Một số giải pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án ĐTXDCT thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (Trang 101)

1. Nghiên cứu tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật về QLCL CTXD, đề xuất cách làm phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương

Các dự án ĐTXDCT thủy lợi chịu sự quản lý về chất lượng bởi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do BộXây dựng, bộ NN và PTNT ban hành, áp dụng trên phạm vi cả nước. Các dự án ĐTXDCT thủy lợi của tỉnh Cao Bằng chủ yếu thuộc loại nhỏ, mang đặc điểm của miền núi do vậy việc áp dụng các quy định trên vẫn còn nhiều điểm không phù hợp, gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Để công tác QLCL các công trình đi vào nề nếp, ổn định thì việc nghiên cứu, tổng hợp, cụ thể hóa những nội dung của các văn bản cấp trên cho phù hợp với đặc

điểm riêng của tỉnh là hết sức cần thiết, sao cho công tác QLCL của các chủ thể được thực hiện mà vẫn đảm bảo đúng quy định, những trường hợp đặc biệt có thể xin ý kiến và có hướng dẫn chi tiết riêng.

2. Thực hiện phân cấp quản lý ĐTXDCT hợp lý

Thực hiện phân cấp quản lý nhằm đảm bảo chất lượng phù hợp với thực tế ở cơ sở, đồng thời cũng sẽ tăng cường năng lực và nâng cao vai trò của cơ sở, giảm tải cho các cơ quan quản lý cấp trên, huy động được nhiều nguồn lực tham gia cho hoạt động QLCL. Tuy nhiên, do Cao Bằng là một tỉnh nghèo, miền núi, trình độ dân trí còn kém phát triển, năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở cấp xã nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu(có nhiều xã cả xã không có người tốt nghiệp đại học), nhiều cán bộ chưa được đào tạo kiến thức chuyên môn, hiểu biết về trước pháp luật chưa cao, đặc biệt là còn rất yếu về kiến thức quản lý dự án, kiến thức về xây dựng.

Do vậy, việc đẩy mạnh phân cấp giao cho cấp xã làm CĐT các dự án ĐTXD nói chung, dự án ĐTXD thủy lợi nói riêng hiện nay còn rất nhiều bất cập, hạn chế và hầu như các CĐT này không thể kiểm soát được chất lượng một cách toàn diện. Theo quy định, đối với các dự án thủy lợi nhóm C ở vùng sâu, vùng xa, giám đốc quản lý dự án phải có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thủy lợi trở lên và có kinh nghiệm làm việc chuyên môn ít nhất ba năm. Tại nhiều xã trong tỉnh (đặc biệt là các huyện miền Tây), trình độ của chủ tịch UBND xã (trưởng ban QLDA) thường rất yếu, không có trình độ chuyên môn cũng như năng lực quản lý, thậm chí có người chưa có bằng tốt nghiệp cấp III, nên lúng túng trong việc triển khai dự án, dễ dàng bị các đơn vị thiết kế, thi công qua mặt, thậm chí còn thông đồng, làm theovới nhà thầu bớt xén, tham ô làm nhiều công trình kém chất lượng.

Qua đó thấy rằng, việc đẩy mạnh phân cấp là đúng với chủ trương của Nhà nước, nhưng để đảmbảo hiệu quả và thiết thực, tỉnh cần rà soát, nghiên cứu thực tế năng lực cơ sở để việc phân cấp hợp lý hơn. Kiểm tra cụ thể năng lực cấp xã đảm bảo đạt yêu cầu theo quy định mới cho phép làm CĐT, đồng thời cần có kế hoạch hướng dẫn, tập huấn năng lực quản lý cho cán bộ xã, biệt phái cán bộ chuyên môn về giúp xã, thực hiện kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn sớm nếu có sai phạm. Có cơ chế khuyến khích đào tạo cán bộ xã nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nắm bắt thực tế các bước đầu tư, tránh tình trạng không có năng lực vẫn phải làm,

dễ xảy ra thiếu sót, sai phạm. Mặt khác, đẩy mạnh việc tuyên dương, khen thưởng, tuyên truyền, phổ biến đối với các xã làm CĐT tốt, có dự án hoàn thành đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

3. Thống nhất tư tưởng, nhận thức và hành động trong công tác quản lý chất lượng CTXD đối với các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng

Chất lượng CTXD là yếu tố hàng đầu trong hoạt động ĐTXD, vì vậy UBND tỉnh Cao Bằng cùng với sự tham mưu của các sở, ngành chuyên môn cần có các kế hoạch, chương trình, chủ đề phù hợp hàng năm nhằm chấn chỉnh và tăng cường công tác QLCL CTXD, để các chủ thể tham gia XDCT nắm chắc, hiểu rõ được quyền và nghĩa vụ của mình trong quản lý ĐTXD, từ đó tạo sự chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt hoạt động của lĩnh vực quản lý chất lượng CTXD nói chung, lĩnh vực QLCL công trình thủy lợi nói riêng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Vấn đề nâng cao chất lượng CTTL trên cả nước nói chung, CTTL trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nói riêng, hiện nay được coi là một yêu cầu cấp thiết và quan trọng của Nhà nước ta, nhằm đảm bảo các công trình đã, đang và sẽ đầu tư đáp ứng tốt mục tiêu đầu tư, phát huy tối đa năng lực thiết kế, góp phần đảm bảo sự nghiệp phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn trong thời kỳ mới.

Để chất lượng các CTXD được đảm bảo thì công tác QLCL công trình cần phải có những giải pháp, chế độ, chính sách phù hợp với loại hình công trình cũng như địa bàn áp dụng trong thực tế.

Việc nghiên cứu, tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLCL các dự án ĐTXD, khắc phục những hạn chế, tồn tại trong công tác QLCL các dự án ĐTXDCT thủy lợi ở tỉnh Cao Bằng trong bối cảnh có nhiều chủ trương, chính sách mới về QLCL xây dựng của nhà nước như hiện nay là việc làm cần thiết, có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.

Trên cơ sở định hướng phát triển thủy lợi của tỉnh Cao Bằng, cùng với những nhận định về các yếu tố chính có ảnh hưởng đến hoạt động ĐTXD và quản lý ĐTXD trên địa bàn tỉnh, gắn với đặc điểm xây dựng của một tỉnh miền núi, trong chương này, tác giả đã đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm tăng cường công tác QLCL các dự án ĐTXDCT thủy lợi theo các giai đoạn đầu tư và đề xuất một số giải pháp hỗ trợ. Các giải pháp này, về cơ bản chúng ta có thể thấy đã từng được áp dụng rải rác ở một số tỉnh, thành phố, trong một số lĩnh vực nhất định, tuy nhiên, việc hệ thống hóa lại, điều chỉnh, bổ sung thêm các vấn đề còn thiếu xót, cập nhập theo các thông tin mới nhất về QLCL của Nhà nước hiện nay là một bước tiến mới trong việc nâng cao hiệu quả công tác QLCL các dự án ĐTXD nói chung, đặc biệt là đối với các dự án ĐTXD thủy lợi của tỉnh Cao Bằng. Để từ đó, chúng ta có cơ sở nghiên cứu, vận dụng phù hợp hơn và áp dụng trong thực tế quản lý ĐTXD của tỉnh Cao Bằng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

1. Kết quả thu được của luận văn

Luận văn đã khái quát hóa các cơ sở lý luận có liên quan đến chất lượng và công tác QLCL; về nội dung của công tác QLCL, quyền và trách nhiệm của các chủ thể tham gia công tác QLCL của một dự án ĐTXDCT. Nghiên cứu cũng đã làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLCL của một dự án ĐTXDCT;

Thông qua những trải nghiệm của tác giảvà trên cơ sởđặc điểm tự nhiên, xã hội của tỉnh Cao Bằng; từ những số liệu thu thập trong thực tế về tình hình ĐTXD và công tác QLCL các dựán ĐTXDCT thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, nghiên cứu đãphân tích, đánh giámột cách khách quan và chỉ rõ thực trạng công tác QLCL trong hoạt động ĐTXD các CTTL trên địa bàn tỉnh, những kết quả đạt được và những vấn đềcòn tồn tại cần giải quyết để nâng cao công tác QLCL các dự án thủy lợi ởđịa phương trong thời gian tới;

Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, định hướng phát triển thủy lợi giai đoạn 2011-2020, những nhận định về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ĐTXD và công tác QLCL, kết hợp với một số nguyên tắc, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác QLCL các dự án ĐTXDCT thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của CĐT và của cơ quan QLNN trong việc chỉ đạo, quản lý, điều phối các hoạt động của các chủ thể khác trong các giai đoạn ĐTXD. Các quá trình trên phải được phối hợp bài bản, chặt chẽ thành một hệ thống và theo một trật tự lôgic nhất định trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành. Nghiên cứu nhằm góp phần cho công tác QLCL các dự án ĐTXDCT thủy lợi nói chung, công tác QLCL các dự án ĐTXDCT thủy lợi trên địa bàn tỉnh nói riêng ngày càng được hoàn thiện và đi vào nề nếp, từng bước xây dựng nền kinh tếđịa phương phát triển vững mạnh toàn diện.

2. Hạn chế của luận văn

Về thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các vấn đề về công tác QLCL trong khoảng thời gian từ năm 2008 - 2012, có liên hệ đến các năm liền kề, thời

gian này Luật xây dựngvà các Nghị định về quản lý hoạt động xây dựng mới đi vào cuộc sống, việc áp dụng các điều khoản của Luật vào trong thực tiễn vẫn còn nhiều bất cập, chưa được rõ ràng, thống nhất ở nhiều địa phương. Đặc biệt là trong giai đoạn này sự biến động của chính sách của Nhà nước về giá cả, chế độ trong HĐXD đã làm cho công tác QLCL của các chủ thể trong dự án ĐTXD bị ảnh hưởng đáng kể; làm nó chưa bộc lộ, phản ánh hết được những mặt ưu nhược điểm của công tác QLCL theo quy định. Do vậy việc nghiên cứu của tác giả ít nhiều cũng có phần bị ảnh hưởng, có thể chưa thấy rõ hết được bản chất vấn đề.

Về không gian nghiên cứu: Tác giả lấy công tác QLCL các dự án ĐTXDCT thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (nơi tác giả sinh sống và công tác) làm đối tượng nghiên cứu, tuy nhiên các dự án trên hầu hết là các dự án sửa chữa nâng cấp những dự án cũ, nhiệm vụ tưới lúa là chính, vì vậy những kết quả nghiên cứu này nếu áp dụng vào những dự án xây dựng mới, đa mục tiêu, khả năng sẽ có nhiều điểm không phù hợp là khó tránh khỏi.

Về phương pháp nghiên cứu: Vấn đề điều tra, khảo sát, tìm kiếm thông tin về đối tượng nghiên cứu vẫn còn nhiều khó khăn mà tác giả chưa có đủ điều kiện để tiếp cận sâu được, mặt khác thời gian thực hiện còn hạn hẹp nên số mẫu được chọn và chất lượng mẫu chọncó thể chưa bao quát được hết các nội dung cần nghiên cứu.

Về kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu về cơ bản đã thể hiện đầy đủ các nội dung nghiên cứu, nhưng mới chỉ là kết quả bước đầu, những đóng góp là khiêm tốn so với kỳ vọng của tác giả. Mặt khác đề tài chịu sự ràng buộc bởi các điều kiện biên là hệ thống văn bản pháp quy hiện hành, trong bối cảnh đất nước hội nhập với thế giới ngày càng sâu rộng như hiện nay, việc thay đổi, điều chỉnh cơ chế, chính sách, pháp luật trong HĐXD là khó tránh khỏi, do vậy việc áp dụng kết quả nghiên cứu còn phụ thuộc và bị ảnh hưởng bởi các vấn đề liên quan đến thể chế và cấu trúc của nền kinh tế đất nước, khi áp dụng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp. Những giải pháp được đưa ra chỉ là những gợi ý tham khảo cần được tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện.

3. Hướng nghiên cứu tiếp

Xét một cách toàn diện, QLCL dự án ĐTXD nói chung là vấn đề hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay nhưng đây cũng là vấn đề hết sức mới mẻ, phong phú

và phức tạp đối với đất nước ta, còn rất nhiều khía cạnh cần được làm sáng tỏ thông qua các hoạt động về cả lý thuyết và thực tiễn, từ đó mới có cơ sở để khẳng định tính chân lý đối với các nội dung của nó.

Luận văn này mới chỉ là bước nghiên cứu ban đầu về công tác QLCL trong một phạm vi hẹp về không gian và thời gian, để có thể tổng hợp, khái quát vấn đề có tính hệ thống thì chúng ta cần tiếp tục có những trao đổi, nghiên cứu rộng hơn, mang tính chất căn bản như về thể chế, chính sách trong hoạt động ĐTXD. Hiện nay Nhà nước vẫn đang can thiệp nhiều đến chế độ, chính sách trong HĐXD (như ban hành định mức, đơn giá, tỷ lệ các chi phí, …), các hoạt động chưa thực sự theo đúng cơ chế thị trường, đặc biệt cần sớm tách hoạt động QLNN với hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực ĐTXD công trình. Những vấn đề này cần được triển khai cả trong lý thuyết lẫn thực hành. Có như vậy thì công tác QLCL dự án ĐTXD nói chung, công tác QLCL dự án ĐTXDCT thủy lợi nói riêng mới thực sự hiệu quả như mong muốn.

II. KIẾN NGHỊ

Để kết quả nghiên cứu của đề tài có thể phát triển thành ứng dụng trong thực tiễn sản xuất hay làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, tác giả luận văn có một số kiến nghị sau:

Khoảng thời gian nghiên cứu cần được mở rộng hơn từ trước và sau khi Luật xây dựng ra đời, có liên hệ đến quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp xây dựng để từ đó làm rõ hơn sự thay đổi, mối quan hệ của các chủ thể tham gia QLCL theo trục thời gian, đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu, có cơ sở chặt chẽ hơn cho các nội dung nghiên cứu.

Về mặt không gian, cần có sự đối chiếu so sánh với công tác QLCL của các dự án ĐTXDCT thủy lợi ở các tỉnh miền núi khác có điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội tương tự tỉnh Cao Bằng, như tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Lạng Sơn là những tỉnh đãcó các dự án ĐTXDCT thủy lợi được đầu tư đạt chất lượng và hiệu quả cao.

Luận văn mới chỉ tập trung nghiên cứu vai trò và mối quan hệ của các chủ thể trong công tác QLCL các dựán ĐTXDCT thủy lợi trên một địa bàn cụ thể, chịu sự ràng buộc và nằm trong khuôn khổ hệ thống văn bản pháp quy hiện hành. Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy còn có nhiều vấn đề cần nghiên cứu thêm như: tổng

kết, đánh giá các mô hình hoạt động trong công tác QLCL dự án ĐTXDCT; việc phân định rõ ràng trách nhiệm chức năng CĐT và chức năng QLNN hay các quy trình tham gia, phối hợp của các chủ thể đảm bảo sự chặt chẽ trong công tác QLCL,... Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giảrất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô trong hội đồng, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban QLDA Nông lâm nghiệp huyện Bảo Lâm (2013), Báo cáo tổng kết năm 2013, Cao Bằng;

2. Chi cục thủy lợi tỉnh Cao Bằng (2014), Tổng hợp các công trình kè bờ sông tháng 4/2014,Cao Bằng;

3. Chính phủ nước cộng hòa XHCN Việt Nam (2013), Nghị định số 15/NĐ-CP

ngày 6 tháng 2 năm 2013, Hà Nội;

4. Công ty TNHH MTV Thủy nông Cao Bằng (4/2014);

5. Cục thống kê tỉnh Cao Bằng (2013), Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng 2012, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội;

6. Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam (2002), Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;

7. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1590/QĐ-TTgcủa Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt định hướng Chiến lược Phát triển thủy lợi Việt Nam;

8. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 512/QĐ-TTgcủa Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;

9. Ủy ban nhân dân xã Nam Tuấn, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (2014), Báo cáo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án ĐTXDCT thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (Trang 101)