Hệ thống chỉ tiêu đánh giác ảnh quan

Một phần của tài liệu Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam (Trang 125 - 150)

IV. 3 Đặc điểm các vùng cảnh quan Việt Nam

I.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giác ảnh quan

Đối với lãnh thổ Việt Nam - một vùng rộng lớn với sự phong phú, đa dạng, phức tạp của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên thì hướng sử dụng lãnh thổ (mục đích) và mức độ của nó ở từng vùng rất khác nhau. Mặc dù việc đánh giá dựa trên kết quả phân tích cấu trúc, chức năng của từng đơn vị cảnh quan, nhưng đã bị nhóm gộp lại, được khái quát hóa cao độ qua các vùng Địa lý tự nhiên của lãnh thổ. Các kết quả đánh giá này chỉ dừng lại ở những định hướng cho việc phát triển một số ngành sản xuất, kinh tế lớn như nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, nghỉ dưỡng hay đế bảo vệ, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường lãnh thổ. Tùy thuộc vào tiềm năng tự nhiên cũng như các đặc điểm kinh tế - xã hội riêng của các vùng đĩa lý tự nhiên mà sẽ có những đánh giá riêng lẻ, cụ thể. Nhưng ở đây cũng có thể tóm tắt một số nguyên tắc và nội dung đánh giá chung như sau cho các hợp phần tự nhiên, kinh tế - xã hội của lãnh thổ nhiệt đới, gió mùa Việt Nam.

1. Điều kiện địa chất và các dạng tài nguyên nguyên liệu - khoáng sản được đánh giá với mục đích làm sáng tỏ tiềm năng cũng như giá trị của nguồn tài nguyên đó dối với việc phát triển kinh tế lãnh thổ nói chung hay khả năng phát triển các ngành sản xuất công nghiệp: khai khoáng, chế biến trên lãnh thổ đó. Khi đánh giá tổng hợp các vùng địa lý tự nhiên Việt Nam cần sử dụng các kết quả nghiên cứu cấu trúc địa chất, thành phần, nguồn gốc, tuổi và phân bố đá gốc, trữ lượng của các loại khoáng sản làm các chỉ tiêu đánh giá ở các vùng cụ thể.

2. Đối với việc đánh giá điều kiện địa mạo cần chú trọng đến đặc điểm địa hình chung, cấu trúc, hương sơn văn, đặc trưng trắc lượng hình thái với các chỉ tiêu cụ thể,về độ cao tuyệt đối, tương đối, mức độ chia cắt của địa hình, độ dốc mà phân bố phù đi với việc phân chia ra những ngành sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp hay ngư nghiệp (bởi độ cao, độ dốc, mức độ chia cắt địa hình) hoặc các khu vực núi cao với. điều kiện khí hậu thuận im, trong lành, mát mẻ có thể phục vụ cho du lịch nghỉ dưỡng,...như Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt,...

3. Cùng với các đặc trưng địa mạo, địa chất, trong quá trình đánh giá tổng hợp cần có những đánh giá riêng các điều kiện khí hậu đối với việc sử dụng hợp lý lãnh thổ. Ngoài những' đặc trưng của điều kiện khí hậu, cần sử dụng triệt để chỉ tiêu về sự biến đổi của điều kiện khí hậu theo không gian hay các đặc điểm dị thường của nó. Chính các đặc trưng khí hậu là yếu tố quyết đính sự phân bố các vùng sinh lý, sinh thái phù hợp cho dối sống con người, cây trồng và vật nuôi. Qtia đó có thể xác định được khả năng phát triển hữu hiệu của các ngành sản xuất như nông, lâm nghiệp, khu vực lãnh thổ nào có thể phục vụ tốt cho du lịch, nghỉ dưỡng hay cần phải xây dựng thành khu vực bảo vệ tự nhiên.

4. Quá trình đánh giá riêng chức năng tự nhiên của các yếu tố hợp phần còn phải chú trọng dấn việc đánh giá điều kiện thủy văn, nước ngầm của lãnh thổ. Qtia các chỉ tiêu cụ thể về chế độ nước, quy luật phân bố, phân hóa dòng chảy, lưu lượng nước

(nước mặt) và trữ lượng nước (nước ngầm) sẽ đánh giá được khả năng cấp nước của lãnh thổ, sự thích ứng của điều kiện thuỷ văn với các ngành sản xuất, kinh tế và đời sống con người theo từng vùng tự nhiên cụ thể.

5. Đặc điểm lớp phủ thổ nhưỡng được xem xét, đánh giá theo các đính hướng: nhóm đất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp (ở các vùng đồng bằng, đồi nhỉ thấp, thung lũng giữa núi có độ dốc đìa hình nhỏ, đất giàu dinh dưỡng), nhóm đất dành cho sản xuất lâm nghiệp, nhóm đất xây dựng, nhóm đất cần có các biện pháp cải tạo để đưa vào sử dụng,... Mặc dù, ở từng đơn vị cảnh quan, đặc điểm lớp phủ thổ nhưỡng và cả lớp phủ thực vật đã được phản ánh khá chi tiết, rõ ràng nhưng ở giai đoạn đánh giá theo vùng, theo nguyên tắc chung, chúng sẽ được nhóm gộp lại bằng các chỉ tiêu đỉnh lượng lớn theo các nhóm loại đất và được đánh giá cho từng ngành sản xuất, kinh tế cụ thể như nêu ở trên.

6. Danh giá thực bì và giới động vật sẽ được đề cập từ đánh giá hiện trạng, tiềm nắng sinh thái đến giá trị kinh tế, thẩm mỹ của chúng đối với du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí,, Tuy nhiên, cũng như khi đánh giá các yếu tố tự nhiên khác, đánh giá điều kiện sinh vật cũng cần được khái quát hóa các nhóm chỉ tiêu để cho mục đích đánh giá là định hướng phát triển các ngành sản xuất, kinh tế theo các vùng tự nhiên chung. Và cuối cùng là công tác tổng hợp các kết quả đánh giá chức năng, các yếu tố hợp phần cho mục tiêu chính là đánh giá tổng hợp lãnh thổ. Tuy nhiên sự tập hợp các kết quả đánh giá riêng không thể là sự lắp ghép cơ học mà cần có sự phân tích, đánh giá tổng hợp lại theo các chỉ tiêu xã hội, kinh tế và môi trường để có thể làm sáng tỏ các tiền đề khách quan, các nhân tố thuận lợi hay không thuận lợi (giới hạn) cho việc sử dựng hợp lý tự nhiên lãnh thổ.

Cũng từ những mục tiêu đánh giá tổng hợp lãnh thổ để định hướng phát triển các ngành sản xuất, kinh tế theo các vùng địa lý tự nhiên Việt Nam, thì ngoài việc đánh giá để lựa chọn những ngành sản xuất ưu tiên cho từng vùng theo từng mức độ "thích hợp", "tương đối thích hợp", còn phải chú trọng đánh giá cho nhiều ngành khác nhau Đây cũng chính là nguyên tắc quan trọng khi đánh giá tổng hợp khép kín cho một lãnh thổ với nhiều mục đích khác nhau và sẽ được trình bày cụ thể, chi tiết ở trong các phần nội dung nghiên cứu sau.

Có thể có những nhận xét khái quát chung về công tác đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên sinh thái nhiệt đới, gió mùa Việt Nam. Tuy nhiên. đó là một việc làm hết sức khó và phức tạp. Do những đặc điểm đặc thủ, đa dạng và phức tạp của tự nhiên nên những nội dung đánh giá không thể đi chi tiết vào các đơn vị lãnh thổ nhỏ (các đơn vị cảnh quan riêng biệt) và cũng không thể phục vụ cho những đối tượng đánh giá hẹp, cụ thể. Vì vậy những kết quả đánh giá theo nguyên tắc như vậy sẽ chỉ có thể dừng lại ở những định hướng lớn cho phát triển sản xuất, kinh tế, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường theo từng vùng lãnh thổ cụ thể.

của chủ thể và tương ứng nói chung là tính chất của khách thể để xác đỉnh mức độ thích hộp của các đơn vị tự nhiên cho các ngành kinh tế. Thông thường đánh giá một lãnh thổ không chỉ sử dụng một phương pháp mà có thể tiến hành theo nhiều phương pháp cùng một lúc. Đối với lãnh thổ Việt Nam, để đánh giá tổng hợp các vùng địa lý tự nhiên, khép kín lãnh thổ cho các ngành sản xuất khác nhau, cần thiết sử dụng phương pháp thang điểm tổng hợp với phân tích và so sánh định tính, đính lượng để tìm ra mức độ thích hợp nhất của các vùng tự nhiên cho các ngành sản xuất, kinh tế. Mức độ thích hợp của các vùng tự nhiên đưa vào đánh giá được biểu hiện theo các bậc thang đánh giá và liên quan chặt chẽ với việc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu. Đối với các vùng địa lý tự nhiên lãnh thổ Việt Nam, thang bậc đánh giá bao gồm 4 cấp: rất thích hợp, thích hợp, tương đối thích hợp và kém thích hợp. Cùng với các cấp bậc đánh giá này là việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giả có thể bao gồm tập hợp 5 - 10 chỉ tiêu hoặc nhiều hơn tay thuộc vào tính phức tạp của tự nhiên và tính phù hợp với một trưởng của các ngành sản xuất. Đối với lãnh thổ Việt Nam, việc đánh giá theo vùng cho các ngành sản xuất được thực hiện thông qua việc lựa chọn một số ngành kinh tế quan trọng có liên quan chặt chẽ với khai thác các nguồn lài nguyên thiên nhiên, đó là các ngành sần xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, du lích - dịch vụ. Tương ứng với các ngành kinh tế này, các chỉ tiêu đánh giá phải được lựa chọn một cách khoa học trước khi đưa vào đánh giá Thông thường các chỉ tiêu đánh giá bao gồm các đặc điểm của yếu tố tụ nhiên như khí hậu, đìa hình với các đặc trưng của nó, lớp phủ thổ nhưỡng với các tính chất như độ dốc, tầng dày,... Khi đánh giá cho từng ngành sản xuất cụ thể thì số lượng chỉ tiêu sẽ thay đổi tùy thuộc vào các đặc trưng sinh thái, đặc trưng kỹ thuật của từng ngành sản xuất cũng như phạm vi nghiên cứu, tỷ lệ bản đồ,... Đối với các vùng địa lý tự nhiên được phân chia, trong đó chứa đựng tập hợp các loại cảnh quan có những đặc điểm, đặc trưng tự nhiên ứng với chúng là hệ thống các chỉ tiêu sẽ được đưa vào đánh giá cho các ngành sản xuất, kinh tế cụ thể.

Bảng 4: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tổng hợp các vùng địa lý tự nhiên Việt Nam cho các ngành sản xuất, kinh tế.

Chỉ tiêu Ngành kinh tế

hiệu

Hệ chỉ tiêu

I. Nông nghiệp N - Tập hợp các kiểu địa hình đồng bằng, trũng giữa núi, cao nguyên bình sơn nguyên, đồi thoải, đồi lượn sóng, núi có độ dốc nhỏ.

- Nhóm các loại đất không mặn nhiều, phèn nhiều, không bạc màu trơ sỏi đá.

- Mức độ chia cắt địa hình nhỏ - Độ dốc địa hình < i 50

- Địa hình thoát nước tốt, tưới tiên thuận lợi - Giao thông thuận lơi.

1. Trồng trọt N - Tầng dày đất > 50 cm

- Thảm thực vật hiện tại là cây trồng hoặc bụi cỏ, không còn rừng.

- Kết von, đá ong trong đất 5% - 10%. - Tổng nhiệt độ năm ≥ 7.0000C

- Tổng lượng mưa năm ≥1.500 mm. - Độ dài mùa lạnh < 3 tháng.

-Đô dài mùa khô < 5 tháng. 2. Chăn nuôi N - Độ dốc địa hình 200

- Mức độ chia cắt địa hình thấp - Gần nguồn nước

- Thảm thực vật là cây bụi cỏ hay thảm cỏ dưới tán rừng có khả năng làm thức ăn tốt.

- Đất có tầng dày > 30 cm.

Quanh khu vực sản xuất nông nghiệp đối với động vật không hoang dã.

3. Nuôi trồng thủy 1 sản

N - Địa hình ngập úng thường xuyên > 70 - 100 cm. - Nhiệt độ nước điều hòa.

- Không có chất độc hại trong môi trường nước - Độ dinh dưỡng đảm bảo.

-Điều kiên đánh bắt thuận lơi.

II. Ngành lâm nghiệp L - Tập hợp các kiểu, dạng địa hình đồi, núi, cao nguyên có độ dốc trên 150.

- Nhóm các loại đất khác nhau và đất ở địa hình bằng nhưng xói mòn trơ sỏi đá.

1. Kinh doanh khai thác

- Nhóm các kiểu địa hình đồi, núi thấp hay núi trung bình.

- Mức độ chia cắt địa hình từ nhỏ đến trung bình. - Tầng dày đất > 1 00 em.

- Độ dốc địa hình < 250.

- Kết von đá ong trong đất < 10%.

- Thảm thực vật hiện tại là rừng giàu, rừng trung bình. -Giao thông thuận lợi.

- Rừng phân bố xa khu vực sinh thủy, trị thủy, hay phòng hộ nông nghiệp.

- Độ dài mùa lạnh < 4 tháng. - Độ dài mùa khô < 6 tháng

- Tổng lượng mưa năm >1 .200 mm.

III. Ngành công nghiệp C - Tập hợp các mỏ, điểm quặng, khoáng sản, đập thủy điện, đất không còn rừng.

- Địa hình thuận tiện cho việc khai thác, xây dựng và giao thông, không nằm trong khu vực phòng hộ.

- Gần nơi tiêu thụ và chế biến sản phẩm. - Gần nguồn nước, nguyên, nhiên liệu.

- Không ảnh hưởng đến môi trường sống của con người, vật nuôi.

- Gần các trung tâm sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, du lịch, dịch vụ.

IV. Ngành ngư nghiệp G - Gồm hệ thống sông, suối, ao, hồ, ven biển. - Địa hình thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng.

- Chất lượng nước tốt cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản

V. Ngành du lịch - dịch vụ

D - Trung tâm thành phố, huyện, thị, nơi tập trung dân cư. - Các khu vực danh lam thắng cảnh, vườn cây.

- Những khu vực bãi tắm, bở biển, hồ, thác nước, bến tàu, cảng.

- Những khu di tích lịch sử, khu bảo tồn, bảo tàng, đền, chùa, hang động.

- Các trung tâm kinh tế sản xuất hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm.

- Gần nguồn điện, nước - Giao thông thuận tiện - Địa hình dốc < 150 - Khí hậu điều hòa. - Xa khu vực chất thải.

Trong quá trình đánh giá, nhiều khi gặp phải trường hợp cùng một vùng địa lý tự nhiên sẽ thích hợp với một vài ngành kinh tế khác nhau, khi đó việc xem xét, phân tích hiện trạng phát triển kinh.tế - xã hội của lãnh thổ sẽ cho phép ưu tiên những ngành kinh tế phát triển tốt hơn, phù hợp hơn với hoàn cảnh xã hội. Trên bản đồ đánh giá tổng hợp, các ngành kinh tế được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên trước và sau. Mặt khác, trong khi đánh giá một ngành nào đó, nhiều chỉ tiêu được đánh giá không thích hợp, mà những chỉ tiêu này là chủ đạo, quyết đính tới sự phù hợp phát triển của ngành sản xuất đánh giá, khí đó ngành này sẽ được loại trừ để đưa ngành sản xuất khác vào đánh giá. Tuân thủ nghiêm ngặt các phương pháp, nguyên tắc đánh giá và nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu, kết quả đánh giá được thể hiện trên bản đồ theo ba mức độ: thích hợp nhất - Ví dụ ký hiệu N1, thích hợp - N2, tương dối thích hợp - N3 hay C1, C2, C3…cụ thế đối với từng ngành kinh tế có hướng phát triển theo các loại hình khác nhau và trên cơ sở các kết quả đánh giá đó có thể đưa ra các kết luận mang tính định hướng, tương đối chính xác của việc sử dụng hợp lý tài nguyên từng lãnh thổ.

CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN CHO VIỆC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN Ở VIỆT NAM

II.1. Những khía cạnh ứng dụng kết quả nghiên của cảnh quan cho các mục

đích thực tiễn

Mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa con người và tự nhiên, đặc biệt mối liên quan của đặc trưng các tổng hợp thể tự nhiên và các hoạt động sản xuất được thể hiện dưới nhiều dạng, nhiều hình thức khác nhau. Kết quả phân tích, đánh giá cho thấy các cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam có đầy đủ những điều kiện thuận lợi về chức năng cho đời sống con người, phát triển của ngành sản xuất, kinh tế, mức độ đa dạng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên,... Một trong những nội dung thiết thực nghiên cứu, đánh giá cảnh quan với các mức độ khác nhau của công tác sử dụng tài nguyên lãnh. thợ Việt Nam cần phải đề cập đến là việc phân định các loại hình sản xuất chính như nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, du lịch và nghỉ dưỡng,... theo lãnh thổ mà trong khuôn khổ cuốn sách này sẽ cố gắng đề cập, phân tích sâu hơn.

Phương pháp tiếp cận tổng hợp trong nghiên cứu vùng để giải quyết các vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và phát triển môi trường bến vững vế thực chất sẽ bao gồm việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống đặc điểm của

Một phần của tài liệu Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam (Trang 125 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)