I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó ”. Môn giáo dục công dân là môn trực tiếp giáo dục đạo đức cho học sinh. Điều đó cho thấy rằng đây là một môn học quan trọng trong nhà trường phổ thông. Nhưng trong quá trình giảng dạy, tôi thấy rằng phần lớn học sinh chưa nhận thức rõ và còn xem nhẹ môn học này. Bản thân là một giáo viên trực tiếp đứng lớp với niềm say mê và bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ tôi luôn trăn trở, băn khoăn làm thế nào để học sinh hiểu được tầm quan trọng của môn giáo dục công dân, biết thay đổi cách nhìn nhận và cách học của mình. Albert Einstein nói rằng “ Hãy dạy làm sao để học sinh cảm thấy những điều được học như một phần thưởng quý giá chứ không như một nhiệm vụ ngán ngẩm.” Vậy tôi phải dạy như thế nào để tạo sự hứng thú và hấp dẫn cho học sinh khi học môn giáo dục công dân? Hiện nay giáo dục đang đổi mới một cách toàn diện, trong đó có phương pháp dạy học. Người giáo viên phải dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực học tập của học sinh, làm cho các em luôn ở vào thế chủ động học tập. Với sự đổi mới trên, tôi nghĩ rằng tại sao mình không thay đổi phương pháp dạy học bằng cách đưa một số trò chơi và âm nhạc vào tiết dạy học giáo dục công dân. Bởi trò chơi và âm nhạc ngày nay phổ biến trên các kênh truyền hình, đây cũng là lĩnh vực mà rất nhiều người ưa thích. Nó tạo không khí sôi nổi, hứng thú, thoải mái cho người xem và người chơi, từ đó phát huy các khả năng, kỹ năng cần thiết. Đồng thời, nếu sử dụng trò chơi và âm nhạc phù hợp, đúng mục đích sẽ mang tính giáo dục cao. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này “Sử dụng âm nhạc và trò chơi trong tiết dạy học Giáo dục công dân 8, 9 ở trường THCS ” để nâng cao hiệu quả
Trang 1SỬ DỤNG ÂM NHẠC VÀ TRÒ CHƠI TRONG TIẾT DẠY HỌC GIÁO DỤC
CÔNG DÂN 8, 9 Ở TRƯỜNG THCS
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
“ Có tài mà không có đức là người vô dụng
Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó ”.
Môn giáo dục công dân là môn trực tiếp giáo dục đạo đức cho học sinh Điều đó cho thấy rằng đây là một môn học quan trọng trong nhà trường phổ thông Nhưng trong quá trình giảng dạy, tôi thấy rằng phần lớn học sinh chưa nhận thức rõ và còn xem nhẹ môn học này Bản thân là một giáo viên trực tiếp đứng lớp với niềm say mê
và bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ tôi luôn trăn trở, băn khoăn làm thế nào để học sinh hiểu được tầm quan trọng của môn giáo dục công dân, biết thay đổi cách nhìn nhận và cách học của mình
Albert Einstein nói rằng “ Hãy dạy làm sao để học sinh cảm thấy những điều được học như một phần thưởng quý giá chứ không như một nhiệm vụ ngán ngẩm.” Vậy tôi phải dạy như thế nào để tạo sự hứng thú và hấp dẫn cho học sinh khi học môn giáo dục công dân? Hiện nay giáo dục đang đổi mới một cách toàn diện, trong đó có phương pháp dạy học Người giáo viên phải dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực học tập của học sinh, làm cho các em luôn ở vào thế chủ động học tập Với sự đổi mới trên, tôi nghĩ rằng tại sao mình không thay đổi phương pháp dạy học bằng cách đưa một số trò chơi và âm nhạc vào tiết dạy học giáo dục công dân Bởi trò chơi và âm nhạc ngày nay phổ biến trên các kênh truyền hình, đây cũng là lĩnh vực
mà rất nhiều người ưa thích Nó tạo không khí sôi nổi, hứng thú, thoải mái cho người xem và người chơi, từ đó phát huy các khả năng, kỹ năng cần thiết Đồng thời, nếu sử dụng trò chơi và âm nhạc phù hợp, đúng mục đích sẽ mang tính giáo dục cao
Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này “Sử dụng âm nhạc và trò chơi trong tiết dạy học Giáo dục công dân 8, 9 ở trường THCS ” để nâng cao hiệu quả
Trang 2dạy và học của giáo viên và học sinh để môn Giáo dục công dân thực sự phát huy vai trò đúng như bản chất của nó
II THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1 Thuận lợi
Được sự quan tâm nhiệt tình của lãnh đạo nhà trường và các đồng nghiệp Nhà trường được trang bị tương đối đầy đủ về máy móc phục vụ cho giảng dạy theo phương pháp mới
Lứa tuổi trung học cơ sở, lứa tuổi hiếu động với mong muốn khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh, luôn muốn tìm ra câu trả lời cho các tình huống có vấn đề vì thế cũng không khó để lôi kéo sự quan tâm, hứng thú với vấn đề có liên quan đến nội dung bài học
Có nhiều bài hát liên quan đến các bài dạy trong bộ môn Giáo dục công dân bậc THCS
2 Khó khăn
Đa số các em không quan tâm đến môn học vì cho đây là môn phụ Mặt khác, một số học sinh vẫn còn e dè, rụt rè trong các hoạt động tập thể, đứng trước đám đông
vì thế hiệu quả của trò chơi, tình huống chưa cao
Muốn tổ chức lớp học thêm sôi động với nhiều phương pháp tích cực, lôi cuốn sự chú ý của học sinh nhưng vẫn đảm bảo về mặt thời gian của tiết học đòi hỏi giáo viên cần có sự đầu tư, chọn lọc thật kĩ
Nhiều giáo viên không được đào tạo chính quy môn GDCD, phải dạy chéo ban nên khả năng truyền đạt kiến thức cũng như vận dụng các phương pháp mới – tích cực còn hạn chế
Trường nhỏ không có giáo viên cùng bộ môn nên việc học hỏi kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế
Trang 33 Số liệu thống kê
Hiện tại qua số liệu điều tra và thống kê được cho thấy gây hứng thú của môn học đối với học sinh không phải dễ Thực tại qua điều tra số lượng học sinh yêu thích môn Giáo dục công dân còn hạn chế (khi chưa áp dụng sáng kiến trên vào thực tế giảng dạy) , cụ thể kết quả như sau:
Khối Sĩ số
Mức độ hứng thú của học sinh
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
III NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1 Cơ sở lí luận:
Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của con người, đặc biệt là trẻ em Nó không những giúp chúng ta sảng khoái tinh thần, tăng cường sức khỏe mà quan trọng hơn còn có tác dụng hình thành nhân cách, cá tính, ý chí tình cảm… Nói đến hoạt động vui chơi không thể bỏ qua các trò chơi Trò chơi là một loạt hoạt động vui chơi, diễn ra trong một khoảng thời gian, trên một khoảng không gian nhất định, có luật chơi, có tính sáng tạo và thi tài nhằm mang lại sự sảng khoái về tinh thần
Khổng Tử - nhà tư tưởng vĩ đại của Trung Hoa đã từng khẳng định từ 2500 năm trước: “ Âm nhạc là hoa thơm của đức hạnh” và “ để làm thay đổi đạo đức và tập quán, không có gì mạnh hơn âm nhạc” Âm nhạc xuất hiện từ rất sớm trong đời sống nhân loại và gắn bó trực tiếp, gần gũi nhất với con người Nó phản ánh sâu sắc tâm tư tình cảm của các dân tộc, gắn liền với lao động sản xuất, chiến đấu của mỗi cộng đồng người, của từng quốc gia và từng cá nhân Từ khi còn nằm trong bụng mẹ đến khi sinh
ra, khôn lớn trưởng thành, âm nhạc luôn là hành trang theo suốt cuộc đời mỗi con người Âm nhạc có tác dụng tích cực góp phần phát triển năng lực thẩm mỹ, đạo đức,
Trang 4trí tuệ và thể chất, tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách con người Việt Nam trong thời đại mới
Như vậy, trò chơi và âm nhạc có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách, nhận thức của con người Nếu chúng ta vận dụng phù hợp trong tiết dạy giáo dục công dân sẽ gây hứng thú và tác động tích cực đến nhận thức của học sinh
2 Nội dung biện pháp thực hiện:
Trong công tác giáo dục không thể bỏ qua vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên Giáo viên là những người chiến sĩ cách mạng trên mặt trận tư tưởng và văn hóa Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, góp phần đào tạo những con người
“ vừa hồng vừa chuyên” cho xã hội Với sự đổi mới toàn diện của nền giáo dục nước ta hiện nay, giáo viên có thể áp dụng những phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của môn học Vì thế tôi đã sử dụng một số cách sau:
2.1 Tổ chức trò chơi.
Việc áp dụng các phương pháp mới phát huy tính tích cực của học sinh không phải áp dụng một cách máy móc nguyên tắc mà có thể đem lại hiệu quả Mà phải tuỳ thuộc vào từng bài, từng khối, từng nội dung khác nhau Đặc điểm tâm sinh lí, thể chất của các em ở từng khối lớp cũng không giống nhau, thậm chí có sự chênh lệch giữa các lớp trong cùng một khối vì thế khi đưa vào áp dụng đòi hỏi giáo viên phải xem xét, tìm hiểu và lựa chọn sao cho phù hợp
Trong đề tài của mình, tôi chọn các trò chơi sau:
a Chiếc hộp bí mật
* Mục đích: Luyện cho học sinh kĩ năng tư duy, tổng hợp, hợp tác
* Cách chơi: chia học sinh thành từng nhóm Học sinh lần lượt lên chơi theo luật
quy định, thời gian chơi khoảng từ ba đến năm phút
Ví dụ: Lớp 9, Khi dạy bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Phần tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Gv chia lớp thành 4 nhóm Mỗi nhóm cử lên bảng 2 bạn Bạn thứ nhất sẽ chọn đồ vật bên trong chiếc hộp Gợi ý cho bạn để bạn đoán ra vật gì bên trong chiếc hộp đó
Trang 5Sau đó giáo viên và học sinh cùng đi tìm hiểu.
(1): Bó đũa.
? Nếu em bẻ một bó đũa và một cây đũa thì em thấy bẻ cái nào dễ dàng hơn?
- Bẻ cây đũa dễ dàng hơn
? Thông qua hình ảnh bó đũa, khuyên chúng ta điều gì?
- Đoàn kết
(2): Dưa hấu
? Trái dưa hấu gắn liền với một sự tích rất đẹp, em nào có thể kể lại được?
- Học sinh: kể
? Câu chuyện ca ngợi đức tính gì?
- Cần cù lao động
(3): Quả bưởi.
? Hình ảnh quả bưởi gợi cho các em liên tưởng đến một nhân vật lịch sử nào của nước ta tuy nhỏ tuổi nhưng nổi tiếng thần đồng ?
- Lương Thế Vinh
? Lương Thế Vinh là người như thế nào?
- Học rộng, tài cao, nổi tiếng hiếu học
? Nói đến Lương Thế Vinh chúng ta không thể nào quên một giai thoại Lương Thế Vinh nhờ tài trí thông minh mà xóa nợ được cho cha mẹ Ở lứa tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” mà Lương Thế Vinh đã biết thấu hiểu nỗi cơ cực của cha mẹ chứng tỏ cậu là người như thế nào?
- Hiếu thảo
? Em còn biết thêm những tấm gương hiếu thảo, hiếu học nào xung quanh em, hoặc trong trường, lớp của em nữa không? Hãy chia sẻ để các bạn cùng biết?
(4): Bánh chưng.
? Hãy cho biết vì sao bánh chưng và tục lệ gói bánh được xem là một tập quán
không thể thiếu trong những ngày tết cổ truyền?
Trang 6- Vì nhân dân ta muốn giữ lại một phong tục từ xa xưa do tổ tiên truyền lại đó là tục gói bánh chưng để bày tỏ lòng thành kính tổ tiên
b Trò chơi ô chữ.
* Mục đích: Luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, tư duy, tổng hợp.
* Cách chơi: Có thể chia nhóm hoặc cả lớp cùng tham gia Học sinh lần lượt trả lời
các câu hỏi, ô chữ chìa khóa được giải bất cứ lúc nào Thời gian thực hiện khoảng ba đến năm phút
Ví dụ: Lớp 8, bài 15: Phòng, chống HIV/AIDS
Giáo viên có thể củng cố kiến thức cho học sinh bằng trò chơi ô chữ
Câu 1: Đây là một quan niệm sai lầm cho rằng khi bị ………… cũng bị
HIV/AIDS? (một loại côn trùng)
Câu 2: Căn bệnh này bùng phát mạnh mẽ trên khắp thế giới trong thời gian gần đây?
Câu 3: Tên của một chất bột trắng dùng làm thuốc giảm đau, gây khoái cảm và gây nghiện?
Câu 4: Đây là một trong các tệ nạn xã hội nguy hiểm mà khả năng lây truyền HIV rất cao?
C U
E M E
U
I O
I
C
M
A S N A H M
N M
A
Trang 7Câu 5: HIV tấn công vào cơ thể sẽ làm mất khả năng gì ở cơ thể con người?
Câu 6: Cho biết tên một loại cây có chứa chất gây nghiện?
Câu 7: Làm thế nào để biết một người bị nhiễm HIV?
Giáo viên: Cho biết tên ô chữ chìa khóa?
Học sinh: Đại dịch
Gv: HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm cho cá nhân và xã hội, là thảm họa cho các dân tộc trên thế giới AIDS rất nguy hiểm nhưng không đáng sợ nếu tất cả chúng ta đều hiểu biết , đều biết cách bảo vệ mình
c Trò chơi ai nhanh hơn
* Mục đích: phát triển khả năng tư duy, tổng hợp cho học sinh
* Cách chơi: chia lớp thành 2 đội và phát cho mỗi đội một bảng nhóm, trong
khoảng thời gian quy định đội nào tìm và viết được nhiều câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ đúng với nội dung nhiều nhất sẽ thắng Sau hiệu lệnh hết giờ hai đội lần lượt treo bảng nhóm lên và trình bày trước lớp
Ví dụ : Lớp 8, bài 5: Pháp luật và kỷ luật
Giáo viên tổ chức trò chơi này học sinh có thể tìm ra các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ sau
- Quân pháp bất vị thân
- Phép vua thua lệ làng
- Muốn tròn phải có khuôn
Muốn vuông phải có thước
- Đất có lề, quê có thói
- Nước có vua, chùa có bụt
- Tôn ti trật tự
d Trò chơi : Tiếp sức
* Mục đích: Phát triển khả năng tư duy, quan sát, tổng hợp cho học sinh
* Cách thực hiện: Giáo viên chia lớp thành hai đội A và B, chuẩn bị sẵn các nội dung đính và hai bảng cho hai đội Mỗi đội chọn hai đến ba học sinh lần lượt đính các nội dung lên bảng trong thời gian ba phút (Mỗi em chỉ được đính một nội dung, sau
đó trở về nơi xuất phát, em khác tiếp tục và cứ thế cho đến hết thời gian) Đội nào hoàn thành sớm, chính xác thì đội đó thắng Nội dung đính của hai đội như nhau
Trang 8Ví dụ : Lớp 8, Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống ở cộng đồng dân cư
- Phần củng cố, giáo viên tổ chức học sinh chơi trò chơi Tiếp sức Hãy sắp xếp các biểu hiện đã cho sao cho phù hợp
Giáo viên chuẩn bị:
Xây dựng nếp sống văn hóa Không xây dựng nếp sống văn hóa
* Sau khi học sinh hoàn thành
Xây dựng nếp sống văn hóa Không xây dựng nếp sống văn hóa
Gia đình giúp nhau làm kinh tế Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình
Bỏ trồng cây thuốc phiện Tảo hôn
Tích cực đọc sách báo Tụ tập đánh bạc, hút chích
Làm vệ sinh đường phố, làng xóm Nghe và tuyên truyền tin đồn nhảm
Sinh đẻ có kế hoạch Chữa bệnh bằng cúng, bái, phù phép
Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường Vứt rác xuống cầu
2.2 Sử dụng Âm nhạc
Đa số học sinh ít hứng thú với môn học giáo dục công dân vì nó rất khô khan với những khái niệm trừu tượng, hàn lâm, những kiến thức về pháp luật Nếu lồng ghép một phần âm nhạc vào tiết học sẽ gây sự chú ý và hứng thú cho học sinh
Ví dụ 1: Lớp 8, Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
Phần giới thiệu bài : Giáo viên có thể vừa giới thiệu bài vừa lồng ghép giáo dục môi trường bằng bài hát
Bài hát : Những ngôi sao 3R Hà Nội
Giáo viên hỏi: Bài hát các em vừa nghe nói đến vấn đề gì?
Học sinh: Phân loại rác, bảo vệ môi trường
Giáo viên: Việc phân loại rác – bảo vệ môi trường cũng là một trong những việc làm thiết thực thể hiện nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư
Trang 9Ví dụ 2: Lớp 8, Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Phần giới thiệu bài:
Gv: Cho học sinh nghe bài : Ba ngọn nến lung linh
GV: Em có nhận xét gì về gia đình trong bài hát chúng ta vừa nghe
HS: Rất hạnh phúc
Giáo viên: Gia đình trên rất vui vẻ, hòa thuận và hạnh phúc đó cũng là một trong những tiêu chí để xây dựng gia đình văn hóa Tuy nhiên để có một gia đình hạnh phúc thì mỗi thành viên trong gia đình phải hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình Pháp luật nước ta quy định rất cụ thể về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Ví dụ 3: Lớp 8, Bài 14: Phòng chống tệ nạn xã hội
Khi dạy đến phần tác hại của các tệ nạn xã hội
Giáo viên : cho học sinh nghe bài hát : Anh tôi ( Nhạc sĩ: Phương Uyên )
Giáo viên: Nội dung bài hát nói đến vấn đề gì ?
Học sinh: một người chết vì ma túy và để lại niềm tiếc thương cho mọi người
Qua bài hát, học sinh sẽ hiểu rõ hơn được tác hại của ma túy đối với gia đình và xã hội
Ví dụ 4: Lớp 8, bài 15: Phòng, chống HIV/AIDS
Phần giới thiệu bài
Giáo viên cho học sinh nghe bài : Lý cây bông và yêu cầu học sinh hát theo nhạc bài này nhưng lời bài hát thay đổi như sau:
Si đa, ma túy mình hãy rời xa, ơi bạn ơi
Xa đi cho đời bớt khổ ơi bạn ơi Rằng a ối a chết người, Ơi mình hãy tránh xa Rằng a ối a chết người, Ơi mình hãy tránh xa Sau khi học sinh hát xong
GV: Đây là bài hát tuyên truyền phòng chống nhiễm HIV/AIDS Tuy nhiên để tuyên truyền thì chúng ta phải có hiểu biết về nó HIV/AIDS là gì, tác hại của nó như thế nào, pháp luật nước ta quy định như thế nào về việc phòng chống HIV/AIDS Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn trong bài học hôm nay
Trang 10Ví dụ 5: Lớp 9, Bài 5: Bảo vệ hòa bình
Khi giới thiệu bài ở tiết 1
Giáo viên cho học sinh nghe bài hát: Hòa bình Thế giới
Giáo viên: Bài hát nhắc đến mong muốn gì của con người?
Học sinh: Mong muốn được sống trong hòa bình
Giáo viên: Hòa bình là khát khao của nhân loại, chúng ta phải biết bảo vệ hòa bình Khi dạy đến tiết 2: Tác hại của chiến tranh
Giáo viên cho học sinh nghe bài : Chiến tranh
Qua bài hát sẽ giúp học sinh hiểu và nhớ những tác hại mà chiến tranh đem lại cho nhân loại
Ví dụ 6: Lớp 9, Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Giáo viên cho hs nghe bài hát: Lời Bác dặn trước lúc đi xa - Trần Hoàn
Giáo viên: Hãy cho biết cảm xúc của em khi nghe xong bài hát này?
Học sinh: Xúc động và tự hào về Bác Trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời mình, Bác vẫn thèm được nghe những làn điệu dân ca của quê hương, điều đó chứng tỏ Bác rất yêu quê hương
Gv chốt lại: Trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời mình, Bác vẫn thèm
được nghe những làn điệu dân ca của quê hương, điều đó chứng tỏ Bác rất yêu những làn điệu dân ca vì các làn điệu dân ca cũng chính là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Vậy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? Dân tộc Việt Nam có những truyền thống tốt đẹp nào? Chúng ta phải giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó ra sao? Đó là những nội dung mà chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay
Ví dụ 7: Lớp 9, Bài 10: Lí tưởng sống của thanh niên
Đây là bài sẽ tổ chức hoạt động ngoại khóa, vì vậy giáo viên có thể tổ chức cho lớp
“trò chơi âm nhạc” để tiết ngoại khóa thêm sôi động Tìm những bài hát thể hiện lý tưởng sống của thanh niên ngày xưa và ngày nay Sau khi trò chơi kết thúc Giáo viên
có thể cho học sinh nghe bài: