Cộng hòa Pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án ĐTXDCT thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (Trang 37)

ỞCộng Hòa Pháp lại việc QLCL các dự án xây dựngdựa trên việc bảo hiểm bắt buộc CTXD. Các hãng bảo hiểm sẽ từ chối bảo hiểm khi CTXD không có đánh giá về chất lượng. Có thể thấy,tư tưởng của QLCL ở Cộng hòa Pháp là theophương châm ”ngăn ngừa là chính”. Dùng phương pháp thống kê số họcqua thực tiễn quản lý để tìm ra các công việc và các giai đoạn thường có vấn đề về đảm bảo chất lượng, qua đó bắt buộc tất cả các dự án phải kiểm tra, để ngăn ngừa các nguy cơ có thể xảy ra ở các công việc và các giai đoạn dẫn đến chất lượng CTXD kém.

Các giai đoạn cần kiểm tra là: (1) Giai đoạn thiết kế: phê duyệt thiết kế nếu chất lượng thiết kế tốt; (2) Giai đoạn thi công: kiểm tra biện pháp thi công, phương pháp tổ chức thi công.

Các tiêu chí kỹ thuật cần kiểm tra: Mức độ vững chắc của công trình; An toàn lao động vàphòng chống cháy nổ; Tiện nghi cho người sử dụng.

Kinh phí chi cho việc kiểm tra CLCT là 2% tổng giá thành xây dựng.

Đối với bảo hành và bảo trì CTXD, Luậtxây dựngquy định các chủ thể tham gia xây dựng phải có trách nhiệm bảo hành và bảo trì sản phẩm của mình trong thời gian 10 năm. Tất cả các chủ thể tham gia XDCTnhư CĐT, thiết kế, thi công, kiểm tra chất lượng, sản xuất bán thành phẩm, tư vấn giám sát đều phải mua bảo hiểmbắt buộc, nếu không mua sẽ bị cưỡng chế. Thông qua việc bảo hiểm bắt buộc, các nhà bảo hiểm tích cực thực hiện chế độ giám sát, QLCL trọng giai đoạn thi công để bán bảo hiểm và để không phải gánh chịu các chi phí rủi ro, sửa chữa công trình. Quy định nàyđã buộc các bên tham gia phải nghiêm túc quản lý, giám sát chất lượng vì lợi ích của chính mình và cũng là bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước và của khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chất lượng CTXD không những có liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án ĐTXDCT mà còn là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Do có vai trò quan trọng như vậy nên luật pháp về xây dựng của các nước trên thế giới đều coi chất lượng CTXD là mục đích hướng tới. Quản lý chất lượng CTXD là vấn đề không những giành được sự quan tâm đặc biệt của mọi quốc gia trên thế giới, mà còn là vấn đề đã, đang và sẽ được nhiều nhà khoa học, của nhà quản lý và của toàn xã hội quan tâm.

Với quan điểm hệ thống những cơ cở lý thuyết về chất lượng và QLCL, Chương 1 đã được đưa ra những quan điểm, khái niệm quan đến chất lượng QLCL, trong đó nêu rõ các nhân tố chi phối chất lượng như phương châm chất lượng, mục tiêu chất lượng, QLCL và hệ thống chất lượng, kế hoạch chất lượng, đảm bảo chất lượng, chu trình cải tiến chất lượng, các phương pháp và phương thức QLCL sản phẩm nói chung, chất lượng sản phẩm xây dựng nói riêng. Ngoài ra, để có cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp trong công tác QLCL các dự án đầu tư, Chương 1 cũng đã xem xét những kinh nghiệm trong lĩnh vực này ở một số nước trong khu vực có điều kiện tương đồng với Việt Nam và một số nước phát triển như Liên Bang Nga, Mỹ, Cộng Hòa Pháp.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng 2.1.1. Điều kiện tự nhiên [5], [12]

Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), có đường biên giới dài trên 332km.

Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.707,85km2, là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200m, vùng sát biên giới có độ cao từ (600 - 1.300)m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp, diện tích đất rừng núi chiếm hơn 90% diện tích đất toàn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Vùng miền Đông có nhiều núi đá vôi, miền Tây núi đất xen núi đá, miền Tây Nam phần lớn là đồi núi đất có nhiều rừng rậm.

Về phân chia theo địa giới hành chính, tỉnh Cao Bằng có 12 huyện và 1 thành phố với 199 xã, phường, thị trấn. Gồm có các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng, Thông Nông, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Nguyên Bình, Hoà An, Phục Hoà, Quảng Uyên, Hạ Lang, Thạch An và thành phố Cao Bằng.

Tổng dân số toàn tỉnh năm 2012 là: 515.188 người. Tổng diện tích tự nhiên 6.707,85km2. Trong đó:

- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp: 94,25ha - chiếm 14,05%; - Diện tích đất lâm nghiệp có rừng: 534,00ha - chiếm 79,61%; - Còn lại là các loại đất khác: - chiếm 6,34%.

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Cao Bằng [12]

1. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Địa hình của tỉnh Cao Bằng là loại địa hình phức tạp, được thể hiện trên thông qua 3 miền địa hình chủ yếu.

a. Miền địa hình Karstơ

Chiếm diện tích ở hầu hết các huyện miền Đông của tỉnh: Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Quảng Uyên, Phục Hoà, Hà Quảng, Thông Nông,... Địa hình miền này rất phức tạp, gồm các hệ thống dãy núi đá vôi phân cách mãnh liệt với các đỉnh nhọn dạng tai mèo, gồ ghề lởm chởm cao thấp khác nhau, hang hốc tự nhiên nhiều. Có phương kéo dài chung theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Xen kẽ các dãy núi là thung lũng hẹp với nhiều hình, nhiều vẻ khác nhau.

b. Miền địa hình núi cao

Chủ yếu phân bố ở các huyện miền Tây của tỉnh: Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thạch Anvà một phần diện tích phía nam huyện Hoà An. Đáng chú ý nhất là: Hệ thống núi cao Bảo Lạc - Nguyên Bình và Hệ thống núi cao Ngân Sơn - Thạch An. Nhìn chung cả hai hệ thống này đều có phương phát triển theo hướng Tây Bắc -

Đông Nam với hệ thống đường phân thuỷ nhiều vẻ khác nhau, song vẫn mang sắc thái phát triển của toàn vùng.

c. Miền địa hình núi thấp thung lũng

Xen kẽ các hệ thống núi cao là các thung lũng, núi thấp sông suối với những kích thước lớn, lớn nhỏ hình thái nhiều vẻ khác nhau.

Các thung lũng lớn như: Hoà An, Nguyên Bình, Thạch An, thung lũng sông Bắc Vọng,… Trong đó, đáng chú ý hơn là thung lũng Hoà An - vựa lúa của tỉnh, nằm trùng với phần phía Bắc của lòng máng Cao Lạng, dài gần 30km.

2. Đặc điểm thuỷ văn sông, suối và hồ chứa

Cao Bằng là vùng thượng nguồn của hai hệ thống sông Gâm và sông Tả Giang (Trung Quốc). Mạng lưới sông, suối, hồ tự nhiên của Cao Bằng khá nhiều, với khoảng 1.200 sông, suối lớn nhỏ có chiều dài từ 2km trở lên, tổng chiều dài khoảng 3.175km, mật độ khoảng 0,47km/km2. Các sông đều chảy theo hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và Bắc - Nam. Lưu lượng dòng chảy thay đổi theo mùa, mùa mưa thì dòng chảy lớn, mùa cạn thì dòng chảy thấp. Gồm các hệ thống sông chính là: Sông Gâm, Bằng Giang, Quây Sơn và Bắc Vọng.

* Hệ thống sông Gâm: Là nhánh sông lớn của sông Lô, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy vào huyện Bảo Lạc, đến Bảo Lâm rồi qua Hà Giang, Tuyên Quang trở thành phụ lưu của sông Lô, sau đó đổ vào Sông Hồng. Sông Gâm có hai dòng phụ lưu chính là sông Nho Quế và Sông Neo. Diện tích lưu vực phía Việt Nam là 9.780km2, đoạn chảy qua các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm dài 55km, có diện tích lưu vực là 1.641,7km2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Hệ thống sông Bằng Giang gồm: Bắt nguồn từ Trung Quốc, sông chính Bằng Giang có diện tích lưu vực là 3.420,3km2 (thuộc Việt Nam), độ dài 113km, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam qua các huyện Hà Quảng, Hòa An, TP Cao Bằng, Phục Hòa rồi lại chảy sang Trung Quốc. Có các phụ lưu là: sông Nguyên Bình, sông Hiến, sông Giẻ Rào, sông Trà Lĩnh.

* Hệ thống sông Quây Sơn: Có diện tích lưu vực tại Bản Giốc là 4.060km2, đoạn chảy qua Cao Bằng dài 38km, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam qua các xã Ngọc Côn, Ngọc Khê, Chí Viễn, Đình Phong, Đàm

Thủy của huyện Trùng Khánh, rồi chảy xuống xã Minh Long huyện Hạ Lang, tạo thành tuyến biên giới Việt - Trung, sau đó chảy sang Trung Quốc.

* Hệ thống sông Bắc Vọng: Có diện tích lưu vực là 1.329km2, đoạn chảy qua Cao Bằng dài 77km, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, qua các huyện Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hoà chảy về phía Nam rồi đổ vào sông Bằng Giang tại Thủy Khẩu (Trung Quốc).

Nhìn chung, hệ thống các sông của tỉnh Cao Bằng đều nhỏ, độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, khả năng phát triển giao thông đường thủy hạn chế, song cũng có khả năng phát triển thủy điện, là nguồn tài nguyên cung cấp nước cho sinh hoạt và cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, lưu lượng dòng chảy phân bố không đều trong năm, tập trung vào mùa lũ nên việc khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, đòi hỏi đầu tư lớn, phức tạp.

Về hệ thống hồ chứa, Cao Bằng có hồ tự nhiên là hồ Thang Hen huyện Trà Lĩnh và các hồ nhân tạo như: hồ Khuổi Lái, hồ Khuổi Áng, hồ Nà Tấu, hồ Phja Gào huyện Hòa An; hồ Cao Thăng, hồ Bản Viết ở huyện Trùng Khánh; hồ Thôm Rảo huyện Hạ Lang, các hồđang xây dựng: hồ Nà Lái, hồ Khuổi Kỳ,...

Hệ thống khe lạch, suối nhỏ thì có hàng ngàn con, là phụ lưu của các hệ thống sông của tỉnh, phân bố dày đặc trên toàn tỉnh, là nguồn tài nguyên quý giá trong đời sống sản xuất của đồng bào các dân tộc ở các vùng núi cao, biên giới. Tuy nhiên lưu lượng dòng chảy khá nhỏ, mùa khô có nhiều con suối bị cạn kiệt, mùa mưa lũ thì nước đổ về xối xả gây thiệt hại chosản xuất và đời sống nhân dân.

3. Đặc điểm về đất đai, thổ nhưỡng

Đất đai của Cao Bằng được chia làm 3 nhóm đất chính với 24 loại đất khác nhau. Đó là nhóm đất núi phân bố ở độ cao ≥ 900m so với mặt nước biển; nhóm đất đồi với màu sắc đặc trưng là đỏ vàng và nhóm đất bằng, thung lũng hẹp. Đặc điểm chính của các nhóm đất như sau:

a. Đặc điểm của nhóm đất núi

Do địa hình dốc, rừng bị tàn phá nhiều nên tầng dày cấp III (<50 cm) chiếm 41,83%, diện tích tầng dày cấp I (>120cm) chiếm 25,5%, diện tích tầng dày, trung bình (50 - 120cm) chiếm 32,81%. Diện tích sử dụng cho nông nghiệp của nhóm đất này chỉ chiếm khoảng 5,95% so với cả nhóm. Nhóm đất này phân bố ở độ cao ≥

900m, đặc trưng cho địa hình núi, có quá trình pheralit yếu, quá trình tích luỹ mùn mạnh hơn. Đặc điểm nổi bật của nhóm đất này là thường ở địa hình dốc, diện tích có độ dốc cấp VI (>250) chiếm 90,51%, diện tích có độ dốc cấp V chiếm 0,21%, cấp IV chiếm 1,96%, cấp III chiếm 0,31%.

b. Đặc điểm của nhóm đất đồi (đất đỏ vàng)

Đặc điểm của loại đất này là phát triển trên vùng đồi, núi thấp hoặc địa hình lượn sóng. Đất có quá trình tích luỹ Fe, Al (sắt, nhôm) có màu đỏ hoặc vàng. Mức tích luỹ này tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa hình và lớp phủ thực vật. Địa hình phần lớn bị chia cắt mạnh, sườn dốc. Đất đỏ vàng Cao Bằng chủ yếu phát triển trên các loại đá mẹ: macma, siêu kiềm, macma kiềm,... chiếm diện tích lớn: 47,39%; sau đó là nhóm đất phát triển trên đá biến chất (phơrit, gnai, mica) chiếm 31,23%.

Nhóm đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (F1) đa số có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Do địa hình dốc, bậc thang, tầng mặt bị rửa trôi sétnên đất có nhẹ đi đôi chút, nhưng tầng sâu thành phần cơ giới thường từ trung bình đến nặng.

c. Đặc điểm của nhóm đất bằng, thung lũng

Đồi núi Cao Bằng thấp dần từ Bắc xuống Nam và chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Địa thế hiểm trở, mức độ chia cắt mạnh, núi đá vôi chạy vòng cung dọc biên giới Việt - Trung, từ Bảo Lạc đến Thạch An. Cao Bằng không có cánh đồng rộng mà chỉ có các thung lũng nhỏ nằm xen kẽ những vùng núi hoặc lòng máng ven các con sông tạo thành những dải phù sa nhỏ hẹp. Diện tích nhóm đất này chiếm khoảng 4,67% so với tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Nhóm này nhìn chung có thành phần cơ giới nhẹ.

Đất thung lũng dốc tụ đa số có thành phần cơ giới trung bình, tầng tích tụ thành phần cơ giới nặng hơn. Đặc điểm thành phần cơ giới có lớp đáy từ trung bình đến nặng là một ưu điểm lớn của quá trình canh tác ở Cao Bằng, đất có nền vững chắc tạo điều kiện cho quá trình giữ nước và phân bón cho cây trồng.

Vì vậy xét về mặt tổng thể, đất đai Cao Bằng có nhiều mặt ưu thế: Đa số đất có tầng dày, nhưng do địa hình bị chia cắt mạnh nên đất có sườn dốc lớn, điều này lại làm hạn chế đến việc sử dụng đất cho nông nghiệp.

Nông nghiệp tỉnh Cao Bằng khá phát triển, ngoài cây lúa nước, cây ngô là cây lương thực chủ yếu, còn trồng các loại cây công nghiệp và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: cây dẻ hạt, thuốc lá, mía,... tập trung ở các huyện Hoà An, Hà Quảng, Trùng Khánh, Quảng Uyên.

Tổng diện tích đất đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh là 94.250,88ha.

Diện tích đất trồng cây hàng năm: 89.585,43ha (~95%), trong đó: diện tích đất trồng lúa là 34.226,11ha;

Diện tích đất trồng cây lâu năm: 4.665,45ha.

Hiện nay toàn tỉnh Cao Bằng tổng diện tích yêu cầu tưới lúa vụ đông xuân: 3.631ha, hiện tại các CTTL mới chủ động tưới được khoảng 2.918ha đạt 80,36% so với diện tích đất canh tác; tổng diện tích yêu cầu tưới lúa vụ mùa: 26.997ha, hiện tại tưới được 18.149ha đạt 67,23% so với diện tích đất canh tác.

2.1.2. Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội [12]

1. Dân số, dân tộc

Tổng dân số toàn tỉnh năm 2012 là: 515.188 người, mật độ 77 người/km2, trong đó dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 62%, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực nông nghiệp. Phần lớn lao động chỉ có nghề giản đơn, trong khi tỷ lệ lao động có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật còn khá hạn chế.

Tỉnh Cao Bằng có 9 dân tộc chính trong đó: Tày (chiếm 41,0%), Nùng (31,3%), H'Mông (19,1 %), Dao (10,1 %), Kinh (5,8%), Sán Chỉ (1,4 %),... Về mặt phân bố lao động trong các khu vực kinh tế, có tới 79% lao động củatỉnh Cao Bằng hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm và thủy sản, trong lĩnh vực dịch vụ là 14,7%, trong khi đó tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 6,7% lực lượng lao động.

2. Tình hình kinh tế xã hội

a. Tình hình chung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cao Bằng là một tỉnh miền núi biên giới, có ba cửa khẩu chính và nhiều cửa khẩu phụ, chợ biên giới, có nguồn tài nguyên khoáng sản, thủy điện phong phú, tiềm năng du lịch dồi dào. Trong những năm qua, lãnh đạo tỉnh Cao Bằng đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, phát huy cao nhất các lợi thế trong xây dựng và phát triển kinh tế Cao Bằng. Trong giai đoạn 2008-2013, GDP tăng bình quân gần 9%/năm.

GDP bình quân đầu người tăng từ 505USD năm 2009 lên 670USD năm 2013. Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách nhà nước tăng bình quân 9,7%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Sản xuất công nghiệp, dịch vụ chuyển từ quy mô nhỏ, manh mún sang quy mô lớn. Năm 2013, công nghiệp đóng góp trên 22% và dịch vụ trên 40%

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án ĐTXDCT thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (Trang 37)