Tiểu luận môn Lý thuyết kiểm toán SỰ KIỆN ENRON VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ SỰ KIỆN NÀY

32 5K 14
Tiểu luận môn Lý thuyết kiểm toán SỰ KIỆN ENRON VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ SỰ KIỆN NÀY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM  Môn: Lý thuyết kiểm toán TIỂU LUẬN: SỰ KIỆN ENRON VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ SỰ KIỆN NÀY GVHD: TS. TRẦN KHÁNH LÂM LỚP: 14KT11 NHÓM 05:Khúc Tân Biên Trần Văn Điệp Quách Đông Giàm Trần Quang Hoàng Nguyễn Minh Quang Đinh Thị Thu Thủy Hoàng Mộng Ngọc Đinh Công Thành Trần Bình Trọng TP.Hồ Chí Minh, tháng 12 – 2014 1 MụC LụC LỜI MỞ ĐẦU 2 I.TẬP ĐOÀN ENRON VÀ CÔNG TY KIỂM TOÁN ARTHUR ANDERSEN (A&A) 3 1.1 Khái quát về tập đoàn năng lượng Enron 3 1.2 Khái quát về công ty kiểm toán Arthur Anderson (A&A) 4 1.3 A&A ở Việt Nam 8 II. SỰ SỤP ĐỔ CỦA TẬP ĐOÀN NĂNG LƯỢNG ENRON KÉO THEO SỰ SỤP ĐỔ CỦA ARTHUR ANDERSEN (A&A) 9 2.1 Bắt đầu từ sự kiện sụp đỗ của tập đoàn năng lượng số một của Mỹ - Tập đoàn Enron 9 2.2 Diễn biến sự sụp đổ của Arthur Andersen 13 2.3 Nguyên nhân sụp đổ của Enron 16 III.BÀI HỌC KINH NGHIỆM 23 3.1 Gian lận trong các BCTC và báo cáo kiểm toán 23 3.2 Minh bạch các thông tin tài chính 24 3.3 Các tiêu chuẩn của thành viên hội đồng quản trị độc lập 25 3.4 Phân tích và theo dõi tài chính do các tổ chức chuyên môn thực hiện 28 KẾT LUẬN 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 2 LỜI MỞ ĐẦU Kiểm toán là hoạt động nhằm xác minh tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo tài chính của các tổ chức, cơ quan đơn vị, doanh nghiệp, bảo đảm việc tuân thủ các chuẩn mực và các quy định hiện hành. Kiểm toán làm gia tăng giá trị cho các Báo cáo tài chính (BCTC). Từ đó những người quan tâm tới tình hình tài chính của đơn vị như: Nhà đầu tư, các ngân hàng, khách hàng, nhà cung cấp, người lao động, nhà nước để đưa ra các quyết định kinh tế như: Đầu tư, cho vay, cấp tín dụng thương mại, bán hàng, đưa ra các chính sách thuế phù hợp Những nhận xét đánh giá của những công ty này chính là căn cứ cho các nhà đầu tư khi họ cân nhắc có nên đầu tư hay không dựa vào các báo cáo kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của các số liệu kế toán của một công ty. Điều gì sẽ xảy ra nếu các công ty kiểm toán này đưa ra những nhận xét, đánh giá không xác đáng về BCTC của công ty được kiểm toán? Chắc chắn những thành viên của gia đình kiểm toán Việt Nam đã từng biết tới sự kiện tập đoàn năng lượng lớn nhất nước Mỹ tập đoàn Enron sụp đổ dẫn tới sự sụp đổ của công ty kiểm toán Arthur Andersen (A&A) vì đã đưa ra những báo cáo kiểm toán sai lệch về tình hình tài chính của Enron. Điều này đã làm cho đại gia kiểm toán đứng thứ 5 của Mỹ Arthur Andersen phải sụp đổ. Để làm sáng tỏ những hành vi nghiêm trọng này của A&A nhóm thuyết trình sẽ trình bày diễn biến, nguyên nhân kết quả và trách nhiệm pháp lý của sự kiện này. 3 SỰ KIỆN ENRON VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ SỰ KIỆN ENRON I. TẬP ĐOÀN ENRON VÀ CÔNG TY KIỂM TOÁN ARTHUR ANDERSEN (A&A) 1.1 Khái quát về tập đoàn năng lượng Enron Tập đoàn năng lượng Enron tên ban đầu là công ty Northern Natural Gas được thành lập năm 1931 tại Omaha Nebraka và được tái cơ cấu năm 1979 khi công ty này được sáp nhập với Holding Company Inter-North. Năm 1985 công ty mua lại Houston Gas Natural và đổi tên thành tập đoàn Enron . Sau này chính CEO của Houston đã chuyển trụ sở của enron về Houston, Texas, USA. Enron ban đầu hoạt động trong lĩnh vực truyền tải và phân phối điện, gas trên toàn nước Mỹ, xúc tiến, xây dựng, đưa vào hoạt động các nhà máy điện , các hệ thống đường ống khí thiên nhiên. Enron sở hữu một mạng lưới lớn các đường ống khí thiên nhiên xuyên biển, xuyên biên giới như: Northern Natural Gas, Florida Gas Transmission, công ty Transwestern Pipenline cùng với 1 đối tác phía Canada. Doanh thu của Enron chủ yếu thu từ các hoạt động trên và nó tài trợ cho các hoạt động đàu tư mao hiểm của Enron. Năm 1998 Tập đoàn này lấn sân sang lĩnh vực cung cấp nước và thành lập tập đoàn Azurix. Tuy nhiên Azurix đã thất bại thảm hại đặc biệt tại Bunos Aires. Thất bại này đã khiến Enron mất một khoản tiền lớn. Tháng 8/2001 Enron có ý định phá sản Azurix và bán tài sản của tập đoàn này đi. Trước khi sụp đổ năm 2001 Enron có khoảng 22,000 công nhân và là một trong những tập đoàn năng lượng dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp khí thiên nhiên, điện, sản xuất bột giấy, truyền thông, doanh thu năm 2000 đạt 111 tỷ USD. Enron đã từng là một công ty năng lượng tăng trưởng nhanh và là một tập đoàn năng lượng lớn nhất thế giới có thời kỳ Enron là một trong 7 tập đoàn lớn nhất nước Mỹ xét về giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Giá cổ phiếu 4 của Enron lên đến đinh cao 90 đô la vào tháng 8/2000. Một năm sau đó, vào tháng 10/2001 công ty thông báo lỗ 638 triệu đô la trong quý 3/2001 và giá trị vốn cổ đông giảm 1,2 tỉ đô la. Tháng 11/2001 giá cổ phiếu của công ty tụt xuống dưới 1 đô la. Enron stock Price from August 23, 2000 toianuary 11, 2002 Giá trị cổ phiếu của Enron từ 23-08-2000 đến 11-01-2002 Tháng 12/2001 công ty tuyên bố có thể phá sản và cho nghỉ việc hàng ngàn nhân viên. Tháng 1/2002 Bộ Tư pháp Hoa Kỳ bắt đầu cuộc điều tra hình sự về công ty Enron. 1.2 Khái quát về công ty kiểm toán Arthur Anderson (A&A) Công ty kiểm toán Arthur Anderson có trụ sở đặt tại Chicago đã từng là công ty kiểm toán lớn thứ năm thế giới hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, thuế, dịch vụ tư vấn Công ty do Arthur Andersen thành lập vào năm 1913 khi ông ở tuổi 28. khách hàng đầu tiên của A&A là công ty sản xuất bia Jojeph Shiite brewing. Andersen, từng lãnh đạo công ty cho tới năm 1947 khi ông chết, là một người theo đuổi các chuẩn mực đặc biệt cao trong ngành kiểm toán kế toán. Là một biểu trưng về tính trung thực, ông cho rằng trách nhiệm của kiểm toán viên là vì lợi ích của nhà đầu tư chứ không phải là ban giám đốc của khách hàng. Đã có nhiều trường hợp Andersen chịu mất khách hàng lớn chứ không ký xác nhận 5 cho các báo cáo không chính xác. Người kế nhiệm Leonard Spacek tiếp tục nhấn mạnh vào sự trung thực này. Trong nhiều năm, khẩu hiệu của Andersen là "Think straight, talk straight." Tới thập kỷ 80, các chuẩn mực trong ngành bị giảm do các công ty kiểm toán cố gắng cân bằng giữa cam kết độc lập và phát triển dịch vụ tư vấn. Andersen cũng không là ngoại lệ. Bộ phận tư vấn của Andersen phát triển nhanh tới mức trở thành doanh thu chính và các giám đốc kiểm toán được khuyến khích tìm kiếm cơ hội cho tư vấn từ các khách hàng kiểm toán hiện hữu. Tới cuối thập ký 90, Andersen đã tăng gấp ba doanh thu trên cổ phiếu. Vào năm 2002 do có sự sai phạm nghiêm trọng trong việc kiểm toán tập đoàn năng lượng Enron công ty đã bị thu hồi giấy phép hành nghề kiểm toán độc lập và chính điều này đã làm mất hơn 85.000 việc làm của nhân viên trong công ty. Thuật ngữ kiểm toán đã ra đời và tồn tại cách đây hơn 100 năm, cùng với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Chính trong thời điểm đó đã xuất hiện sự phân chia quyền lợi giữa các ông chủ xí nghiệp và những người quản lý làm thuê. Và kiểm toán độc lập ra đời như là một hình thức "trọng tài" chuyên kiểm tra tính chính xác và trung thực của các báo cáo tài chính trước các ông chủ xí nghiệp. Như vậy, trọng trách của kiểm toán chính là bảo vệ quyền lợi của các ông chủ thông qua việc xác nhận tính chính xác của các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nhưng, không hẳn chỉ dừng ở chỗ đó, các kiểm toán viên còn muốn gửi gắm vào các báo cáo tài chính của mình hình ảnh và danh tiếng của một nghề cần được trọng vọng. Cho tới thời điểm này, trên thế giới có hàng trăm công ty kiểm toán đăng ký hoạt động và được công nhận, thế nhưng, trong số hàng trăm công ty lớn nhỏ trên toàn cầu chỉ có 5 công ty - thường được gọi là "Big Five" - là những "đại gia" hàng đầu trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn (PricewaterhouseCoopers, Andersen, Deloitte & Touche, K.PMG, Ernst 6 &Youtig). Vậy điều gì khiến 5 đại gia này trở nên nổi tiếng và khác biệt với tất cả các công ty kiểm toán khác trên thế giới? Danh tiếng của 5 đại gia này được nâng dần lên cùng thời gian và năm tháng, và cùng với danh tiếng đó là lợi nhuận khổng lồ mà không phải công ty nào cũng có thể có được. PricewaterhouserCoopers là một ví dụ. Các partner của công ty này hiểu rằng cái chính mà họ có là danh tiếng chứ không hẳn là dịch vụ kiểm toán hay tư vấn nào khác, đã vượt qua các đối thủ nặng ký khác trong cuộc đua tranh giành quyền kiếm phiếu cho giải Oscar và công khai mở một loạt dịch vụ kiểm toán trong nhiều lĩnh vực. Thị trường cung cấp dịch vụ kiểm toán cũng có điều gì đó gần giống như thị trường cung cấp vũ khí. Mỹ chắng hạn, khi bán vũ khí cho một nước thứ ba bao giờ cũng có đảm bảo việc trợ giúp về mặt chính trị hoặc quân sự. Trong khi đó, các nước khác, trong đó có Nga, thường chỉ bán nguyên liệu và công nghệ mà không kèm theo sự ủng hộ về chính trị hay quân sự nào. Các công ty kiểm toán cũng vậy. Hàng trăm công ty kiểm toán lớn nhỏ trên thế giới có thể lập các báo cáo tài chính xuất sắc với các kết luận không kém gì Big Five, vậy nhưng các khách hàng lại sẵn sàng móc hầu bao "chi đẹp" cho các dịch vụ của Big Five để mua thêm danh tiếng của họ về cho mình. Có thể nhận định rằng, danh tiếng của mỗi một công ty kiểm toán thuộc Big Five đáng giá hàng tỷ dollar. Tuy nhiên, cũng thật thú vị khi biết rằng, không một công ty kiểm toán nào trong số này lọt vào Top 75 best brands do Hãng Interbrand tổ chức bình chọn, mặc dù nếu tính về số lượng nhân viên cũng như lợi nhuận thu được thì các thành viên thuộc Big Five đáng lẽ ra phải là những công ty dẫn đầu. Sử dụng dịch vụ của Big Five thường là các công ty, tập đoàn mà do nguyên nhân này hay nguyên nhân khác muốn củng cố hoặc đánh bóng uy tín và danh tiếng của mình trước một đối tác thứ ba trong các trường hợp sau: * Tham gia vào các Quỹ Quốc tế (đối tác thứ ba là các thành viên của Quỹ) 7 * Thu hút vốn đầu tư trực tiếp (các nhà đầu tư) * Tìm kiếm và thiết lập mối quan hệ với các khách hàng lớn tiếng tăm mới * Tham gia vào các cuộc đấu thầu quốc gia Danh tiếng và uy tín của các công ty kiểm toán thuộc Big Five - nói một cách hơi thái quá - chính là một thứ "bùa hộ mệnh" cho các khách hàng khi muốn làm đẹp mặt mình trước các đối tác thứ ba. Và ngược lại, chính các công ty hay tập đoàn lớn, khi trờ thành khách hàng của các công ty kiểm toán thuộc Big Five lại củng cố thêm địa vị và danh tiếng của công ty kiểm toán. Một sự bù trừ thú vị cho cả chủ lẫn khách mà qua việc hợp tác với nhau, bên lợi nhất vẫn là các công ty kiểm toán, bởi danh tiếng càng cao, lợi nhuận của họ cành nhiều, khách hàng càng ngày càng đến với họ đông hơn. Và ngay cả các kiểm toán viên cũng chính là những "kẻ may mắn" kinh doanh carrer của mình dựa trên danh tiếng và uy tín của các công ty mà họ đang làm việc. Bất cứ ai đã từng làm việc cho một trong các công ty kiểm toán thuộc Big Five, khi rời khỏi công ty đến với một nơi làm việc mới cũng thường mang theo một phần danh tiếng của nơi họ đã từng làm việc, và ít nhất trong hồ sơ xin việc của họ, bóng dáng của các Big Five này cũng góp phần đánh bóng bản thân ứng viên. Lợi nhuận nhiều, nhưng mất mát cũng không ít. Như đã nói ở trên, danh tiếng và uy tín của các công ty kiểm toán thuộc Big Five càng ngày càng tăng. Công ty càng ăn nên làm ra, khách hàng càng nhiều, và trong bảng danh sách các khách hàng của bất cứ một công ty kiểm toán nào thuộc Big Five cũng có mặt rất nhiều tên tuổi các tập đoàn tiếng tăm trên thế giới từ lĩnh vực sản xuất, thương mại cho đến bảo hiểm, tài chính ngân hàng hoặc viễn thông. Tuy nhiên, tấm huân chương nào cũng có hai mặt. Lợi nhuận nhiều, uy tín tăng, nhưng nếu không cẩn thận sẽ xảy ra nhiều trường hợp mà như ông cha vẫn thường nói "kiếm củi ba năm thiêu một giờ" như trường hợp của Andersen sau vụ scandal bê bối liên quan đến việc kiểm toán cho Tập đoàn năng lượng Enron năm 2001 là một ví dụ. Hay như vụ phá sản của ngân hàng Anh Barings mà Ernst 8 & Young tham gia với tư cách là một thành viên trong hội đồng thanh lý tài sản của ngân hàng này. Năm 1994 công ty kiểm toán này đã phải chi 400 triệu dollar tiền đền bù do sơ suất của mình trong việc nghiên cứu thị trường bất động sản tại xử sở sương mù. Rồi vụ phá sản của hãng bảo hiểm Independent cũng một thời gây tai tiếng cho một trong năm công tỵ kiểm toán lớn. Tháng 5 năm 2001, Pricewaterhouse Coopers đã phải móc hầu bao chi 55 triệu đô la trong vụ kiểm toán cho hãng Microstrategy. Lịch sử tách rời Andersen Consulting và Arthur Andersen cũng như PricewaterhouseCoopers và chi nhánh văn phòng tư vấn luật Landwell cũng không thể trả lại thanh danh và uy tín cho các công ty này. Như vậy, danh tiếng và uy tín của các công ty kiểm toán lớn không những được tăng lên nhờ vào chất lượng công việc mà còn có khả năng bị tổn hại nếu không cấn thận trong từng bước đi của mình. (Tổng hợp từ tài liệu của Ward Howell International ). 1.3 A&A ở Việt Nam Công ty TNHH Kiểm toán và Đầu tư Tài chính Nam Việt (Viet Auditors Co., Ltd.) được thành lập bởi các kiểm toán viên người Việt đã làm việc nhiều năm cho Arthur Andersen và KPMG - hai trong số năm công ty kiểm toán lớn nhất thế giới (the Big Five). Với phong cách làm việc mang tính quốc tế, cùng bề dày kinh nghiệm và sự am hiểu sâu rộng về tài chính kế toán Việt Nam, Công ty luôn đảm bảo mang lại cho khách hàng các dịch vụ đa dạng với chất lượng tốt nhất. Bên cạnh các loại hình về kiểm toán, kế toán thông thường, Nam Việt cũng đã triển khai sâu rộng các lĩnh vực liên quan như:  Xây dựng, đánh giá độ tin cậy và đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ;  Thẩm định tài chính doanh nghiệp, trong đó các chuyên gia sẽ giúp các nhà quản lý doanh nghiệp “buộc các con số trong báo cáo tài chính phải lên tiếng”. 9  Tư vấn quyết toán thuế: Bên cạnh kinh nghiệm nhiều năm làm kiểm toán, các chuyên gia của công ty cũng đã tham gia giữ vai trò Giám đốc tài chính doanh nghiệp, đúc kết nhiều phương thức làm việc chuyên nghiệp trong việc quyết toán thuế, thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân , đảm bảo các rủi ro về nghĩa vụ thuế và các trách nhiệm liên quan của doanh nghiệp ở mức thấp nhất. Trước năm 2002, thị trường tư vấn tài chính và kiểm toán thế giới chịu sự thống trị tuyệt đối của ngũ đại gia: KPMG, Deloitte & Touche, Emst & Young, PriceWaterhouseCooper, và Arthur Andersen. Họ chiếm ba phần tư doanh số của thị trường tư vấn - kiểm toán trị giá hàng trăm tỉ đô la mỗi năm. Trong 100 công ty lớn nhất thế giới, 99 công ty sử dụng dịch vụ của ngũ đại gia.Nhưng từ đầu năm 2002, người ta đã hiểu là một trong ngũ đại đã diệt vong, và từ nay chỉ còn "tứ đại gia".Bắt đầu từ vụ vỡ lở vào cuối năm 2001 và đầu năm 2002, mọi người mới nhìn kỹ hơn đến nhà kiểm toán Arthur Andersen. Đây không phải lần đầu đại gia này bị lâm vào rắc rối. Nhưng tất cả các lần rắc rối trước, Andersen đều thoát ra bằng cách chi tiền "dàn xếp" với bên nguyên đơn. Luật pháp Mỹ cho phép bên bị đơn chi tiền để dàn xếp các vụ kiện dân sự trong khi vẫn không nhận lỗi. Nhưng đến vụ Enron thì Andersen không còn có thể đàn xếp, vì đây là vụ án hình sự. Dưới đây là diễn biến, nguyên nhân dẫn tới sự sụp đố của đại gia Kiểm toán A&A và trách nhiệm pháp lý mà công ty này phải gánh chịu do những vi phạm đạo đức nghiêm trọng đã gây ra. II. SỰ SỤP ĐỔ CỦA TẬP ĐOÀN NĂNG LƯỢNG ENRON KÉO THEO SỰ SỤP ĐỔ CỦA ARTHUR ANDERSEN (A&A) 2.1 Bắt đầu từ sự kiện sụp đỗ của tập đoàn năng lượng số một của Mỹ - Tập đoàn Enron Được thành lập từ năm 1985 trên cơ sở sáp nhập hai công ty Houston Natural Gas và Internorth of Omaha, cái tên Enteron (ruột) xuất phát từ ý tưởng [...]... bật nhất về sự kiện sụp đổ của tập đoàn năng lượng số một thế giới tập đoàn Enron dẫn tới sự sụp đổ của công ty Kiểm toán đứng thứ năm ở nước Mỹ Công ty Arthur Andersen Để từ đó nêu ra những bài học thực tế sương máu cho đạo đức của các kiểm toán viên ngành kiểm toán trên toàn thế giới nói chung và ngành kiểm toán Việt Nam nói riêng Đó là các bài học: về gian lận trong các báo cáo kiểm toán để che... đang và sẽ phát hành chứng khoán ra công chúng phải thực hiện việc công bổ thông tin đầy đủ và xác thực cho các nhà đầu tư tương lai và các cổ đông hiện hữu Điều này ở Việt Nam thực hiện chưa tốt Một điều đáng buồn mà kiểm toán Việt Nam cần khắc phục là khi có sự bắt tay giữa công ty kiểm toán và cống ty bị kiểm toán thì kết quả tất yếu là các báo cáo kiểm toán được đưa ra sẽ thiếu chính xác và không... nguồn gốc của sự yếu kém này chính là sự thiếu kinh nghiệm, sự khờ khạo và một thái độ quá coi trọng kết quả Và sau cùng là, là sự thiếu khả năng đối mặt với thực tế khi xuất hiện những vấn đề không như ý muốn Trong số các bài học ông nhấn mạnh cho các nhà quản lý vẫn còn bị ảnh hưởng sau thất bại của Enron chính là tầm quan trọng của sự khiêm tốn và biết mình biết người Ban điều hành của Enron chi là... động cơ mà không cần đến điều khiển Sự cách tân của họ đã thực sự thành công bước đầu, nhưng đã vượt quá tầm tay của họ Là những kẻ nghiệp dư, Enron không biết gì về các lực lượng họ tạo ra và bị lệ thuộc vào những lực lượng họ không thể hiểu được Từ điều này cho ta bài học khi nhìn lại ngành kiểm toán của Việt Nam Ngành Kiểm toán ở nước ta còn khá mới mẻ do vậy sự điều chinh nó không theo kịp với... tốt đó Rút kinh nghiệm từ A&A các công ty kiểm toán của Việt Nam phải hiểu được ý nghĩa của những báo cáo kiểm toán họ đưa ra và kiểm soát thật tốt 3.2 Minh bạch các thông tin tài chính Cảm nhận gần đây về nguy cơ khủng hoảng của các công ty cổ phần phát hành chứng khoán ra công chúng (public listed corporations) đã đặt ra nhiều câu hỏi cơ bản về thực chất của cơ chế Quản trị công ty (Corporate Governance)... vấn và kiểm toán Arthur Andersen cố tình làm sai lệch thông tin che mắt giới chức và lừa dối các nhà đầu tư Tháng 1/2001, một nhân viên kiểm toán của Andersen đã cực lực phản đổi phương pháp kế toán của Enron Vài tuần 22 sau, nhân viên này bị Andersen chuyển sang bộ phận khác theo đề nghị của Enron Một nhân viên của Merrill Lynch (công ty đánh giá xếp hạng chứng khoán) đã xếp hạng cổ phiếu của Enron vào... động tài chính của Enron đều được dựa trên sự thiết kế và vận hành của điều mà nhiều nhà phân tích đặt tên là "những liên minh ma quái" Một mạng lưới chằng chịt quan hệ giữa Enron, một số quan chức chính phủ và đặc biệt là Công ty kiểm toán Arthur Andersen đã giúp cho Enron 12 Kế toán trưởng của Enron là Richard Causey - Kiến trúc sư thiết kế ra hệ thống lừa dối cổ đông - nguyên là kiểm toán viên của Andersen... chuyển sang Điểm lý thú là Andersen đã ký hợp đồng làm tư vấn cho Enron, sau đó chính mình lại đóng vai trò kiểm toán để xác nhận những báo cáo tài chính của Enron Phí tư vấn và kiểm toán đều là những con số khống lồ Ví dụ, năm 2000, phí tư vấn là 27 triệu USD và phí kiểm toán là 25 triệu USD Tin vào danh tiếng của Arthur Andersen (hoặc cố tin), đến lượt các công ty phân tích chứng khoán và ngân hàng đầu... cộng của viện đại học Houston, khẳng định Dù sao, trong lúc tổ chức Enron có một tác động tiêu cực với cộng đồng kinh doanh Texas thì với những công ty trực tiếp dính líu đến Enron trong việc kinh doanh, hậu quả thật sự là thảm họa Với công ty kiểm toán cho Enron, Arthur Andersen, việc dính líu này có một tác động chết người Hơn nữa, vụ tai tiếng Enron có liên quan đến việc kiểm toán Đặc biệt là việc... khoản và những món nợ khổng lồ của Enron, một thực tế về sự đồng loã của công ty kiểm toán Sự đồng loã này càng 15 rõ ràng hơn khi David Duncan, kể toán trưởng của Enron ở Andersen, bị buộc phải có mặt trong cuộc điều tra đầu tiên đã từ chối nói chuyện để cố chạy tội cho bản thân Ngay cả khi Joseph Beradino, trưởng ban điều hành của Andersen, ngang ngạnh bảo vệ cho vai trò của công ty ông trong việc này . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM  Môn: Lý thuyết kiểm toán TIỂU LUẬN: SỰ KIỆN ENRON VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ SỰ KIỆN NÀY GVHD: TS. TRẦN. nhóm thuyết trình sẽ trình bày diễn biến, nguyên nhân kết quả và trách nhiệm pháp lý của sự kiện này. 3 SỰ KIỆN ENRON VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ SỰ KIỆN ENRON I. TẬP ĐOÀN ENRON. đình kiểm toán Việt Nam đã từng biết tới sự kiện tập đoàn năng lượng lớn nhất nước Mỹ tập đoàn Enron sụp đổ dẫn tới sự sụp đổ của công ty kiểm toán Arthur Andersen (A&A) vì đã đưa ra những

Ngày đăng: 15/06/2015, 15:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan