Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của NHTM, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của một NHTM. Phân tích và đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Ngân hàng TMCP Bảo Việt, từ đó đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Bảo Việt so với các NHTM khác.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ *** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT TRONG XU THẾ HỘI NHẬP Họ và tên sinh viên : Trần Kim Quý Mã sinh viên : 1111110662 Lớp : Anh 9 Khoá : 50 Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Hoàng Xuân Bình Hà Nội, tháng 04 năm 2015 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1 6 KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 6 1.1. Khái quát về năng lực cạnh tranh của NHTM 6 1.1.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh và các loại hình cạnh tranh 6 1.1.2. Năng lực cạnh tranh của NHTM và đặc trưng về cạnh tranh của NHTM 9 1.2. Hệ thống các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM 11 1.2.1. Năng lực tài chính 11 1.2.2. Tính đa dạng của sản phẩm, dịch vụ 12 1.2.3. Nguồn nhân lực 13 1.2.4. Năng lực công nghệ 14 1.2.5. Năng lực quản trị, điều hành ngân hàng 14 1.2.6. Danh tiếng, uy tín và khả năng hợp tác 14 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM 15 1.3.1. Môi trường kinh doanh 15 Môi trường kinh doanh của NHTM thể hiện ở các đặc điểm sau: 15 1.3.2. Sự gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng 16 1.3.3. Sự phát triển của thị trường tài chính 16 1.3.4. Ảnh hưởng của sự phát triển công nghệ 17 1.4. Một số mô hình quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM VN 17 1.4.1. Mô hình SWOT: 17 1.4.2. Mô hình IE – Ma trận đánh giá yếu tố bên trong – bên ngoài 18 1.5. Lộ trình hội nhập của hệ thống NHTM Việt Nam 19 CHƯƠNG II 20 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN 20 HÀNG TMCP BẢO VIỆT TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP 20 1.6. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Bảo Việt 20 1.6.1. Quá trình hình thành và phát triển 20 1 1.6.2. Cơ cấu tổ chức 22 1.6.3. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014 26 1.7. Thực trạng năng lực cạnh tranh của TMCP Bảo Việt trong thời kỳ hội nhập quốc tế 28 1.7.1. Năng lực tài chính 28 1.7.2. Nguồn nhân lực 38 1.7.3. Năng lực công nghệ 42 1.7.4. Năng lực quản trị điều hành 44 1.7.5. Mạng lưới kênh phân phối và dịch vụ, sản phẩm 46 1.7.6. Thương hiệu Bảo Việt 48 1.8. Đánh giá năng lực cạnh tranh của của NH TMCP Bảo Việt qua mô hình SWOT 49 1.8.1. Điểm mạnh 49 1.8.2. Điểm yếu 50 1.8.3. Cơ hội 51 1.8.4. Thách thức 52 1.9. Đánh giá những thành công và hạn chế trong việc xây dựng phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Bảo Việt 53 CHƯƠNG III 55 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH 55 TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 55 1.10. Quan điểm của Nhà nước về nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế 55 1.11. Định hướng phát triển năng lực cạnh tranh của TMCP Bảo Việt 56 1.11.1. Mục tiêu phát triển TMCP Bảo Việt năm 2015 56 1.11.2. Định hướng phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP Bảo Việt trong bối cảnh hội nhập 57 1.12. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP Bảo Việt 58 1.12.1. Nâng cao tiềm lực tài chính 58 1.12.2. Nâng cao chất lượng nhân sự 59 1.12.3. Nâng cao năng lực quản trị điều hành 62 1.12.4. Nâng cao trình độ công nghệ 63 2 1.12.5. Mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng 64 1.12.6. Phát triển thương hiệu của hệ thống ngân hàng TMCP Bảo Việt 68 1.12.7. Các giải pháp hỗ trợ từ phía Chính phủ, NHNN Việt Nam và các Bộ ngành có liên quan 69 KẾT LUẬN 71 LỜI MỞ ĐẦU • Tính cấp thiết của đề tài: Việc gia nhập Tổ chức Quốc tế (WTO) được các nhà nghiên cứu ví như liều “ thuốc thử” cho hệ thống Tài chính Việt Nam. Vấn đề nâng cao sức mạnh cho hệ thống Tài chính Việt Nam nói chung và ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam nói riêng đã được thảo luận và nở rộ vào những thập niên nửa cuối thế kỷ 20. Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ban Quyết định cơ cấu lại hệ thống NHTM QD và NHTM CP, cùng với sự gia nhập trở thành thành viên thứ 150 của Việt Nam trong ngôi nhà chung WTO, đến nay các NHTM Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp để hoàn thành tốt đề án của Thủ tướng Chính phủ như: tăng vốn điều lệ, cơ cấu lại nợ, làm sạch bảng cân đối, đổi mới công tác quản trị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư công nghệ,…Bên cạnh việc gia nhập WTO là cơ hội cho các NHTM Việt Nam thì nó còn là thách thức đối với các NHTM tại Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài ngày càng tiến sâu, rộng vào thị trường Việt Nam. Ngân hàng TMCP Bảo Việt cũng không nằm ngoài chủ trương và xu thế chung đó. Mặc dù trong những năm qua Ngân hàng TMCP Bảo Việt đã đạt được những kết quả đáng kể, đã có những lợi thế nhất định trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác, nhưng bản thân Ngân hàng TMCP Bảo Việt vẫn còn tồn tại không ít yếu kém, hạn chế đó cũng là khó khăn và thách thức cho Ngân hàng TMCP Bảo Việt trong xu thế cạnh tranh này. Để tận dụng những lợi thế có được, xác định rõ những yếu kém cần khắc phục, tận dụng thời cơ mà xu thế hội nhập đem lại,… em xin mạnh dạn chọn đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Bảo Việt trong xu thế hội nhập” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. • Mục đích nghiên cứu: 3 - Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của NHTM, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của một NHTM. - Phân tích và đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Ngân hàng TMCP Bảo Việt, từ đó đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Bảo Việt so với các NHTM khác. - Đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cáo năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Bảo Việt trong thời kỳ hội nhập. • Đối tượng nghiên cứu: - Những lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của NHTM - Xu thế cạnh tranh của các NHTM và thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Bảo Việt. - Giải pháp và những kiến nghị nhằm nâng cáo năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Bảo Việt trong thời kỳ hội nhập. • Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động của Ngân hàng TMCP Bảo Việt • Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân tích – so sánh, tổng hợp • Bố cục khóa luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có 03 chương: - Chương 1: Khái quát về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của NHTM trong bối cảnh hội nhập quốc tế - Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Bảo Việt trong thời kỳ hội nhập - Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Bảo Việt trong hội nhập kinh tế quốc tế. 4 5 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1.1. Khái quát về năng lực cạnh tranh của NHTM 1.1.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh và các loại hình cạnh tranh. • Khái niệm năng lực cạnh tranh Cạnh tranh là một hiện tượng phổ biến trong tự nhiên, xã hội và kinh tế. Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng hay cạnh tranh của doanh nghiệp thuộc một loại hình cạnh tranh trong kinh tế. Hiểu theo cấp độ doanh nghiệp, cạnh tranh là việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các doanh nghiệp. Theo quan điểm lý thuyết cạnh tranh của Micheal Porter năm 1996, bản chất của cạnh tranh ngày nay không phải tiêu diệt đối thủ mà chính là doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa chọn mình mà không đến với đối thủ. Vậy cạnh tranh là sự ganh đua giữa các cá nhân, tập thể, đơn vị kinh tế có chức năng như nhau thông qua các hành động, nỗ lực và các biện pháp để giành phần thắng trong cuộc đua, để thỏa mãn các mục tiêu của mình. Các mục tiêu này có thể là thị phần, lợi nhuận, hiệu quả, danh tiếng,… Khi nghiên cứu về cạnh tranh người ta sử dụng khái niệm năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Bảo Việt trong thời kỳ hội nhập là xem xét dưới góc độ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ trước đến nay, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được nhắc đến rất nhiều nhưng tới nay khái niệm này vẫn chưa được hiểu thống nhất. Bởi lẽ năng lực cạnh tranh cần phải vào điều kiện, bối cảnh phát triển của đất nước cụ thể, đồng thời năng lực cạnh tranh cũng cần phải thể hiện khả năng đua tranh, tranh giành giữa các doanh nghiệp và cần được thể hiện ra bằng phương thức phù hợp. Theo TS. Nguyễn Hữu Thắng: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền 6 vững ( Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay – TS. Nguyễn Hữu Thắng). Mặt khác, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn ( Lê Công Hoa, 2006). Theo quan điểm này, thực lực được coi là yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp tức là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp đó không chỉ được tính bằng các tiêu chí như: tài chính, nhân lực, công nghệ,… Đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, một thị trường. Trên cơ sở so sánh đó, để tạo nên năng lực cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra và có được các lợi thế cạnh tranh cho riêng mình. Theo WEF (1997) báo cáo về khả năng cạnh tranh toàn cầu thì năng lực cạnh tranh được hiểu là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý chí trên thị trường cạnh tranh bảo đảm thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra. Năng lực cạnh tranh có thể chia làm 3 cấp: + Năng lực cạnh tranh quốc gia: là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo được ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. + Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong và ngoài nước. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận và thị phần mà doanh nghiệp đó có được. + Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ: được đo bằng thị phần của sản phẩm dịch vụ thể hiện trên thị trường. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ phụ thuộc vào lợi thế cạnh tranh của nó. Nó dựa vào chất lượng, tính độc đáo của sản phẩm, dịch vụ, yếu tố công nghệ chứa trong sản phẩm, dịch vụ đó. • Các loại hình cạnh tranh Để phân loại loại hình cạnh tranh có thể căn cứ vào các yếu tố như: chủ thể tham gia, phạm vi ngành kinh tế và tính chất của cạnh tranh. - Căn cứ vào chủ thể tham gia: 7 Cạnh tranh giữa người mua và người bán: sự cạnh tranh này được diễn ra theo quy luật “ mua rẻ, bán đắt”, quy luật này được tạo ra do sự đối lập giữa hai chủ thể tham gia giao dịch, giá cả hàng hóa được hình thành nhằm tạo ra lợi nhuận cho người bán. Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: sự cạnh tranh này được hình thành trên nhu cầu cung – cầu. Tuy nhiên, sự cạnh tranh này chỉ xảy ra trong điều kiện cung của một hàng hóa dịch vụ có chất lượng ít hơn nhu cầu của thị trường. Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: có thể nói đây là hình thức tồn tại nhiều nhất trên thị trường với tính chất gay go và khốc liệt. Sự cạnh tranh này nhắm chiếm được thị phần và khách hàng trên thị trường, nó quyết định sự sống còn, phát triển của doanh nghiệp. - Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế: Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Đây là hình thức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất hoặc tiêu thụ một loại hoàng hóa hoặc dịch vụ nào đó, các doanh nghiệp này tìm mọi cách để thôn tính lẫn nhau, giành khách hàng về phía mình, chiếm lĩnh thị trường về sản phẩm, dịch vụ đó. Để thực hiện hình thức này, các doanh nghiệp tiến hành cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí. Cạnh tranh nội bộ ngành đem lại sựu phát triển về kỹ thuật, điều kiện sản xuất thay đổi, giá trị hàng hóa được xác định lại, tỷ suất sinh lời giảm xuống,… kết quả là một số doanh nghiệp thành công, một số khác phá sản hoặc sáp nhập. Cạnh tranh giữa các ngành: là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau nhằm tìm kiếm mức sinh lợi cao nhất, sự cạnh tranh này hình thành lên tỷ suất sinh lời bình quân cho tất cả mọi ngành thông qua sự dịch chuyển của các ngành với nhau. - Căn cứ vào tính chất của cạnh tranh: Cạnh tranh hoàn hảo: là loại hình sản xuất mà ở đó không có người sản xuất hay tiêu dùng nào có quyền hay khả năng khống chế thị trường, ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa. Cạnh tranh hoàn hảo được hiểu là: tất cả hàng hóa trao đổi được coi là giống nhau, tất cả những người bán và mua đều có hiểu biết đầy đủ về các thông tin liên quan đến việc mua bán, không có gì cản trở việc gia nhập hay rút khỏi thị trường của người mua hay người bán. Theo hình thức này, muốn chiến thắng được cuộc cạnh tranh này các doanh nghiệp phải tự tìm cách giảm chi phí sản xuất, hạ giá sản phẩm hoặc tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm của mình so với sản phẩm của các doanh nghiệp cạnh tranh khác. 8 [...]... phẩm, dịch vụ chất lượng cao, mang đặc trưng riêng của ngân hàng mình so với các NHTM khác trên thị trường, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh, làm tăng lợi nhuận ngân hàng, tạo được uy tín, thương hiệu và vị thế trên thị trường Tóm lại, năng lực cạnh tranh của ngân hàng có thể hiểu: Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng là khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mở... của BIS; + Thanh tra, giám sát theo nguyên tắc Basel; + Nâng cao hiệu quả hoạt động (huy động vốn, cho vay, các dịch vụ thanh toán hiện đại, tư vấn doanh nghiệp và tư vấn dự án) CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP 1.6 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Bảo Việt 1.6.1 Quá trình hình thành và phát triển 20 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bảo Việt ( Ngân hàng )... khách hàng Như vậy, chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quan trọng và quyết định đối với năng lực cạnh tranh của một NHTM Chất lượng nguồn nhân lực là kết quả của sự cạnh tranh trong quá khứ, đồng thời lại chính là năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong tương lai 1.2.4 Năng lực công nghệ Trong nền kinh tế hiện nay công nghệ được coi là vấn đề sống còn của mỗi NHTM Nếu không có công nghệ hỗ trợ thì ngân. .. tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới nói chung và thị trường tài chính quốc tế nói riêng, cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của NHTM còn có một số đặc trưng khác biệt so với cạnh tranh trong điều kiện nền kinh tế đóng: - Chủ thể cạnh tranh đa dạng: trong thời kỳ hội nhập ngày càng có nhiều chủ thể tham gia cạnh tranh trong kinh doanh hoạt động ngân hàng, bao... cấu tổ chức ngân hàng Bảo Việt (Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng TMCP Bảo Việt 2013) Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng TMCP Bảo Việt được xây dựng theo mô hình quản lý khối gồm: - Hội Đồng Quản Trị: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn và trung hạn, phê duyệt kế hoạch hàng năm của ngân hàng Hội đồng quản trị 23 thông qua các vấn đề tổ chức, bộ máy điều hành của toàn ngân hàng; đưa... tăng thêm, ngân hàng đã đẩy mạnh đầu tư cho hạ tầng công nghệ, phát mở rộng mạng lưới, dịch vụ tiện ích của ngân hàng trực tuyến, những sản phẩm liên kết ngân hàng – bảo hiểm Đến thời điểm năm 2013, Ngân hàng Bảo Việt là một trong những Ngân hàng khá “non trẻ”, là một trong 6 ngân hàng có vốn điều lệ tròn 3000 tỷ đồng – mức tối thiếu theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước, thuộc nhóm các Ngân hàng có quy... hoạt động kinh doanh của mình Vì vậy, bất cứ thay đổi nào của hệ thống pháp luật, chuẩn mực quốc tế, chính sách tiền tệ,… cũng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM 1.3.2 Sự gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng Xu hướng quốc tế hóa hoạt động ngân hàng đã đặt các NHTM trước áp lực rất lớn của sự cạnh tranh, ngoài việc phải cạnh tranh giữa các NHTM thì ngân hàng còn phải cạnh tranh với các tổ... nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng, chuyên nghiệp về nghiệp vụ,… sẽ giúp cho ngân hàng tạo ra những dịch vụ riêng biệt, chất lượng tốt hơn, tư vấn làm khách hàng hài lòng, tin tưởng,… và giúp ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng hơn nữa, uy tín, thương hiệu được nâng cao, từ đó sức cạnh tranh của ngân hàng đó với các NHTM khác cũng cao hơn Và ngược lại, một ngân hàng phát triển, có khả năng cạnh. . .Cạnh tranh không hoàn hảo: là một dạng cạnh tranh trong thị trường khi các điều kiện cần thiết cho cạnh tranh hoàn hảo không được thỏa mãn Các loại cạnh tranh không hoàn hảo bao gồm: Độc quyền; Độc quyền nhóm; Cạnh tranh độc quyền; Độc quyền mua; Độc quyền nhóm mua 1.1.2 Năng lực cạnh tranh của NHTM và đặc trưng về cạnh tranh của NHTM Ngân hàng thương mại (NHTM) thực chất... giao dịch hàng ngày Ứng dụng công nghệ khoa học giúp ngân hàng xử lý công việc nhanh hơn, tạo điều kiện thuận lợi thu hút và đáp ứng nhu cầu của khách hàng đồng thời giúp ngân hàng giảm chi phí kinh doanh, nâng cao vị thế cạnh tranh Vì thế các NHTM đang ngày càng đầu tư các trang thiết bị và phương tiện hiện đại vào hoạt động ngân hàng 1.4 Một số mô hình quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM . pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Bảo Việt trong hội nhập kinh tế quốc tế. 4 5 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG. chế trong việc xây dựng phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Bảo Việt 53 CHƯƠNG III 55 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH 55 TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT TRONG HỘI NHẬP KINH. niệm năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Bảo Việt trong thời kỳ hội nhập là xem xét dưới góc độ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ trước đến nay, năng lực cạnh tranh