Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 65 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
65
Dung lượng
1,41 MB
Nội dung
ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. KHÁI QUÁT VỀ BỆNH LAO 3 1.4. VI KHUẨN LAO 6 1.4.1. Đặc điểm phân loại 6 1.4.2. Đặc điểm hình thái 7 1.4.3. Cấu trúc thành tế bào 8 1.4.4. Đặc điểm nuôi cấy 10 1.4.4.1. Môi trường và dạng khuẩn lạc 10 1.4.4.2. Chu kì tế bào 11 1.4.5. Khả năng gây bệnh 11 1.4.6. Đặc điểm hệ gen vi khuẩn lao 12 1.4.6.1. Đặc điểm hệ gen Mycobacteria tuberculosis 12 1.4.6.2. Đặc điểm di truyền của vùng gene biệt hóa RD1. 12 1.5. PROTEIN ESAT6/CFP10 14 1.5.1. Cấu trúc phân tử của phức hệ protein ESAT6/CFP10. 14 1.5.2. Kháng nguyên tái tổ hợp ESAT6-CFP10 và tiềm năng ứng dụng. 15 Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 17 2.3. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU 21 2.4. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT NGHIÊN CỨU 22 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 22 2.4.2. Các kỹ thuật sinh học phân tử 22 2.4.2.1. Tách chiết ADN 22 2.4.2.2. PCR khuếch đại gen mã hóa protein ESAT6-CFP10 22 iii 2.4.2.3. Tách dòng gen mã hóa protein ESAT6-CFP10. 23 2.4.2.4. Giải trình tự ADN 24 2.4.2.5. Thiết kế vector tách dòng pGEMT chứa đoạn gen mã hóa protein CFP10/ESAT6 27 2.4.2.6. Thiết kế vector biểu hiện pET21a chứa đoạn gen mã hóa protein CFP10/ESAT6 28 2.4.2.7. Biểu hiện protein ESAT6-CFP10 trong tế bào vi khuẩn Escherichia coli chủng BL21(DE3) 30 2.4.2.8. Tinh sạch protein ESAT6/CFP10 32 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 33 3.1. THIẾT KẾ VECTOR BIỂU HIỆN GEN MÃ HÓA CHO KHÁNG NGUYÊN TÁI TỔ HỢP ESAT6/CFP10 33 3.1.1. Xác định tính ổn định của gen mã hóa protein ESAT6/CFP10 33 3.1.1.1. Kết quả khuếch đại trình tự gen mã hóa protein ESAT6/CFP10 của M.tuberculosis 33 3.1.1.2. Xác định tính ổn định của gen mã hóa protein ESAT6/CFP10 33 3.1.2. Kết quả tách dòng 35 3.1.2.1. Kết quả khuếch đại, nối 2 gen mã hóa protein ESAT6-CFP10 của M.tuberculosis 35 3.1.2.2. Kết quả tách dòng 35 3.1.2.3. Kết quả thiết kế vector biểu hiện pET21a+ mang gen ESAT6-CFP10 37 3.1.2.3.1. Xử lý enzym hạn chế tạo đầu cắt so le trên gen pET21a+ 37 3.1.2.3.2. Gắn đoạn gen đích vào vector biểu hiện pET21a+ 40 3.1.2.3.3. Chọn lọc dòng tế bào chứa vector tái tổ hợp bằng phản ứng PCR- colonies 40 3.2. KẾT QUẢ BIỂU HIỆN VÀ TINH SẠCH PROTEIN ESAT6/CFP10 41 iv 3.2.1. Biến nạp vector tái tổ hợp pET21a+/ESAT6-CFP10 vào E.coli chủng BL21(DE3) 41 3.2.2. Kiểm tra sự biểu hiện gen CFP10/ESAT6 43 3.2.3. Tối ưu điều kiện biểu hiện protein tái tổ hợp CFP10-ESAT6 44 3.2.3.1. Kết quả tối ưu nhiệt độ cảm ứng 44 3.2.3.2. Kết quả tối ưu nồng độ chất cảm ứng IPTG và thời gian cảm ứng trên gen CFP10/ESAT6 46 3.2.4. Tinh sạch protein ESAT6/CFP10 47 3.2.5. Kiểm tra độ tinh sạch của sản phẩm 48 3.2.6. Kết quả kiểm tra protein tái tổ hợp bằng kháng thể đặc hiệu 49 3.2.7. Xác định hoạt tính kháng nguyên 49 KẾT LUẬN 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Các sinh phẩm hóa chất chính 18 Bảng 2.2. Các máy và thiết bị chính 19 Bảng 2.3. Các cặp mồi dùng trong nghiên cứu 20 Bảng 3.1. Mức độ tương đồng của gen mã hóa protein ESAT6/CFP10 từ các chủng vi khuẩn lao Việt Nam so sánh với chủng chuẩn H37Rv 34 Bảng 3.2. Mức độ biểu hiện CFP10/ESAT6 tại các điều kiện khác nhau. 47 Bảng 3.3. Nồng độ độc tố trong sản phẩm. 48 Bảng 3.4. Đáp ứng với các nồng độ kháng nguyên khác nhau 50 vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Vi khuẩn lao M. tuberculosis trên kính hiển vi điện tử [57]. 7 Hình 1.2. Trực khuẩn M. tuberculosis sau khi nhuộm Ziehl – Nielsen [57]. 8 Hình 1.3. Cấu trúc thành tế bào của vi khuẩn lao [72]. 8 Hình 1.4. Khuẩn lạc M. tuberculosis trên môi trường Lowenstein - Jensen 10 Hình 1.5. Vùng gen RD [31]. 13 Hình 1.6 . Mô phỏng cấu trúc của phức hệ protein ESAT6/CFP10 [49]. 14 Hình 3.1. Kết quả khuếch đại gen mã hóa protein ESAT6/CFP10 33 Hình 3.2. Kết quả khuếch đại gene mã hóa protein CFP10 và ESAT6 35 Hình 3.3. Khuẩn lạc sau khi biến nạp plasmid. 36 Hình 3.4. Sản phẩm PCR được khuếch đại trên các plasmid tái tổ hợp, sử dụng cặp mồi P1, P4. 37 Hình 3.5. Kết quả mở vòng pET21a+ và pGEMT/ESAT6/CFP10. 39 Hình 3.6. Trình tự khung đọc mở mã hóa protein CFP10/ESAT6. 41 Hình 3.7. Kết quả kiểm tra khuẩn lạc chứa pET21a+/CFP10-ESAT6. 42 Hình 3.8. Kết quả kiểm tra protein đích trên gel SDS. 44 Hình 3.9. Kết quả cảm ứng ở điều kiện nhiệt độ khác nhau. 45 Hình 3.10. Kết quả tinh sạch protein tái tổ hợp. 48 Hình 3.11: Westerm blot trên 49 Hình 3.12: Westerm blot 49 vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BCG Bacillus Calmette-Guérin Bp ` Base pair (Cặp bazo) CFP10 Culture Filtetrate Protein 10 CTCLQG Chương trình chống lao Quốc gia DNA Deoxyribonucleotide acid ESAT6 Early Secretory Antigenic Target 6 INF γ Interferon gamma IS Insert sequence (Trình tự chèn) MDR Multi drug resistant (Chủng lao đa kháng thuốc) ORF Open reading frame (Khung đọc mở) PCR Polymerase chain reaction (Phản ứng chuỗi polymerase) RD1 Region deletion 1 RFLP Restriction fragment length polymorphisms (Đa hình độ dài đoạn cắt bởi enzym giới hạn) RNA Ribonucleotide acid TST Tuberculin Skin Test (Phản ứng quá mẫn muộn với tuberculin) WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế Giới) XDR Extensively drug resistant (Chủng lao kháng thuốc tuyệt đối) 1 MỞ ĐẦU Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỉ lệ nhiễm lao hiện nay chiếm 1/3 dân số thế giới. Hàng năm có thêm khoảng 9 triệu người mắc lao mới và có khoảng 3 triệu người chết vì lao [6]. Tuy nhiên, theo ước tính tỷ lệ phát hiện bệnh chỉ đạt 37%. Như vậy số bệnh nhân mắc lao nhưng không được phát hiện và chữa trị kịp thời chiếm đến 63%, đây sẽ là nguồn lây nhiễm rất khó kiểm soát. Việt Nam là 1 trong 22 nước có tỉ lệ nhiễm lao cao trên thế giới. Tính riêng khu vực Tây Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 3, chỉ sau Trung Quốc và Philipine [6, 70 ]. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm lao trong cộng đồng mà một trong những nguyên nhân chính là do lây nhiễm lao trước chẩn đoán. Số người mắc mới bệnh lao ngày càng tăng, số người không được phát hiện, điều trị càng nhiều sẽ là nguồn lây nhiễm đến cộng đồng. Mặt khác, trong số những người mắc được phát hiện, điều trị thì có đến 20% bệnh nhân không khỏi do kháng thuốc làm tăng nguy cơ lây lan nhanh bệnh lao [6]. Trước diễn biến nghiêm trọng đó, WHO đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới quan tâm đặc biệt đến phòng chống và kiểm soát bệnh lao. Bệnh lao ngày càng trở nên nguy hiểm hơn, đặc biệt là lao kháng đa thuốc gây tử vong rất lớn, vì vậy việc phát hiện và điều trị sớm càng trở nên cần thiết. Việc kiểm soát bệnh lao phụ thuộc vào việc chẩn đoán nhanh và chính xác. Tuy nhiên việc chẩn đoán còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong nhiều thập kỉ nay, phản ứng tuberculin skin test (TST) vẫn được sử dụng để chẩn đoán nhiễm lao. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra TST có độ đặc hiệu thấp đặc biệt trên các đối tượng có chủng ngừa BCG. Một phương pháp mới dựa trên đáp ứng miễn dịch tế bào thông qua việc xác định interferon gamma được tiết ra bởi tế bào T khi được kích thích bằng kháng nguyên đặc hiệu của vi khuẩn lao đã được chứng minh có độ đặc hiệu cao hơn TST. Hai kháng nguyên 10 Kdal Culture Filtetrate Proteinn (CFP10) và 6 Kdal Early Secretory Antigenic Target (ESAT6) được mã hóa bởi gen Ihp nằm trên vùng đặc hiệu RD1 của vi khuẩn lao. Vùng RD1 có chiều dài 9,5 kb và có chứa 9 khung đọc mở 2 (ORFs) [36, 55]. Những năm gần đây, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh RD1 chỉ quan sát được trên các chủng Mycobacterium tuberculosis, không có mặt trên các chủng BCG và các chủng Mycobacteria trong môi trường [42,49]. Do vậy việc nghiên cứu, ứng dụng gen mã hóa protein ESAT6 và CFP10 trong chẩn đoán lao và có thể phát triển 1 vacxin có hiệu quả bảo vệ cao được coi là một hướng đi mới và đã được nghiên cứu ở nhiều nơi trên thế giới [29, 59, 65]. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành: “Nghiên cứu quy trình biểu hiện gen mã hóa kháng nguyên tái tổ hợp ESAT6/CFP10 phục vụ cho việc chế tạo bộ sinh phẩm chẩn đoán nhiễm lao”. Đề tài này thuộc một phần nghiên cứu của nhiệm vụ Nghị định thư Hoa Kỳ:״ Hợp tác nghiên cứu xây dựng quy trình chế tạo bộ sinh phẩm ELISPOT chẩn đoán nhiễm lao ở quy mô phòng thí nghiệm״. Mục tiêu đề tài: 1. Thiết kế vector biểu hiện gen mã hóa cho kháng nguyên tái tổ hợp ESAT6/CFP10. 2. Biểu hiện và tinh sạch protein ESAT6/CFP10 trong tế bào vi khuẩn E. coli tạo nguyên liệu chế tạo bộ sinh phẩm chẩn đoán nhiễm lao. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. KHÁI QUÁT VỀ BỆNH LAO Bệnh lao là căn bệnh truyền nhiễm xuất hiện lâu đời, đã được hiện diện trong con người từ thời cổ đại. Các nghiên cứu dấu tích hoá thạch đã cho thấy bệnh lao xuất hiện trên quần thể người khoảng 400- 230 năm trước Công nguyên. Các dấu hiệu của bệnh cũng đã được tìm thấy trong xác ướp Ai Cập giữa năm 3000 và 2400 trước Công Nguyên. Bệnh ho lao (còn được gọi là consumption) là một thuật ngữ tiếng Hy Lạp. Khoảng 400 năm trước Công nguyên, Hippocrate đã xác định bệnh ho lao là căn nguyên phổ biến nhất liên quan đến ho ra máu và sốt, hầu như luôn gây tử vong. Đại dịch lao bùng phát ở châu Âu (mà sau này được gọi là “Great White Plague”) bắt đầu vào thế kỷ XVII lan sang châu Mỹ và kéo dài cho đến tận thế kỷ XIX. Tác nhân gây bệnh lao, Mycobacterium tuberculosis, chính thức được xác định và mô tả vào năm 1882. Đây là công trình nghiên cứu của Robert Koch (1843- 1910) [3, 72]. Để ghi nhận công lao của ông, ngày nay người ta còn gọi trực khuẩn lao gây bệnh trên người là trực khuẩn Koch (Bacille de Koch) [57]. Việc áp dụng các thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh đã cứu chữa cho hàng triệu bệnh nhân lao khỏi căn bệnh nguy hiểm này. Tuy nhiên điều đó cũng đã tạo ra một áp lực chọn lọc cho sự hình thành và phát triển các chủng vi khuẩn lao kháng thuốc. Hy vọng rằng bệnh này có thể được loại bỏ đã hoàn toàn bị dập tắt kể từ khi xuất hiện các chủng vi khuẩn lao kháng thuốc vào những năm 1980 [69]. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của đại dịch HIV/AIDS, dịch tễ lao toàn cầu đã bước sang một hướng phát triển mới gây ra những thách thức vô cùng to lớn cho cuộc chiến chống lao của loài người, đó là sự tương tác giữa lao và đại dịch HIV/AIDS và sự phát triển của các chủng lao kháng thuốc [57, 61]. 1.2. TÌNH HÌNH BỆNH LAO TRÊN THẾ GIỚI Bệnh lao gắn liền với sự phát triển xã hội loài người từ hàng ngàn năm nay. Trên thế giới chưa bao giờ và không có một quốc gia, một khu vực, một dân tộc nào 4 không có người mắc bệnh lao và chết do lao. Năm 1993, WHO đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu của bệnh lao và mối hiểm hoạ của nó trong tương lai là bệnh lao kháng thuốc [6]. Các kết quả thống kê lặp lại nhiều lần đã ước tính có khoảng 1/3 dânk.bb. số thế giới (khoảng 2,2 tỷ người) bị lây nhiễm tiên phát với M.tuberculosis và 10% trong số đó sẽ ph át triển thành bệnh tại một thời điểm nào đó trong đời. Khoảng 95% số bệnh nhân lao và 98% số người chết do lao thuộc về các nước có thu nhập vừa và thấp, 75% số bệnh nhân lao cả nam và nữ ở độ tuổi lao động, do đó bệnh lao là nguyên nhân chủ yếu làm nghèo đói dai dẳng và là trở ngại đối với sự phát triển kinh tế xã hội [70]. Năm 2007, WHO ước tính rằng khu vực Đông Nam Á có số người nhiễm lao chiếm tới 34% trên toàn thế giới. Số lượng các ca mới nhiễm trên toàn cầu vẫn tăng lên và tập trung ở châu Phi, Đông Địa Trung Hải và Đông Nam Á. Trong năm 2010, có khoảng 10 triệu trẻ em mồ côi do cha mẹ tử vong vì lao, có khoảng 80% số bệnh nhân lao toàn cầu thuộc 22 nước có gánh nặng bệnh lao [70]. Hiện nay, tỷ lệ điều trị thành công trên toàn cầu đạt 82%, nhưng tỷ lệ phát hiện chỉ đạt 37% số bệnh nhân ước tính. Như vậy, còn rất nhiều bệnh nhân lao không được chữa trị đang tiếp tục lây bệnh cho cộng đồng, và theo ước tính của WHO mỗi năm có thêm khoảng 1% dân số thế giới bị nhiễm lao (65 triệu người). Ngày nay bệnh lao càng trở nên nghiêm trọng hơn do xuất hiện các chủng lao đa kháng thuốc (MDR), lao kháng thuốc tuyệt đối (XDR) và lao đồng nhiễm HIV/AIDS [61, 69]. Đến cuối thế kỷ 20, con người vẫn lạc quan về khả năng có thể kiểm soát được đại dịch này. Thực tế, cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 ở một số nước phát triển người ta đã tưởng như chế ngự được hoàn toàn bệnh lao, do đó bệnh lao đã đi vào quá khứ bởi sự lãng quên của các nhà y học và khoa học. Tuy nhiên, thực tế lại không như vậy bởi sự xuất hiện cơ chế kháng lại thuốc kháng sinh của vi khuẩn lao, khiến cho việc phát hiện và điều trị ngày càng trở nên khó khăn và tốn kém [61]. Theo số liệu công bố của WHO [70], ước tính trong năm 2010 có thêm khoảng 8,8 triệu người mắc lao mới (trung bình 128 trường hợp trên 100 000 dân) và 1,4 [...]... Kháng nguyên tái tổ hợp ESAT6-CFP10 và tiềm năng ứng dụng Công nghệ sinh học hiện đại có khả năng tạo ra các protein tái tổ hợp ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trong đó có y sinh học Biểu hiện gene thành protein tái tổ hợp không độc phục vụ nghiên cứu tạo vacxin cũng được quan tâm nghiên cứu Năm 2007 một nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học Columbia, Hoa Kỳ đã nghiên cứu tạo vacxin tái tổ hợp ESAT6/CFP10... rằng protein tái tổ hợp ESAT6/CFP10 có tính đặc hiệu và đáp ứng miễn dịch tương tự như overlapping peptides trong chẩn đoán nhiễm lao Nhiều nghiên cứu khác trên thế giới cũng đã chứng minh tính sinh miễn dịch của kháng nguyên tái tổ hợp CFP10/ESAT6 Do vậy, tạo protein tái tổ hợp ESAT6/CFP10 là mục tiêu của đề tài này 16 Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Chủng vi khuẩn... biến và tạo chủng biểu hiện pET21a+/ESAT6-CFP10 Kiểm tra chủng và tối ưu các điều kiện biểu hiện protein ESAT6-CFP10 Kiểm tra protein biểu hiện và tinh sạch 21 2.4 PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT NGHIÊN CỨU 2.4.1 Thiết kế nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu labo với các kỹ thuật sinh học phân tử để thiết kế vector và biểu hiện protein tái tổ hợp ESAT6/CFP10 của vi khuẩn lao 2.4.2 Các kỹ thuật sinh học... đó vacxin tái tổ hợp ESAT6/CFP10 gây đáp ứng miễn dịch tốt hơn BCG Hai kháng nguyên CFP10 và ESAT6 đã được chứng minh là các kháng nguyên có tính sinh miễn dịch cao Hiện nay, chức năng của protein CFP10 và ESAT6 của vi khuẩn lao vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên một số nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan giữa sự có mặt của hai kháng nguyên này và độc lực của vi khuẩn lao [40] Kết quả một nghiên cứu trên mô... [56] Hình 1.5 Vùng gen RD [31] Trong khi các kháng nguyên được mã hóa bởi vùng RD1 được biết đến như là một trong những yếu tố quy t định độc tố vi khuẩn lao thì bức tranh toàn cảnh về mối quan hệ giữa các kháng nguyên này và cơ chế sinh bệnh của vi khuẩn lao vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ Vai trò của kháng nguyên ESAT6 liên quan 13 đến quá trình xâm nhập của vi khuẩn lao vào hệ thống miễn... cơ chế xâm nhập của vi khuẩn vào tế bào vật chủ Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các vùng nhận biết trên protein ESAT6 có vai trò kích hoạt đáp ứng miễn dịch đặc hiệu kháng nguyên [46] CFP10 có trọng lượng phân tử 10kD bao gồm 100 amino axit Gen mã hóa protein CFP10 và ESAT6 là 2 gen Rv 3874 và Rv 3875 nằm trên vùng gen biệt hóa RD1 Hai gen này được phiên mã và biểu hiện thành một phức hệ protein CFP10/ESAT6... người chết vì bệnh lao Tổng số bệnh nhân lao hiện mắc là 300.000 người [5] Năm 2012, tổng số người mắc lao là 161.000, trong đó số người mắc lao mới khoảng 149.000, số người mắc lao thứ phát là 12.000 người Mỗi năm, Chương trình chống lao quốc gia phát hiện 100.000 bệnh nhân lao và chữa khỏi cho 92% [4] Bên cạnh sự gia tăng đáng lo ngại thì tình trạng lao kháng thuốc là một vấn đề cấp bách Theo nghiên cứu. .. chứng minh kháng nguyên ESAT6 được nhận biết bởi tế bào T ở giai đoạn đầu của quá trình nhiễm lao, khởi động quá trình tiết INF gamma [59], 64] Nghiên cứu trên mô hình chuột gây nhiễm M tuberculosis của Brandt và cs cho thấy ESAT6 có khả năng bảo vệ chống lại vi khuẩn lao sống [46] Một nghiên cứu khác cũng chứng minh CFP10/ESAT6 có khả năng kích thích tế bào T của bò đã bị nhiễm M.bovis sản sinh INF-γ... tách dòng pGEMT chứa đoạn gen mã hóa protein CFP10/ESAT6 Chủng vi khuẩn lao sử dụng cho nghiên cứu: H37Rv do khoa Vi sinh, bệnh viện Phổi Trung ương cung cấp Các bước tiến hành: • ADN genome của chủng H37Rv được tách chiết bằng bộ sinh phẩm QIAamp DNA của hãng QIAGEN, Mỹ Các bước tiến hành tương tự như ở mục 2.4.1 • Phản ứng PCR1 khuếch đại gen mã hóa cho protein CFP10 được thực hiện với cặp mồi P1; P2... nhiều nghiên cứu hiện tại đã chứng minh vai trò của vùng gen biệt hóa RD1 trong quá trình sản xuất kháng nguyên ESAT6 và CFP10 của vi khuẩn lao 1.5 PROTEIN ESAT6/CFP10 1.5.1 Cấu trúc phân tử của phức hệ protein ESAT6/CFP10 ESAT6 có trọng lượng phân tử 6kDa, được tinh sạch lần đầu tiên bởi L.Sorensen và cộng sự vào năm 1995 bao gồm 95 amino axit ESAT6 được tiết ngay trong giai đoạn đầu của quá trình nhiễm, . Nghiên cứu quy trình biểu hiện gen mã hóa kháng nguyên tái tổ hợp ESAT6/CFP10 phục vụ cho việc chế tạo bộ sinh phẩm chẩn đoán nhiễm lao . Đề tài này thuộc một phần nghiên cứu của nhiệm vụ. Kỳ:״ Hợp tác nghiên cứu xây dựng quy trình chế tạo bộ sinh phẩm ELISPOT chẩn đoán nhiễm lao ở quy mô phòng thí nghiệm״. Mục tiêu đề tài: 1. Thiết kế vector biểu hiện gen mã hóa cho kháng nguyên. BIỂU HIỆN GEN MÃ HÓA CHO KHÁNG NGUYÊN TÁI TỔ HỢP ESAT6/CFP10 33 3.1.1. Xác định tính ổn định của gen mã hóa protein ESAT6/CFP10 33 3.1.1.1. Kết quả khuếch đại trình tự gen mã hóa protein ESAT6/CFP10