Tình hình quản lý chất lượng các dự án ĐTXDCT thuỷ lợi trên địa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án ĐTXDCT thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (Trang 57)

tỉnh Cao Bằng trong những năm vừa qua

2.3.1. Hệ thống tổ chức QLCL dự án ĐTXDCT thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

1. Về phía cơ quan quản lý nhà nước

a. UBND tỉnh, UBND cấp huyện

Với chức năng quản lý mọi mặt các lĩnh vực kinh tế xã hội trong phạm vi hành chính, công tác quản lý dự án cũng như QLCL các dự án xây dựng nói chung là được thực hiện qua các cơ quan, bộ phận chuyên môn trực thuộc.

Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các quy định việc phân công, phân cấp của các cơ quan QLNN về chất lượng CTXD trên địa bàn tỉnh;

Nguyên tắc chung của các quy định này là phải chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất, có tính tổng thể nhằm đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể tham gia thực hiện công tác QLCL được thuận lợi, rõ ràng, minh bạch. UBND các cấp quản lý chất lượng thông qua việc chấp thuận, đề ra các chủ trương, quyết sách phù hợp; ban hành các quyết định, chỉ thị, hướng dẫn hành chính nhanh chóng,

phù hợp, kịp thời; kiến nghị với cấp trên các vấn đề bất cập, hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Thực tế hiện nay, tỉnh Cao Bằng không có quy định riêng về QLCL các dự án ĐTXDCT mà các nội dung quy định về QLCL công trình nằm trong quy định chung về quản lý dự án ĐTXD do UBND tỉnh ban hành (Quyết định số 1881/QĐ- UBND và quyết định số 1080/QĐ-UBND), về cơ bản các quyết định trên là sự cụ thể hóa các nghị định của Chính phủ và các thông tư của Bộ Xây dựng của về quản lý dự án. Công tác QLCL công trình trên địa bàn tỉnh các chủ thể tham gia vẫn áp dụng theo quy định của Chính phủ và các Bộ liên quan (chưa có sự vận dụng chi tiết cụ thể theo đặc điểm địa phương).

Với các dự án ĐTXDCT thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng do Bộ Nông nghiệp và PTNT quyết định đầu tư và giao nhiêm vụ làm CĐT thì sẽ có các cơ quan, bộ phận chuyên môn thuộc Bộ thực hiện việc QLNN.

b. Sở Xây dựng

Sở Xây dựng là cơ quan thay mặt UBND tỉnh thống nhất quản lý mọi HĐXD trên địa bàn tỉnh, trong đó có hoạt động QLCL. Các dự án ĐTXD thủy lợi cũng như các dự án ĐTXD khác, Sở Xây dựng QLCL thông qua một số hoạt động chính sau:

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, gồm các khâu: lập và quản lý thực hiện dự án ĐTXDCT, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn giao, bảo hành, bảo trì CTXD theo phân cấp và phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh;

- Thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép XDCT và kiểm tra việc XDCT theo giấy phép được cấp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực hành nghề xây dựng của cá nhân và điều kiện năng lực HĐXDcủa tổ chức tham gia HĐXDtrên địa bàn tỉnh;

- Thực hiện việc cấp và quản lý các loại chứng chỉ hành nghề HĐXD theo quy định của pháp luật;

- Đầu mối giúp Uỷ ban nhândân tỉnh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ QLNN về chất lượng CTXD trên địa bàn tỉnh;hướng dẫn, kiểm tra công tác QLCL công

trình xây dựng đối với các Sở có quản lý CTXD chuyên ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các tổ chức, cá nhân tham gia HĐXD trên địa bàn tỉnh;

- Kiểm tra, thanh tra hoạt động của các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh;

Tuy nhiên, các hoạt động QLCL trên của sở Xây dựng đối với các dự án/CTTL vẫn còn khá lỏng lẻo, nặng về thủ tục hành chính (một phần do năng lực bộ máy còn hạn chế, cán bộ phụ trách quản lý chuyên môn không phù hợp).

c. Sở Kế hoạch và đầu tư

Quản lý chất lượng các dự án thủy lợi thông qua các hoạt động sau:

- Xem xét, trình cấp có thẩm quyền ban hành danh mục các công trình/dự án thủy lợi thuộc tỉnh quản lý;

- Là đầu mối tổ chức thẩm định hồ sơ dự án;

- Là đầu mối tổ chức thẩm định chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu.

d. Sở Nông nghiệp và PTNT

Trong lĩnh vực thủy lợi, với chức năng QLNN theo phân cấp, Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện nhiệm vụ QLCL các công trình thông qua bộ máy của mình, tuy nhiên thực tế ở tỉnh Cao Bằng thì hầu hết các công trình/dự án thủy lợi lớn xây dựng trên địa bàn Sở Nông nghiệp và PTNT đều được UBND tỉnh giao làm CĐT. Như vậy Sở Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện 2 phần việc:

1) Là cơ quan chuyên môn về xây dựng của ngành (thuộc chức năng QLNN) để kiểm soát các yêu cầu về an toàn sinh mạng, an toàn môi trường, an toàn xãhội, sự phù hợp với quy hoạch của các dự án đầu tư xây dựng thủy lợi thuộc mọi nguồn vốn. Tức là thẩm định thiết kế cơ sở đối với các dự án chuyên ngành nhóm B, C đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách của tỉnh và các dự án do Bộ Nông nghiệp và PTNT uỷ quyền, phân cấp;

2) Là cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư (UBND tỉnh) kiểm soát chuyên sâu các yêu cầu về CLCT như việc tuân thủ các quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn xây dựng trong khảo sát, thiết kế, thi công XDCT; đánh giá độ bền vững, mức độan toàn, công năng và mỹ thuật theo đơn đặt hàng của chính mình.

Tức là thẩm định thiết kế bản vẽ thi công - dự toán các dự án ĐTXDCT thủy lợi do Sở làm CĐT;

Trong quá trình ĐTXD các CTTL trên địa bàn thì Sở quản lý xây dựng chuyên ngành (ở đây là Sở Nông nghiệp và PTNT) theo phân cấp được quyền kiểm tra các HĐXD chuyên môn của các CĐT, mà rất nhiều dự án Sở Nông nghiệp và PTNT lại làm CĐT, điều này sẽ không hiệu quả, phù hợp trong thực tế. Mặc dù CĐT đã giao nhiệm vụ chủ đầu tư cho Ban QLDA, nhưng thực tế thì sự phân định này chưa thực sự rõ ràng, chưa thống nhất trong quá trình thực hiện, rất khó xác định nghĩa vụ, trách nhiệm trong quá trình thực hiện nên đã ít nhiều làm ảnh hưởng đến công tác QLCL công trình.

e. Thanh tra các cấp

Có nhiệm vụ thanh tra các lĩnh vực theo kế hoạch và đột xuất khi có yêu cầu. Thanh tra sự tuân thủ các quy định về QLCL của các chủ thể liên quan, thực tế hoạt động thanh tra những năm vừa qua chưa thực sự quan tâm cũng như chưa kiểm soát được nhiều về mặt chất lượng và hiệu quả đầu tư của các dự án thủy lợi, công tác thanh tra thường chú trọng về mặt khối lượng và kinh phí.

2. Đối với các đơn vị trực tiếp tham gia QLCL công trình xây dựng

a. Các ban quản lý dự án

Các Ban QLDA thực hiện chức năng CĐT, gồm: Các Ban QLDA thuộc sở Nông nghiệp và PTNT; Các Ban QLDA thuộc UBND các huyện.

Theo quy định hiện nay CĐT được giao nhiều quyền, từ sau khi DADT được duyệt thì CĐT được quyền tổ chức khảo sát, lập hồ sơ thiết kế BVTC, đấu thầu, thi công và nghiệm thu bàn giao công trình. Công tác quản lý, theo dõi giám sát chất lượng thi công công trình là trách nhiệm của CĐT. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có rất nhiều CĐT chưa được đào tạo về quản lý dự án cũng như QLCL công trình, chưa nắm rõ và hiểu hếtvai trò trách nhiệm và quyền hạn, nghĩa vụcủa mình trong thực thi công việc; Một số Ban QLDA được thành lập thông qua các cán bộ từ các phòng chuyên môn và thuê tổ chức tư vấn giám sát để QLCL thi công xây dựng.

Các nhà thầu tư vấn: khảo sát; thiết kế; thẩm tra; giám sát; kiểm định chất lượng CTXD,... Tùy theo từng vị trí, vai trò khác nhau mà có trách nhiệm QLCL cụ thể theo văn bản luật định.

- Đối với tư vấn khảo sát: Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng khi có yêu cầu của CĐT; lập phương án kỹ thuật khảo sát phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng và các tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng. Bố trí đủ cán bộ có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện khảo sát; cử người có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật để làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng; tổ chức tự giám sát trong quá trình khảo sát. Thực hiện khảo sát theo phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được phê duyệt; sử dụng thiết bị, phòng thí nghiệm hợp chuẩn theo quy định của pháp luật và phù hợp với công việc khảo sát. Bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, các công trình hạ tầng kỹ thuật và các CTXD khác trong khu vực khảo sát. Bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan trong khu vực khảo sát; phục hồi hiện trường sau khi kết thúc khảo sát. Lập báo cáo kết quả khảo sát xây dựng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng và hợp đồng; kiểm tra, khảo sát lại hoặc khảo sát bổ sung khi báo cáo kết quả khảo sát xây dựng không phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi XDCT hoặc không đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát.

- Đối với đơn vị tư vấn thiết kế: Bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện thiết kế. Cử người có đủ điều kiện năng lực theo quy định để làm chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế. Sử dụng kết quả khảo sát đáp ứng được yêu cầu của bước thiết kế và phù hợp với tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình. Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình; lập hồ sơ thiết kế đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế, nội dung của từng bước thiết kế, quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan. Thực hiện thay đổi thiết kế theo quy định của pháp luật.

- Các nhà thầu thi công: Lập hệ thống QLCL phù hợp với quy mô công trình, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận đối với việc QLCL công trình xây dựng. Phân định trách nhiệm QLCL công trình xây dựng giữa các bên trong các trường hợp áp dụng hình thức tổng thầu. Bố trí nhân lực, cung cấp vật tư, thiết bị thi công theo yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan. Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới

công trình. Lập và phê duyệt biện pháp thi công. Thực hiện các công tác kiểm tra, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào CTXD theo quy định của tiêu chuẩn, yêu cầu của thiết kế và yêu cầu của hợp đồng xây dựng. Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế XDCT; đảm bảo CLCT và an toàn trong thi công xây dựng. Thông báo kịp thời cho CĐT nếu phát hiện bấtkỳ sai khác nào giữa thiết kế, hồ sơ hợp đồng và điều kiện hiện trường. Sửa chữa sai sót, khiếm khuyết chất lượng đối với những công việc do mình thực hiện; chủ trì, phối hợp với CĐT khắc phục hậu quả sự cố trong quá trình thi công XDCT; lập báo cáo sự cố và phối hợp với các bên liên quan trong quá trình giám định nguyên nhân sự cố. Lập nhật ký thi công XDCT theo quy định. Lập bản vẽ hoàn công theo quy định. Báo cáo CĐT về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của CĐT. Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác.

- Các đơn vị tư vấn giám sát thi công: Cử cán bộ có đủ năng lực theo quy định để thực hiện nhiệm vụ của giám sát trưởng và các chức danh giám sát khác. Lập sơ đồ tổ chức và đề cương giám sát, lập kế hoạch và quy trình kiểm soát chất lượng, quy trình kiểm tra và nghiệm thu, phương pháp quản lý các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình giám sát thi công xây dựng. Thực hiện giám sát thi công xây dựng theo yêu cầu của hợp đồng xây dựng theo đề cương đã được CĐT chấp thuận và quy định của pháp luật về QLCL công trình xây dựng. Nghiệm thu các công việc do nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo yêu cầu của hợp đồng.

2.3.2. Thực trạng công tác QLCL các dự án ĐTXDCT thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong thời gian qua

Những năm vừa qua, chủ trương của Nhà nước là phân cấp khá mạnh mẽ quyền hạn, nhiệm vụ cho các chủ thể trong hoạt động quản lý ĐTXD, từ việc tổ chức lập dự án, thẩm tra, phê duyệt thiết kế BVTC, tổ chức đấu thầu thi công, nghiệm thu và bàn giao. Kết quả đã tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với việc thực hiện dự án; đồng thời các bên liên quan có thể chủ động và có tinh thần trách nhiệm

hơn trong công việc được giao. Tuy nhiên, không phải đơn vị, địa phương nào cũng phát huy được tính chủ động, tinh thần trách nhiệm trong quá trình tổ chức quản lý, thực hiện các dự án.

Về nguyên tắc, bộ máy QLCL của một dự án ĐTXD khi hoạt động phải luôn tạo được sự thống nhất, đồng bộ, đúng thời hạn trong các khâu của dự án, đồng thời công tác QLCL cũng phải được tuân thủ theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật trong các giai đoạn, có như vậy dự án khi hoàn thành mới đảm bảo được chất lượng cũng như hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở hầu hết các dự án ĐTXD nói chung trong những năm vừa qua việc vi phạm nguyên tắc trên là rất phổ biến và thường làm kéo dài tiến độ đầu tư, gia tăng chi phí và đặc biệt đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng do không đảm bảo CLCT.

Đánh giá về thực trạng công tác QLCL các dự án ĐTXDCT thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nhưng năm gần đây được tổng hợp như sau:

1. Công tác quản lý chất lượng khảo sát xây dựng

Đối với công tác khảo sát (địa hình, địa chất, thủy văn): việc lập nhiệm vụ khảo sát, lập phương án kỹ thuật khảo sát hầu như chưa được các CĐT quan tâm, thường giao cho các đơn vị tư vấn tự lập, nói chung các CĐT đều chỉ coi đó là hoạt động mang tính thủ tục và dễ dàng chấp thuận thông qua.

Đối với quá trình khảo sát ngoài thực địa: công tác theo dõi, giám sát của CĐT, Ban QLDA (và các đơn vị liên quan khác) về cơ bản là ít khi thực hiện (hoặc có thực hiện nhưng không rõ ràng, cụ thể, đầy đủ), công tác khảo sát ngoài hiện trường này thường do nhà thầu tư vấn khảo sát tự triển khai mà không có sự kiểm tra, giám sát đầy đủ theo quy định.

Mặt khác, cũng cần nói thêm rằng, trong thực tế hoạt động tư vấn khảo sát, thiết kế xây dựng những năm vừa qua trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã không tuân thủ theo đúng quy trình. Có rất nhiều công trình được các đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế tiến hành khảo sát thực địa từ ngay sau khi có chủ trương đầu tư (thậm chí là trước đó) mà chưa có nhiệm vụ khảo sát, nhiệm vụ thiết kế hay quyết định chỉ thầu;

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án ĐTXDCT thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (Trang 57)