II. SỰ SỤP ĐỔ CỦA TẬP ĐOÀN NĂNG LƯỢNG ENRON KÉO THEO SỰ SỤP ĐỔ
3.2 Minh bạch các thông tin tài chính
Cảm nhận gần đây về nguy cơ khủng hoảng của các công ty cổ phần phát hành chứng khoán ra công chúng (public listed corporations) đã đặt ra nhiều câu hỏi cơ bản về thực chất của cơ chế Quản trị công ty (Corporate Governance) không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Trước hết chúng ta xem xét việc quản trị công ty cổ phần ở nhiều quốc gia, ở Việt Nam, dựa trên ba nguyên tắc sau:
Thứ nhất, sử dụng các thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT) độc lập (independent directors) để kiềm chế quyền lực của ban giám đốc, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các cổ đông.
Thứ hai, sử dụng và tín nhiệm giới kế toán để trình báo cáo tài chính có tính xác
thực nhằm giúp cổ đông có thông tin đầy đủ khi đầu tư vào công ty.
Thứ ba, sử dụng và tín nhiệm các nhà phân tích tài chính để xem xét, phân tích
các triển vọng kinh doanh và mức độ lành mạnh về tài chính của các công ty đang và sẽ phát hành chứng khoán ra công chúng nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho công chúng muốn đầu tư. Dịch vụ chuyên môn này rất cần thiết cho các nhà đầu tư cá nhân không đủ hiểu biết về tài chính, để đánh giá thông tin mà các công ty cổ phần bắt buộc phải công bố ra công chúng. Khi một công ty cổ phần hoạt động kém hơn mức trong ngành hay của thị trường, hoặc thiếu cơ chế quản trị thích đáng, các nhà đầu tư sẽ phản ứng bằng cách bán cổ phần của họ, là một hình thức áp đặt kỷ luật của thị trường lên ban giám đốc công ty.
Nguyên tắc thứ hai và thứ ba dựa trên nguyên tắc công khai thông tin. Chính công chúng đầu tư (chứ không phải những người có nhiệm vụ điều
tiết, kiểm soát) có khả năng tốt nhất đế tự quyết định lấy việc đầu tư của mình vì chi có họ mới biết rõ hoàn cảnh và mức độ sẵn sàng chịu rủi ro của mình. Tuỵ
25
nhiên, họ chỉ có thể có quyết định xác đáng khi có tất cả thông tin cần thiết. Triết lý kinh doanh dựa trên việc công khai hóa thông tin đòi hỏi các công ty đang và sẽ phát hành chứng khoán ra công chúng phải thực hiện việc công bổ thông tin đầy đủ và xác thực cho các nhà đầu tư tương lai và các cổ đông hiện hữu.
Điều này ở Việt Nam thực hiện chưa tốt. Một điều đáng buồn mà kiểm toán Việt Nam cần khắc phục là khi có sự bắt tay giữa công ty kiểm toán và cống ty bị kiểm toán thì kết quả tất yếu là các báo cáo kiểm toán được đưa ra sẽ thiếu chính xác và không trung thực dẫn tới các quyết định sai lầm của các nhà đầu tư.
Hơn nữa những quy định về trách nhiệm của kiểm toán viên khi xảy ra rủi ro, gây thiệt hại cho khách hàng chưa rõ ràng (bồi thường không quá 10 lần phí kiểm toán) nên chưa gắn trách nhiệm với kết qủa công việc, dẫn đến tình trạng đóng dấu ăn tiền, ảnh hưởng tới sự minh bạch hóa hoạt động của doanh nghiệp nói riêng, nền tài chính quốc gia nói chung.