Trong giai đoạn thực hiện đầu tư

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án ĐTXDCT thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (Trang 95)

Giải pháp 1: Nâng cao công tác QLCL công trình của các Ban QLDA các dự án ĐTXDCT thủy lợi của tỉnh

Các CĐT cần thường xuyên xem xét lại cơ cấu tổ chức, nhân sự,... của Ban quản lý trực thuộc được giao làm đại diện CĐT và có các phương án điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với đặc điểm công trình.

Chuẩn hóa chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn của các Ban QLDA theo chức năng quản lý: Ban hành các tiêu chuẩn về cán bộ chuyên môn và tổ chức tốt công tác tuyển dụng, tập huấn, đào tạo đội ngũ cán bộ cho phù hợp; xác định chính thức chức danh kỹ sư quản lý dự án để có cơ sở tiêu chuẩn hoá nhân lực, cán bộ của các Ban QLDA, cơ quan chuyên môn giúp việc cho CĐT tiến tới yêu cầu bắt buộc với chủ nhiệm điều hành dự án phải có chứng chỉ hành nghề.

Sau khi được giao dự án các ban quản lý cần chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, kế hoạch đảm bảo chất lượng làm cơ sở phân giao nhiệm vụ cho các bộ phận thực hiện, đảm bảo chất lượng, yêu cầu tiến độ.

Với những công trình có yêu cầu cấp bách (về an toàn mưa lũ, về tiến độ) mà chưa có đầy đủ hồ sơ thủ tục theo quy định, các ban quản lý cần xây dựng kế hoạch, quy trình triển khai thực hiện và chủ động báo cáo CĐT, báo cáo cấp có thẩm quyền trước khi thực hiện.

Kiện toàn bộ máy QLCL của các Ban quản lý cố định (Ban QLDA ĐTXD sở Nông nghiệp và PTNT, Ban QLDA ĐTXD các huyện) để thực hiện tốt các nội dung đã được quy định tại các Nghị định về Quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng; các Thông tư hướng dẫn thực hiện về quản lý chất lượng CTXD đã được ban hành; rà soát, kiểm tra quy trình thực hiện, thủ tục hồ sơ, soát xét chất lượng khảo sát, thiết kế trước khi trình thẩm định và phê duyệt.

Các Ban QLDA phải có kế hoạch kiểm tra tiến độ, trao đổi thông tin, hỗ trợ công việc khảo sát, thiết kế đối với các đơn vị tư vấn (đặc biệt là đối với các đơn vị tư vấn ngoại tỉnh) và được quy định rõ trong hợp đồng, ngăn ngừa tình trạng chậm tiến độ, thiết kế lệch hướng.

Hiện nay, rất ít dự án ĐTXDCT thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng được giám sát thi công bởi tư vấn độc lập, hầu hết các Ban quản lý vẫn quản lý theo mô hình cũ và sử dụng nhân sự của Ban, lực lượng này nhìn chung còn yếu về năng lực chuyên môn cũng như kỹ năng quản lý, kinh nghiệm giám sát, hoạt động theo cơ chế cấp trên giao việc cấp dưới. Thậm chí có Ban quản lý không có cán bộ chuyên ngành thủy lợi vẫn thực hiện hoạt động giám sát thi công các CTTL do vậy công tác kiểm tra chất lượng hồ sơ khảo sát, thiết kế, giám sát thi công hiện trường còn rất hạn chế, nặng về hình thức.

Thực hiện việc tách bộ phận tư vấn giám sát ra khỏi các Ban quản lý và cho hoạt động độc lập, mục đích để không bị chi phối nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ tư vấn giám sát cũng như chất lượng của hoạt động giám sát thi công.

Coi trọng việc lựa chọn, bố trí cán bộ đảm bảo năng lực, kinh nghiệm, đạo đức để tham gia công tác giám sát, triển khai thi công và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.Có biện pháp, chế tài để cán bộ giám sát phải tuân thủ đầy đủ các quy định, quy trình trong giám sát thi công, nghiệm thu, yêu cầu cán bộ kỹ thuật, tư vấn giám sát phải thường xuyên có mặt trên công trường.

Giảm bớt tính hành chính trong công tác QLCL của CĐT (Ban QLDA), tăng cường các biện pháp quản lý theo tiến độ, chất lượng, khối lượng và trách nhiệm công việc đối với đội ngũ tư vấn giám sát. Đề cao năng lực giám sát, phòng ngừa tiêu cực thông đồng giữa cán bộ thực hiện với nhà thầu làm giảm chất lượng công trình.

Tăng cường công tác thanh, kiểm tra chất lượng thi công. Kiên quyết xử lý, yêu cầu tháo dỡ nếu thi công không đảm bảo chất lượng, buộc đơn vị thi công tự khắc phục, không sử dụng ngân sách dưới mọi hình thức. Đề xuất các hình thức xử lý vi phạm đối với các tập thể, cá nhân liên quan nếu có.

Tăng cường công tác QLCL công trình thông qua hợp đồng và QLCL theo nội dung hợp đồng, thực tế hiện nay nhiều hợp đồng khảo sát, thiết kế, thi công với ban quản lý rất sơ sài, chưa chặt chẽ về mặt nội dung theo đúng quy định, không quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia theo đặc thù công việc.

Yêu cầu các nhà thầu thi công phải lập hệ thống QLCL cho từng công trình và phải có phận giám sát chất lượng nội bộ đủ năng lực theo quy định, cả trên hồ sơ và ngoài thực tế hiện trường.

Đặc điểm các CTTL tỉnh Cao Bằng là thường xây dựng ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn, chi phí vận chuyển cao nên các nhà thầu thi công hay thống nhất với tư vấn giám sát để đưa nguyên vật liệu không đạt tiêu chuẩn vào công trình, do vậy cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng, nguồn gốc vật tư, vật liệu, thiết bị,...đưa vào công trình của Ban QLDA (bằng hệ thống tài liệu tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra chất lượng, kiểm soát đối chiếu hóa đơn, chứng từ, tiến độ thi công,...).

Đề cao vai trò và có giải pháp để tăng cường sự tham gia của cộng đồngđịa phương, người dân hưởng lợi trong các hoạt động khảo sát, thiết kế và thi công công trình.

Giải pháp 2: Nâng cao công tác QLCL thiết kế của nhà thầu tư vấn

Nghiên cứu kỹ hồ sơ dự án đã được duyệt trước khi tiến hành lập hồ sơ thiết kế BVTC, kiểm chứng lại (trong văn phòng và ngoài thực địa) các sốliệu cơ bản đã có trong dự án.

Có kế hoạch thực hiện cho từng công trình và tổ chức phân giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân tham gia thực hiện, phù hợp với chuyên môn, năng lực khảo sát thiết kế.

Tài sản lớn nhất của các đơn vị tư vấn là nguồn nhân lực chất lượng cao, do vậy cần có các biện pháp giữ chân nhân tài, đảm bảo điều kiện vật chất, tinh thần để cho cán bộ yên tâm công tác, trả lương theo trình độ chuyên môn, vị trí trách nhiệm

trong công việc, để họ chuyên tâm vào công tác chuyên môn, chú trọng chất lượng thiết kế, tâm huyết với nghề, hạn chế thái độ tiêu cực trong công việc (làm qua loa, cho đủ, cho xong việc, chạy theo tiến độ).

Các công ty tư vấn thiết kế phải lập bộ phận kiểm soát chất lượng nội bộ để thực hiệnkiểm tra chất lượng hồ sơ trước khi trình CĐT.

Khi thực hiện công tác lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, các CTTL có đặc điểm là không công trình nào giống nhau, phụ thuộc nhiều vào đặc điểm tự nhiên nơi xây dựng, do vậy nhà thầu tư vấn thiết kế khi thực hiện cần chú trọng đến việc lập chỉ dẫn hoặc thuyết minh kỹ thuật thi công một cách tường minh, đầy đủ.

Trong quá trình thi công xây dựng phải thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát tác giả, cung cấp thông tin người phụ trách vàcử cán bộ giám sát tác giả có mặt tại hiện trường khi cần thiếtđể giải quyết các vấn đề vướng mắc, phát sinh về thiết kế trong quá trình thi công, giải thích các tài liệu thiết kế theo yêu cầuđể thi công và quản lý công trình đạt chất lượng theo đúngđồ án thiết kế và các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.

Lãnh đạo công ty thường xuyên quán triệt, yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ nhân viên trong đơn vị tuân thủ chặt chẽ quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và các qui định hiện hành khi tham gia khảo sát, thiết kế. Hàng năm phải đánh giá lại đội ngũ cán bộ hiện có cả về chất lượng và số lượng để có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng cho phù hợp với xu hướng QLCL trong tình hình mới. Đề xuất khen thưởng, khuyến khích, tạo điều kiện cho các cá nhân có những sáng kiến mới đảm bảo CLCT trong hoạt động khảo sát, thiết kế.

Giải pháp 3: Làm tốt công tác lựa chọn nhà thầu thi công

Năng lực nhà thầu thi công là yếu tố quan trọng quyết định đến CLCT, vì vậy cần lựa chọn nhà thầu thi công đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Để có thể lựa chọn được nhà thầu thực sự có năng lực cần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp, quy định chỉ áp dụng hình thức đầu thầu rộng rãi trong lựa chọn nhà thầu. Đề xuất điều chỉnh quy định trong đấu thầu xây lắp, áp dụng hình thức xét nhà thầu trúng thầu có điểm tổng hợp cao nhất, trong đó coi trọng yếu tố kỹ thuật và chất lượng trong thi công các CTTL. Quy định này sẽ giúp cho việc đấu thầu lựa chọn được nhà thầu có năng lực thực sự và ngay trong hồ sơ dự thầu

nhà thầu đã phải đã phải quan tâm đến các nội dung: giải pháp kỹ thuật thi công, công tác QLCL, hệ thống QLCL của nhà thầu, tiến độthi công, an toàn lao động, vệ sinh môi trường,... Trên cơ sở các cam kết của nhà thầu trong hồ sơ dự thầu, khi triển khai thi công sẽ rất thuận lợi để giám sát QLCL công trình. Kiên quyết từ chối, loại các nhà thầu nếu phát hiện vi phạm các điều khoản của hợp đồng và năng lực không đảm bảo như cam kết.

Giải pháp 4: Tăng cường công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng và kiểm định chất lượng công trình của CĐT

Công tác giám sát thi công của CĐT, của tư vấn giám sát phải được hết sức coi trọng. Phải thực hiện tốt và đúng quy định những việc như: kiểm tra điều kiện khởi công; kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng; kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị đưa vào công trình do nhà thầu thi công cung cấp theo yêu cầu; kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công, đặc biệt là những thời đoạn thi công có tính chất bước ngoặt, mang tính mấu chốt ảnh hưởng đến CLCT. Cần có chế tài xửlý, khen thưởng trong công tác giám sát thi công.

Thường xuyên làm tốt công tác kiểm định chất lượng CTXD, kiểm soát tốt về tình hình sử dụng vật liệu, thiết bị, cấu kiện xây dựng đưa vào công trình, kịp thời loại bỏ cấu kiện, vật liệu, thiết bị không đảm bảo chất lượng và chấn chỉnh những sai phạm còn mắc phải. Đối với các nhà thầu thì có cơ sở đánh giá đúng đắn CLCT mình thực hiện, có cơ sở giải quyết trong trường hợp có tranh chấp về chất lượng CTXD. Đối với cơ quan QLNN có số liệu định lượng chính xác làm cơ sở chỉ đạo về QLCL công trình một cách toàn diện hiệu quảhơn.

Giải pháp 5: Nâng cao công tác QLCL của nhà thầu thi công

Các nhà thầu thi công phải lập hệ thống QLCL phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô các công trình, đặc biệt là đối với các công trình hồ chứa thủy lợi, quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công về QLCL công trình. Bộ phận giám sát chất lượng có đủ năng lực theo quy định.

Nhà thầu cần nghiên cứu yêu cầu về chất lượng tronghồ sơ thiết kế trước khi tham dự thầu, có các phương án thi công khả thi, phù hợp với đặc điểm, vị trí XDCT, để quá trình thi công sau này đảm bảo chất lượng theo thiết kế (đặc biệt là

các vấn đề liên quan đến vận chuyển vật liệu, nguồn cung, mùa vụ và sử dụng nhân công địa phương).

Nhà thầu thi công phải tuân thủ quy định về phòng thí nghiệm hiện trường (nếu có), thực hiện đầy đủ các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư,... đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu thiết kế.

Thực hiện nghiêm túc công tác nghiệm thu nội bộ về chất lượng xây dựng. Xây dựng kế hoạch và chủ động tiến hành kiểm tra lực lượng nhân công, máy móc, thiết bị thi công theo đúng tiến độ đã cam kết trong hồ sơ dự thầu và hợp đồng với CĐT của các tổ, đội ngoài hiện trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án ĐTXDCT thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)