Báo cáo : Thực hành Công tác xã hội với cá nhân
Trang 12 Tiến trình Công tác xã hội với cá nhân qua quá trình
làm việc và can thiệp với em Thức
19
IV Phụ lục( Một số hình ảnh về làng trẻ em Birla) 70
Bài tự lượng giá thực tập của sinh viên 72
Trang 2Lời cảm ơn
Trong thời gian vừa qua, với yêu cầu của môn học “ Thực hành Công tác
xã hội với cá nhân”, tôi đã tiến hành thực tập tại làng trẻ Birla ( số 4 Doãn Kế
Thiện- Mai Dịch- Cầu Giấy- Hà Nội) Thời gian thực tập kéo dài hai tháng, từ23/3 đến 23/5 và thời gian đến trung tâm tối thiểu là hai buổi trong một tuần vàmỗi buổi kéo dài hai tiếng Qua làm việc tại trung tâm tôi đã được giám đốc, phógiám đốc tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể tiến hành các hoạt độngcủa mình trong đợt thực tập môn học này Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chânthành đến kiểm huấn viên của mình là anh Lê Trọng Đức đã hướng dẫn, giúp đỡ,cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến môn học Cảm ơn hai cô: CôNhung và cô Lan đã luôn là cầu nối cho quá trình tôi tiến hành các hoạt động vớicác em và thân chủ của mình Đồng thời, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chânthành đến cô giáo bộ môn Ngô Thị Thanh Mai đã giúp tôi liên hệ với cơ sở vàhướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập Đợt thực tập này là cơ hội thuận lợi
để tôi có thể áp dụng những kiến thức đã học của mình vào thực tiễn, vào tiếntrình giúp đỡ thân chủ Quả thực tôi cảm thông cho hoàn cảnh của các em ở làngtrẻ, nếu không có đợt thực tập này thì tôi sẽ không có cơ hội xây đắp thêm những
lỗ hổng kiến thức của mình Các em tuy có hoàn cảnh éo le và chịu nhiều thiệtthòi nhưng bù lại các em có tấm lòng yêu thương nhau và đây là điểm đã ghi lạisâu sắc trong lòng tôi Tuy vậy, trong quá trình thực tập ngoài một số thuận lợi,tôi đã gặp không ít những khó khăn nhất định và nó đã phần nào hạn chế đến quátrình thực tập
Thời gian thực tập kết thúc và tôi nhận thấy mình đã có nhiều cố gắng đểhoàn thành tốt các nhiệm vụ tại cơ sở và các yêu cầu liên quan đến môn học
Trang 3Theo yêu cầu môn học cứ mỗi tuần có tối thiểu hai buổi để làm việc với các em
và mỗi buổi là hai giờ nhưng tôi đã tận dụng hết thời gian có thể để đến cơ sở vàtiến hành thực tập Trong hai tháng là những nỗ lực của tôi và tôi đã thu được kếtquả Tôi xin gửi kèm báo cáo thực tập phần nội dung thực tập cụ thể của mình ởtrang đính kèm Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô, cácchú tại trung tâm Birla, cảm ơn cô giáo bộ môn đã giúp đỡ tận tình Chúc mọingười sức khỏe và hạnh phúc!
Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2009 Sinh viên
Bùi Thị Liên
Trang 4Nội dung
Như chúng ta đều biết, thực tập Công tác xã hội là hoạt động sinh viênCông tác xã hội được đưa xuống các cơ sở xã hội để làm các công việc của mộtnhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong một thời gian nhất định Đây làgiai đoạn sinh viên vận dụng những lý thuyết, kỹ năng đã học để hỗ trợ một thânchủ cụ thể trong bối cảnh cơ sở xã hội Đây được xem là một khâu bắt buộctrong quy trình đào tạo Công tác xã hội
Với vai trò là những bên có liên quan, mối quan hệ giữa sinh viên thực tậpcông tác xã hội với điều phối viên, giáo viên hướng dẫn thực hành và kiểm huấnviên ở cơ sở thực tập là rất lớn Mối quan hệ đó được thể hiện rõ bằng sơ đồ sauđây:
- Điều phối viên
- Giáo viên hướng dẫn
thực hành
CƠ SỞ ĐÀO TẠO
Kiểm huấn viên
CƠ SỞ THỰC TẬP
Trang 5Và như bản báo cáo đã trình bày, đây cũng là phần chính của báo cáo.Trong phần nội dung cụ thể của báo cáo này, tôi xin chia thành ba phần chínhnhư sau:
Phần 1: Tổng quan về cơ sở- làng trẻ em Birla
Phần 2: Tiến trình giúp đỡ một thân chủ cụ thể
Phần 3: Nhìn lại đợt thực tập
Nội dung cụ thể các phần như sau:
Phần 1: Tổng quan về cơ sở- làng trẻ em Birla
Chúng ta thường biết và nhắc nhiều đến làng trẻ SOS mà không biết rằngngay cạnh làng trẻ đó còn tồn tại một làng trẻ mà mục đích hoạt động chẳngkhác nào làng trẻ SOS, chỉ khác rằng quy mô và sự quan tâm của chúng ta tớilàng trẻ đó còn quá ít Đó là làng trẻ em Birla Đây là một trung tâm nuôi dạy trẻ
mồ côi của Thành phố Hà Nội Nó trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xãhội Hà Nội, được thành lập ngày 2/11/1987, theo quyết định số 5026/QĐ-TC củaUBND Thành Phố
Như chúng ta biết, con người sinh ra đều có những số phận và hoàn cảnhkhác nhau Có những người sinh ra đã có một cuộc sống sung sướng, hạnh phúc,
có một mái ấm gia đình đầy ắp tiếng cười, được sống trong tình thương của bố
mẹ, người thân Nhưng cũng có những số phận kém may mắn, những đứa trẻsinh ra đã không được biết bố mình là ai, mẹ mình là ai Cuộc sống khó khăn đếnvới các em khi các em còn quá nhỏ Tuổi thơ của em phải chịu nhiều thiệt thòi
Và để bù đắp phần nào, che chở phần nào cho những thân phận mồ côi đó, một
Trang 6trung tâm chăm sóc trẻ mồ côi trong cả nước lại tiếp tục được ra đời Đó là làngtrẻ Birla.
Hiện nay địa điểm của làng trẻ tại: Số 4 phố Doãn Kế Thiện - Phường MaiDịch - Quận Cầu Giấy - Thành phố Hà Nội Làng trẻ Birla tính đến nay đã hoạtđộng được 23 năm và nó cũng có một lịch sử thành lập và phát triển
1 Lịch sử về làng
Làng trẻ em Birla là công trình quà tặng của ngài Birla người Ấn Độ Giáo sư tiến sĩ - Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp nhẹ Cimcô - Birla và giađình tặng UBND Thành Phố Hà Nội khi ngài đi thăm và làm việc tại Việt Namnăm 1983
-Công trình được khởi công xây dựng năm 1985 và hoàn thành năm 1987với cơ sở hạ tầng ban đầu bao gồm:
- Khu A là nơi làm việc của bộ máy quản lý của Làng trẻ và khu học nghề,sinh hoạt ngoại khoá của Làng trẻ sau giờ đi học tại trường Công lập
- Nhà mẫu giáo N
- 02 nhà nuôi trẻ C1, C2 với quy mô nuôi 25 trẻ / nhà
Sau khi xây dựng xong công trình, gia đình Ngài Birla giao lại cho UBNDThành phố Hà Nội quản lý ( Ngài Birla bị bệnh hiểm nghèo đã qua đời khi côngtrình chưa xây dựng xong) và gia đình cùng tập đoàn Cimcô Birla không giúp đỡ
gì thêm cho các cháu mồ côi của làng
Ngày 15-8-1988 Làng trẻ đón 50 trẻ hoàn toàn mồ côi cả cha lẫn mẹ, pháttriển bình thường ở độ tuổi đón vào 2 - 12 tuổi của Thành phố Hà Nội vào nuôi,nguồn kinh phí nuôi dưỡng do UNND Thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm
Trang 7Đến năm 1992 bằng tình cảm và sự cố gắng của cán bộ, của các bà mẹ dù
số cán bộ không tăng, trang bị cơ sở vật chất của 02 nhà nuôi trẻ như cũ, Làng đãnuôi lên 80 trẻ
Những hoạt động của làng trẻ không chỉ thu hút sự chú ý của các cấp lãnhđạo và người dân thành phố mà nó còn nhận được sự quan tâm của các tổ chứcnước ngoài, đặc biệt là sự quan tâm của ngài đại sứ hữu nghị Việt- NhậtSUGIRYOTARO Ông đã quan tâm và giúp đỡ làng trong hai mươi năm nay.Hiện nay ông nhận đỡ đầu cho 30 con sống trong làng và đã trưởng thành
Năm nào ông cũng tới thăm( ít nhất một lần) trao quà và chia sẻ những khókhăn mà làng trẻ gặp phải Thông qua các hoạt động, ông cũng kêu gọi nguồn hỗtrợ ODA của Nhật Nhân dịp 20 năm thành lập, Chính phủ Nhật đã tặng 86.000$
để xây dựng thêm một nhà chăm sóc và nuôi dạy trẻ ở trong làng Tuy nhiên, sốtiền nói trên không đủ để khởi công xây dựng và phải xin thêm trợ cấp của thànhphố Dự án đã được UBND Thành phố phê duyệt và cấp ngân sách của Nhànước xây dựng xong trong năm 1998 Ngôi nhà được khánh thành vào tháng3/2009
Số lượng trẻ mồ côi hiện nay được nuôi tại Làng trẻ ở 04 gia đình (nhà C1,C2, C3, C4) là 120 trẻ Mỗi gia đình có từ 30 đến 40 em đủ mọi lứa tuổi và hai
mẹ, riêng nhà C4 do mới xây dựng nên hiện tại chỉ có 2 em nhỏ trong gia đình
Làng trẻ em Birla từ khi ra đời đến nay đã có những bước tiến đáng kể.Làng đã gặp không ít những thuận lợi và khó khăn nhưng cán bộ và các em tronglàng đều đã cùng cố gắng vươn lên Vì điều kiện và số lượng có hạn nên làng trẻchỉ đón nhận những em có hoàn cảnh như sau:
2 Điều kiện để trẻ được nhận vào nuôi dưỡng tại làng trẻ và chế độ
Trang 8nuôi dưỡng tại làng trẻ
a Điều kiện để trẻ được nhận vào nuôi dưỡng tại làng trẻ
- Các em mồ côi cả cha lẫn mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ (người còn lại ốm đau
- nghèo khó không thể nuôi được con) có hộ khẩu thường trú tại Thành Phố HàNội
- Các em được đón vào Làng trẻ ở độ tuổi 2 - 12 và phát triển bình thường
- Các em là trẻ có nguồn gốc gia đình Khi mồ côi cha mẹ được thân nhânlàm đơn trình các cấp có thẩm quyền xin cho trẻ vào các trung tâm nuôi trẻ mồcôi của Thành phố Khi Thành phố có quyết định tiếp nhận thì trẻ được Làngđón vào nuôi theo chỉ tiêu Nhà nước giao hàng năm
b Chế độ nuôi dưỡng tại làng trẻ
Trong làng, ở mỗi đơn vị gia đình, các em đều được nuôi dưỡng vàchăm sóc như những gia đình bình thường ngoài xã hội Các em có mẹ, có anhchị em Ngoài giờ học ở trường các em tham gia giúp đỡ mẹ: trồng rau, chănnuôi lợn, gà để cải thiện bữa ăn và rèn luyện ý thức lao động
Khi vào Làng, tuỳ theo độ tuổi các em được học từ lớp mẫu giáo đến hếtphổ thông trung học (lớp 12) Quá trình sống tại Làng từ 13 tuổi trở lên các emđược Làng tổ chức học nghề (may) tại Làng, hoặc gửi đi học nghề tại các trungtâm (điện tử, điện lạnh, nấu ăn ) ở các trung tâm trong dịp hè Trong dịp hè các
em còn được Làng tổ chức các lớp năng khiếu như: múa, hát, đàn, vẽ Đối vớinhững em tốt nghiệp phổ thông, các em được Làng khuyến khích thi đại học, caođẳng, trung cấp Và nếu đỗ sẽ được làng hỗ trợ kinh phí để học tập
Sau khi đến 18 tuổi học xong phổ thông trung học, các em trưởng thành
Trang 9trở về với thân nhân, với xã hội và phải tự mình kiếm sống
Cũng cần nói thêm rằng trong thời gian sinh sống tại làng, mỗi năm các emđược phép về thăm gia đình hai lần Vào các dịp hè, các em được tổ chức đitham quan du lịch Theo như tôi biết, năm 2008 các em được tổ chức đi Đồ Sơn
và theo kế hoạch năm nay, ban quản lý sẽ tổ chức cho các em đi vui chơi ỏ bãibiển Cửa Lò
Kế hoạch là vậy nhưng khó khăn lớn nhất của làng trẻ từ trước tới giờ vẫn
là nguồn kinh phí Nguồn kinh phí không đủ để chi trả cho cán bộ và nuôi dạycác em trong Làng
- Phòng Y tế - Nuôi dưỡng: 08 người (trong đó có 07 bà mẹ)
- Phòng Giáo dục - Dạy nghề: 04 người
Lương và các khoản phụ cấp của bộ máy quản lý Làng trẻ do Nhà nướccấp như sau:
Lương bình quân của cán bộ quản lý và các bà mẹ là 1.716.000đồng/người/tháng (mỗi bà mẹ chịu trách nhiệm nuôi từ 18 - 19 trẻ)
Tình hình tài chính để nuôi dưỡng - giáo dục trẻ mồ côi được Ngân sáchThành phố cấp như sau:
Trang 10+Tiền mua thuốc chữa bệnh
+Tiền mua quần áo( mặc thường ngày- đồng phục), giày dép
+Các hoạt động ngoại khoá
Qua những nỗ lực và cố gắng của những con người nơi đây, từ cấp quản
lý, các cán bộ tới các bà mẹ và các con, những thành tựu mà làng trẻ em Birlahiện nay đạt được là những kết quả đáng mừng và đáng trân trọng:
4 Những kết quả đã đạt được trong quá trình hoạt động của làng trẻ
Thành lập ngày 20-11-1987 đến nay đã được hơn 20 năm, Làng trẻ đã tiếpnhận và nuôi dạy 259 trẻ mồ côi của Thành phố
Kết quả học tập hàng năm đạt từ 98 - 100% trẻ được lên lớp Tỷ lệ khá giỏi
từ 50-65%; tỷ lệ con ngoan trò giỏi đạt từ 70-75%; tỷ lệ trẻ thi đỗ cao đẳng, đạihọc từ 40-45%
Từ năm 1994 đến nay, Làng trẻ đã có 183 em rời khỏi Làng: 97 trẻ trưởngthành trở về với thân nhân (khi đủ 18 tuổi - học xong lớp 12), 17 trẻ được nhậnlàm con nuôi (trong đó 13 trẻ làm con nuôi người nước ngoài, 03 trẻ làm connuôi người trong nước) Trong 97 trẻ trưởng thành có 14 trẻ học Đại học cácngành: Kinh tế, Sư phạm ngoại ngữ, Quản trị kinh doanh, Giao thông, Thương
Trang 11mại Có 20 trẻ học xong Trung cấp các ngành: Bảo trợ xã hội, Sư phạm, Điện tử,Điện lạnh Số còn lại được Làng tạo điều kiện học các nghề: may, điện, nấu ăn,thủ công mỹ nghệ ở các Trung tâm dạy nghề của Thành phố.
Đa số các em học nghề, một số học Trung cấp được Làng và các trung tâmhọc nghề tạo điều kiện xin việc làm để có thể tự nuôi sống bản thân và tự mìnhphấn đấu sau khi rời khỏi làng
Không những vậy, khi các em còn sống trong làng, các em được giáo dục
về giới tính sức khỏe sinh sản, về những kiến thức tâm sinh lý nhằm mục đíchtrang bị cho bản thân để các em có thêm kiến thức phục vụ cho mình
Đối với những em khi được các gia đình trong và ngoài nước nhận làm connuôi, mặc dù đi xa nhưng các em vẫn gắn bó tình cảm với Làng, vẫn thườngxuyên liên hệ về Làng, về thăm Làng, thăm mẹ và các anh chị em trong dịp LễTết
Trong hơn 20 năm nuôi dưỡng, các em trong Làng được tham gia cácchương trình ngoại khoá của Thành phố, Ngành, địa phương và đều đạt thànhtích cao Đó là một kết quả đáng trân trọng, là sự cố gắng của cán bộ và các emtrong Làng
Ngoài ra, khi các em đã lớn, đến tuổi lập gia đình, Làng đã đứng ra tổ chức
lễ cưới cho 28 em và có giúp đỡ ban đầu cho gia đình mới của các em
Một kết quả đáng tự hào nhất của Làng trẻ em Birla là đã nuôi dạy các em
mồ côi trưởng thành, trở thành những công dân có ích cho xã hội
Tuy nhiên, song song với những thành tích đã đạt được, làng trẻ luôn gặpnhững trở ngại mà trở ngại lớn nhất là nguồn kinh phí nuôi dạy trẻ trong làng
Trang 12còn thiếu thốn Kinh phí được nhà nước cấp cho việc sinh hoạt, học tập của trẻquá thấp so với nhu cầu của các em:
5 Những khó khăn của làng trẻ trong quá trình nuôi dưỡng, giáo dục trẻ
+ Về sinh hoạt: Không cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho trẻ trong quatrình nuôi dưỡng và sư phát triển của trẻ
+ Quần áo, sách vở, đồ dùng học tập của trẻ không đáp ứng đủ nhu cầu.+ Về hoạt động khác: không có kinh phí cho trẻ học tập thêm để nâng cao
kỹ năng và trình độ nên khả năng trẻ mồ côi tại Làng thi đỗ vào đại học còn hạnchế
- Các em thi đỗ vào đại học, cao đẳng, trung cấp nếu tiếp tục đi học gặp rấtnhiều khó khăn trong học tập và sinh hoạt vì Làng không còn kinh phí được nhànước cấp nuôi trẻ khi trẻ đã trưởng thành
- Khi các em hoạt động ngoại khoá ở xa không có phương tiện đi lại
- Công tác dạy nghề tại đơn vị chưa có điều kiện đầu tư: hiện tại Làng có
01 xưởng may hoạt động, còn lại xưởng mộc, hàn, điện chưa có
Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, với yêu cầu ngày càng cao của cuộcsống, trung tâm nuôi dạy trẻ đã gặp không ít những khó khăn, việc thiếu ngânsách để có thể đảm bảo cho các em trong làng có một cuộc sống tốt hơn luôn làđiều khiến các cán bộ quản lý phải đau đầu suy nghĩ
Làng trẻ em Birla bên cạnh thiên chức là một đơn vị bảo trợ xã hội, đâycòn là nơi để các em mồ côi có được một mái ấm gia đình, là nơi các em đượcđón nhận tình thương yêu, được chăm sóc nuôi dạy để trở thành những công dân
Trang 13tốt của xã hội Trung tâm và các em luôn mong muốn được sự quan tâm và giúp
đỡ của mọi người, của các tổ chức khác trong và ngoài nước Với truyền thốnglâu nay của dân tộc: “Lá lành đùm lá rách”, “ Lá rách ít đùm lá rách nhiều”,chúng ta hãy có trách nhiệm cùng chung tay để giúp đỡ các em có một cuộc sốngtốt đẹp hơn, giúp làng trẻ ngày một phát triển thêm và trong đó trách nhiệm củangười làm Công tác xã hội là rất lớn
Trên đây là phần tóm lược về làng trẻ em Birla và cũng là cơ sở nơi tôithực tập Phần tiếp theo tôi xin đi sâu bài báo cáo của mình về tiến trình canthiệp và làm việc với thân chủ
Phần 2: Tiến trình làm việc và can thiệp với thân chủ
Trong chúng ta chắc hẳn ai cũng biết tiếp cận và làm việc với trẻ bìnhthường đã khó, nay làm việc với trẻ em mồ côi lại càng khó hơn Trong thời gianthực tập tại làng trẻ Birla, tôi đã được tiếp xúc và làm quen với nhiều đối tượngtrẻ em mồ côi Mỗi em đều có những hoàn cảnh khó khăn khác nhau Tuy nhiên,qua quá trình làm việc, tôi đã chọn lựa hai đối tượng là hai em nam có độ tuổikhác nhau, cấp bậc học khác nhau để làm việc Và cuối cùng, tôi đã đi đến canthiệp với một đối tượng cụ thể của mình Tuy nhiên, trong giới hạn bài báo cáonày, tôi xin trình bày thêm về hoàn cảnh của hai em và lý do vì sao tôi lại tiếnhành chọn một trong hai em đó để làm đối tượng can thiệp của mình
1 Tiểu sử về thân chủ:
Trường hợp 1:
Em tên là Cao Văn Thức, 18 tuổi Hiện đang là học sinh lớp 9 trường trunghọc phổ thông Cầu Giấy( Hà Nội) Mẹ em là một người đàn bà tha phương cầuthực từ đâu tới Sóc Sơn( Hà Nội) sinh sống Bà không có anh em họ hàng thân
Trang 14thích, hàng ngày chỉ biết đi mò cua bắt ốc ngoài đồng về bán lấy tiền mua gạo.Chị miệt mài lao động kiếm sống Cuộc sống của chị gặp nhiều thiếu thốn vàkhó khăn Không may trong một đêm đi mò cua bắt ốc ngoài đồng, chị đã bị một
gã say rượu cưỡng hiếp và mang thai Cuộc sống của một người đã khó nay lạiđèo bòng them một người nữa càng làm tăng sự thiếu thốn lên gấp bội
Bà của Thức là một bà lão góa bụa, mù lòa, già yếu, gặp mẹ Thức và haingười sống với nhau, xem nhau như mẹ con Do cuộc sống khó khăn, thiếu thốn,lao động nặng nhọc mà mẹ Thức sau khi sinh em xong đã không lâu nữa qua đời,
để lại hai bà cháu côi cút trong căn lều nhỏ rách nát ngoài đồng, ngày qua ngàynương tựa vào nhau mà sống Túp lều chỉ vẻn vẹn được một chiếc chõng tre, tốiđến bà nằm một bên còn một bên em ngồi học bài Em chăm học, học giỏi Thấytình cảnh khốn khó của hai bà cháu, chính quyền địa phương đã làm đơn xin cho
em được vào làng trẻ Birla( hiện nay em đang sống) Lúc mới vào, Thức học lóp
4 và liên tiếp trong hai năm lớp 4, lóp 5 em đều đạt học sinh giỏi Tuy có mộtcuộc sống tốt hơn trước nhưng em vẫn không lúc nào không nhớ về người bàđang ở quê Những lúc trời mưa, mọi người vẫn thường thấy em ra đứng ôm cộtnhà khóc Hỏi ra mới biết em vì thương bà, không biết những lúc trời mưa bàphải chống chịu ra sao với căn lều rách nát và gió lạnh của mình Trong nhữngnăm sống ở trung tâm, tận dụng thời gian mà trung tâm cho nghỉ, em lại về quê
đi cắt rạ phơi khô cho bà đun nấu Hai bà cháu mặc dù không cùng chung giọtmáu nhưng đã thương nhau và giành tình cảm cho nhau Thức không lúc nàokhông nhớ đên bà Một thời gian sau vì già yếu, bà Thức qua đời, lúc đó cũng làlúc em bước vào cấp hai Do những tác động, hoàn cảnh mà con người em thayđổi hoàn toàn Em vờ như mình không có quá khứ trước đây Học hành chểnhmảnh, hay bỏ học, tụ tập bạn bè gây gổ đánh nhau Học lực của em giảm sút
Trang 15Những em dưới tuổi hoặc bằng tuổi ở trong làng trẻ đều sợ em Tuy nhiên, cũngcần nói thêm rằng, ngoài nhược điểm của em bây giờ, em vẫn có những ưu điểm
và chúng ta cần đặc biệt quan tâm hơn khi tiếp cận với thân chủ Em đá bónggiỏi và có thể làm thủ lĩnh trong đám bạn bè
Qua tiểu sử của em Thức, chúng ta hình thành nên một sơ đồ phả hệ nhưsau:
Chú thích:
_ _ _ _ _ _ _ _ _: Mối quan hệ lỏng lẻo
: Mối quan hệ thân thiết
Mẹ Bố
Bà
Thân chủ(
em Thức)
Trang 16bà, có cậu và có dì vẫn thỉnh thoảng đến thăm em.
Sơ đồ phả hệ:
Chú thích:
_ _ _ _ _ _ _ _ _: Mối quan hệ lỏng lẻo
Mẹ Bố
Bà
Thânchủ(
em Hòa)
Trang 17: Mối quan hệ thân thiết
: Mối quan hệ xa cách
Như tôi đã nói ở phần đầu, hai em Thức và Hòa đều có những hoàn cảnhđặc trưng riêng Mỗi em khi tiếp cận sẽ có những thuận lợi và khó khăn nhấtđịnh:
Đối với thân chủ là em Hòa:
Vấn đề lớn của em bây giờ là việc học tập Học lực của em kém so với cácbạn trong lớp Kì vừa rồi, học lực của em xếp thứ 39/41 Tuy nhiên, điểm mạnh
mà em có được là em là học sinh ngoan, biết nghe lời Hiện nay, ngoài trung tâm
ra em còn có mẹ, có người thân( Bà, cậu, dì…) Vì vậy, để giúp em chúng ta cầnxác định các nguồn lực đang tồn tại xung quanh thân chủ Đó sẽ là hệ thống tốt
để trợ giúp em tiến bộ hơn
Đối với thân chủ là em Thức:
So với nhiều em ở trung tâm thì em Thức là đối tượng đặc biệt Hoàn cảnhcủa em rất đáng thương Hiện nay, ngoài trung tâm là nơi nuôi dạy em, emkhông còn một người thân nào hết Là một đứa bé sinh ra không biết cha mình là
ai, mẹ mất, người bà không phải cùng dòng máu với em cũng qua đời Sinh ravốn không phải là một đứa trẻ hư hỏng, ngược lại em học rất giỏi Nhưng nhữngtác động của môi trường xung quanh, những biến động trong cuộc sống đã làmcon người em thay đổi Bản chất của một con người vốn không phải tự nhiên màthay đổi nhanh chóng Bản thân em là một đứa trẻ ngoan, biết nghe lời Đó làđiểm mạnh mà chúng ta cần biết để khai thác Nhưng điều quan trọng hiện nay ở
em chính là từ chỗ những điểm mạnh đó dần bị lấn sân bởi những thói xấu Emhọc kém hơn, hay trốn tiết, đánh nhau với bạn ở lớp Ở nhà thường cậy lớn bắt
Trang 18nạt nhỏ, cậy to ức hiếp các bạn nữ Em đã thay đổi hoàn toàn, quá khứ của em,hoài niệm của em về người bà còm cõi trong túp lều, về người mà dường như đãkhông còn tồn tại trong tâm trí em nữa Nếu như trước đây em thương bà,thương mẹ bao nhiêu, thường đứng khóc một mình khi trời mưa thì giờ đây hìnhảnh đấy đã không còn nữa Em đã coi mình là một người không có quá khứ Rõràng, không một ai là không có những điểm mạnh, những nội lực bên trong bêncạnh những thói xấu Em Thức cũng vậy, bản chất em là con người tốt Đồngthời, với lứa tuổi của em hiện nay, em đủ kiến thức để hiểu về những gì mìnhđang làm và những gì mình phải chịu Chính dựa vào những điểm này, chúng ta
có thể giúp em thay đổi để em trở thành một học sinh ngoan, học giỏi
Trên đây là hai đối tượng mà tôi muốn tiến hành can thiệp Tuy nhiên, vìyêu cầu và thời hạn không cho phép nên tôi chỉ tiến hành được với một thân chủ.Qua quá trình phân tích và làm việc với hai em, tôi quyết định chọn em Thứclàm thân chủ chính của mình bởi lẽ em Hòa còn nhỏ, suy nghĩ còn mang tính trẻcon Em Thức đang ở bậc học trung học cơ sở, lứa tuổi này đã có những thay đổitrong suy nghĩ và nhận thức của mình Tôi cũng hi vọng trong quá trình giúp đỡ
em Thức, em sẽ thay đổi lại suy nghĩ và hành động, em sẽ có một cái nhìn đúngđắn hơn về bản thân và về cuộc sống của mình
2 Tiến trình Công tác xã hội với cá nhân qua quá trình làm việc và can thiệp với em Thức
Thời gian thực tập ở trung tâm kéo dài trong hai tháng và việc lựa chọn,lên kế hoạch trị liệu và trị liệu cho thân chủ của tôi kéo dài trong vòng 5 tuần.Khoảng thời gian này không thể nói là dài và đủ để tiến hành trợ giúp một người,khiến người đó có thể thay đổi bản thân mình Đồng thời, tôi đã gặp khó khăn
Trang 19cho việc giành thời gian để tiếp cận thân chủ Vốn trong Công tác xã hội làmviệc với cá nhân, chúng ta thường tiến hành giúp đỡ thân chủ qua bảy bước và đểtrị liệu một cách có hiệu quả, tôi đã tiến hành lập kế hoạch Tuy nhiên, trong một
số trường hợp kế hoạch đó cũng phải được thay đổi cho phù hợp Trong bản kếhoạch tôi nêu ra có sử dụng thời gian giúp đỡ thân chủ vào ban ngày nhưng do
em học ở lớp nên tôi không thể tiếp cận em một cách thường xuyên Ở đây, khitiến hành làm việc với em Thức, tôi vẫn thực hiện đúng những bước trong tiếntrình và đã đạt kết quả khả quan Quá trình trị liệu đó được diễn ra như sau:
Thứ nhất là tiếp cận thân chủ: Ở đây, chúng ta cần tạo mối quan hệ tốt với
trẻ để trẻ có niềm tin về người nói chuyện Từ đó sẽ có thể thu thập thông tin mộtcách tốt nhất Em Thức là em có hoàn cảnh rất cá biệt Trong nhà C1 cũng cónhiều em với nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng xét trên nhiều phươngdiện( hoàn cảnh sống, lứa tuổi…) tôi nhận thấy em là đối tượng cần tiếp cận vàgiúp đỡ nhiều Khi tiến hành tiếp cận với em Thức, tôi đã gặp không ít khó khăn.Khó khăn ở đây không phải do em là người khó bắt chuyện, ngược lại em làngười rất dễ gần, dễ nói chuyện Nhưng chính cái tưởng như thuận lợi ấy lại làđiều gây khó khăn cho tôi trong quá trình làm việc với em Em hay trêu đùangười khác và khiến người nói chuyện rất khó để đề cập với em về vấn đề chínhcủa mình
Thứ hai là nhận diện vấn đề: Nhân viên công tác xã hội xác định các vấn
đề liên quan đến trẻ, xác định các nhu cầu của trẻ, các nguyên nhân dẫn tới tìnhhình hiện nay của trẻ, xác định các hạn chế hoặc yếu tố ảnh hưởng đến trẻ…Vấn
đề của em Thức hiện nay có thể được xác định qua điểm mạnh và điểm yếu như sau:
Trang 20- Thực chất em không phải là một học
sinh kém, em khá thông minh Môn
học em ưa thích và được coi là trợ thủ
của mình chính là môn Văn và môn
Sinh học Em học kém môn Toán
- Em học kém hơn so với trước, haytrốn học, bỏ tiết
- Em đá bóng rất giỏi, được mọi người
phong là cầu thủ xuất sắc
- Em không có bố
- Em có khả năng làm thủ lĩnh trong
một nhóm
- Hay đánh nhau với bạn, ức hiếp các
em nhỏ tuổi hơn trong trung tâm
- Em có trung tâm bảo trợ, có sự giúp
đỡ từ nhiều phía
- Em không còn mẹ và bà
Các vấn đề đó đều có những nguyên nhân phát sinh, nhưng theo tôinguyên nhân lớn nhất là do hoàn cảnh Từ sau khi bà mất, em dường như khôngcòn là em nữa Em học theo những thói hư tật xấu ở bên ngoài Để giúp đỡ emThức, tôi đã không quên tìm các điểm mạnh của thân chủ Đó chính là nội lực, lànguồn lực mà chúng ta cần phải dựa vào đó để giải quyết vấn đề
Thứ ba là thu thập dữ liệu: Trong bước này, nhân viên công tác xã hội
không chỉ thu thập thông tin từ trẻ mà còn thu thập thông tin của những ngườixung quanh trẻ để có cách nhìn khách quan và khái quát hơn về vấn đề đó Đểbiết và hiểu hơn về em Thức, ngoài việc tìm hiểu từ em, tôi đã nhờ tới sự giúp đỡcủa Kiểm huấn viên và các cô trong nhà C1 Đó là hệ thống nguồn lực mà tôicần phải khai thác Như trên đã trình bày, từ sau khi bà mất, em đã coi như mìnhkhông có quá khứ, em không nói với ai về bản thân mình Bởi vậy, để thu thậpthông tin về em là rất khó và không đủ, tôi đã nói chuyện và tìm hiểu từ các cônuôi dạy em, từ nhóm đồng đẳng của em Chính các nguồn lực này đã giúp tôirất nhiều trong quá trình hiểu biết về em
Trang 21Thứ tư là chẩn đoán: Dựa trên những thông tin thu nhận được, người nhân
viên công tác xã hội có thể xác định được tính chất nghiêm trọng của vấn đềcũng như các yếu tố nảy sinh vấn đề của trẻ Qua đó, tìm ra các mối liên hệ Từcác bước ở trên, bản thân tôi nhận thấy vấn đề quan trọng của em Thức hiện naycần phải tác động chính là việc giúp em giảm thiểu khả năng trốn học, học tốthơn, không được có hành động ức hiếp các em nhỏ Đồng thời, phát huy đượcnội lực của em
Thứ năm là kế hoạch trị liệu: Ở bước này, nhân viên công tác xã hội cần
phải xác định mục tiêu đạt được thông qua một bản kế hoạch sẽ được thực hiệnđối với trẻ, bản kế hoạch đó có thể là các thông tin như: thời gian gặp trẻ, vai tròcủa bố mẹ, người thân, quá trình thực hiện…Trong thời gian tìm hiểu, tiếp xúcvới em Thức, biết được hoàn cảnh của em và mong muốn giúp em, tôi đã đưa ramột kế hoạch trị liệu cụ thể và nó sẽ là bản kế hoạch để theo đó tôi tiến hành trịliệu cho em Kế hoạch trị liệu đó tập trung vào một số việc sau đây:
- Kèm em học bài, nhất là trong thời gian em ôn thi học kì
- Động viên, an ủi em, đưa ra những lời khen để em cảm thấy tự hào vềbản thân mình
- Đề cập một cách nhẹ nhàng đến những vấn đề hiện tại của em và đưa
ra những lời khuyên phù hợp
- Tổ chức các trò chơi, cùng em vui chơi, từ đó khuyến khích em
- Cùng với hệ thống xung quanh em là những người đang trực tiếp dạy
dỗ em, các bạn trong cơ sở phối hợp cùng để trị liệu cho em một cách
có hiệu quả hơn
Tất cả nội dung trên đều được tôi vạch rõ trong kế hoạch trợ giúp cho thânchủ, nó nhằm mục đích để thân chủ thay đổi theo hướng tích cực hơn
Trang 22Thứ sáu là trị liệu: Đây là bước thực hành của bước kế hoạch trị liệu Khi
nhân viên xã hội đưa ra kế hoạch trị liệu cho thân chủ của mình rồi thì cần phảitiến hành trị liệu, chữa trị cho trẻ Trong quá trình trị liệu cho em Thức ngoàimột số thuận lợi, tôi đã gặp không ít khó khăn Mặc dù lên kế hoạch trị liệu làvậy nhưng khi tác nghiệp đã có những vấn đề đòi hỏi tôi phải thay đổi lại hoặcđưa thêm vào vì như vậy sẽ thuận lợi hơn cho tiến trình trợ giúp Xét toàn bộ vấn
đề của thân chủ, khi trị liệu tôi đã tiến hành sử dụng một số kĩ thuật và lý thuyếttrong công tác xã hội với cá nhân:
Về kĩ thuật:
Đó là kĩ thuật “chiếc cốc đầy một nửa” và kĩ thuật “chuyến tàu cuộc đời”.
Kỹ thuật “chiếc cốc đầy một nửa” nêu lên những mong muốn và nhận thức của
thân chủ về sự thiếu hụt trong cuộc sống của em Từ khi sinh ra Thức không biết
bố mình là ai, em thiếu đi tình thương của người bố và hiện tại hai người thânduy nhất của em là mẹ và bà cũng đã qua đời Em mong muốn có tình thươngyêu từ những người ruột thịt nhưng em lại không có được Sử dụng kĩ thuật nàytôi đã biết được phần nào những mong muốn và suy nghĩ của em Riêng đối với
kĩ thuật thứ hai đó là việc cho thân chủ nhìn thấy một bức tranh vẽ đoàn tàutrong đó bao gồm nhiều toa khác nhau Mỗi toa ứng với một thời gian mà thân
chủ sống, những khó khăn mà thân chủ phải trải qua Ở “ chuyến tàu cuộc đời”,
nhân viên xã hội chỉ ra cho thân chủ vấn đề hiện tại của thân chủ đang nằm ở toanào và nếu dần dần giải quyết từng bước thì cuối cùng con tàu đó sẽ về tới đích,tức là thân chủ sẽ có một cái kết có hậu Khi áp dụng kĩ thuật này cho thân chủcủa tôi, tôi đã thu được kết quả khả quan Nó đã động viên và khích lệ em rấtnhiều
Về lý thuyết:
Trang 23Có 2 thuyết được tôi sử dụng, đó là: thuyết nhận thức- hành vi và thuyết
hệ thống
+ Nội dung của thuyết nhận thức- hành vi nói rằng: Mọi hành vi đều xuất
phát từ sự nhận thức của con người Nhận thức đúng sẽ dẫn tới hành vi đúng vàngược lại, nhận thức chi phối hành vi Vì vậy, để thay đổi hành vi, chúng ta đòihỏi phải thay đổi nhận thức
Trường hợp thân chủ là em Thức, hành vi của em hiện nay đều được xem
là lệch chuẩn Em thường hay bỏ học, đánh bạn, ức hiếp em nhỏ tuổi hơnmình…đó là những hành vi không đúng với chuẩn mực mà xã hội đưa ra Hành
vi đó được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân Vì vậy, để thay đổi những hành vikhông đúng của em, tôi đã tiến hành trò chuyện, động viên dần đưa ra những lờikhuyên đúng đắn cho em thấy rằng em hành động như vậy là không đúng để từ
đó em thay đổi lại hành vi của mình
+ Nội dung của thuyết hệ thống: Thuyết hệ thống tập trung đến các hệ
thống đang tồn tại xung quanh thân chủ Nó còn được coi là các nguồn lực để cóthể trợ giúp cho thân chủ Những hệ thống xung quanh đó gồm có hệ thốngchính thức, hệ thống phi chính thức và hệ thống xã hội
Áp dụng cho thân chủ tôi nhận thấy tồn tại xung quanh thân chủ là các hệthống lớn bé khác nhau, đó là hệ thống bạn bè, hệ thống trường lớp, hệ thống của
cơ sở bảo trợ xã hội….Những hệ thống này góp phần rất lớn vào cuộc sống vànhận thức của em Có thể xem mô hình dưới đây tương đương với sơ đồ sinhthái
Trang 24Qua thực tế tìm hiểu tôi được thấy rằng: Ngoài hệ thống trường lớp, thìngay tại trung tâm, trong nhà C1 có hai mẹ chăm sóc và dạy dỗ Thức Ở đây, emđược hưởng mọi sự ưu đãi và giáo dục như những em cùng trang lứa, được nhậntình thương, được có một mái ấm, có anh, có chị…Không chỉ có vậy, bên cạnhbạn bè trong nhà C1 tôi chú ý thấy có em Hải và em Hợp là hai người có thể tácđộng đến thân chủ nhiều nhất Em Hải là học sinh lớp 8, học lực vào loại trungbình nhưng em luôn tỏ vẻ là người anh mẫu mực trong nhà, luôn nhường nhịncác em khác Thức thường nghe những lời khuyên của Hải Với em Hợp- em giữ
vị trí “ nhà trưởng”, là học sinh giỏi, là người chị gương mẫu trong nhà Kế
Thân chủ(Thức )
Trường học
Trung tâm bảo trợ xã hội( Birla)
Bạn bè
Cộng đồng
Nhóm đồng đẳng( Bạn bè trong trung tâm)
Nhân viên công tác xã hội
Trang 25hoạch trị liệu của tôi đưa ra là sẽ tìm sự trợ giúp từ hai em nhưng do em Hợp bận
ôn thi cuối cấp nên tôi chỉ dừng lại ở việc nhờ em Hải tác động tích cực đến thânchủ của mình Qua hai tháng trị liệu cho thân chủ và kết quả mang lại rất khảquan Thân chủ đã có những thay đổi tích cực: Em chăm học hơn, ít ức hiếp các
em nhỏ trong nhà, ít bỏ học ở trường hơn…Đó cũng là mục đích mà công tác xãhội cá nhân hướng đến
Bước cuối cùng là lượng giá: Khi đã trị liệu cho trẻ rồi nhân viên xã hội
cần đánh giá lại xem quá trình thực hiện đã tốt chưa? Nếu cần thay đổi thì sẽthay đổi như thế nào? Đồng thời có thế đưa ra kế hoạch trong tương lai gần Sauquá trình chữa trị, nhân viên công tác xã hội cần phải chú trọng đến việc phụchồi những chức năng về thể chất, tâm lý và xã hội của trẻ
Đối với em Thức, qua quá trình trị liệu đạt kết quả, tôi nhận thấy rằng nếumuốn đạt kết quả tốt hơn nữa cần phải nhờ đến sự phối hợp của các cô tại trungtâm, nhất là hai cô trực tiếp chăm sóc và dạy dỗ Thức, kèm theo đó là các em lớntuổi hơn thân chủ ngay tại nơi thân chủ đang sống Chính những nguồn lực đó đãgiúp tôi có thể trợ giúp thân chủ thành công
Quá trình tôi tiến hành can thiệp với thân chủ, ngoài những phương phápđược sử dụng thường xuyên như thu thập thông tin từ các hệ thống xung quanhthân chủ, quan sát các hoạt động của thân chủ, tôi còn trực tiếp tiến hành thuthập thông tin từ chính thân chủ của mình, để em có thể bày tỏ về hoàn cảnh, vềquá khứ mà em đã từng xem là không tồn tại Cũng đã có nhiều buổi trò chuyệnđược diễn ra, nhiều buổi thành công và nhiều buổi không như mình mong muốnnhưng nhìn chung việc can thiệp đã có kết quả tốt đẹp Em Thức đã chăm họchơn so với trước( thời gian học ở nhà tăng lên), em đã hạn chế việc bỏ học ở trênlớp, ít đánh nhau với bạn bè hơn và đặc biệt một điểm thấy rõ ở em là em đã đối
Trang 26xử tốt, hòa nhã với những em ít tuổi ở trung tâm, ít bị hai mẹ chê trách và đượccác em quý mến hơn.
Như đã nói ở phần trên, ngoài những phương pháp như quan sát, tròchuyện với hệ thống xung quanh thân chủ để tìm hiểu về thân chủ, tôi còn tiếnhành phúc trình với thân chủ Tôi đã tiến hành rất nhiều buổi phúc trình khácnhau Chín trong những buổi phúc trình đó tôi sẽ nêu ra trong phần phụ lục ởcuối bài báo cáo
Phần 3: Nhìn lại đợt thực tập
Chúng ta cũng biết rằng, kiến thức học được từ sách vở chỉ là một phần, làcông cụ để mình tiến hành các hoạt động, điều quan trọng ở đây là phải áp dụngnhững công cụ, kiến thức đó như thế nào vào hoạt động thực tiễn Để chuẩn bị
Trang 27cho quá trình thực tập này, tôi đã được tìm hiểu, cung cấp rất nhiều các kiến thức
ở trên lớp, đã có những sự chuẩn bị kĩ càng khi mình đi xuống cơ sở Tuy vậy,những thách thức và mối lo âu không phải là không có:
Trước hết, đây là lần đầu tiên đi thực tập nên còn rất nhiều bỡ ngỡ và mới
lạ Tôi tò mò hơn là sợ những người sẽ cùng làm việc với mình, họ như thế nào?Liệu họ, đặc biệt là thân chủ có giống như những gì mình đã được học và trang
bị ở trên lớp?
Thứ hai, tôi sợ mắc phải những khuyết điểm không đáng có nên đã chuẩn
bị mọi tình huống để có thể giải quyết được
Thứ ba, vì các em ở cơ sở phải đi học cả ngày nên tôi cũng e ngại việc tiếp
xúc và trị liệu cho thân chủ của mình sẽ gặp nhiều hạn chế
Và như tôi đã nói ở phần báo cáo, trong quá trình thực tập, ngoài nhữngthuận lợi tôi đã gặp, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, các chú ở trung tâm,của cô giáo chủ nhiệm, tôi cũng đã không tránh khỏi những khó khăn nhất định,những khó khăn đó là:
Trước hết, tôi đã tốn khá nhiều thời gian cho việc liên hệ với cơ sở thực
tập
Thứ hai, phương tiện đi lại không được thuận lợi, phải đi xe buýt nên
nhiều khi đến trung tâm không đúng hẹn
Thứ ba, đây là lần thực tập môn học đầu tiên nên còn nhiều bỡ ngỡ và gặp
phải khó khăn trong một số hoạt động ở cơ sở
Thứ tư, đối tượng mà tôi muốn tiếp cận là các em tại trung tâm, tuy nhiên
thời gian sinh hoạt và làm việc của tôi và các em hoàn toàn lệch nhau, cả tuần
Trang 28các em đi học nên muốn gặp các em chỉ có đến vào thứ bảy, chủ nhật hoặc vàocác buổi tối trong tuần Bên cạnh đó, các em ở trung tâm, nhất là thân chủ tôimuốn tác nghiệp đã có một bạn sinh viên tình nguyện ở trường khác đến dạykèm nên tôi phải bố trí thời gian sao cho phù hợp để tránh việc đến trung tâmvào lúc em đang có người dạy.
Tuy nhiên, tôi cũng nhận thấy một điều rằng: Nếu không có đợt thực tậpnày thì những kiến thức của tôi được trang bị từ trước sẽ khó có thể được ápdụng và từ đó không có được một cái nhìn khách quan về khả năng của bản thânmình Chính đợt thực tập này đã đưa lại cho tôi nhiều điều bổ ích và lý thú Tôi
tự cảm thấy mình lớn lên rất nhiều sau hai tháng thực tập, được học hỏi, trao đổikinh nghiệm, được thể hiện khả năng của mình với tư cách là một nhân viêncông tác xã hội tương lai Cụ thể hơn là:
Tôi được trực tiếp làm trưởng nhóm của nhóm sinh viên thực tập tại trungtâm Được gặp gỡ, trao đổi với những người có kinh nghiệm chuyên ngành côngtác xã hội Từ đó, bồi đắp thêm những kiến thức còn thiếu của mình
Tôi được biết và tìm hiểu thêm về các chính sách, cách quản lý của mộttrung tâm nữa bên cạnh những trung tâm tôi đã biết
Tôi hoàn toàn thấy tự tin hơn khi giao tiếp và trò chuyện với mọi người.Tôi được áp dụng các kiến thức lý thuyết đã học ở trên lớp vào thực tế, vàotiến trình giúp đỡ cá nhân từ việc tiếp cận thân chủ đến can thiệp và đạt kết quả
Trẻ em là đối tượng trong đợt thực tập lần này, tiếp xúc và trao đổi vớichúng, tôi đã học hỏi và bổ sung thêm nhiều kiến thức về tâm lý, lối sinh hoạtcủa trẻ Biết được mình nên làm gì và không nên hứa điều gì với thân chủ Đa sốkhi làm việc với trẻ em, nhất là những trẻ em mồ côi phải chịu nhiều thiệt thòi,
Trang 29các em thường tỏ ra tò mò và muốn tìm hiểu mọi thứ mới lạ Muốn mình làmgiúp một số việc mà nếu với tư cách là nhân viên công tác xã hội, chúng takhông được phép làm cho thân chủ Một ví dụ mà tôi muốn nêu ra ở đây là cómột em đã nhờ tôi lập giùm nick chat Nhưng với bản thân là sinh viên thực tậpngành công tác xã hội, chúng ta không được phép thực hiện điều mà thân chủnhờ bởi như thế chúng ta sẽ vi phạm một trong những quy điều đạo đức củangành.
Qua đợt thực tập này, tôi đã có thêm nhiều người bạn, những người bạnnhỏ mà tôi cảm thấy yêu quý Mặc dù sinh ra các em phải chịu nhiều thiệt thòi sovới các bạn cùng trang lứa nhưng chính sự ngây thơ, chân thành của các em đãkhiến tôi không thể nào quên được
Đợt thực tập cũng là bước tập duyệt ban đầu, là nền tảng để tôi chuẩn bịhành trang trở thành một nhân viên công tác xã hội trong tương lai
Và cuối cùng, thành quả lớn nhất mà tôi cảm thấy tâm đắc sau hai thángthực tập là đã trực tiếp giúp đỡ được rất nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn(dạy các em học, vui chơi với các em…) Đặc biệt là đã tiến hành trợ giúp thànhcông thân chủ của mình, thay đổi em theo chiều hướng tích cực hơn, giúp em cótrách nhiệm hơn với cuộc sống của mình Tuy nhiên, nếu được phép làm nhiềuhơn so với yêu cầu của đợt thực tập, tôi sẽ:
Một là, tiến hành các buổi đến cơ sở một cách thường xuyên hơn Với yêu
cầu tối thiểu một tuần hai lần, mỗi lần hai giờ thực tập tôi cảm thấy thời gian đóquá ít để một sinh viên có thể can thiệp với thân chủ một cách cụ thể và sâu sắc.Mặc dù đó là yêu cầu tối thiểu nhưng bởi những lý do khách quan nên thời giancủa tôi đến cơ sở vẫn còn hạn chế nhiều
Trang 30Hai là, tôi sẽ không chỉ tiếp cận với thân chủ mà sẽ tiếp cận các hệ thống
xung quanh thân chủ một cách thường xuyên hơn nữa Đó là cơ sở để tôi trợ giúpthân chủ có hiệu quả hơn nữa
Ba là, tôi sẽ tổ chức cho các em ở trung tâm các trò chơi, dạy các em học
một cách thường xuyên hơn
Bốn là, sẽ trợ giúp nhiều em hơn nữa bởi như ta biết thì các em ở cơ sở đều
có những hoàn cảnh khác nhau, mỗi em bên cạnh những ưu điểm của mình vẫncòn tồn tại những hạn chế Có em học lực yếu, có em hay ức hiếp các em khác…Giúp đỡ nhiều em hơn nữa đó là mong muốn của bản thân tôi Và nếu như đợtthực tập kết thúc, nếu được sự cho phép của cơ sở thì tôi sẽ vẫn tiếp tục đếntrung tâm với tư cách là sinh viên tình nguyện để dạy các em học, vui chơi vớicác em
Đợt thực tập này tuy chỉ vẻn vẹn hai tháng- một khoảng thời gian quá ngắn
để tiến hành trợ giúp một cá nhân nhưng nó là điều kiện cần thiết, là khoảng thờigian quý giá để tôi học hỏi những kinh nghiệm Đợt thực tập kết thúc là tiền đềcho tôi vạch ra những kế hoạch cho bản thân, cho quá trình phát triển chuyênmôn của mình sau này Tôi đã từng tiếp xúc và giao lưu với nhiều đối tượng quamột số dự án như: dự án CEPHAD với đối tượng là trẻ em lang thang từ ThanhHóa ra Hà Nội kiếm sống, đối tượng là người già cô đơn tại trung tâm bảo trợcủa tỉnh Hà Tĩnh, dự án của Thành đoàn Hà Nội…nhưng qua quá trình làm việcvới đối tượng trẻ em mồ côi, tôi nhận thấy đây là điểm mạnh để tôi có thể pháttriển được chuyên môn của mình Tôi đã được bổ sung thêm nhiều kiến thức vềnhóm đối tượng này Và tôi cảm thấy nó thực sự phù hợp với trình độ của mình.Sau này, khi theo đuổi một chuyên ngành thì trẻ em theo tôi đó sẽ là chuyên
Trang 31ngành chính của mình Bởi vậy, ngay sau đợt thực tập này, tôi dự định sẽ tìmhiểu sâu hơn về nhóm đối tượng này Sẽ xin phép cơ sở thực tập được tiếp tụcđến trung tâm với vai trò mới là sinh viên tình nguyện Có như vậy, tôi mới cóđiều kiện để tìm hiểu sâu hơn về các em, sưu tầm kinh nghiệm mới cho mình.
Trên đây là tất cả phần nội dung báo cáo thực tập của tôi được tiến hànhtrong hai tháng vừa qua tại trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi Birla Chắc chắn báocáo sẽ còn nhiều thiếu sót, mong cô giáo góp ý để bài báo cáo lần sau đạt kết quảtốt hơn nữa Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo, kiểm huấn viên vàcác cô, các chú tại trung tâm Birla đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đợt thực tập để
có một sản phẩm như hiện nay Xin chân thành cảm ơn!
HẾT _
Một số buổi phúc trình
Trang 32* Buổi phúc trình thứ nhất
Người được phỏng vấn: Anh Đức
Chức vụ: Kiểm huấn viên
Địa điểm phỏng vấn: Làng trẻ em Birla
Thời gian: 9h00’ ngày 27- 3- 2009
Mục tiêu: Thu thập thông tin về thân chủ
Qua hai tuần thực tập vừaqua em đã tiếp xúc vàgiao lưu với các em ởnhà C1, em có để ý đến
Bắt đầu có những hìnhdung về thân chủ Thấytrước mắt mình là nhữngkhó khăn cần phải vượtqua
Trang 33đủ là Cao văn Thức, 18tuổi, học sinh lớp 9.
- Svtt: Dạ Em không
biết là em nên tiếp cậnvới em ấy thế nào ạ?
Những trường hợp đặcbiệt này em thấy rất khótiếp cận anh ạ!
Trang 34- Khv: Đấy cũng chính là
điểm mạnh của Thứcđấy Thức có khả nănglàm thủ lĩnh trong nhóm
Em nên lợi dụng điểmmạnh này để can thiệpvới thân chủ một cách tốthơn Có thể là tổ chứccác trò chơi trong đóThức làm thủ lĩnh củanhóm
- Svtt: Vâng ạ! Em cảm
ơn anh nhiều Có gì em
sẽ thông báo với anh sau
Trang 35Em chào anh!
Trang 36 Buổi phúc trình thứ hai
Người được phỏng vấn: Cô Nhung
Chức vụ: Người nuôi dạy em Thức ở trung tâm
Địa điểm phỏng vấn: Làng trẻ em Birla
Thời gian: 10h15’ ngày 01- 04- 2009
Mục tiêu: Thu thập thông tin về thân chủ
- Svtt: Thưa cô! Qua gần
hai tuần cháu thực tập ởnhà mình, tiếp cận vàgiao lưu với các em, cháu
có ý định chọn em Thứclàm thân chủ của mình
Cháu Cháu được biết cô
đã làm việc ở đây gần 10năm, chắc cô cũng nắmkhá rõ về hoàn cảnh của
em Thức Xin cô chocháu biết một vài điều về
em ấy được không ạ?
- Cô Nhung: Cháu muốn
Sau khi nghe kể về thânchủ, tôi nhận thấy đây làtrường hợp mình cầnphải can thiệp Tôi hoàntoàn cảm thương chohoàn cảnh của Thức
Trang 37viết về em Thức à?
- Svtt: Dạ, vâng Cháu
muốn giúp đỡ em ấy Cô
có thể cho cháu biết vềhoàn cảnh của em Thứcđược không ạ? Gia đình?
Người thân? Em còn bốhay mẹ gì không ạ?
ấy học khá nhưng hay bắtnạt các em nhỏ trong nhà
- Cô Nhung: Ừ! Nó
nghịch lắm Nó ít nghengười khác nói lắm
- Svtt: Cháu được biết
trung tâm mình khi nhận
Trang 38nuôi dạy các em đều cónhững hoàn cảnh khácnhau, còn bố, mẹ hoặckhông còn ai thân thíchnữa Vậy em Thức vàođây là hoàn cảnh như thếnào ạ?
- Cô Nhung: Nó không
còn ai thân thích nữa đâucháu ạ! Nó sinh ra khôngbiết bố nó là ai Mẹ làmột người phụ nữ thaphương cầu thực đến SócSơn sinh sống Ngàyngày đi mò cua bắt ốc, bịmột gã say rượu cưỡnghiếp và mang thai em Vềsống với một bà lão mùtrong một túp lều ở giữađồng Ba sinh mạngtrông vào sức lao độngcủa mẹ nó Mẹ nó làmviệc cật lực quá mà qụychết Nó sống với bàtrong túp lều chỉ có một
Trang 39cái chỏng tre là tài sảnduy nhất nhưng bà nóvẫn cho nó học Lúc đấy
nó học giỏi lắm Mọingười thấy thương làmđơn cho nó vào đây Mặc
dù sống sung túc ở đâynhưng nó vẫn khôngquên đi người bà khôngchung dòng máu vớimình Cứ mỗi hôm trờimưa nó lại ra ôm cột nhàđứng khóc Hỏi ra mớibiết vì thương bà ở quê
sợ trời mưa gió lạnh
- Svtt: Cháu nghe cô kể
cháu rất thông cảm chohoàn cảnh của em Thếbây giờ bà em còn khôngạ?
- Cô Nhung: Bà nó mất
sau đó không lâu vì giàyếu Nhưng cũng từ saukhi bà mất, nó xem nhưkhông có quá khứ, nó