hội nhập quốc tế
1.7.1. Năng lực tài chính
2.2.1.1 Về vốn điều lệ
Thành lập vào năm 2008, thời điểm làn sóng đầu tư vào ngành Ngân hàng ồ ạt hơn bao giờ hết, với số vốn điều lệ ban đầu chỉ là 1.500 tỷ đồng. Năm 2011, Đại hội đồng cổ đông của Baovietbank đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ phát hành cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn điều lệ từ 1.500 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng, nhằm đáp ứng yêu cầu theo Nghị định 141 của Chính phủ. Ngày 27/12/2012, BaoVietBank đã gửi báo cáo kết quả chào bán cổ phiếu ra công chúng đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Theo đó, ngân hàng này đã thực hiện chào bán thành công 150 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 1.500 tỷ
đồng lên 3.000 tỷ đồng. Với nguồn vốn được tăng thêm, ngân hàng đã đẩy mạnh đầu tư cho hạ tầng công nghệ, phát mở rộng mạng lưới, dịch vụ tiện ích của ngân hàng trực tuyến, những sản phẩm liên kết ngân hàng – bảo hiểm.
Đến thời điểm năm 2013, Ngân hàng Bảo Việt là một trong những Ngân hàng khá “non trẻ”, là một trong 6 ngân hàng có vốn điều lệ tròn 3000 tỷ đồng – mức tối thiếu theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước, thuộc nhóm các Ngân hàng có quy mô vốn và tổng tài sản nhỏ nhất trong hệ thống. Cổ đông lớn của BaoVietBank gồm có Tập đoàn Bảo Việt (BaoViet), Vinamilk, Công ty cổ phần Tập đoàn CMC cùng một số cổ đông khác nắm giữ tới 52%. V
(Nguồn: cafef.vn)
So với các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Baovietbank là một trong số sáu ngân hàng có vốn điều lệ nhỏ nhất tính đến thời điểm cuối năm 2013, với vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng. So với bốn “ông lớn” dẫn đầu là Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank thì con số này rất thấp. Vốn điều lệ thấp cũng phản ảnh sức cạnh tranh của Baovietbank trên thị trường cũng như khả năng mở rộng phạm vi hoạt động.
Ngày 24/9/2014, BaovietBank hoàn thành việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ đợt 1 từ 3.000 tỷ lên 3.150 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu của BVH tại ngân hàng giảm từ 52% xuống 49,52% và sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới khi BaovietBank tăng vốn theo lộ trình là 5.200 tỷ đồng. Do ảnh hưởng của việc giảm tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng, từ 24/9/2014 BaovietBank không còn là công ty con của Tập đoàn Bảo Việt, và báo cáo tài chính của BaovietBank được hợp nhất vào báo cáo tài chính của Tập đoàn Bảo Việt theo phương pháp vốn chủ sở hữu áp dụng cho công ty liên kết.
2.2.1.2. Về tổng tài sản
Bảng 2.2: Bảng thống kê các khoản mục tài sản BaoVietbank giai đoạn 2010-2014
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
Tiền mặt, vàng bạc, đá
quý 122.624 107.495 108.612 125.000 215.000
Tiền gửi tại NHNN 238.513 223.673 278.045 271.000 292.000
Tiền gửi và cho vay các
TCTD khác 4.355.566 3.258.843 4.280.286 4.823.000 6.462.000
Chứng khoán kinh doanh 674.417 543.086 95.200 1.550.000 3.807.000
Chứng khoán đầu tư 2.288.627 2.090.858 1.535.938 1.760.000 3.123.000
Tài sản cố định 80.699 84.248 67.330 43.000 95.000
Tài sản Có khác 375.681 283.505 306.899 360.000 375.000
TỔNG TÀI SẢN 13.717.87113.224.92113.282.96616.788.00024.204.000
(Nguồn: Báo cáo thường niên Baovietbank 2010 – 2014 )
Theo báo cáo thường niên năm 2009, quy mô tổng tài sản của ngân hàng là 7.270 tỷ đồng. Tuy nhiên đến năm 2010, tổng tài sản của ngân hàng là 13.718 tỷ đồng, tăng 88,69%, đây có thể coi là mốc tăng trưởng quy mô khá ấn tượng của ngân hàng sau 2 năm chính thức đi vào hoạt động. Trong năm 2011, Baovietbank đã thành lập và đưa vào hoạt động thêm 15 điểm giao dịch, bao gồm 5 Chi nhánh và 10 phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch lên 26 điểm trên cả nước. Với sự mở rộng mạng lưới giao dịch, mở rộng hệ khách hàng (tăng gần 5 lần so với năm 2010) đã góp phần giúp Baovietbank đạt được tốc độ tăng trưởng tổng tài sản khá cao với sự gia tăng chủ yếu của khoản mục cho vay khách hàng (tăng từ 2.250 tỷ lên 5.582 tỷ đồng), tiền gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác (tăng từ 3.644 tỷ đồng lên 4.356 tỷ đồng).
Tuy nhiên, từ năm 2010 đến 2012, quy mô tổng tài sản của ngân hàng hầu như không biến động đáng kể. Tình hình kinh tế khó khăn dưới tác động của các cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới trong giai đoạn này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp, kéo theo đó là hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn và bộc lộ những điểm yếu. Với quy mô nhỏ, tuổi đời non trẻ, sản phẩm dịch vụ còn khá nghèo nàn, mạng lưới chỉ tập trung ở những thành phố lớn, Baovietbank không thể đạt được các mục tiêu tăng trưởng đề ra trong giai đoạn này.
Năm 2012, Baovietbank gia tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng. Với việc gia tăng vốn điều lệ, tổng tài sản năm 2013 là 16.788 tỷ đồng, tăng 26,39% so với năm 2012. Đến năm 2014, tổng tài sản của Baovietbank là 24.204 tỷ đồng, tăng 44% so với năm 2013, chủ yếu nhờ sự gia tăng lượng tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế.
Biểu đồ 2.1.: Tổng tài sản của NH Bảo Việt từ năm 2010 – 2014
(Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng Bảo Việt)
Nhìn chung, Baovietbank được thành lập và hoạt động trong thời kỳ khá nhạy cảm, khó khăn của ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam, thế giới nói chung, nên tốc độ tăng trưởng quy mô tổng tài sản qua các năm nhìn chung không đạt được như kỳ vọng, bởi lẽ đây là giai đoạn khá nhạy cảm để đầu tư vào ngành ngân hàng khi sức khỏe của thị trường tài chính bộc lộ khá nhiều điểm yếu.
Bên cạnh đó, Baovietbank còn non trẻ, quy mô nhỏ, sản phẩm dịch vụ khá nghèo nàn, mạng lưới còn nhỏ hẹp nên vẫn chưa khẳng định được thế mạnh của
ngân hàng để có thể gia tăng thị phần, tăng quy mô trong thời kỳ kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn và bất ổn hiện nay.
2.2.1.3. Về cơ cấu nguồn vốn
Tương ứng với sự tăng trưởng của tổng tài sản là sự gia tăng tổng nguồn vốn của ngân hàng qua các năm.
Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của Baovietbank giai đoạn 2010 – 2014
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
I. Tổng nợ phải trả 12.070.00011.553.71010.129.54813.604.00020.768.000
Các khoản nợ Chính
phủ và NHNN 1.593.235 858.976 - - -
Tiền gửi và vay các
TCTD khác 3.019.961 3.572.929 3.535.272 4.781.000 6.781.000
Tiền gửi của khách
hàng 7.291.212 7.029.848 6.265.078 8.602.000 11.602.000 Các khoản nợ khác 165.593 91.957 329.198 221.000 323.156 II. Vốn và các quỹ 1.647.871 1.671.211 3.153.418 3.184.000 3.436.000 1.Vốn của TCTD 1.500.000 1.500.000 3.000.000 3.000.000 3.150.000 - Vốn điều lệ 1.500.000 1.500.000 3.000.000 3.000.000 3.150.000 2. Quỹ của TCTD 28.366 45.703 59.373 - -
3. Lợi nhuận chưa
phân phối 119.505 125.507 94.045 184.000 286.000
TỔNG NGUỒN VỐN 13.717.87113.224.92113.282.96616.788.00024.204.000
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012, tổng nguồn vốn không có nhiều biến động đáng kể. Nghị định 141 ngày 22/11/2006 của Chính Phủ ban hành quy định mức vốn pháp định của các Ngân hàng thương mại phải đạt tối thiểu 3.000 tỷ đồng đến ngày 31/12/2010. Tuy nhiên, tại thời điểm cuối năm 2010, vẫn còn rất nhiều ngân hàng đang trong lộ trình tăng trưởng vốn và khó có thể hoàn thành được mục tiêu tăng trưởng vốn điều lệ khi tình hình kinh tế khó khăn, và việc huy động vốn từ các nhà đầu tư không hề đơn giản khi các nhà đầu tư đã bắt đầu quan ngại trước sức khỏe của hệ thống ngân hàng. Baovietbank cũng không nằm ngoài các trường hợp đó, bằng chứng là đến năm 2012, Baovietbank mới đạt được mức vốn điều lệ theo quy định tối thiểu là 3.000 tỷ đồng theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước. Tuy nhiên, đây cũng là một tiền đề để ngân hàng này có thể tăng trưởng được quy mô nguồn vốn trong những năm tiếp theo.
2.2.1.4. Tình hình an toàn vốn
Theo quy định tại thông tư 13/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà Nước, hệ số an toàn vốn (CAR) của các Ngân hàng thương mại phải đạt tối thiểu 9%. Theo số liệu trên báo cáo thường niên các năm, hệ số an toàn vốn của Baovietbank giai đoạn từ năm 2010 – 2014 như sau:
Bảng 2.3: Hệ số an toàn vốn CAR của Baovietbank từ năm 2010 - 2014 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
CAR 21% 22% 42% 37% 39%
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên Baovietbank)
Nhìn chung, hệ số CAR của Ngân hàng Bảo Việt từ khi chính thức đi vào hoạt động đến này đều rất cao, hiện tại là cao nhất trong hệ thống Ngân hàng thương mại.
Năm 2013, CAR của Ngân hàng Bảo Việt lên đến 37%. Cũng cần nhắc lại là hệ số CAR phản ánh quy mô vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản rủi ro. Hệ số CAR quá cao cho thấy ngân hàng đang có vấn đề: một là vốn tự có ở mức quá cao, hai là tổng tài sản rủi ro ở mức quá thấp, ngân hàng gần như không thể huy động tiền gửi hoặc không thể/không muốn cho vay
Mức CAR cao của Bảo Việt là vì vào cuối năm 2012, ngân hàng này đã có đợt tăng vốn mạnh từ 1.500 tỉ đồng lên mức 3.000 tỉ đồng (Bảo Việt là ngân hàng cuối cùng trong hệ thống hoàn tất yêu cầu tăng vốn điều lệ của Ngân hàng Nhà nước). Sang năm 2014, CAR của Bảo Việt vẫn tiếp tục đứng ở mức cao: 39%
Theo nhận định của học viên, hệ số CAR của ngân hàng đáp ứng được quy định của Ngân hàng Nhà Nước, tuy nhiên, do sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng về cho vay, thanh toán quốc tế, thẻ, tiền gửi,…còn chưa đa dạng, phong phú nên thực tế chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nên thực sự chưa khai thác tốt về quy mô vốn của Ngân hàng sau khi nâng vốn điều lệ lên 3.150 tỷ VNĐ.
2.2.1.5. Chất lượng tài sản
Cơ cấu tổng tài sản của Baovietbank chủ yếu tập trung ở bốn khoản mục chính bao gồm: tiền gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác, chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư và cho vay khách hàng. Trong đó khoản mục cho vay khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm (từ 40% đến 50% tổng tài sản). Cùng với sự gia tăng của dư nợ cho vay khách hàng, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng tăng mạnh qua các năm, đáng chú ý là năm 2011 (4.57%) và năm 2012 (5.94%) (vượt mức quy định 3% của Ngân hàng Nhà nước. Theo báo cáo của Bảo Việt Bank, nợ xấu của Ngân hàng chủ yếu tập trung trong lĩnh vực bất động sản. Bên cạnh đó, giá trị tài sản đảm bảo nợ vay tuy lớn nhưng trên 50% số dư tài sản thế chấp trên là bất động sản. Trước tình hình bất động sản đóng băng như hiện nay thì việc xử lý nợ xấu trên là một điều
khó. Tuy nhiên sang năm 2013, tỷ lệ nợ xấu có giảm về mức hơn 3%. Đến năm 2014, theo báo cáo của Ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu đã giảm về còn 1.5%.
Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ xấu của Bảo Việt Bank qua các năm 2010 - 2014 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
Tỷ lệ nợ xấu 0,01% 4,57% 5.94% 3.91% 1.5%
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên Baovietbank )
Các khoản mục chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư: Chủ yếu là đầu tư vào trái phiếu chính phủ, trái phiếu của các tổ chức tín dụng khác và một phần trái phiếu của các tập đoàn, tổng công ty lớn có uy tín…nên được đánh giá là các tài sản có chất lượng cao, độ rủi ro thấp.
Bảng 2.5: Tỷ lệ ROA, ROE, NIM của Bảo Việt Bank từ 2010 – 2014 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 ROA 0,87% 1,26% 0,86% 0,69% 0,70% ROE 4,04% 8,25% 6,96% 3,78% 3,35% NIM 2,33% 2,95% 2,98% 3,18% 3,51% (Nguồn: Học viên tổng hợp)
Baovietbank có tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) dao động quanh mức ROA của toàn ngành qua các năm 2010 đến 2014. Năm 2011, ROA của Baovietbank có tăng nhẹ so với năm 2010 nhưng các năm sau ROA đều giảm. Nguyên nhân là do năm 2011, ngân hàng kinh doanh thuận lợi, hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch đều tăng gần gấp đôi năm 2010 và lợi nhuận theo đó cũng tăng cáo kéo theo ROA tăng. Các năm sau, từ năm 2012 trở đi, do tình hình nợ xấu của ngân hàng có chiều hướng bất lợi, ngân hàng gia tăng trích lập dự phòng kéo theo lợi nhuận giảm mạnh trong khi tổng tài sản của ngân hàng lại tăng nên ROA giảm.
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) qua các năm cũng có cùng xu hướng với ROA. Bên cạnh đó, đối chiếu với mức ROE trung bình ngành qua các năm thì ROE của Baovietbank đa số chỉ xấp xỉ một phần hai mức trung bình. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn của Ngân hàng vẫn chưa thật sự hiệu quả.
Tỷ lệ lãi thu nhập cận biên (NIM) của ngân hàng có sự tăng nhẹ qua các năm từ 2,33% năm 2010 đến 3,51% năm 2014. Tỷ lệ NIM tăng do cơ cấu tài sản tập trung vào các hoạt động sinh lời cao như cho vay khách hàng, đầu tư chứng khoán, bên cạnh đó lãi suất cho vay của ngân hàng có xu hướng giảm chậm hơn lãi suất huy động tạo sự chênh lệch lớn trong thu nhập lãi thuần.
1.7.2. Nguồn nhân lực
2.2.2.1. Chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là tài sản quý báu nhất, là nhân tố góp phần vào sự thành công và phát triển bền vững của tổ chức. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Baovietbank luôn không ngừng đầu tư, phát triển đội ngũ nhân sự ngày càng lớn mạnh cả về chất và lượng.
Năm 2013 cấu trúc nhân sự của Baovietbank được thể hiện qua các con số: - 89 % CBNV có trình độ Đại học và trên đại học với đa dạng các ngành nghề: Kinh tế, tài chính, ngân hàng, ngoại thương, tài chính kế toán, marketing,… trong đó 10,89 % cán bộ làm công tác quản lý và 89,11% cán bộ là đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao
- 53,50 % CBNV nằm trong đội ngũ kinh doanh trực tiếp và 46,50 % CBNV làm các công tác hỗ trợ. Con số này thể hiện sự hài hòa giữa đội ngũ kinh doanh và đội ngũ làm hỗ trợ trong một tổ chức tài chính hướng tới các dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Trong năm 2014, cùng với quyết tâm hoàn thành mục tiêu kinh doanh trên toàn hệ thống, Baovietbank tiếp tục tăng cường phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc tuyển dụng những CBNV đã có kinh nghiệm làm việc tại các ngân hàng uy tín. Thêm vào đó, công tác đào tạo và phát triển nguồn lực tiếp tục được đầu tư có chiều sâu hơn thông qua hàng loạt các chương tr.nh nghiên cứu đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng dành cho CBNV của Baovietbank.
Bảng 2.3. Tình hình nhân sự Baovietbank năm 2014
Chỉ tiêu Trình độ Chỉ tiêu Chức năng
Số lượng % Số lượng %
Trên đại học 104 3,6 Cán bộ quản lý 289 10,0
Đại học 2.472 85,5 Nhân viên 2.603 90,0
Cao đẳng/Trung cấp 246 8,5
Lao động PT 70 2,4
Tổng cộng 2.892 100,0 100,0
(Nguồn: Phòng nhân sự BAOVIETBANK)
Công tác đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ đến từng nhân viên trong toàn hệ thống là ưu tiên hàng đầu của Baovietbank. Mục tiêu của ngân hàng là xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ, chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc và nhiệt tình phục vụ khách hàng. Do đó, Baovietbank đã xây dựng được cho mình Trung tâm đào tạo riêng với hệ thống giáo trình bao gồm tất cả các nghiệp vụ ngân hàng, các kiến thức pháp luật, tổ chức quản lý và hoạt động theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Bên cạnh đó, đội ngũ quản lý và điều hành của Baovietbank cũng được chú trọng đào tạo chuyên sâu về quản trị chiến lược, quản trị marketing, quản trị rủi ro, quản trị chất lượng….Ngân hàng cũng khuyến khích và thúc đẩy sự chia sẻ kỹ năng, tri thức giữa các thành viên trong ngân hàng trên tinh thần một tổ chức không ngừng học tập để chuẩn bị nền tảng