1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương Ôn thi Tư tưởng Hồ Chí Minh Trung cấp lý luận chính trị

25 9,6K 92

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 232,5 KB

Nội dung

MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHCHỦ ĐỀ 1: NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH1. KN: Tư tưởng HCM“Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa MácLênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”

MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHỦ ĐỀ 1: NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1. KN: Tư tưởng HCM “Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi” KN về tư tưởng Hồ Chí Minh như trên thể hiện bốn nội dung chủ yếu sau: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người Nội dung tư tưởng HCM bao gồm mội hệ thống các quan điểm cơ bản về chính trị, các quan điểm vè kinh tế, văn hó xây dựng con người XHCN vv và phương pháp cách mạng HCM. Tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt hơn 70 năm qua và tiếp tục soi sáng con đường chúng ta tiến lên xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. 2. Bối cảnh ra đời TT.HCM TT HCM được hình thành dưới tác động của những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể của dân tộc và nhân loại trong thời đại người sống và hoạt động. * Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX _ Cuối thế kỷ XIX 1858: Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, sự xâm lược của thực dân Pháp đã gây ra nhiều hậu quả cho xã hội Việt Nam. Triều đình nhà Nguyễn đã từng bước khuất phục đầu hàng Pháp. 1884: Hòa ước Pa-to-not , triều đình nhà Nguyễn đã chính thức công nhận sự bảo hộ của Pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta nổ ra, dâng cao, lan rộng trong cả nước và lần lượt bị thất bại. - Đầu thế kỉ XX: + Công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp từ 1895 đã làm cho xã hội Việt Nam có sự biến chuyển và phân hóa ( xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thực dân nửa phong kiến, xuất hiện nhiều giai cấp tầng lớp xã hội mới: công nhân, tư sản, tiểu tư sản. Công cuộc khai thác thuộc địa là sự bóc lột về kinh tế, áp bức về chính trị và nô dịch về văn hóa) + Ảnh hưởng của các “tân văn”, “tân thư” và ảnh hưởng của các trào lưu cải cách ở Nhật Bản, Trung Quốc tràn vào Việt Nam. => Làm cho các phong trào yêu nước ở nước ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản. - Tất cả các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đều không tránh khỏi hạn chế, đều không tránh khỏi sự đàn áp dã man và thất bại, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước. Bối cảnh đó đặt ra một yêu cầu bức thiết về việc phải tìm ra con đường cứu nước. * Bối cảnh thời đại: - CNTB chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và xác lập sự thống trị của chúng trên phạm vi thế giới, trở thành kẻ thù chung của nhân dân các dân tộc thuộc địa, khiến cho các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra ngày càng mạnh mẽ. - Ở các nước tư bản là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Ở các nước thuộc địa, ngoài mâu thuẫn vốn có là giai cấp nông dân và đại chủ còn xuất hiện mâu thuẫn mới: giữa nhân dân các thuộc địa và chủ nghĩa đế quốc. Xã hội phân hóa: xuất hiện giai cấp, tầng lớp xã hội mới: công nhân, tư sản. - Các trào lưu cải cách ở Nhật Bản và Trung Quốc đang diễn ra mạnh mẽ. - Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra và thắng lợi có tác dụng thức tỉnh các dân tộc châu Á. - Quốc tế cộng sản 3 ra đời ( tháng 3 – 1919) đề cập tới vấn đề thuộc địa, bênh vực các dân tộc thuộc địa, ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, giúp đỡ đào tạo cách mạng, vạch ra con đường giải phóng các dân tộc thuộc địa. Bối cảnh trong nước đặt ra yêu cầu bức thiết phải tìm ra con đường cứu nước mới, bối cảnh thời đại đã tạo ra con đường mà Việt Nam đang cần, tất nhiên nó không phải hoàn toàn có sẵn. Trước những đòi hỏi của dân tộc và nhân loại, HCM và TT HCM xuất hiện. Đó là đòi hỏi khách quan của dân tộc và nhân loại. Sự ra đời của TT HCM là sự giải đáp, là sản phẩm tất yếu của CMVN và thế giới trong điều kiện lịch sử mới, không phải là ya muốn chủ quan hay một sự áp đặt nào. 3. Nguồn gốc hình thành tư tưởng HCM( Trọng tâm) Tư tưởng HCM là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hóa, nhân nghĩa và thực tiễn CM Việt Nam với tinh hoa văn hóa nhân loại được nâng lên tầm cao mới dưới ánh sáng CN Mác LêNin. Một là: Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam - Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất tự lực tự cường trong đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường trong đấu tranh đã được hình thành rất sớm trong lịch sử dân tộc, nó được kế thừa và phát huy qua nhiều thế hệ trở thành truyền thống tốt đẹp, thiêng liêng nhất của dân tộc ta. Truyền thống trên chính là cơ sở cho ý chí, hành động cứu nước và xây dựng đát nước của người VN nói chung và của HCM nói riêng. Bởi chính từ lòng yêu nước đã thôi thúc Bác ra đi tìm đường cứu nước và ý chí kiên cường đã giúp Người vượt qua mọi khó khăn gian khổ để đạt được mục đích của mình. HCM đã phát triển CN yêu nước trong thời đại mới. CN yêu nước VN đã có quá trình lịch sử hàng ngàn năm với nội dung phong phú và sâu sắc. Thời phong kiến yêu nước cô đọng trong tư tưởng trung quân ái quốc, bảo vệ tổ quốc chống giặc ngoại xâm. Kế thừa truyên thống của dân tộc, Bác đã thể hiện lòng yêu quê hương đất nước nồng nàn băng con đường hành động đi tìm đường cứu nước. Với Bác yêu nước gắn liền với thương dân. Bác nói : “ lòng yêu thương nhân dân và nhân loại của tôi ko bao giờ thay đổi “. Người có một ham muốn là làm sao cho nước ta được độc lập dân ta được tự do, ai cũng có cơm ăn áo mặc dược học hành. Người đã nêu ra chuẩn mực “ trung với nước hiếu với dân “. HCM đã phát triển nội dung mới của CN yêu nước trên cơ sở quan điểm giai cấp. Yêu nước được mở ra vô cùng rộng lớn đối với nhân dân lao động, người cùng khổ, g/c công nhân và nhân dân bị áp bức trên toàn thế giới. Trên cơ sở g/c HCM đã nêu ra nội dung mới : Ngày nay yêu nước phải gắn liền với yêu CNXH vì có tiến lên CNXH thì nhân dân mới được ấm no thêm, tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm. 2 - Tinh thần nhân nghĩa đoàn kết tương thân tương ái. Từ xưa tới nay mỗi khi có khó khăn hoạn nạn nhân dân cả nước ta cùng tương trợ, đùm bọc giúp đỡ nhau vượt qua. Đây cũng được coi là truyền thống tốt đẹp của dân ta được hình thành qua thực tế đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm. HCM đã kế thừa truyền thống trên như sau : + trong tư tưởng của Bác đoàn kết luôn được coi là sức mạnh, là nguyên nhân dẫn đến thành công của cách mạng. + trong quá trình lãnh đạo CMVN Bác luôn nhắc nhở dân ta phải ghi nhớ chữ đồng lòng, đồng sức, đồng tình, đồng minh. Đối với Bác ai làm điều lợi cho nhân dân cho tổ quốc đều là bạn. - Tinh thần cần cù, thông minh, sáng tạo của dân tộc. Với truyền thống hiếu học nhân dân ta đã tiếp thu những nền văn hóa khác nhau rồi từ biến thành nét văn hóa của dân tộc. HCM cũng kế thừa được truyền thống này trong quá trình tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. - Dân tộc việt nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan yêu đời. Tinh thần lạc quan yêu đời. Điều này giúp nhân dân ta tin vào sức mạnh của bản thân, tự tin vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa dù trước mắt còn nhiều khó khăn gian khổ phải vượt qua. Điều này ảnh hưởng quan trọng đến tư tưởng HCM, Bác luôn tin vào sức mạnh của dân tộc, sự thắng lợi của cách mạng VN cho dù con đường này còn nhiều chông gai. => Chính chủ nghĩa yêu nước nhân văn việt nam là cội nguồn, là giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, là điểm xuất phát là động lực thúc đẩy Nguyễn Tất Thành đi tìm đường cứu nước và là bước đệm để người tiếp thu tinh hoa văn hoa nhân loại. Hai là: Tinh hoa văn hóa phương Đông và Phương Tây Xuất thân trong một gia đình có truyền thống hiếu học lại thêm tư chất thông minh tuyệt vời HCM đã được truyền thụ một trình độ Hán học vững vàng và tiếp đó tiếp thu văn hóa phương Tây tại trường Quốc học Huế. Sau này khi bôn ba trên con đường cứu nước HCM vừa hoạt động cách mạng vừa học học hỏi ko ngừng. Người đã làm giàu cho mình bằng tinh hoa văn hóa nhân loại. -Tư tưởng văn hóa phương Đông : Nho giáo Trung hoa được du nhập vào VN rất sớm trong thời Bắc thuộc. Trong Nho giáo có nhiều yếu tố duy tâm tiêu cực phản động như :tư tưởng phân biệt đẳng cấp xã hội, tư tưởng coi thường người phụ nữ trong xã hội, tư tưởng coi thường lao động chân tay. Tuy nhiên Nho giáo có nhiều yếu tố tích cực đó là : triết lí nhân sinh thể hiện ở tư tưởng từ bậc thiên tử tới thứ dân phải lấy việc tu thân làm gốc, lí tưởng về một một xã hội đại đồng có vua sáng tôi hiền, cha từ, con thảo, tư tưởng đề cao văn hóa, lễ nghĩa truyền thống, coi trọng việc học hành. HCM đã lựa chọn những yếu tố tích cực của Nho giáo đưa vào đó nội dung và ý nghĩa cho phù hợp với cách mạng VN trong giai đoạn mới. HCM đã làm rất nhiều bài thơ bằng chữ hán, chuẩn mực đạo đức mới, lấy dân làm gốc, quan tâm xây dựng nền giáo dục. Phật giáo là tôn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ có ảnh hưởng lớn tới đời sống, tư tưởng, suy nghĩ của người Việt. Phật giáo có một số hạn chế như: tư tưởng mê tín dị đoan, tư tưởng an bài cho số phận cam chịu cuộc sống khổ hạnh để chờ 1 cuộc sống mới tốt đẹp ở kiếp sau.Tuy vậy Phật giáo có nhiều yếu tố tích cực như : tư tưởng vị tha, từ bi, cứu khổ, cứu nạn, thương người như thể thương thân, sống hòa đồng với thiên nhiên.,nếp sống có đạo đức trong sạch, giản dị, chăm làm điều thiện. tư tưởng đề cao lao động, hống lại sự lười biếng trong xã hội. Những tư tưởng của Phật giáo phù hợp với phong tục, tập quán, tín ngưỡng người Việt cho nên được tiếp thu một cách tự nhiên và có ảnh hưởng khá rõ đến tư tưởng HCM. Về tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn. HCM tiếp thu học thuyết về “ Dân tộc,độc lập dân tôc, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc”. -Tư tưởng và văn hóa phương Tây : 3 Trong 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, HCM chủ yếu sống ở châu Âu nên Bác chịu ảnh hưởng rất sâu rộng nền văn hóa dân chủ và cách mạng phương Tây. Tư tưởng dân chủ bình đẳng, kiểm soát nhà nước của nhân dân thể hiện trong tuyên ngôn năm 1776 của Mỹ. Người đã học tập được ý chí đấu tranh cho tự do, độc lập cho quyền sống của con người. HCM đã tiếp thu giá trị tư tưởng nhân quyền với nội dung là quyền tự do cá nhân thiêng liêng trong bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ. Sau này HCM đã phát triển quyền đó là quyền sống, quyền độc lập, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của tất cả các dân tộc. Điều này thể hiện trong tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Người. Tư tưởng tự do dân chủ bác ái trong tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của pháp năm 1789. Đầu năm 1913, Bác sang Anh và đã đi những bước đầu tiên trong cuộc đời hoạt động chính trị của mình. Cuối năm 1917, HCM từ Anh về Pháp, tại đây Bác được tiếp xúc trực tiếp với nhũng tác phẩm của các nhà tư tưởng khai sáng, những lí luận gia của cách mạng Pháp năm 1789. Ngoài ra HCM còn tiếp thu tư tưởng dân chủ và nhiều hiểu biết khác trong quá trình hoạt động cách mạng. => HCM tiếp thu văn hóa nhân loại một cách có khoa hoạc không thành kiến với bất kỳ tôn giáo hay học thuyết nào. TT HCM là tượng trưng cho sự kết hợp hài hòa văn hóa đông – tây. Ba là: Chủ nghĩa Mác- Lênin : CN Mác – Lê Nin là sự kết hợp của ba yếu tố: Triết học Mác Lê Nin, Kinh tế chính trị học và chủ nghĩa XHKH. Nhờ có thế giới quan và phương pháp luận khoa học nên NAQ đã tiếp thu và chuyển hóa tinh văn hóa dân tộc và nhân loại thành tư tưởng cách mạng của chính mình. CN Mác Lê Nin giải quyết khủng hoảng đường lối, là hệ tư tưởng tiên tiến của giai cấp công nhân . Là chủ nghĩa chân chính , cách mạng và triệt để nhất. Quá trình tiếp thu CN MLN: Khi ra đi tìm đường cứu nước ở tuổi 20, Người đã có những phân tích tổng kết các phong trào yêu nước từ cuối thế kỷ 19 đến đầu 20. Tháng 7/1920 bắt gặp bản “ Sơ tháo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê Nin. Trong 10 năm (1911- 1920 ) Người đã hoàn thiện cho mình vốn văn hóa, chính trị, vốn sống thực tiễn phong phú tạo thành một bản lĩnh của nhà chính trị trẻ tuổi. Tiếp nhận chủ nghĩa Mác Lê Nin, HCM từ một nhà yêu nước trở thành người cộng sản, trở thành người tham gia sáng lập đảng cộng sản pháp. Khi lần đầu tiếp xúc với CN Mác- Lênin, Bác đã khẳng định đây chính là con đường cứu nước. Nhưng với khả năng độc lập tự chủ sáng tạo của mình, HCM đã biết tiếp thu và vận dụng 1 cách khoa học những nguyên lí của CN Mác-lê phù hợp với hoàn cảnh và đặc điểm cụ thể với hoàn cảnh của VN lúc đấy, chứ ko rơi vào sao chép, giáo điều, dập khuôn. HCM đến với CN M-L là tìm kim chỉ nam cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc tức là nhu cầu thực tiễn của CMVN. NAQ tiếp thu lí luận M-L theo phương pháp nhận thức mácxit đồng thời nắm lấy cái cốt, cái tinh thần, cái bản chất chứ ko tự trói buộc trong cái vỏ ngôn từ. Vai trò của CN MLN đối với TT HCM: - CN MLN trang bị thế giới quan , phương pháp luận khoa học - Tạo 1 phương pháp đúng đắn để tiếp cận truyền thống văn hóa dân tộc cũng như tinh hoa văn hóa nhân loại. - Giúp người phân tích tổng kết các học thuyết tư tưởng đương thời và kinh nghiệm của CMTG. - Tạo lập tâm lý quan điểm vững vàng HCM tiếp thu CN mác LN với những đặc trưng riêng: - Từ tư duy cụ thể hóa thành hành động - Tính độc lập, tự chủ, sáng tạo 4 - Vận dụng linh hoạt vào CM VN => Có thể nói, CN M-L là một trong những nguồn gốc lý luận quan trọng, là cơ sở lý luận chủ yếu nhất quyết định HCM từ người yêu nước trở thành chiến sĩ cộng sản, góp phần to lớn trong việc hình thành và hoàn thiện tư tưởng HCM. Như vậy, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN đã được nâng lên tầm v thế giới với việc thâu nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại và chủ nghĩa Mác lê Nin, hình thành và tạo ra bước phát triển phù hợp với tiến trình phát triển của nhân loại trong thời đại tư tưởng HCM. Bốn là: Trí tuệ và hoạt động thực tiễn của HCM. Trí tuệ và phẩm chất cá nhân của HCM: HCM là người yêu nước thương dân sâu sắc, có ý tưởng hoài bão lớn, có bản lĩnh kiên định, có đạo đức cách mang. Nổi bật là ý chí quyết tâm của một người yêu nước, một chiến sĩ cộng sản với tấm lòng yêu nước thương dân và đồng loại khổ đau, sẵn sàng hiến dâng cuộc đời cho độc lập dân tộc , cho tự do, hạnh phúc của con người VN. Khả năng tư duy và trí tuệ: HCM là người đặc biệt thông minh, trí tuệ uyên bác ham học hỏi nhạy bén với cái mới. Biểu hiện trước hết là sự kiên trì học tập, ham học hỏi, tiếp thu vốn tri thức của dân tộc và nhân loại. Là tư duy độc lập , tự chủ trong tiếp thu, phê phán chon lọc các giá trị văn hóa dân tộc và nhân loại, trí tuệ thời đại trên cơ sở đó chắt lọc và phát triển thành những giá trị tư tưởng mới vì mục tiêu độc lập dân tộc và giải phóng triệt để con người. Bằng hoạt động thực tiễn. Trong quá trình tìm đường cứu nc đi nhiều nơi, làm nhiều công việc, phụ trách nhiều cương vị, trong những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. HCM đã khám phá ra quy luật vận đông xã hội, đời sống văn hóa và cuộc đấu tranh của các dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể để khái quát thành lý luận, và đem lý luận vào thực tiễn. Trong những nguồn gốc đó thì CN Mac-Lênin đóng vai trò quan trọng nhất, vì: CN Mac-Lenin là một hệ thống mang tính tiên phong hướng dẫn các cuộc cách mạng trong thời đại mới dành chiến thắng. Khi tiếp cận CN MLN thì HCM đã nhận ra chân lý ấy, do đó Người đã tin và theo CN Mác Lênin. Từ đó quan niệm của HCM về cách mạng đều dựa trên cơ sở CN Mác Lênin . CN Mác Lênin có ảnh hưởng trực tiếp về sự hình thành tư tưởng HCM Tóm lại: TT HCM có cội nguồn và được hình thành từ các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại mà đỉnh cao là chủ nghĩa mác Lênin thông qua hoạt động trí tuệ và thực tiễn của người. *Liên hệ:Tấm gương chiến đấu và học tập theo TTHCM(Trọng tâm) các đc tự làm Ở địa phương tôi là Xã……….…luôn nêu cao tinh thần học tập và làm theo Tấm gương chiến đấu và học tập theo TTHCM và năm 2014 vừa qua đã đạt đc 1 số thành tích đáng kể như: - Tấm gương chiến đấu theo TTHCM như các đc:……………… - Tấm gương học tập theo TTHCM như các đc:…………………. - Tấm gương lao động theo TTHCM như các đc:……………… Bản thân tôi luôn nêu cao tinh thần học tập và làm theo Tấm gương chiến đấu và học tập theo TTHCM -Ưu điểm: +Bản thân tôi luôn nêu cao tinh thần học tập theo TTHCM đó là học suốt đời ,học không ngừng nghỉ.Học ở trường,học bạn bè đồng nghiệp,học trong thực tiễn…. và tự học là chính.Tôi ko ngừng trau dồi và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.Ngoài ra tôi còn theo học các lớp bồi dưỡng chính trị …….Thời gian rảnh dỗi tôi còn học ngoại ngữ qua mạng……… +Bản thân tôi luôn nêu cao tinh thần lao động theo TTHCM . Tôi xác định rõ lao động là 5 vinh quang. Lao động llà nghĩa vụ để nuôi sống bản thân và gia đình đồng thời góp phần xây dựng và phát triển đất nước.Lao động còn là trách nhiệm đối với bản thân,gia đình và xã hội .Tôi đã lao động và cống hiến cho cơ quan,đơn vị như…………………… +Bản thân tôi luôn nêu cao tinh thần sản xuất theo TTHCM : tôi và gia đình tôi tăng gia sản xuất,phát triển kinh tế hộ gia đình như nuôi gà đồi,trồng vải thiều……………. +Bản thân tôi luôn nêu cao tinh thần chiến đấu theo TTHCM : chúng ta đang sống trong thời bình nhưng tinh thần chiến đấu đc thể hiện ở lòng yêu nước,tình yêu biển đảo quê hương…………………………………………………… -Nhược điểm:tự làm -Khắc phục:tự làm CHỦ ĐỀ 2: TT HCM ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. 1. KN: Tư tưởng HCM “Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi” KN về tư tưởng Hồ Chí Minh như trên thể hiện bốn nội dung chủ yếu sau: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người Nội dung tư tưởng HCM bao gồm mội hệ thống các quan điểm cơ bản về chính trị, các quan điểm vè kinh tế, văn hó xây dựng con người XHCN vv và phương pháp cách mạng HCM. Tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt hơn 70 năm qua và tiếp tục soi sáng con đường chúng ta tiến lên xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. 2. Quan niệm của HCM về độc lập dân tộc (phân tích) a, Độc lập dân tộc phải là một nền độc lập thật sự. Theo HCM một dân tộc độc lập thật sự, tức là các quyền dân tộc cơ bản phải được đảm bảo. Độc lập dân tộc phải gắn với quyền tự quyết của dân tộc trên tất cả các lĩnh vực đối nội và đối ngoại. HCM khẳng định VN độc lập phải trên nguyên tắc nước Vn của người VN. b, ĐLDT là quyền thiêng liêng của dân tộc. HCM khẳng định, mỗi dân tộc trên thế giới đều có quyền hưởng độc lập, tự do, Mỗi công dân của một nước độc lập có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc. Cả đời HCM phấn đấu hi sinh cho quyền thiêng liêng độc lập hoàn toàn cho dân tộc. c, ĐLDT phải gắn liền với hòa bình 6 Theo HCM chỉ có ĐLDT thật sự mới có nền hòa bình chân chính; và chỉ có hòa bình chân chính mới có độc lập hoàn toàn. Không thể có ĐLDT thật sự khi đất nước còn có sự lệ thuộc hoặc có sự hiện diện của quân đội nước ngoài. d, ĐLDT phải đi tới tự do hạnh phúc của nhân dân Theo HCM. nếu đất nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì. Theo người, dân chỉ biết giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ. Bởi vậy khi nước VN giành được độc lập từ tay đế quốc, HCM đòi hỏi chính phủ cách mạng phải đi đến làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, được học hành. Người cho rằng phải thực hiện được bốn điều đó, để dân nước ta xứng đáng với tự do, độc lập và giúp sức cho tự do độc lập. 3. Quan niệm của HCM về CNXH (phân tích) CNXH là 1 chế độ do nhân dân lao động làm chủ; 1 xã hội dân giàu nước mạnh, văn minh, hạnh phúc; nhà máy xe lửa ngân hàng thuộc về của công; 1 XH dân chủ công bằng; các dân tộc trong nước đều bình đẳng, đoàn kết tương trợ lẫn nhau; đoàn kết hữu nghị và bình đẳng với các dân tộc trên thế giới. a, Đặc trưng, bản chất của CNXH Một là: CNXH là chế độ xh có lực lượng sản xuất phát triển cao, dựa trên LLSX hiện đại và chế độ công hữu về TLSX chủ yếu nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. Hai là CNXH có chế độ do nd lao động làm chủ, nhà nước phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động được tính tích cực và sáng tạo của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba là Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức, trong đó người với người là bạn bè, là đồng chí, là anh em, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để phát triển hết mọi khả năng sẵn có của mình. Bốn là:Chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng và hợp lý: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không được hưởng; các dân tộc đều bình đẳng, miền núi được giúp đỡ để tiến kịp miền xuôi. Hòa bình hữu nghi với các dân tộc trên thế giới. => Chủ nghĩa xã hội theo TTHCM thể hiện 1 hệ thống chính trị về độc lập, tự do, hạnh phúc, dân chủ hòa bình. Phản ánh khát vọng tha thiết của loài người b, Mục tiêu của CNXH - Về chế độ chính trị: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chế độ chính trị phải là do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình chủ yếu bằng nhà nước dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Nhà nước có hai chức năng: dân chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ thù của nhân dân. Hai chức năng đó không tách rời nhau, mà luôn luôn đi đôi với nhau. Một mặt, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của nhân dân; mặt khác, lại yêu cầu phải chuyên chính với thiểu số phản động chống lại lợi ích của nhân dân, chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa. Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, Hồ Chí Minh chỉ rõ con đường và biện pháp thực hiện các hình thức dân chủ trực tiếp, nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội của quần chúng; củng cố các hình thức dân chủ gián tiếp, tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, xử lý và phân định rõ chức năng của chúng. - Mục tiêu kinh tế: Theo Hồ Chí Minh, chế độ chính trị của chủ nghĩa xã hội chỉ được bảo đảm và đứng vững trên cơ sở một nền kinh tế vững mạnh. Nền kinh tế mà chúng ta xây dựng là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công - nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến, được tạo lập trên cơ sở sở hữu công cộng về TLSX. 7 Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước ta cần phát triển toàn diện các ngành mà những ngành chủ yếu là công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, trong đó "công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế nước nhà". Kết hợp các loại lợi ích kinh tế là vấn đề rất được Hồ Chí Minh quan tâm. Người đặc biệt nhấn mạnh chế độ khoán là một trong những hình thức của sự kết hợp lợi ích kinh tế. - Mục tiêu văn hóa - xã hội: Theo Hồ Chí Minh, phát triển văn hóa là một mục tiêu quan trọng của CNXH, thậm chí cần đi trước để dọn đường cho cách mạng công nghiệp. Bởi vậy cán bộ phải có văn hóa làm gốc, công nhân và nông dân phải biết về văn hóa. Văn hóa thể hiện trong mọi sinh hoạt tinh thần của xã hội, đó là xóa nạn mù chữ, xây dựng, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng phát triển văn hóa nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, thực hành vệ sinh phòng bệnh, giải trí lành mạnh, bài trừ mê tín dị đoan, khắc phục phong tục tập quán lạc hậu Về bản chất của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Người khẳng định: "phải xã hội chủ nghĩa về nội dung"; để có một nền văn hóa như thế ta phải phát huy vốn văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc, đồng thời học tập và tiếp thu có chọn lọc văn hóa tiên tiến của thế giới. Phương châm xây dựng nền văn hóa mới là: dân tộc, khoa học, đại chúng. Hồ Chí Minh nhắc nhở phải làm cho phong trào văn hóa có bề rộng, đồng thời phải có bề sâu. Trong khi đáp ứng mặt giải trí thì không được xem nhẹ việc nâng cao tri thức của quần chúng, đồng thời Người luôn luôn nhắc nhở phải làm cho văn hóa gắn liền với lao động sản xuất - Về quan hề xã hội: Theo HCM phải xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. HCM căn dặn: “muốn xây dựng CNXH , trước hết cần có những con người XHCN”. Thực hiện công bằng XH tạo ra động lực cho chủ nghĩa Xh. Và để tạo động lực cho CNXH còn cần phải sử dụng vai trò điều chỉnh của các nhân tố về chính trị, văn hóa, đạo đức, pháp luật. Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa là đào tạo con người. Bởi lẽ, mục tiêu cao nhất, động lực quyết định nhất công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội chính là con người. Trong lý luận xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh quan tâm trước hết đến mặt tư tưởng. Người cho rằng: Muốn có con người xã hội chủ nghĩa, phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở mỗi con người là kết quả của việc học tập, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh đến trau dồi, rèn luyện đạo đức cách mạng; đồng thời Người cũng rất quan tâm đến mặt tài năng, luôn tạo điều kiện để mỗi người rèn luyện tài năng, đem tài năng cống hiến cho xã hội. Tuy vậy, Hồ Chí Minh luôn gắn tài năng với đạo đức. Theo Người, "có tài mà không có đức là hỏng"; dĩ nhiên đức phải đi đôi với tài, nếu không có tài thì không thể làm việc được. Cũng như vậy, Người luôn gắn phẩm chất chính trị với trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ trong đó "chính trị là tinh thần, chuyên môn là thể xác". Hai mặt đó gắn bó thống nhất trong một con người. Do vậy, tất cả mọi người đều phải luôn luôn trau dồi đạo đức và tài năng. c, CNXH tạo cơ sở củng cố, giữ vững độc lập dân tộc. CNXH xóa bỏ nguyên nhân kinh tế sâu xa của tình trạng người bóc lột người do chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về TLSX sinh ra. CNXH sẽ triệt để giải phóng con người, phát triển LLSX, tạo bước phát triển cho dân tộc. CNXH tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cao, văn hóa phát triển của CNXH. Kết quả này là một cơ sở, một nhân tố cơ bản để thực hiện củng cố, giữ vững độc lập và phát triển dân tộc. TT HCM cho thấy, bản chất của CNXH là xây dựng 1 XH dân chủ XHCN. chế độ do nhân dân lao động là chủ và làm chủ. Đó là cơ sở để củng cố và giữ vững độc lập dân tộc. d, Những điều kiện đảm bảo cho ĐLDT gắn liền với CNXH ở Việt Nam. 8 *Phải xác lập, củng cố, giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng. Theo HCM, “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh”. Để giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của ĐCS với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, HCM luôn chú ý và đòi hỏi Đảng phải đưa ra được đường lối đúng, thường xuyên hoàn chỉnh đường lối của mình, phải xây dựng đảng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên thực sự trong sạch vững mạnh. Đảng lãnh đạo giành lấy chính quyền về tay nhân dân, đưa đảng thành đảng cầm quyền, xây dựng đảng cầm quyền trong sạch vững mạnh, đi liền với lãnh đạo xây dựng nhà nước cách mạng thật sự của dân, do dân và vì dân để tổ chức quản lý toàn dân tộc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến lược là XD thành công CNXH và bảo vệ vững chắc tổ quốc. *Xây dựng khối liên minh công nông trí thức vững chắc làm nền tảng XD khối ĐĐK dân tộc. Thực chất quan điểm này là XD được lực lượng cách mang lớn nhất, rộng nhất, mạnh nhất cho suốt quá trình thực hiện ĐLDT gắn liền với CNXH. Liên minh công nông trí thức là gốc, là nền tảng của cách mạng VN. Khi lãnh đạo và đấu tranh giành độc lập dân tộc, người khẳng định, liên minh đoàn kết công nông là gốc của cách mạng. Khi thực hành cách mạng XHCN người lại chỉ rõ, có liên minh công nông còn phải đoàn kết với lao động trí óc để tạo ra nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc. * Thường xuyên gắn bó cách mạng VN với CMTG CMVN là một bộ phận của CMTG, CMVN phải biết tranh thủ sức mạnh của CMTG, biết tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ về mọi mặt của các lực lượng CM trên TG, làm tăng sức mạnh của mình để vượt qua khó khăn, chiến thắng kẻ thù, đưa cách mạng đến thành công. => HCM khẳng định. Ba điều kiện đảm bảo cho ĐLDT gắn liền với CNXH trên. Đó là 3 bài học lớn của CMVN mà mỗi Cán bộ đảng viên phải nắm vững và luôn thực hiện tốt. e, MQH giữa ĐLDT với CNXH *ĐLDT là mục tiêu trực tiếp, trước hết. ĐLDT là mục tiêu cao cả là giá trị tinh thần quý nhất của người VN, là sự thể hiện tập trung của chủ nghĩa yêu nước và ý chí tự lực tự cường của người VN. ĐLDT là nguồn sức mạnh vô tận của CMVN. HCM đã chỉ ra rằng, CMVN phải trải qua 2 giai đoạn, CM dân tộc dân chủ va CM XHCN. Giai đoạn CM dân tộc dân chủ là tất yếu, phải được thực hiện trước hết, giải quyết mâu thuẫn giữa toàn thể quốc dân việt nam với bon đế quốc và tay sai. Để giải quyết mâu thuẫn trên, HCM chủ trương đoàn kết toàn dân tộc nhằm “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến”; “làm cho nước nam hoàn toàn độc lập”; Như vậy, ngay trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng (1930) HCM đã chỉ rõ ĐLDT là mục tiêu trực tiếp, trước hết. *ĐLDT là tiền đề đi lên CNXH ĐLDT là mục tiêu trực tiếp, trước hết trong cách mạng dân tộc dân chủ, nó cũng là khởi điểm của con đường CMVN. Bởi vậy ĐLDT không phải là mục tiêu cuối cùng của CMVN mà thực hiện ĐLDT còn là quá trình tạo tiền đề đi lên CNXH, cụ thể: Trước hết về chính trị: Xác lập và phát triển các thành tố của hệ thống chính trị do ĐCS VN lãnh đạo; thành lập mặt trận dân tộc thống nhất và thực hiện đại đoàn kết toàn dân trong mặt trận; giành chính quyền và xây dựng 1 nhà nước cách mạng thực sự của dân, do dân và vì dân. Hai là về kinh tế: Bước đầu hình thành đường lối kinh tế, từng bước xây dựng các cơ sở kinh tế có tính chất XHCN. Mục đích là từng bước cải thiện đời sống nhân dân, bồi bổ các lực lượng cách mạng. 9 Ba là về văn hóa XH: Xây dựng nền văn hóa mới, nền văn hóa cách mạng, và giải quyết những vấn đề xã hội trên nền tảng của chủ nghĩa Mác Leenin. * CNXH là bước phát triển tất yếu của ĐLDT HCM khẳng định: “ Trong thời đại ngày nay, Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô snar trong phạm vi toàn thế giới; Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành CM XHCN thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn”. Chỉ có chủ nghĩa XH mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức, bất công, bất bình đẳng, đói nghèo ngu dốt, giải phóng những người lao động trên thế giới thoát khỏi ách nô lệ. Thực hiện ĐLDT mới giải phóng cho nhân dân khỏi thân phận nô lệ. Để nhân dân được giải phóng triệt để, thực sự có cuộc sống ấm no, hạnh phúc thì phải tiến hành cách mạng XHCN. g. Vận dụng TT HCM về ĐLDT gắn liền với CNXH trong tình hình hiện nay. * Kiên định mục tiêu ĐLDT gắn liền với CNXH trong sự nghiệp đổi mới. Xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN là hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ chặt chẽ với nhau. Phải kiên định mục tiêu ĐLDT gắn liền với CNXH trên nền tảng CN mác lê nin và tư tưởng HCM. Phải nắm vững bối cảnh TG có nhiều yếu tố tác động tới quá trình thực hiện mục tiêu này. Kiên định đường lối chủ trương ĐL DT gắn liền CNXH có ý nghĩa hết sức quan trọng. * Điều kiện mới của ĐL DT gắn liền với CNXH hiện nay Một là: Muốn Xây dựng đất nước dân giàu nước mạnh dân chủ công bằng văn minh và bảo vệ vững chắc ĐL DT trước hết phải phát huy mọi tiềm năng, sức mạnh của nguồn nội lực bên ngoài, tận dụng thời cơ, điều kiện quốc tế thuận lợi, làm gia tăng sức mạnh dân tộc. Hai là: Xác định rõ bước đi và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước, lợi ích dân tộc lên trên hết. ĐL DT không có nghĩa là tự cô lập mình, mà phải tích cực hội nhập quốc tế, làm tăng sức mạnh của đất nước và làm giàu bản sắc dân tộc. Ba là: ĐL DT gắn bó chặt chẽ với CNXH, phải được thể hiện xuyên suốt quá trình đổi mới, trên mọi lĩnh vực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bốn là: Giữ vững định hướng CNXH trong suốt quá trình đổi mới. Đây là con đường đúng đắn trên cả lý luận và thực tiễn, phù hợp với thời đại. => ĐL DT gắn liền với CNXH là tư tưởng xuyên suốt đối với cách mạng VN. Là con đường duy nhất đúng đắn của CMVN, là tư tưởng chỉ đạo cho sự nghiệp xây dựng XHCN bảo vệ tổ quốc và đổi mới vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. ************************************************************************ VẤN ĐỀ 3: TT HCM VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT 1. Quan niệm của HCM về đại đoàn kết. Theo quan niệm của HCM, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân đông đảo, mà không phải là công việc của một số người, của riêng Đảng Cộng sản. Đảng lãnh đạo để nhân dân đứng lên đấu tranh tự giải phóng và xây dựng xã hội mới. Sự nghiệp ấy chỉ có thể thực hiện được bằng sức mạnh của cả dân tộc, bằng đại đoàn kết dân tộc. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của HCM là một cống hiến đặc sắc, có giá trị lý luận và giá trị thực tiễn hết sức quan trọng. Tư tưởng Đại đoàn kết của HCM là một hệ thống các luận điểm về vị trí, vai trò, nội dung, nguyên tắc, phương pháp tập hợp, tổ chức lực lượng cách mạng, nhằm phát huy 10 [...]... thương yêu con người ở Hồ Chí Minh không chung chung, trừu tư ng kiểu tôn giáo, mà luôn luôn được nhận thức và giải quyết trên lập trường của giai cấp vô sản, dành cho các dân tộc và con người bị áp bức, đau khổ Hồ Chí Minh thương yêu con người với một tình cảm sâu sắc, vừa bao la rộng lớn, vừa gần gũi thân thương đối với từng số phận con người Hồ Chí Minh luôn sống giữa cuộc đời và không có cái gì thuộc... thủy chung Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất, hòa quyện giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng Chủ nghĩa quốc tế là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa Nó bắt nguồn từ bản chất quốc tế của giai cấp công nhân và của xã hội xã hội chủ nghĩa Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rộng lớn và sâu sắc Đó là sự tôn trọng và... trí của cán bộ bên cạnh công việc và công tác kiểm tra sua khi đã có chính sách đúng Người viết “Khi đã có chính sách đúng thì sự thành công hay thất bại của chính sách là do nơi, cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra” Người cho rằng: “Cán bộ quyết định mọi việc” Công việc thành hay bại một phần lớn là do tư tưởng đạo đức, thái độ làm việc của cán bộ Chính vì vậy, trong suốt... dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên .Hồ Chí Minh xem xét đạo đức trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn Về mặt lý luận, Người để lại cho chúng ta một hệ thống quan điểm sâu sắc và toàn diện về đạo đức Về thực tiễn, Người luôn coi thực hành đạo đức là một mặt không thể thi u của cán bộ, đảng viên Khi... thân tôi luôn Tiết kiệm vật tư, của cải của nhà nước và nhân dân Ngoài ra tôi luôn tiết kiệm không xa xỉ, không hoang phí tiền bạc, của cải, thời gian của bản thân và gia đình…………… +Liêm:Bản thân tôi luôn sống trong sạch, không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng……… +Chính: Bản thân tôi luôn sống thẳng thắn, đứng đắn……… +Chí công,vô tư :Bản thân tôi luôn vì Đảng, vì tập thể ,vì cơ quan và luôn đặt lợi... hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Hai là: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai Kiệm là tiết kiệm vật tư, tiền bạc, của cải, thời gian, không xa xỉ, không hoang phí.Liêm là trong sạch, không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng Chính là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn... là người đem chính sách, đường lối của đảng, chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi 13 hành, đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng Người nhấn mạnh: cán bộ là tiền vốn của đoàn thể Có vốn mới làm ra lãi, không có cán bộ tốt thì hỏng việc tức là lỗ vốn Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công HCM đặt vị... sống giữa cuộc đời và không có cái gì thuộc về con người đối với Hồ Chí Minh lại là xa lạ Người quan tâm đến tư tưởng, công tác, đời sống của từng người, việc ăn, việc mặc, ở, học hành, giải trí của mỗi người dân, không quên, không sót một ai, từ những người bạn thuở hàn vi, đến những người quen mới Tình thương yêu con người ở Hồ Chí Minh luôn gắn liền với hành động cụ thể, phấn đấu vì độc lập của Tổ quốc,... và phát triển hệ thống chính trị bao gồm: Đảng, nhà nước, mặt trận và các đoàn thể nhân dân Là hạt nhân khối dđk, HCM yêu cầu đảng phải đề ra đường lối đại đoàn kết đúng đắn; đảng phải đoàn kết, thống nhất về tư tưởng và hành động - Phương pháp xử lý và giải quyết các mối quan hệ 12 PP đại đoàn kết HCM chính là phương pháp xử lý khoa học mối tư ng quan ba chiều giữa cách mạng – trung gian – phản cách... hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tư ng khác nhau, nhưng đại đoàn kết dân tộc luôn luôn được Người coi là vấn đề sống còn của cách mạng Đoàn kết không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời mà là tư tưởng cơ bản, nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam Đoàn kết quyết định thành công cách mạng Vì đoàn kết tạo nên sức mạnh, là then chốt của thành công Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi phải . coi thường lao động chân tay. Tuy nhiên Nho giáo có nhiều yếu tố tích cực đó là : triết lí nhân sinh thể hiện ở tư tưởng từ bậc thiên tử tới thứ dân phải lấy việc tu thân làm gốc, lí tưởng về. bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ. Sau này HCM đã phát triển quyền đó là quyền sống, quyền độc lập, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của tất cả các dân tộc. Điều này thể hiện trong tuyên. tiến trình phát triển của nhân loại trong thời đại tư tưởng HCM. Bốn là: Trí tu và hoạt động thực tiễn của HCM. Trí tu và phẩm chất cá nhân của HCM: HCM là người yêu nước thương dân sâu sắc,

Ngày đăng: 14/06/2015, 18:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w