Mục tiêu phát triển một số lĩnh vực kinh tế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án ĐTXDCT thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (Trang 79)

Về nông nghiệp: Phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở kết hợp mô hình trang trại quy mô vừa và nhỏ với kinh tế hộ gia đình; xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến các mặt hàng nông sản chủ lực có sức cạnh tranh trên thị trường, trọng tâm là phát triển cây lúa nước và ngô lai; chú trọng phát triển những cây trồng thích hợp với điều kiện của tỉnh như: Thuốc lá, mía, đậu tương, các loại rau; tiếp tục phát triển các loại cây ăn quả như: Cam, quýt, lê, mận, nhãn, hạt dẻ, hồng không hạt gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Về thủy sản: Khai thác diện tích mặt nước hiện có, tiếp tục cải tạo các hồ thủylợi kết hợp nuôi trồng thủy sản tập trung; chú trọng phát triển các giống các

đặc sản như: Cá nước lạnh (Phja Đén), cá nước mát(Phục Hòa); phát triển mô hình nuôi cá trên ruộng trồng lúa nước, nuôi cá lồng trên sông và ở các hồ.

Về phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai:Triển khai các hoạt động bảo vệ, khai thác hiệu quả và phát triển bền vững tài nguyên nước, chủ động phòng chống, hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do nước gây ra.

Để hoàn thành được những mục tiêu đó, công tác thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông lâm ngư nghiệp,phát triển kinh tế nông thôn, phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai của tỉnh đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới, cần có những định hướng và kế hoạch cụ thể. Đó là việc đảm bảo cân bằng nước để ổn định tưới cho khoảng trên 30.000ha đất có điều kiện sản xuất lúa, đảm bảo an ninh lương thực của tỉnh; có các giải pháp thuỷ lợi hiệu quả cho 5.908ha cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, 95.665ha cây công nghiệp hàng năm; cung cấp nước cho các cơ sở sản xuất,nước sạch cho cư dân nông thôn; cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản. Thực hiện các dự án thủy lợi nhằm phát triển tài nguyên nước, phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, trong đó chú trọng các công trình mang tính chất bền vững như các hồ chứa nước thuộc hệ thống các sông lớn của tỉnh; đầu tư gia cố các tuyến kè sông suối, hồ chứa và nâng cấp hệ thống kênh mương đã có.

Một số khó khăn trong việc phát triển thủy lợi của tỉnh Cao Bằng:

- Nhu cầu sử dụng nước của các ngành kinh tế, của xã hội đang tăng nhanh, nhất là nước cho công nghiệp, sinh hoạt, nước cho nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi trong khi nguồn nước có hạn và nhiều nơi đang bị suy thoái cả về số lượng lẫn chất lượng. Mặt khác, tỉnh Cao Bằng hiện nay chưa có quy hoạch thủy lợi, quy hoạch sử dụng nước nên cũng rất khó khăn trong đầu tư phát triển thủy lợi (quy hoạch thủy lợi hiện nay đang thực hiện, chưa được phê duyệt, dự kiến hoàn thành trong năm 2014).

- Địa hình tự nhiên bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, đa số các dòng suối nhỏ bị cạn kiệt vào mùa khô, còn mùa mưa lũ tập trung nhanh, lũ quét thường xảy ra gây tổn thất rất lớn.

- Đặc điểm địa chất khu vực miền Đông rất phức tạp, nhiều hang hốc Kaster, khả năng mất nước lớn, khó khăn trong việc ĐTXDCT.

- Diện tích đất canh tác nông nghiệp ít, phân tán, quy mô các khu tưới nhỏ, khó liên kết, một số nơi thiếu nguồn nước tưới ổn định.

- Giao thông đi lại khó khăn. đặc biệt là các huyện vùng cao biên giới.

- Phần lớn các CTTL thuộc loại vừa và nhỏ, được xây dựng từ lâu, mức đảm bảo thấp, đã và đang bị xuống cấp. Nguồn vốn duy tu các công trình hạn chế, công tác quản lý sau đầu tư còn nhiều bất cập nên nhiều công trình sau khi xây dựng xong xuống cấp nhanh, giảm năng lực tưới hoặc tưới không hiệu quả. Việc mở rộng đô thị hoá, công nghiệp hoá chưa triệt để cũng khiến cho một số hệ thống tưới bị hạn chế.

- Do điều kiện địa hình, địa chất phức tạp nên giá thành đầu tư mới các công trình thuỷ lợi tương đối cao.

- Hiện tượng biến đổi khí hậu sẽ làm tăng thêm các khó khăn và mức độ ác liệt của các thiên tai. Biến đổi khí hậu làm nhiệt độ tăng cao dẫn đến suy giảm tài nguyên nước, mưa lũ bất thường. Chưa có các giải pháp phòng tránh ở mức cao đối với lũ quét.

Trên cơ sở định hướng Chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam [7] và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Cao Bằng [8], định hướng phát triển thủy lợi tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, tầm nhìn năm 2025 có những nội dung chính sau: a) Đầu tư phát triển thuỷ lợi tưới tiêu, cấp nước phục vụ chuyểndịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp-nông thôn và phát triển các ngành kinh tế xã hội:

- Tập trung nâng cấp, cải tạo, hiện đại hoá các công trình thuỷ lợi (hồ chứa và các hệ thống tưới) hiện có để phát huy và tăng tối đa năng lực tưới theo thiết kế, tăng mức đảm bảo tưới; điều chỉnh nhiệm vụ một số công trình cho phù hợp với yêu cầu mới.

- Tiếp tục ĐTXD thêm một số công trình mới tại các địa phương, gồm:

+ Các công trình thuỷ lợi đa mục tiêu có quy mô vừa và nhỏ phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực trước sức ép gia tăng dân số, sự thay đổi bất lợi của thời tiết, đồng thời cấp nước cho sinh hoạt, thủy sản, du lịch, bảo vệ môi trường, góp phần hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn;

+ Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, phát triển các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các loại cây trồng cạn: cây công nghiệp, cây ăn quả tại các vùng chuyên canh của tỉnh;

- Đầu tư phát triển cho thủy lợi phải kết hợp với cơ sở hạ tầng liên quan (giao thông nông thôn, cấp nước sinh hoạt, cải tạo đồng ruộng,...) gắn liền với các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, định canh định cư và bảo vệ biên giới ở các xã trong tỉnh.

- Tiếp tục kiên cố hoá hệ thống kênh mương; xây dựng mới các công trình thuỷ lợi khai hoang trên vùng đất dốc, tạo thêm quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp.

- Điều chỉnh nhiệm vụ, nâng cấp, cải tạo một số CTTL vùng ven trung tâm thành phố Cao Bằng phục vụviệc thay đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng (như hồ Khuổi Lái, trạm bơm Cao Bình).

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, nhất là chương trình nước ăn vùng cao, vùng núi đá đang còn thiếu nước với các loại hình cấp nước phù hợp.

b) Củng cố, đầu tư mới các CTTL phòng chống bão lũ, giảm nhẹ thiên tai cho các vùng trọng yếu về quốc phòng, an ninh, vùng quy hoạch đô thị, trong đó chú trọng các công trình mang tính chất bền vững như các hồ chứa nước: Hồ Khuổi Khoán, hồ Khuổi Kỳ, hồ Nà Lái.

Khảo sát, cảnh báo các vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét cao, có giải pháp thích hợp bảo vệ dân cư và sản xuất, giảm thiểu tổn thất do lũ quét gây ra. Ngăn ngừa tình trạng sạt lở gây tắc nghẽn, tạo nguy cơ xảy ra lũ quét do vỡ nơi nghẽn dòng. Bổ sung tràn sự cố bảo vệ CTTL đã có.

c) Tăng cường quản lý nguồn nước và quản lý công trình thuỷ lợi

- Sớm hoàn thành công tác quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Cao Bằng gắn với quy hoạch các lưu vực sông, các vùng kinh tế trong tỉnh. Quản lý chặt chẽ việc thực hiện theo quy hoạch và việc khai thác nguồn nước sau khi có quy hoạch.

- Kiện toàn tổ chức công tác quản lý thuỷ lợi từ tỉnh đến xã, ban hành tiếp các văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý đủ mạnh để quản lý nguồn nước và công trình thuỷ lợi.

- Tăng cường QLNN trong lĩnh vực bảo vệ nguồn nước và quản lý các CTTL, tăng cường mở rộng phạm vi và phân cấp quản lý;

- Tăng cường năng lực chuyên môn về thủy lợi, đảm bảo quản lý hoạt động chuyên môn của ngành có hiệu quả, nhất là ở cấp cơ sở.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện xã hội hoá chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, thí điểm và triển khai đại trà xây dựng các mô hình quản lý nước phù hợp ở xã, thôn, xóm.

- Thường xuyên đánh giá, đúc kết kinh nghiệm trong việc thực hiện và quản lý quy hoạch, kịp thời điều chỉnh công tác xây dựng và quản lý công trình thuỷ lợi ở từng vùng cho phù hợp với yêu cầu thực tế và nâng cao hiệu quả đầu tư.

d) Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ về thủy lợi: - Đầu tư nâng cấp hiện đại hoá trang thiết bị kỹ thuật cho các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng thuộc các cơ quan trong ngành nông nghiệp, thủy lợi.

- Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, triển khai ứng dụng vào thực tiễn phát triển và quản lý nguồn nước từbước quy hoạch đến thiết kế, thi công và quản lý vận hành.

- Xây dựng cơ chế thích hợp, khuyến khích các nghiên cứu ứng dụng, triển khai nhanh vào sản xuất.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án ĐTXDCT thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (Trang 79)