gian tiểu luận về công trình kiến trúc đình cả tích sơn

28 621 3
lí thuyết chuyên ngành văn học dân gian tiểu luận về công trình kiến trúc đình cả tích sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục lục Chương 1: Phương pháp nghiên cứu liên ngành trong nghiên cứu Văn học dân gian 1.1. Định nghĩa về phương pháp nghiên cứu liên ngành 1.2. Cơ sở khoa học của phương pháp nghiên cứu liên ngành 1.3. Đặc trưng của phương pháp nghiên cứu liên ngành 1.4. Hướng tiếp cận của phương pháp nghiên cứu liên ngành Chương 2: Tổng quan về Làng Vĩnh Ninh, Tích Sơn. 2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 2.2. Lịch sử hình thành 2.3 Văn hóa Chương 3: Di tích đình Cả và truyền thuyết về thất vị Đại Vương họ Lỗ 3.1. Di tích đình Cả 3.1.1. Vị trí địa lý 3.1.2. Lịch sử hình thành 3.2. Truyền thuyết về thất vị Đại Vương họ Lỗ. Chương 4: Lễ hội đình Cả 4.1. Lễ hội đình Cả. 4.1.1. Qúa trình chuẩn bị lễ hội 4.1.2. Thời gian, không gian 4.1.3. Diễn lễ hội 4.2. Ý nghĩa và mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội KẾT LUẬN PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Gần đây, xu hướng nghiên cứu sưu tầm về truyền thuyết nói riêng, văn học dân gian nói chung theo hướng đơn vị địa hành chính là vùng văn hóa, làng văn hóa ngày càng phổ biến. Đây là hướng đi đúng đắn tiềm ẩn nhiều điều mới lạ. Nghiên cứu văn học văn hóa dân gian địa phương sẽ có cái nhìn toàn diện về vườn hoa muôn sắc màu của dân tộc. Văn hóa làng với nhứng nết tinh túy nhất đã tạo nên điệu tâm hồn của mỗi địa phương. Một trong những nét đặc sắc của văn hóa làng là đình và lễ hội. Trong số hơn một nghìn lễ hội truyền thống của Việt Nam, thì lễ hội đình Cả diễn ra tại làngVĩnh Ninh, Tích Sơn, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc xứng đáng là một trong những lễ hội tiêu biểu gắn với sự tích của địa phương, đồng thời thể hiện được sự phong phú trong đời sống tâm linh của nhân dân địa phương. Trong giai đoạn hiện nay, việc gìn giữ và phát triển văn hóa dân gian vô cùng quan trọng. Vì vậy, một vấn đề đặt ra là cần phải tìm hiểu các nhân vật dân gian thông qua các văn bản chuyện kể song song với việc tìm hiểu qua đời sống tâm linh của người dân, cụ thể là qua các lễ hội dân gian. Khảo sát Hội đình Cả ở cả hai phương diện truyền thuyết và lễ hội giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn một trong những đặc trưng của văn học dân gian, đó là tính nguyên hợp truyền thuyết thường gắn liền với lễ hội. Đây cũng là hướng nghiên cứu đồng thuận trong xu hướng đặt văn học dân gian trong tổng thể văn hóa dân gian. Khoa học nghiên cứu văn học dân gian sử dụng rất nhiều phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp so sánh loại hình; phương pháp so sánh đồng đại lịch đại; phương pháp nghiên cứu cấu trúc; phương pháp thống kê; phương pháp điền dã…Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm nổi trội riêng và mang lại hiệu quả nghiên cứu nhất định. Tuy nhiên, một trong những phương pháp mang lại hiệu quả cao và ngày càng chứng tỏ ưu thế trong khoa học nghiên cứu văn học dân gian ngày nay là phương pháp nghiên cứu liên ngành. Đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Truyền thuyết về thất vị Đại Vương họ Lỗ và lễ hội đình Cả làng Vĩnh Ninh, Tích Sơn”, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành là thích hợp nhất. Vì thế, chúng tôi sẽ triển khai nghiên cứu đề tài theo hướng tiếp cận này. II. Lịch sử vấn đề: Tương truyền đầu đời Trần, 7 anh em họ Lỗ đều đã giữ chức “điển bình” trong quân đội triều đình, cùng nhau coi giữ trong động Đinh Sơn (núi Đanh) và các xã xung quanh. Tháng Chạp năm nguyên phong thứ 7 đời vua Trần Thái Tông (1257), quân Nguyên Mông xâm lược Đại Việt. Vua Trần xuất quân đánh giặc, 7 anh em họ Lỗ theo nhà vua ra trận. Sau khi đất nước thanh bình, 7 vị trở về quê, làng Bồ Lí ngày nay. Trên đường về tới núi Đanh thì hóa. Mộ táng ở dưới chân núi. Nhân dân tưởng nhớ thất vị Đại Vương lập đền thờ, trong đó đình Cả làngVĩnh Ninh, Tích Sơn là nơi thờ chính. Đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về truyền thuyết về 7 thất vị Đại Vương họ Lỗ cũng như công lao dẹp giặc cho quê hương của 7 vị tướng hùng này. Vì vậy nghiên cứu về đề tài “ Truyền thuyết về thất vị Đại Vương họ Lỗ và lễ hội đình Cả làng Vĩnh Ninh, Tích Sơn” tôi muốn đóng góp sự tìm hiểu và nghiên cứu của bản thân với truyền thuyết của địa phương, khẳng định nét đẹp của vùng văn hóa làng với việc tổ chức lễ hội thường niên nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của các vị anh hùng với công cuộc đánh giặc giúp dân của 7 vị danh tướng ở địa phương cũng như đối với cả dân tộc. III. Mục đích nghiên cứu: Sau khi tìm hiểu lịch sử vấn đề chúng tôi thấy cần vận dụng lí thuyết chuyên ngành văn học dân gian đã học để tiếp nối hành trình khảo sát nghiên cứu truyền thuyết về thất vị Đại Vương họ Lỗ và lễ hội đình Cả ở làng Vĩnh Ninh, Tích Sơn. Mục đích chính của đề tài nghiên cứu là thực hành khoa học, vận dụng lí thuyết chuyên ngành vào đề tài thực tiễn, củng cố, nâng cao kiến thức và phương pháp nghiên cứu điền dã, phương pháp liên ngành trong nghiên cứu văn học dân gian. Trên cơ sở đó khẳng định Tích Sơn là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa lịch sử, nơi lưu giữ truyền thuyết hào hùng về 7 vị tướng tài của địa phương, dân tộc. Tuy giới hạn trong một phạm vi hẹp nhưng ý nghĩa của truyền thuyết và lễ hội đình Cả lại có giá trị rất lớn trong đời sống văn hóa, sinh hoạt và phong tục cho mảnh đất Tích Sơn, Vĩnh Yên -Vĩnh Phúc. Tạo dựng và làm sống lại những truyền thuyết cùng lễ hội về 7 vị tướng hùng của dân tộc nhằm khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của thất vị Đại Vương đối với công cuộc dẹp giặc Mông- Nguyên cho vùng địa phương nói riêng và cho dân tộc nói chung, đồng thời giúp bạn hiểu, cảm nhận được nét đặc sắc về vùng văn hóa truyền thống cũng là mục đích của đề tài nghiên cứu. IV. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành kết hợp với phương pháp điền dã dân tộc học. V. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng Nhân vật 7 anh em họ Lỗ thể hiện trong văn học và văn hóa dân gian, cụ thể là thể hiện trong truyền thuyết và trong lễ hội dân gian Việt Nam. 2. Phạm vi Những truyền thuyết về thất vị Đại Vương họ Lỗ (đã công bố và sưu tầm được). Các lễ hội dân gian xung quanh hiện tượng 7 vị tướng hùng (lễ hội tại đình Cả, làng Vĩnh Ninh, Tích Sơn, Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc) Nghiên cứu đề tài này tôi sẽ phỏng vấn, điều tra, khảo sát tại đình Cả làng Vĩnh Ninh, Tích Sơn ( Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc). Đồng thời khảo sát điều tra để lấy thêm thông tin ở các khu vực lân cận. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Phương pháp nghiên cứu liên ngành trong nghiên cứu Văn học dân gian 1.1. Định nghĩa: Phương pháp nghiên cứu liên ngành là phương pháp kết hợp hiệu quả nghiên cứu của các ngành khoa học hữu quan như: Địa lí học, Lịch sử học, Dân tộc học, Xã hội học, Khảo cổ học, Kinh tế học… 1.2. Cơ sở khoa học: Cơ sở thứ nhất của phương pháp nghiên cứu liên ngành xuất phát từ đặc trưng nguyên hợp của văn học dân gian (sự tích hợp các thành tố lại thành một chỉnh thể). Những sáng tạo văn hóa nghệ thuật dân gian các dân tộc là những thực thể mang tính nguyên hợp, thể hiện tính chưa chia tách rõ giữa các bộ phận cấu thành (ngữ văn, nghệ thuật biểu diễn, tạo hình…), giữa người sáng tạo và người hưởng thụ các giá trị văn hóa chưa thoát ly khỏi những sinh hoạt sản xuất và xã hội…nên tiếp cận đối tượng này phải tiếp cận hệ thống tổng thể, phải có phương pháp nghiên cứu tổng hợp, nghiên cứu liên ngành. Cơ sở thứ hai là chức năng thực hành sinh hoạt – chức năng đặc trưng của văn học dân gian. Văn học dân gian là một loại hình nghệ thuật đa chức năng. Những sáng tạo văn hóa nghệ thuật dân gian, những hiện tượng văn hóa nảy sinh, tồn tại và phát triển gắn bó mật thiết với đời sống nhân dân, với sinh hoạt nhiều mặt vô cùng phong phú sinh động của đời sống nhân dân. Cùng với các chức năng : thẩm mỹ; giáo dục; giải trí; dự báo…thì chức năng thực hành sinh hoạt là một cơ sở quan trọng để hình thành nên phương pháp nghiên cứu liên ngành. 1.3. Đặc trưng: Phương pháp liên ngành (tổ chức nghiên cứu liên ngành) thường cần thiết mỗi khi phải xử lý những đề tài khoa học rộng lớn, tức là khi phải đề cập đến nhiều thực thể khác nhau và nhiều đối tượng khoa học khác nhau. Tổ chức nghiên cứu liên ngành huy động nhiều ngành khoa học khác nhau, nhưng trong quá trình nghiên cứu thì mỗi ngành khoa học vẫn giữ tính chất độc lập của mình, vẫn tuân theo phương hướng tiếp cận của mình, vẫn sử dụng những phương pháp mà nhà khoa học cho là thích hợp hơn cả với hướng tiếp cận của ngành khoa học 1.4. Hướng tiếp cận: Ngữ văn dân gian Nhân học văn hóa Chương 2: Tổng quan về Làng Vĩnh Ninh, Tích Sơn. 2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Tích Sơn là một trong 10 huyện nằm gần như trung tâm của thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Diện tích khá nhỏ, dân số khoảng 7.982 người. Vì nằm ở vị trí trung tâm thành phố nên nơi đây có điều kiện kinh tế khá ổn định và phát triển. Làng ( thôn) Vĩnh Ninh ( xưa gọi là làng Tiếc) là một trong những bộ phận thuộc phường Tích sơn, với khoảng hơn 200 hộ dân. Là một ngôi làng xây dựng từ lâu đời, nơi đây mang những nét bình yên và đặc trưng của văn hóa làng Việt Nam, đồng thời thể hiện sự phát triển về kinh tế ổn định và văn minh dân cư của một bộ phận của thành phố Vĩnh yên. 2.2. Lịch sử hình thành Phường Tích Sơn cũng được thành lập ngay khi xác lập đơn vị hành chính thành phố Vĩnh yên - một vùng đất được hình thành sớm trong lịch sử, từ ngàn xưa đã có con người sinh sống Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc là nơi diễn ra nhiều cuộc chiến đấu quyết liệt chống quân Nguyên Mông thời nhà Trần. Thần tích của các đền miếu cũng như truyền thuyết lưu truyền trong dân gian đã ghi khắc công lao của nhiều anh hùng thời Trần. Cả 3 lần cất quân xâm lược Đại Việt, quân Nguyên Mông đều theo đường Vân Nam, xuôi sông Thao, sông Hồng tiến về Thăng Long (tức đi qua địa phận Vĩnh Phúc). Trong đó, trận chiến để lại dấu ấn sâu đậm nhất qua nhiều thế hệ người dân Vĩnh Phúc là trận chiến diễn ra ở Bình Lệ Nguyên (vùng sông Cà Lồ, huyện Bình Xuyên) diễn ra ngày 17/1/1258 (12 tháng Chạp năm Đinh Tị). Có thể nói nơi đây lưu giữ nhiều chiến công anh hùng thời kì chống quân Nguyên Mông của dân tộc, đặc biệt là chiến công vĩ đại của Thất vị Đại Vương họ Lỗ ở Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. 2.3 Văn hóa Tích Sơn là nơi có truyền thống văn hoá rất sớm, có một số danh thắng nổi tiếng ( sông Hồng thủ đô, Đầm Vạc)Truyền thống văn hoá được ghi lại trong các hương ước cổ, kiến trúc đình, chùa, miếu, trong các lễ hội và sinh hoạt văn hoá, Vĩnh Yên có tới gần trăm ngôi đình, đền, chùa, miếu Trong đó có thể kể đến các di tích của địa phương như chùa Tích là một trong những điểm du lịch tâm linh, đã và đang là điểm đến hấp dẫn của du khách. Miếu Đậu - mang những phần kiến trúc và điêu khắc của phong cách nghệ thuật Hậu Lê, độc đáo và là điểm đến cho nhiều du khách với nhu cầu tâm linh và thưởng ngoại. Làng Vĩnh Ninh nằm trong phường Tích Sơn, bên cạnh sự đổi mới làng vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống của văn hóa làng với các lễ hội thường niên, các sinh hoạt văn hóa tập thể thể hiện tinh thần đoàn kết và văn hóa cộng đồng. Chương 3: Di tích đình Cả và truyền thuyết về thất vị Đại Vương họ Lỗ III.1. Di tích đình Cả III.1.1. Vị trí địa lý và kiến trúc của đình Di tích đình Cả nằm ở vị trí trung tâm của làng Vĩnh Ninh ( trước kia gọi là làng Tiếc) thuộc phường Tích Sơn, thành phố Vĩnh Yên. Được xây dựng trên một khu đất rộng ở đầu làng, địa thế đẹp, vừa rộng vừa thoáng đãng, lại là nơi dân cư ở, thuận lợi làm nơi trung tâm cho mọi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân trong vùng. Điểm đáng chú ý là tuy đã được trùng tu lớn dưới thời Nguyễn nhưng vẫn còn những phần kiến trúc và điêu khắc mang phong cách nghệ thuật Hậu Lê. Mặt bằng miếu theo kiểu chữ “công” gồm 3 tòa: tiền tế 5 gian, hậu cung 5 gian và 1 gian ống muống, quy mô khá đồ sộ nhưng vẫn rất gọn gàng, kiểu dáng đẹp. Mái gian giữa tòa tiền tế và gian giữa tòa hậu cung được làm theo kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái nhô cao hẳn lên. Tòa tiền tế và hậu cung có kiến trúc 4 hàng chân, thấp nhưng vững chãi; kết cấu khung gỗ về cơ bản thuộc về thời Nguyễn (khoảng giữa thế kỷ XIX) với các bộ vì theo kiểu chồng rường hoặc chồng rường giá chiêng. Về điêu khắc: có một số bức chạm xung quanh khám thờ trang trí hình rồng chầu mặt trời, hổ phù càm chữ thọ, phượng múa, hoa lá cách điệu, tuy ít nhưng tinh tế và đặc sắc, đủ cho thấy nghệ thuật chạm khắc điêu luyện của các nghệ nhân dân gian thời xưa. III.1.2. Lịch sử hình thành Đình cả được xây dựng vào thời Nguyễn, trong thời phong kiến chống giặc phương Bắc xâm lược và cả thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đình bị tàn phá và hư hại một số bộ phận. Về sau được xây dựng và tu sửa nhưng vẫn giữ nguyên bố trí và phong cách kiến trúc đã có từ trước. Gọi là Đình Cả vì đây là một trong 5 đình thuộc hệ thống đền thờ thất vị Đại Vương : Miếu Đậu, làng Đậu thờ vị Lỗ Văn Dực; Miếu Khâu, làng Khâu (thôn Sơn Đồng) thờ vị Lỗ Văn Vũ; Miếu Sậu .làng Sậu (sau là phố Sơn Tuyền) thờ vị Lỗ Văn Đài; Miếu Tướng xóm Tiếc (làng Vĩnh Ninh) thờ vị Lỗ Thị Bồ, hiệu: Đô dũng thống chế đại vương, Lỗ Thị Bồ đệ nhất đại tướng quân. Ngoài ra đình Cả Vĩnh Ninh còn thờ ba vị: Lỗ Văn Cường, Lỗ Văn Dũng và Lỗ Văn Mẫn. Vì đình thờ vị Nữ đại tướng quân trong thất vị Đại Vương và vì trí trung tâm của ngôi đình nên đình có tên là đình Cả. Ngày nay nhân dân vẫn gọi là đình Cả và hàng năm mọi nghi thức lễ hội tưởng nhớ thất vị Đại Vương đều diễn ra tại đình Cả, làng Vĩnh Ninh ( Tích Sơn). Các di tích khác cùng thờ cúng có: Làng Miêu Duệ thờ ở đình Láng, Làng Hữu Thủ thờ ở đình Hữu Thủ, Làng Hướng Đạo thờ ở đình Hướng Đạo, Làng Hán Nữ, Làng Định Trung thờ ở thôn Yên Lập và đình thôn Thiện Kế, Làng Xuân Trường thờ ở đình thôn Mĩ Hổ, đều là vùng xung quanh núi Đinh có tới 18 điềm thờ tự thất vị Đại Vương. III.2. Truyền thuyết về thất vị Đại Vương họ Lỗ. Bảy anh em nhà họ Lỗ đều là con ông Lỗ Trọng và bà Khổng Thị Liên, người quê ở xã Bồ Lí, huyện Lập Thạch, vốn có nghề hái thuốc nam chữa bệnh. Hai vợ chồng lương thiện, thường giúp nhân dân trong vùng chữa bệnh mà không lấy tiền của người nghèo. Bà Khổng Thị Liên sinh được 7 người con ( trong đó có 6 người con trai và một người con gái) : lần sinh ba đầu tiên là Lỗ văn Cường, Lỗ Văn Dũng, Lỗ Văn Mẫn. Lần sinh ba thứ hai bà được Lỗ văn Dực, Lỗ Văn Vũ, Lỗ Văn Đài. Và một cô con gái út đặt tên là Lỗ Thị Bồ ( dân gian gọi là Thị Bảy). 7 người con sinh ra đã khỏe mạnh, thông minh. Càng ngày càng bộc lộ rõ tư chất anh hùng (Khi lớn lên, bảy anh em đã có một thời không thần phục triều Trần). Truyền thuyết kể lại rằng: Có một cụ già râu tóc bạc phơ ( nhân dân cho đó là sứ giả của Ngọc Hoàng) đi qua gia đình họ Lỗ kia, thấy được điềm quý bèn cho hai vợ chồng một hạt dưa và bảo hai vợ chồng trồng nó xuống dưới đất. Sau ba trăm ngày cây dưa sẽ có quả chín, dặn hai vợ chồng không được cho con ăn trước lúc quả chín. Bà lão còn dặn đi dặn lại hai vợ chồng “ Ăn chín làm vua, ăn xanh làm tướng” rồi bà lão biến mất, từ đó không ai còn thấy bà lão ấy nữa. Nghe lời bà lão và vì sự nghiệp của các con bà mẹ cũng dặn các con trông coi cây dưa quý và không được ăn khi quả còn non. Sau hai trăm ngày cây ra quả dưa duy nhất nhưng còn xanh, vâng lời mẹ ,bảy anh em không dám trái lời. Nhưng rồi một hôm cha mẹ đi vắng, vì quá đói , bảy anh em quyết định bổ quả dưa để ăn. Anh cả Lỗ Văn Cương bổ quả dưa quý thấy vỏ xanh, lòng đỏ chia ra làm bảy phần chia cho từng người. [...]... là nơi giao lưu văn hóa cho nhân dân trong địa phương TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bùi Mạnh Nhị, Tiếp cận văn học dân gian địa phương từ đặc trưng của văn học dân gian – Tạp chí Văn học, số 3, 1985 2 Viện văn hóa dân gian, Văn hóa dân gian – Những phương pháp nghiên cứu, NXB KHXH 1990 3 Trần Đức Các, Về việc điều tra văn học dân gian từ một điểm đến việc nghiên cứu một thể loại – Tạp chí Văn học, số 3-1978... tại đình Cả làng Vĩnh Ninh ,Tích Sơn chung cho 5 làng nên gọi là lễ hội Đình Cả 5 làng Tích Sơn 4.1.1 Qúa trình chuẩn bị lễ hội Lễ hội đình Cả diễn ra trong những tháng Giêng, sau Tết Các nghi lễ của tiệc đều nhằm tái hiện lại hùng khí đánh giặc của thất vị Đại Vương, và cũng nhằm thể hiện tình cảm biết ơn, tưởng nhớ của nhân dân đối với 7 vị anh hùng Qua các tiệc ấy, nhân dân khắp mọi nơi đổ về dâng... Đại Vương) - Ông Nguyễn Văn Tiến ( ông chủ từ hiện nay của đình Cả, Vĩnh Ninh) - Bà Đỗ Xuân Hương ( 49 tuổi- người dân làng Vĩnh Ninh, Tích Sơn) - Ông Hoàng Văn Bình ( 64 tuổi- người dân làng Sậu, Tích Sơn) Ngoài ra trong công trình nghiên cứu của tôi, tôi cũng đã tìm đến nhiều đối tượng để khảo sát về mức độ hiểu biết về đỉnh Cả và truyền thuyết thất vị Đại Vương ... sưu tầm văn học dân gian, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011 5 Trương Thị Thúy Hà, “Truyền thuyết và lễ hội La Vân tại vùng văn hóa Quỳnh Côi, Thái Bình”, Luận án thạc sĩ năm 2011 6 Cổng giao tiếp điện tử phường Tích Sơn http://vinhyen.vinhphuc.gov.vn/ct/cms/hethongchinhtri/Lists/CacXaPhuong/vie w_detail.aspx?ItemID=55 7 Tài liệu sưu tầm về truyền thuyết thất vị Đại Vương ở làng Vĩnh Ninh, Tích Sơn 8... họ Lỗ theo nhà vua ra trận.Sau khi đất nước thanh bình, 7 vị trở về quê, làng Bồ Lí ngày nay Trên đường về tới núi Đinh thì hóa Mộ táng ở dưới chân núi Nhân dân tưởng nhớ 7 anh em họ Lỗ lập đền thờ, trong đó đình Cả làng Vĩnh Ninh, Tích Sơn là nơi thờ chính Xã Tích Sơn nay thuộc phường Tích Sơn, thành phố Vĩnh Yên.Trong một năm Đình Cả có nhiều ngày lễ Riêng ngày mồng Ba tháng Giêng làng tồ chức lễ... Internet về thuyền thuyết thất vị Đại Vương và lễ hội đình Cả http://mientrung.vanhien.vn/vinh-phuc-den-tho-lo-dinh-son-that-vi-daivuong-o-xa-bo-ly.html http://vinhphuc.tourism.vn/index.php?cat=1501&itemid=320 10 Những người được phỏng vấn bao gồm - Ông Hoàng Văn Cử ( cụ ông cao tuổi nhất của làng) - Ông Trần Văn Luận ( người nắm giữ tư liệu về đình Cả và truyền thuyết về thất vị Đại Vương) - Ông Nguyễn Văn. .. tái hiện lại truyền thuyết kì diệu về 7 anh em họ Lỗ) nhân dân trong vùng tổ chức ăn uống, hội họp nhằm thể hiện tinh thần cộng đồng, lòng đoàn kết như máu mủ của 7 anh em họ Lỗ 4.1.2 Thời gian, không gian và cách tiến hành Ngày mồng 2 Tết Nguyên đán, từ sáng sớm, tất cả dân làng và cậu trai đinh đã tề tựu đầy đủ ở sân đình Cả, làng Vĩnh Ninh (đình chung của 5 làng thuộc xã Tích Sơn) làm lễ “tụ quân”,... đình Cả làng Vĩnh Ninh có mối quan hệ mật thiết với nhau Đình Cả không chỉ là là hình thức sinh hoạt văn hóa, tinh thần nhằm bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của quốc gia mà còn là điểm đến tâm linh của nhân dân trong và ngoài tỉnh Việc nghiên cứu bằng phương pháp liên ngành kết hợp với điền dã dân tộc học đã mở ra một hướng tiếp cận mới trong việc khảo sát và tìm hiểu truyền thuyết và văn hóa... văn hóa hoàn chỉnh Nghiên cứu mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội chính là nghiên cứu ý nghĩa của những tác phẩm truyền thuyết trong đời sống đương đại Có thể nói truyền thuyết về thất vị Đại Vương và lễ hội đình Cả đã tạo nên bức chân dung văn hóa mang dấu ấn địa phương một cách sinh động, sâu sắc C KẾT LUẬN CHUNG Truyền thuyết thất vị Đại Vương và lễ hội đình. .. khác nhau, nhưng triều đình cho lấy ngày mồng 4 tháng giêng là ngày cúng giỗ chung Sắc phong đề là Lỗ Đinh Sơn thất vị Đại vương Lại phong riêng cho bà Bẩy là Ả lợi chàng lê hùng nữ công chúa Chương 4: Lễ hội đình Cả 4.1 Lễ hội đình Cả 4.1.3 Diễn lễ hội Tương truyền đầu đời Trần, 7 anh em họ Lỗ đều đã giữ chức “điển bình” trong quân đội triều đình, cùng nhau coi giữ trong động Đinh Sơn (núi Đinh) và các . vận dụng lí thuyết chuyên ngành văn học dân gian đã học để tiếp nối hành trình khảo sát nghiên cứu truyền thuyết về thất vị Đại Vương họ Lỗ và lễ hội đình Cả ở làng Vĩnh Ninh, Tích Sơn. Mục. cũng là hướng nghiên cứu đồng thuận trong xu hướng đặt văn học dân gian trong tổng thể văn hóa dân gian. Khoa học nghiên cứu văn học dân gian sử dụng rất nhiều phương pháp nghiên cứu như: Phương. Lịch sử học, Dân tộc học, Xã hội học, Khảo cổ học, Kinh tế học 1.2. Cơ sở khoa học: Cơ sở thứ nhất của phương pháp nghiên cứu liên ngành xuất phát từ đặc trưng nguyên hợp của văn học dân gian

Ngày đăng: 16/06/2015, 13:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • C. KẾT LUẬN CHUNG

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan