1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án 5 (tuần 32)

28 116 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 206 KB

Nội dung

Giáo viên: Nguyễn Thị Huệ Trường tiểu học Thạch Mỹ Tuần 32 Thứ 2 ngày 18 tháng 4 năm 2011 Tiết 2 Tập đọc ÚT VỊNH I. MỤC TIÊU - Biết đọc rành mạch, lưu loát, diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn . -Hiểu nội dung : Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của út Vịnh .( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ) II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - Tranh minh họa trang 136 SGK - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC A. Kiểm tra: Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - GV nhận xét cho điểm. B. Dạy – học bài mới. HĐ1: Giới thiệu bài: GV treo tranh giới thiệu chủ điểm Những chủ nhân tương lai. Bài hôm nay các em sẽ được gặp bạn Út Vịnh để thấy được bạn đã có ý thức của một chủ nhân tương lai như thế nào? HĐ2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc - GV chia bài thành 4 đoạn; + Đoạn 1: Từ đầu ném đá lên tàu. + Đoạn 2: Tiếp như vậy nữa. + Đoạn 3: tiếp tàu hỏa đến! + Đoạn 4: Đoạn còn lại - Gọi 4 em đọc bài. - GV hướng dẫn các em tìm và luyện từ khó. - Gọi 4 em luyện đọc bài 2 lần- 1 em đọc chú giải - Cho hs luyện đọc theo 2 nhóm - GV đọc mẫu toàn bài với giọng kể chuyện chậm rãi, thong thả. b. Tìm hiểu bài Cho HS hoạt động theo 2 nhóm trao đổi trả lời câu hỏi trong sách. - HS Hoạt động nhóm 2. - GV lần lượt nêu các câu hỏi – HS trả lời. Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì? ( Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray, lắm khi trẻ chăn trâu còn ném đá.) Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt? Giáo án Lớp 5: Năm học: 2010 - 2011 1 Giáo viên: Nguyễn Thị Huệ Trường tiểu học Thạch Mỹ ( Út Vịnh nhận việc thuyết phục Sơn một bạn trai rất nghịch thường thả diều trên đường tàu. Thuyết phục mãi Sơn hiểu ra và hứa không chơi dại như thế nữa.) - Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đạng chơi trên đường tàu? ( Vịnh lao như tên bắn, la lớn báo tàu hỏa đến, Hoa giật mình ngã lăn khỏi đường tàu, còn Lan đứng ngây người khóc thét ) Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào? GV rút ra nội dung ý nghĩa của bài : Câu chuyện ca ngợi út vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ. c. Đọc diễn cảm GV đọc mẫu đoạn từ Thấy lạ, Vịnh nhìn trong gang tấc. Cho các em phát biểu giọng đọc. GV hướng dẫn các em nhấn giọng ở các từ: Chuyển thẻ, lao ra như tên bắn la lớn, giật mình, ngã lăn, ngây người, khóc thét, ầm ầm lao tới Cho các em thi đọc diễn cảm: 3 -> 5 em thi đọc. Các em khác nhận xét bổ sung. GV nhận xét cho điểm. HĐ3: Củng cố dặn dò. GV nhận xét tiết học Dặn các em chuẩn bị bài sau. Tiết 3 Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU Giúp HS - Củng cố lại kiến thức, kĩ năng thực hành phép chia, viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân, tìm tỉ số phần trăm. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 em nêu tính chất của phép chia: 1 em nêu 1 em lên bảng tính giá trị của biểu thức bằng 2 cách. 5 2 : 3 1 5 2 : 12 7 5 2 : 12 5 −+ GV nhận xét cho điểm. B. Dạy – học bài mới. HĐ1: Giới thiệu bài. trong tiết học toán này chúng ta cùng tiếp tục làm các bài toánôn tập về phép chia. HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1:Bài yêu cầu chúng ta làm gì? - Tính Cho các em tự làm bài. Giáo án Lớp 5: Năm học: 2010 - 2011 2 Giáo viên: Nguyễn Thị Huệ Trường tiểu học Thạch Mỹ - 2 em làm vào bảng nhóm. GV nhắc các em cách chia 1 phân số cho 1 số tự nhiên. Gọi HS nhận xét bài của 2 bạn. GV nhận xét cho điểm. Bài 2:Bài yêu cầu chúng ta làm gì? - Tính nhẩm. Cho các em làm bài. - 2 em làm vào bảng nhóm. Gọi HS nhận xét bài của bạn. ? một số nhân với 0,1 thì số đó tăng lên hay giảm đi bao nhiêu lần? - một số nhân với 0,1 thì số đó giảm đi 10 lần. một số chia cho 0,1 thì kết quả tăng lên hay giảm đi bao nhiêu lần? - một số chia cho 0,1 thì số đó tăng lên 10 lần. Chia 1 số cho 0,5 ta làm như thế nào để tính kết quả nhanh hơn. - Lấy số đó nhân với 2. Bài 3: Bài yêu cầu chúng ta là gì? - Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân. GV hướng dẫn mẫu: 75,0 4 3 :4:3 = Cho các em tự làm bài còn lại. -3 em lên bảng làm. Gọi HS nhận xét bài của bạn GV nhận xét cho điểm. HĐ3:Củng cố dặn dò. GV nhận xét tuyên dương tiết học. Dặn các em chuẩn bị bài tiết sau. Tiết 4: Khoa học TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN I. MỤC TIÊU * Giúp HS: - Có khái niệm ban đầu về thiên nhiên. - Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên ở nước ta. - Nêu được ích lợi của tài nguyên thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - Hình minh họa trang 130, 131 (SGK). - HS chuẩn bị giấy vẽ, màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động khởi động. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 em lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi sau: + Môi trường là gì? Giáo án Lớp 5: Năm học: 2010 - 2011 3 Giáo viên: Nguyễn Thị Huệ Trường tiểu học Thạch Mỹ + Môi trường nhân tạo gồm những thành phần nào? + Môi trường nhân tạo là gì cho ví dụ? GV nhận xét cho điểm. Giới thiệu bài: Trong môi trường tự nhiên của chúng ta có rát nhiều loại tài nguyên thiên nhiên. Vậy tài nguyên thiên nhiên là gì? Nó có ích lợi gì trong cuộc sống của chúng ta. Các em tìm thấy câu trả lời trong bài hôm nay. HĐ1: Các loại tài nguyên thiên nhiên và tác dụng của chúng. Cho các em hoạt động theo nhóm 4. Các em đọc thông tin quan sát hình minh họa và trả lời câu hỏi: Thế nào là tài nguyên thiên nhiên? - Tài nguyên thiên nhiên là của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên. Loại tài nguyên nào thể hiện trong hình minh họa? - Tài nguyên gió, tài nguyên nước, tài nguyên dầu mỏ Nêu ích lợi của từng loại tài nguyên? - Các HS nối tiếp nhâu nêu. - Các em khác nhận xét bổ sung. Kết luận: Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên. Con người khai thác, sử dụng chúng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng. HĐ2: Ích lợi của tài nguyên thiên nhiên. GV tổ chức cho các em dưới dạng trò chơi. GV viết vào mảnh giấy nhỏ tên các lại tài nguyên. Cho các em hoạt động theo nhóm 6, nhóm trưởng lên bốc thăm tên một tài nguyên thiên nhiên, cả nhóm cùng trao đổi vẽ tranh thể hiện lợi ích của tài nguyên thiên đó. GV theo dõi giúp đỡ em yếu. Cho các em triển lãm tranh. HS cùng GV nhận xét đánh giá tranh từng nhóm. HĐ3: Hoạt động kết thúc. - GV nhận xét tuyên dương tiết học. - Dặn các em chuẩn bị bài sau Buổi chiều: Tiết 1: Đạo đức GIÁO DỤC GIỮ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC TIÊU Giúp HS hiểu: - Giữ gìn môi trường trong sạch có lợi cho sức khỏe của mình và mọi người xung quanh. - Biết làm những việc giúp cho môi trường trong sạch. - có ý thức đồng tình, tôn trọng những người có hành động, việc làm giúp cho môi trường trong sạch Giáo án Lớp 5: Năm học: 2010 - 2011 4 Giáo viên: Nguyễn Thị Huệ Trường tiểu học Thạch Mỹ - Qua tiết học giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường sạch đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - Tranh ảnh về những việc làm đúng và chưa đúng bảo vệ môi trường. - Phiếu giao việc cho các nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC A. Kiểm tra: + Gọi 1 em lên bảng nêu những việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. + Địa phương em đã làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. GV nhận xét cho điểm B. Dạy – học bài mới. HĐ1: Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu tiết học. HĐ2: Vai trò của môi trường trong sạch Cho HS nêu thành phần của môi trường nơi em đang sống. - HS nối tiếp nêu. Cho các em thảo luận về vài vai trò của môi trường trong sạch. - Từng em nêu, thảo luận, thống nhất ý kiến ghi ra phiếu. Gọi đại diện các nhóm nêu ý kiến. - Từng em nêu, các em khác bổ sung thêm. Kết luận: Môi trường trong sạch giúp cho con người khoẻ mạnh, ít bệnh tật và làm tốt mọi việc. HĐ3: Xử lý tình huống. Cho các em hoạt động theo nhóm 4, GV phát các tình huống cho các nhóm. Các nhóm trao đổi thảo luận đưa ra ý kiến đúng để xử lý tình huống. Gọi đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. Tình huống 1: Em đang đi trên đường thấy một bạn cùng tuổi mình đang quăng một bao rác ra đường, em làm gì khi đó? Tình huống 2: Sau buổi học vì phải làm trực nhật nên em về muộn hơn các bạn, em thấy một em ở lớp 3 đang nhổ hoa ở vườn trường, em làm gì khi đó? GV nhận xét tuyên dương những nhóm có cách xử lý hay, hợp lý nhất. HĐ4: Giới thiệu tranh ảnh sưu tầm về bảo vệ môi trường. Cho Hs hoạt động theo nhóm 6. Từng em giới thiệu tranh ảnh mình sưu tầm, chỉ ra những việc làm bảo vệ môi trường; những việc làm gây ô nhiễm môi trường. * GV cùng HS đến từng nhóm xem tranh và nghe lời giới thiệu của đại diện các nhóm. GV nhận xét tuyên dương nhóm sưu tầm tốt. HĐ5: Củng cố dặn dò. GV nhận xét tiết học Dặn các em chuẩn bị bài sau. Tiết 2. Chính tả BẦM ƠI I. MỤC TIÊU Giáo án Lớp 5: Năm học: 2010 - 2011 5 Giáo viên: Nguyễn Thị Huệ Trường tiểu học Thạch Mỹ Nhớ – viết chính xác , đẹp bài chính tả , trình bày đúng hình thức các câu thơ lục bát . không mắc quá 5 lỗi trong bài. - Làm được bài tập 2,3 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC Bảng phụ kẽ sẵn bảng nội dung của bài tập 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 em lên bảng viết tên các danh hiệu giải thưởng và huy chương ở bài tập 3 ( 128) B. Dạy học bài mới. HĐ1: Giới thiệu bài: Bài hôm nay các em cùng nhớ _ viết đoạn đầu trong bài thơ Bầm ơi và luyện viết hoa tên các cơ quan đơn vị. HĐ2: Hướng dẫn viết chính tả. a. Trao đổi về nội dung. - Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn thơ ? Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? - Cảnh chiều động mưa phùn gió bấc làm cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ. Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ? - Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, tay mẹ run lên vì rét. b. Hướng dẫn viết từ khó: Cho HS tìm các từ khó, dễ lần khi viết chính tả - HS tìm và nêu các từ khó: rét, làm thâm, lội dưới bùn, mạ non, ngàn khẹ. Yêu cầu HS luyện viết các từ khó. - HS luyện viết từ khó. c. Viết chính tả. HS viết bài vào vở. d. Soát lỗi chấm bài. Cho HS đổi chéo vở để soát lỗi. - HS soát lỗi GV chấm 7 – 10 bài GV nhận xét cụ thể từng bài HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu bài. - Phân tích tên mỗi cơ quan, đơn vị thành các bộ phận cấu tạo ứng với các ô trong bảng. Cho các em tự làm bài. - 1 em lên bảng làm. Gọi HS nhận xét bài làm của bạn. ? Em có nhận xét gì về cách viết hoa tên của các cơ quan, đơn vị trên? - HS trả lời. GV nhận xét và kết luận về cách viết hoa các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Bài 3: Cho HS nêu các cơ quan, đơn vị cho đúng. Cho HS tự làm. - 3 HS lên bảng làm. Gọi HS nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét, kết luận đáp án đúng. Giáo án Lớp 5: Năm học: 2010 - 2011 6 Giáo viên: Nguyễn Thị Huệ Trường tiểu học Thạch Mỹ 3. HĐ4: củng cố dặn dò. GV nhận xét tiết học. Dặn các em chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Hoạt động tập thể VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY 30 – 4 VÀ NGÀY 1 - 5 I. MỤC TIÊU Các em biểu diễn các tiết mục văn nghệ mà nhóm mình đã đăng kí về ngày 30- 4 và ngày 1- 5 Qua tiết học giúp các em hiểu rõ hơn về Ngày Giải phóng miền Nam , thống nhất đất nước và Ngày Quốc tế Lao động. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. HĐ1: Giới thiệu bài: GV nói về Ngày Giải phóng miền Nam , thống nhất đất nước và Ngày Quốc tế Lao động. 2. HĐ2: Bốc thăm thứ tự các tiết mục - Cho đại diện từng nhóm lên bốc thăm thứ tự - Cho lớp trưởng công bố thứ tự các tiết mục 3. HĐ3: Các nhóm biểu diễn các tiết mục nghệ - GV cùng các tổ trưởng làm ban giám khảo - Lớp phó phụ trách văn nghệ dẫn chương trình - Lần lượt các nhóm lên biểu diễn các tiết mục văn nghệ - Ban giám khảo cho điểm trực tiếp từng tiết mục 4. HĐ4: Tổng kết các tiết mục, trao phần thưởng - Lớp trưởng tổng kết các tiết mục văn nghệ - GV trao phần thưởng cho các em đoạt giải chuẩn bị biểu diễn tại trường. 5. HĐ5: Củng cố dặn dò - GV nhận xét tuyên dương tiết học - Dặn các em có tiết mục đoạt giải về nhà tiếp tục luyện tập thêm chuẩn bị biểu diễn tại trường. Thứ 3 ngày 19 tháng 4 năm 2011 Tiết 1: Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: * Giúp HS củng cố về: -Thực hành phép chia . -Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số , số thập phân . - Tìm tỉ số phần trăm của 2 số. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: A. Kiểm tra bài cũ: Giáo án Lớp 5: Năm học: 2010 - 2011 7 Giáo viên: Nguyễn Thị Huệ Trường tiểu học Thạch Mỹ - Gọi 2 em lên bảng tính giá trị biểu thức: a. (6,24 + 1,26) : 0,75 b. ( 3,125 + 4,075) : 2 Cho cả lớp làm vào giấy nháp GV nhận xét cho điểm. B. Dạy – học bài mới: HĐ 1: Giới thiệu bài: Trong tiết học này chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về tính tỉ số phần trăm. HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Tính tỉ số phần trăm của 2 số. Cho 1 em nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm của 2 số. + Tìm tỉ số của 2 số + Lấy tỉ số nhân nhẩm với 100 viết kèm theo đơn vị phần trăm ( % ). GV hướng dẫn lại. 1 : 4 = 0,25 0,25 = 25 % Cho các em tự làm bài - 4 em nối tiếp nhau lên bảng lên bảng làm Bài 2: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? Cộng trừ các tỉ số phần trăm. + Muốn thực hiện phép cộng, trừ các tỉ số phần trăm ta làm như hế nào? HS trả lời – GV chốt lại ( Muốn thực hiện các phép tính cộng trừ các tỉ số phần trăm ta thực hiện phép tính như đối với số tự nhiên , sau đó viết kí hiệu phần trăm vào bên phải kết quả.) Cho các em tự làm bài - 3 em nối tiếp nhau lên bảng chữa. Gọi HS nhận xét bài làm của bạn. - Các em khác nhận xét bổ sung thêm. Bài 3: Gọi 1 em đọc đề bài toán. Muốn biết diện tích đất trồng cao su bằng bao nhiêu phần trăm diện tích đất trồng cà phê ta làm như thế nào? - Ta tính tỉ số phần trăm giữa diện tích đất trồng cây cao su và diện tích đất trồng cây cà phê. Cho các em làm bài vào vở. - 1 em lên bảng làm. Gọi HS nhận xét bài làm của bạn. GV nhận xét cho điểm. Bài 4: Cho các em HS khá tự làm vào vở . GV theo dõi giúp đỡ cho các em yếu – GV chấm bài một số em đã hoàn thành. - 1 em lên bảng làm. GV cùng HS nhận xét chốt lại bài đúng: Bài giải Số cây lớp 5A trồng được là: 180 x 45 : 100 = 81 ( cây ) Số cây lớp 5A còn phải trồng theo dự định: Giáo án Lớp 5: Năm học: 2010 - 2011 8 Giáo viên: Nguyễn Thị Huệ Trường tiểu học Thạch Mỹ 180- 81 = 99 (cây) Đáp số : 99 cây HĐ 3: Củng cố- dặn dò. GV nhận xét tiết học Dặn các em chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Lịch sử TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC TIÊU: * Giúp các em : - Tìm hiểu về các anh hùng quê hương. - Tìm hiểu các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng quê ở Hà Tĩnh. - Biết và ghi nhớ công lao của các anh hùng, các nhà văn thơ của quê hương. - Qua tiết học giáo dục cho các em tình yêu quê hương đất nước. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC. A. Kiểm tra bài cũ : Gv gọi 2 em lên bvảng trả lời : + Nêu nhiệm vụ của nhân dân Hà Tĩnh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ? + Nêu những người con anh hùng và những danh nhân trên đất Hà Tĩnh. - Gv nhận xét cho điểm . B. Dạy – học bài mới HĐ 1: Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu tiết học HĐ 2: Tìm hiểu các anh hùng quê hương Cho các em hoạt động theo nhóm 4 - HS hoạt động theo nhóm 4. HS thảo luận nhóm kể về những anh hùng, danh nhân nổi tiếng mà các em đã tìm hiểu được cho các bạn nghe. - Từng em kể, các em trong nhóm nghe nhận xét bổ sung cho bạn Gọi đại diện từng nhóm nói về các anh hùng mà các em đã tìm hiểu. - Đại diện từng nhóm nêu, các em khác nhận xét bổ sung thêm. GV nhận xét và giới thiệu thêm về một số anh hùng quê hương. HĐ 3: Kể tên các nhà thơ nổi tiếng quê ở Hà Tĩnh Cho các em hoạt động theo nhóm 4. Tiếp tục từng em kể cho các bạn nghe về các nhà thơ, nhà văn; các anh hùng dân tộc nổi tiếng quê ở Hà Tĩnh - Từng em kể các em khác em khác nhận xét bổ sung thêm. GV gọi từng nhóm nêu kết quả hoạt động nhóm của mình - Các nhóm khác nhận xét bổ sung thêm. GV nhận xét chốt lại: Hà Tĩnh có rất nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như Nguyễn Du, nhà thơ Xuân Diệu, Các anh hùng quê hương như: Giáo án Lớp 5: Năm học: 2010 - 2011 9 Giáo viên: Nguyễn Thị Huệ Trường tiểu học Thạch Mỹ 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc, Trần Phú- Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Phan Đình Phùng cụ là lãnh tụ của nghĩa quân Hương Khê trong phong trào Cần Vương. Lý Tự Trọng, Trần Phú, Hà Huy Tập, Quân dân Hà Tĩnh đã dành chiến thắng trong trận Ra Đa Núi Nài ngày 26 tháng 3 năm 1965 bắn rơi 12 chiếc máy bay HĐ 4: Giới thiệu tranh ảnh về các anh hùng, các nhà thơ, nhà văn lớn Cho các em giới thiệu với các bạn theo nhóm 4 bức ảnh mà mình sưu tầm - Từng em giới thiệu Gọi một số em giới thiêu trước lớp HĐ 5: Củng cố dặn dò GV nhận xét tuyên dương tiết học. Dặn các em chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Luyện từ và câu ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU I. MỤC TIÊU: * Giúp HS : - Luyện tập sử dụng đúng dấu chấm ,dấu phẩy trong câu , đọan văn ( BT1) - viết được đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của HS trong giờ ra chơi và nêu được tác dụng của dấu phẩy ( BT2) II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Bảng phụ ghi sẵn nội dung 2 bức thư trong mẫu chuyện Dấu chấm và Dấu phẩy. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. A. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 em đặt 2 câu ít nhất có 2 dấu phẩy. Gọi 1 em nêu tác dụng của dấu phẩy. GV nhận xét cho điểm B. Dạy – học bài mới. HĐ 1: Giới thiệu bài. Bài học hôm nay các em tiếp tục luyện tập sử dụng dấu phẩy trong khi viết. HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu chuyện. - 1 em đọc to. + Bức thư đầu là của ai? ( Bức thư đầu là của anh chàng đang tập viết văn.) + Bức thư thứ 2 là của ai? (Bức thư thứ 2 là thư trả lời của Bớc-na Sô.) Cho các em tự điền dấu chấm dấu phẩy vào chỗ thích hợp, Viết hoa chữ cái đầu câu. - HS tự làm, 2 em lên bảng làm. Gọi HS nhận xét bài làm của bạn. GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. Giáo án Lớp 5: Năm học: 2010 - 2011 10 . – 259 137 ) : 15 ; b) ( 26413 + 352 910 ) x 62; c) 5 2 + 7 1 x 3 ; d) 4 3 + 4 1 : 3 1 ; e) 2,43 + 1 ,57 - 2 ,5 ; f) 3,42 : 0,3 – 6 ,52 . BT2: Tìm X Giáo án Lớp 5: Năm học: 2010 - 2011 12 Giáo. lại bài đúng: Bài giải Số cây lớp 5A trồng được là: 180 x 45 : 100 = 81 ( cây ) Số cây lớp 5A còn phải trồng theo dự định: Giáo án Lớp 5: Năm học: 2010 - 2011 8 Giáo viên: Nguyễn Thị Huệ Trường. bài cũ: Giáo án Lớp 5: Năm học: 2010 - 2011 7 Giáo viên: Nguyễn Thị Huệ Trường tiểu học Thạch Mỹ - Gọi 2 em lên bảng tính giá trị biểu thức: a. (6,24 + 1,26) : 0, 75 b. ( 3,1 25 + 4,0 75) : 2 Cho

Ngày đăng: 15/06/2015, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w