3 Đặc điểm động lục cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam

Một phần của tài liệu Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam (Trang 87 - 92)

Các cảnh quan nhiệt dại gió mùa nói chẳng có tính biến động khá cao và phạm vỉ dao động tương đối lớn, biểu hiện ở trong các nhịp điệu phát triển của chúng. Một trưởng nhiệt đới gió mùa là môi trường thuận lợi cho các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng với tốc độ và cường độ cao quanh năm với sự luân phiên thay đổi của

các dạng chuyển hóa vật chất - năng lượng đó.

Vành đai nội chí tuyến là nơi nhận được lượng bức xạ nhiệt lớn nhất từ các địa chiếu của mặt trời và phân bố khá đồng đều trong năm, chính nguồn năng lượng này là động lực chính cho các quá trình phát sinh và phát triển của các cảnh quan nhiệt đới. Mặt khác diễn biến của các quá trình liên quan đến hoạt động trong lòng Trái đất cũng phức tạp trong vành đai nội chí tuyến với các dị thường địa từ Trái đất, những biến động mang tính chất hành tinh trong sự kết hợp của hai nguồn năng lượng bên trong lòng đất và bức xạ mặt trời tạo nên tính biến động rất cao của vành đai nhiệt đới.

Sự luân phiên tác động của hai cơ chế gió vào 2 mùa tạo nên tính chất điển hình của vành đai gió mùa là sự phân hóa mưa - khô sâu sắc, lượng mưa của các lãnh thổ nhiệt đới gió mùa phụ thuộc vào vỉ trí địa lý và tính chất lục địa của chúng, các lãnh thổ ở ven đại dương như Đông Ấn Độ,... đều nhận được lượng mưa lớn, nhưng tập trung đến 90% vào một mùa. Lượng mưa bình quân năm của các lãnh thổ này đều có thể đạt được trên dưới 2.000mm, song lượng mưa mùa Hạ thường đạt 1.600 ~ i.800 mui. Vì vậy những lãnh thổ này thưởng được gọi là các vùng nhiệt đới gió mùa ẩm, tính chất này bao trùm toàn bộ tự nhiên của các lãnh thổ đó tạo nên các đặc trưng chuyển hóa vật chất trong khối vật chất không sống cũng như khối vật chất sống.

Sự phát triển của các quá trình ngoại sinh diễn ra khá mạnh mẽ trong điều kiện nhiệt ẩm cao như các quá trình phong hóa phá hủy đá mẹ đến các aiumosilicat tạo nên vo phong hóa nhiệt đới thường sâu, dày, các mạng tinh thể hầu như phân hủy hoàn toàn giải phóng một lượng lớn các hợp chất hóa học khỏi các kết cấu bền vững, trong đó có một lượng lớn các hợp chất hóa trị ba như các oxyt, các hydroxit sắt, nhôm, ma ngan,... với sự phổ biến của các lớp vỏ síanỉt, laterit,...

Tuy nhiên điều kiện gió mùa tạo nên nhịp thở của quá trình phong hóa, tạo ra hai pha tác động khác nhau vào hai mùa trong năm của quá trình này.

Tác động của nhịp điệu mùa trong điều kiện nhiệt đới tạo nên sản phẩm tự nhiên đặc thù là quá trình hình thành đất feralỉt. Sự phân hủy của các khoáng chất đến các sỉlỉcat giải phóng lượng lớn oxyt sắt và nhôm hóa trị ba trong các vỏ phong hóa theo các dòng nước lên, xuống theo chiều dọc phẫu diện, thay đổi theo mùa và đã hình thành tầng tích tụ các oxyt này. Đây là đặc trưng quan trọng chia đất feralit và kết thức bằng sự hình thành các tầng đá ong chặt - các tầng gắn kết các kết von.

Nhịp điệu mùa thể hiện rõ nét trong việc hình thành mạng lưới thủy văn và chế độ dòng chảy của chúng, cán cân nước có diễn biến theo mùa quy định rất nhiều tính chất mùa của quá trình vận chuyển và chuyển hóa vật chất, tác động mạnh mẽ lên khối vật chất sống.

Những tác động động lực đó tạo nên nhíp thở của môi trường và cũng tạo nên nhịp điệu sống của khối vật chất sống. Các diễn biến mùa đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, tăng trưởng, đến năng suất sinh học và sinh khối mùa của các quần thể sinh vật nhiệt đới gió mùa và điều quan trọng là quy định đặc tính mùa vụ của khối vật chất

sống, tạo nên tiềm năng mùa của các cảnh quan.

Trong hoàn cảnh đó tác động của con người có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hướng phát triển tự nhiên để tạo sinh khối cao nhất, song phần lớn tác động của con người ở vùng nhiệt đới gió mùa thường theo hướng ngược mì, từ một hệ sinh thái đa dạng trở thành hệ sinh thái độc canh. Các cảnh quan dần bị thoái hóa, suy giảm các đặc tính chất lượng và cạn kiệt dần tiềm năng của mình, khiến cho các đặc tính chất lượng đó ngày càng khó phục hồi. Đây là đặc điểm hạn chế lớn nhất của các cảnh quan nhiệt đới gió mùa.

Các đặc điểm động lực của cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam mang nhiều nét phức tạp hơn. Bên cạnh các đặc điểm có tính chất nhiệt đới và gió mùa của vành đai nội chí tuyến, ảnh hưởng của địa hình châu Á trong tương quan với các hình thể gió mùa dã tạo nên hoạt động xâm nhập sâu của gió mùa ngoại chí tuyến không khí cực đới (NPC) đã không chỉ khơi sân tính chất mùa của chế độ ẩm mà cả chế độ nhiệt làm cho nhiệt độ mùa Đông của phần lãnh thổ phía Bắc Việt Nam xuống thấp mà không nơi nào cùng vĩ độ có được, làm cho sự pha trộn của các yếu tố ngoại chí tuyến tăng lên đến mức nhiều tác giả đã định xếp tự nhiên của phần lãnh thổ này mang tính chất á nhiệt đới.

Tác động của nhân tố đó đã tạo nên sự tranh chấp giữa các tính chất nội và ngoại chí tuyến về mùa Đông, tạo nên biên độ cực kỳ lớn trong tự nhiên mà không nơi nào trong vành dai nội chí tuyến có được. Trong những ngày mùa Đông, dao động nhiệt dụ trước và sau khi gió mùa Đông Bắc (không khí cực đối) tràn về có thể chênh nhau trên i OOC trong vòng 24 giờ phá vỡ tính chất nhiệt đới và thay vào đó các diễn biến khác của tự nhiên dược nhiều tác giả gọi là "nhiệt đới biến tính ". Tác động của nhịp điệu mùa này trong chế độ nhiệt - ẩm tạo nên các cảnh quan có tính chất đặc trưng riêng của phần lãnh thổ phía Bắc, ảnh hưởng đến vĩ độ 180 Bắc, trong đó hình thành 2 mùa lạnh khô và nóng ẩm và thêm vào đó là hai mùa chuyển tiếp ngắn khác với sự phân hóa hai mùa mưa - khô của vành đai nội chí tuyến.

Tác nhân địa hình có vai trò lớn trong phân phối lại nguồn năng lượng và tác động lớn dấn quá trình chuyển hóa vật chất - ảnh hưởng đến nguồn động lực phát triển của các cảnh quan. Với hướng chung của sơn văn, hệ núi Tây Bắc, Trường Sơn có tác dụng ngăn chặn hoàn lưu, ngăn cản hoạt động của không khí cực đối sang phía Tây, làm cho các cảnh quan Tây Bắc có nhịp điệu mùa và tính chất mùa điển hình hơn của vùng nội chí tuyến, song cũng hướng sơn văn đó lại tạo sự lệch pha trong chế độ mưa - ẩm mà Trung Bộ có được, mùa mưa ẩm của phần lãnh thổ này từ tháng VIII đến tháng I năm sau. Trong khi đó, mùa khô hạn, đặc biệt nóng, khô trong hiệu ứng lớn của gió mùa Tây Nam, ảnh hưởng các kỳ lớn lao đến sinh thái cây trồng đến mùa vụ và đời sống con người.

Hướng vòng cung mở rộng về phía Bắc và Đông Bắc của các khối núi thấp Đông Bắc lại tạo điều kiện thâm nhập nhanh và sâu của khối không khí cực đối, làm

cho phần lãnh thổ này lạnh nhất so với các lãnh thổ khác của Việt Nam. Nơi đây thực sự hình thành một mùa Đông lạnh mà nhiệt độ của các tháng mùa Đông xuống dưới 150C. Vì vậy, các cảnh quan phát triển mang các đặc điểm và tính chất á nhiệt đới. Tác động động lực còn biểu hiện trong mối tương quan tác động của lãnh thổ trong quá trình của biển, các hình thái khí áp địa phương hình thành theo mùa trên đồng bằng sông Hồng và vịnh Bắc Bộ làm lệch hướng tác động của các luồng gió mùa mùa Hạ khi tác động vào phần lãnh thổ phía Bắc, phá vỡ các đặc điểm mưa nhiệt đới (thưởng mưa vào buổi chiều) làm cho diễn biến mưa mùa Hạ ở phần lãnh thổ này không theo quy luật và biến động rất lớn. Mưa có thể đến bất cứ lúc nào cũng như có thể kéo dài hàng tuần, cũng có thể trong mùa mưa thời kỳ khô hạn kéo dài đến gần 1 tháng, làm cho các cảnh quan trên phần lãnh thổ phía Bắc có mức độ biến động lớn, tạo ra khả năng chống chịu tai biến có dải biên độ sinh thái lớn, trong đó các sinh vật tồn tại dược là các loại đã bí địa phương hóa cao. Vì vậy, việc tạo tập đoàn cây con không chỉ phù hợp đối với điều kiện sinh thái mà cần tạo ra các tập đoàn thành một quần thể có tính hỗ trợ cao như của tự nhiên, trong đó các cây chiu bóng phát triển dưới tán che và một quần thể kín có khả năng bảo tồn các Điều kiện sinh trưởng thích hợp trong các cảnh quan trên phần lãnh thổ phía Bắc.

Tác động động lực của biển còn ảnh hưởng qua các thiên tai như bão, sóng lớn và các tác động khác. Trong đó bão, Đông nhiệt đới trên lãnh thổ nước ta có sức phá hủy rất lớn: trong cơn bão, gió và mưa có khả năng hủy diệt đối với các cảnh quan nông nghiệp, các cảnh quan văn hóa.

Hoạt động kinh tế khai thác lãnh thổ là một động lực lớn cho phát triển và cải tạo các cảnh quan, với các tác động của con người nguồn năng lượng tự nhiên được tập trung lại, phân phối mí và các quá trình chuyển hóa vật chất được hướng theo các hướng khác nhau mà tự nhiên phải mất một thời gian dài mới điều chỉnh được, nhiều cảnh quan có các chu trình chuyển hóa vật chất do con người điều chỉnh một phần lớn như các cảnh quan nông nghiệp, các cảnh quan đô thỉ, các cảnh quan công nghiệp,... mang tính chất động lực kỹ thuật.

Quá trình sử dụng và chuyển hóa các nguồn năng lượng trong các cảnh quan là quá trình có tính chất tổng hợp các chuyển hóa năng lượng đó ở các khối vật chất khác nhau cấu thành nên chúng. Sự phấn giải nguồn năng lượng bên trong thông qua quá trình phong hóa đã sử dụng một phần năng lượng bức xạ mặt trời để phá vỡ liên kết hóa học của các khoáng chất, giải phóng năng lượng trong các mạng liên kết đó, đồng thời vừa tiếp nhận năng lượng bức xạ mặt trời để hình thành các hợp chất mới, tham gia vào các quá trình hình thành đất, vào thành phần nước,...Mặt khác nhờ năng lượng mặt trời chuyển hóa đó mới có động lực để thúc đẩy các quá trình ngoại lực di chuyển, vận chuyển các vật chất trong khối các vật chất sống.

Trong khối các vật chất sống, việc sử dụng năng lượng mặt trời mang tính chất sống còn của sinh vật, hơn thế nữa, cây xanh đóng vai trò hấp thụ và cải biến trực tiếp

năng lượng này qua quá trình quang hợp để tạo ra sinh khối xanh, nguồn cung cấp năng lượng cho chuỗi dinh dưỡng sinh vật.

Con người thông qua các hoạt động sống và hoạt động kỹ thuật vừa sử dụng trực tiếp nguồn năng lượng làm động lực sử dụng và cải tạo cảnh quan, vừa gián tiếp tác động lên quá trình phân chia nguồn năng lượng đó và hướng việc sử dụng năng lượng này vào các mục đích làm tăng sinh khối và làm tốt lên môi trường. Với điều kiện kỹ thuật cho phép, con người ngày càng sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn năng lượng cho các mục đích của mình.

Do vậy, việc sử dụng hợp lý và làm tốt lên tiềm năng của các cảnh quan phụ thuộc nhiều vào việc điều khiển cơ chế năng lượng của chúng, đặc biệt đối với các cảnh quan với quy luật phân hóa ở các cấp thấp. Vì vậy, trong đính hướng đánh giá, sử dụng các cảnh quan Việt Nam cần chú ý đến đặc điểm động lực này, những đặc điểm hình thành và phát triển mang những sắc thái riêng của mỗi loại, mỗi nhóm loại cảnh quan đó. Công tác quy hoạch và tổ chức lãnh thổ cũng cần dựa trên đặc điểm động lực này.

Tác động động lực diễn ra trong suốt quá trình thành tạo cảnh quan nhiệt đợt gió mùa Việt Nam, đặc biệt các phụ hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa lạnh khô và lạnh ẩm có biên độ sinh thái khá lớn do đặc điểm thích nghi của khối vật chất sống với điều kiện môi trường, trong đó sự đan xen thành một quần thể thống nhất giữa các loại địa phương với các đại diện từ các khu hệ sinh vật lân cận đã được địa phương hóa, vừa cạnh tranh nhau trong đấu tranh sinh tồn, vừa nương tựa vào nhau tránh các thiên tai hoặc các điều kiện bất lợi khác vì vậy khả năng chống chịu của các quẩn thế sinh vật nhiệt đới gió mùa rất lớn, tạo nên độ bền vững của các cảnh quan đối với các tai biến.

Sự thống nhất của các quần thể tự nhiên nhiều tầng với mức độ đa dạng sinh học cao, sử dụng tối đa lượng bức xạ mặt trời, đõ ẩm của không khí, bức xạ nhiệt mặt đất vào mùa lạnh, cản và hạn chế bớt tác động của gió, bão, của dòng chảy mặt, cũng như các đợt gió khô nóng, tạo ra môi sinh bền vững. Trong khí các cảnh quan nông nghiệp hay các cảnh quan tâm nghiệp độc canh mất hẳn các đặc tính đó, giảm độ bền vững và khả năng chống chịu các tác động của môi trường. Vai trỏ của đa dạng sinh học là cực kỳ lớn trong cảnh quan, không chỉ ở chỗ tạo ra lượng sinh khối tối đa mà làm tăng tính bền vững của môi trường, đồng thời cải thiện môi trường tốt lên.

Việc tạo môi trường hợp lý và đa dạng sinh học của các cảnh quan đô thí cũng có ý nghĩa to lớn nhằm xây dựng các điều kiện sinh thái tối ưu cho cuộc sống của con người, trong đó chú trọng đến các đô thị, thành phố cây xanh, các quần thể kiến trúc hòa hợp với các sinh thái cảnh làm tăng độ thẩm mỹ và tốt lên môi trường, tạo dựng một môi trường sinh thái tốt.

Độ bền vững của các cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động kỹ thuật của con người, những đặc điểm cấu trúc, động lực của

các cảnh quan này cho thấy tối ưu nhất là các tác động theo quy mô vừa và nhỏ, việc xây dựng các công trình kỹ thuật lớn đòi hỏi các chí phí bảo vệ môi trường rất lớn, kém hiệu quả kinh tế, gây nên những biến động bất lợi lớn cho môi trưởng sinh thái.

Tóm mỉ các đặc tính động lực và độ bền vững của các cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam là nguyên nhân và hệ quả của mối tương quan chuyển hóa vật chất và

năng lượng giữa các phần cấu trúc của các cảnh quan. Việc tạo một môi trường lâu bền là kết quả tác động hợp lý theo dính hướng tối lại mối tương quan đó, vì vậy việc nghiên cứu động lực của cảnh quan có ý nghĩa to lớn trong sử dụng hợp lý lãnh thổ Việt Nam.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam (Trang 87 - 92)