1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BIÊN PHÁP NÂNG CAO CHẾ ĐỘ “MỘT CỬA” TẠI UBND HUYỆN TIÊN LÃNG – T.P HẢI PHÒNG

73 441 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 264,85 KB

Nội dung

- Trực tiếp chỉ đạo công tác: Tổ chức cán bộ, Nội chính, Tài chính, An ninh –Quốc phòng và chương trình tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, công tác kế hoạch, quyhoạch, xây dựng, đô thị,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HỌ VÀ TÊN: PHẠM THỊ LAN OANH LỚP: QLKT AK12 - KHÓA: 2011-2015

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: BIÊN PHÁP NÂNG CAO CHẾ ĐỘ “MỘT CỬA” TẠI UBND HUYỆN TIÊN LÃNG – T.P HẢI PHÒNG

Chuyên ngành: Quản lý Kinh Tế

Giáo viên hướng dẫn: T.S Bùi Thị Minh Tiệp

Hải Phòng, năm 2014

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế nhiều thành phần hoạt độngtheo cơ chế thị trường, mở cửa giao lưu, hội nhập quốc tế dưới sự quản lý của Nhànước, thực hiện dân chủ hóa xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, lập trật tự

kỷ cương xã hội Một trong những nội dung quan trọng mang tầm chiến lược trongcông cuộc đổi mới đó là cải cách hành chính nhằm xây dựng một nền hành chính trongsạch, vững mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tạo điều kiện và môi trường thuận lợicho kinh tế phát triển kinh tế, xã hội, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế thế giới

Nhằm thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính của Chính phủ; nâng cao tinh thầnthái độ của cán bộ, công chức và tăng cường hơn nữa vai trò quản lý Nhà nước củaUBND huyện

Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đến thực hiện các thủ tụchành chính tại cơ quan quản lý nhà nước được thuận lợi, nắm chắc những quy trình thủtục hồ sơ cần giải quyết, tránh tình trạng hồ sơ thủ tục không rõ ràng Đồng thời, làmgiảm các hiện tượng tiêu cực, sách nhiễu nhân dân

Mặt khác, việc gắn kết giữa sự phát triển của công nghệ thông tin với thực hiệncải cách hành chính, theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông là xu thế tất yếu để xâydựng bộ máy quản lý nhà nước từng bước hiện đại

Do đó, việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND huyện TiênLãng là cần thiết nhằm giúp các tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu thực hiện các thủ tụchành chính chỉ thông qua Bộ phận tiếp nhân và trả kết quả của UBND huyện để đượchướng dẫn, tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính

Trang 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ UBND HUYỆN TIÊN LÃNG

- Hộp thư cơ quan: ubtienlang@haiphong.gov.vn

- Hộp thư tiếp dân: tiepdan_ubtienlang@haiphong.gov.vn

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển.

Lịch sử hình thành và phát triển của UBND huyện Tiên Lãng gắn liền với sựhình thành và phát triển của huyện Tiên Lãng

Tiên Lãng là vùng đất cổ có địa danh trên bản đồ đất nước trên 700 năm Thời

Lý, Trần vùng đất TL và Thanh Hà ngày nay có tên là Xứ Bàng La Thế kỷ XIV đổithành huyện Bình Hà thuộc châu Nam Sách Thời Lê Thánh Tông -Quang Thuận thứnhất-(1460)tách thành hai huyện Tân Minh và Bình Hà ( nay là Thanh Hà) thuộc PhủNam Sách.Năm 1600 do phạm húy Vua Lê Kính Tông hiệu Duy Tân nên Tân Minh đổithành Tiên Minh Năm 1884 do phạm húy Vua Hàm Nghi hiệu Ứng Minh nên đổithành Tiên Lãng.Năm 1893 tách khỏi Phủ Nam Sách tỉnh Hải Dương nhập vào tỉnhHải Phòng.Sau đó Hải Phòng có đổi thành Phủ Liễn, rồi thành Kiến An (1906).Saunhiều lần tách nhập Tiên Lãng là huyện ngoại thành của Hải Phòng ( từ 1962) Huyệnlỵ xưa đặt tại xã Thái Công sau chuyển về Tổng Phú Kê ( nay là TT Tiên Lãng) DânTiên Lãng xưa làm nông nghiệp là chính.Trong đó nghề trồng và chế biến thuốc Làonổi tiếng cả nước.( Đại Nam nhất thống chí Quốc sử quán triều Nguyễn viết: Trấn HảiDương có 03 huyện trồng thuốc lào là Thanh Lâm (Nam Sách)Vĩnh Bảo, Tiên Minhnhưng thuốc lào Tiên Minh ngon hơn) Tiên Lãng còn có nghề thủ công cũng đã nổitiếng ( theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú thì Tiên Lãng "có kỹ

Trang 4

nghệ dân gian tinh sảo như nghề thợ mộc ở xã Nương Bồng, dệt chiếu ở xã Kim Động")

Sau Cách mạng tháng Tám 1945 và sau năm 1954, huyện Tiên Lãng thuộc tỉnhKiến An Từ tháng 10 năm 1962, Tiên Lãng thuộc thành phố Hải Phòng do sáp nhậptỉnh Kiến An vào thành phố Hải Phòng Năm 1981, chia xã Chân Hưng thành 2 xã: BắcHưng và Nam Hưng Năm 1986, thành lập 2 xã Đông Hưng và Tây Hưng thuộc vùngkinh tế mới Năm1987, thành lập thị trấn Tiên Lãng trên cơ sở giải thể xã Minh Đức

1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy.

1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý UBND huyện Tiên Lãng.

1.2.1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức UBND huyện Tiên Lãng

Trang 5

Sơ đồ cơ cấu tổ chức UBND huyện Tiên Lãng

Văn phòng UBND Phó chủ tịch

UBND huyện phụ trách

Phòng Tài nguyên- Môi trường

Phòng Nông nghiệp & phát triển nông thôn

Phòng Tư pháp

Phòng Tài chính - kế hoạch

Phòng Kinh tế - hạ tầng

Trang 6

1.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Lãnh đạo UBND huyện và các phòng ban.

Chủ tịch UBND huyện

- Chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố và Huyện ủy, HĐND huyện về

quản lý Nhà nước trên địa bàn Lãnh đạo, điều hành toàn diện các mặt công tác củaUBND Tổ chức thực hiện Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, các Nghị quyết, Quyết định,Chỉ thị của cơ quan Nhà nước cấp trên, Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND Triệu tập

và chủ trì các phiên họp của UBND , chỉ đạo các hoạt động đối nội, đối ngoại củahuyện

- Trực tiếp chỉ đạo công tác: Tổ chức cán bộ, Nội chính, Tài chính, An ninh –Quốc phòng và chương trình tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, công tác kế hoạch, quyhoạch, xây dựng, đô thị, công tác địa giới hành chính và các chương trình công tác củaUBND , công tác tổng hợp, thi đua, khen thưởng, kỷ luật.- Ký các văn bản pháp quytheo quy định tại Quy chế làm việc của UBND về chế độ, chính sách và các báo cáocủa UBND với UBND Thành phố, Huyện ủy và HĐND huyện

Phòng lao động - thương binh & xã hội

Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách nông nghiệp

Phòng Nội vụ

Phòng Công thương

Phòng Y tế

Trang 7

- Giữ mối quan hệ thường xuyên giữa UBND với Huyện ủy, HĐND, Viện kiểmsát nhân dân huyện, Tòa án nhân dân huyện, MTTQ và các đoàn thể trên địa bànhuyện.

- Xử lý các vấn đề liên quan tới khối nội chính: Công an, Tòa án nhân dân, Việnkiểm sát nhân dân, Ban chỉ huy quân sự huyện

- Chỉ đạo thực hiện công tác cải cách hành chính, chương trình ANQP, ATXH, đấu tranh chống tham nhũng Là Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng, Chủtịch Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện; Trưởng ban chỉ đạo cải cách hành chính,Trưởng ban chỉ đạo 197 và Phó trưởng ban chỉ đạo chống tham nhũng, thực hành tiếtkiệm

TT Theo dõi và chỉ đạo các cơ quan: Văn phòng HĐNDTTUBND, Phòng Nội vụ TTLao động & Xã hội, Phòng Tư pháp, Thanh tra huyện, Công an huyện, Ban chỉ huyquân sự huyện, và UBND Huyện

Phối hợp với các phòng ban/đơn vị trực thuộc liên quan để giải quyết các khiếunại, tố cáo của công dân/tổ chức theo quy định của pháp luật

đô thị, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, cấp phép kinh doanh, quản

lý thị trường, tài sản công; chương trình, đề án phát triển kinh tế; huy động vốn, sử

Trang 8

dụng nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện; cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở; công tác giải phóng mặt bằng; công tác

an toàn lưới điện

- Là Chủ tịch Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Trưởng ban chỉ đạo Thihành án dân sự, Phó ban chỉ đạo 197 huyện và làm Trưởng hoặc phó các Ban chỉ đạo,Hội đồng theo chức năng, nhiệm vụ được giao; giữ mối liên hệ với các sở, ngành,quận, huyện thuộc lĩnh vực được phân công

- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực được phân công

- Theo dõi và chỉ đạo các cơ quan: Phòng Công thương nghiệp, Phòng Tài

chính-Kế hoạch, Phòng Tài nguyên - Môi trường, Phòng Thống kê, Chi cục Thuế, Kho bạcNhà nước huyện, Ngân hàng Chính sách, Ban quản lý các dự án và Thanh tra Xâydựng huyện, Hạt quản lý đường bộ, Đội quản lý thị trường ; UBND các xã - thị trấn

Phó Chủ tịch UBND Huyện phụ trách văn xã

- Được phân công và chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch, tập thể UBND vàHĐND huyện về quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực và trực tiếp phụ trách chỉ đạocông tác Giáo dục - Đào tạo, Dạy nghề, Y tế, Dân số – gia đình và trẻ em, Lao động-TBXH, Văn hóa thông tin, Thể dục thể thao, Tôn giáo, Phòng chống các tệ nạn xã hội

Trang 9

Ban Chỉ đạo, Hội đồng theo chức năng, nhiệm vụ được giao; giữ mối liên hệ phối hợpvới các đoàn thể nhân dân và các Sở, Ngành, Quận, Huyện thuộc lĩnh vực công tácđược phân công.

- Giải quyết các khiếu nại tố cáo thuộc lĩnh vực công tác được phân công

- Theo dõi và chỉ đạo các cơ quan: Phòng Giáo dục- Đào tạo, Phòng VHTT và

TT, Phòng Tôn giáo, Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Thể thao, ủy ban DS-GĐ và Trẻ

em, Các Hội xã hội, nghề nghiệp thuộc huyện

Phó Chủ tịch UBND Huyện phụ trách nông nghiệp

- Được phân công và chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch, tập thể UBND,HĐND về quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực và trực tiếp phụ trách chỉ đạo côngtác sản xuất nông nghiệp, vệ sinh môi trường, nuôi trồng thuỷ sản

- Là Trưởng ban chỉ huy phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, làm Trưởnghoặc phó các Ban Chỉ đạo, Hội đồng theo chức năng, nhiệm vụ được giao; giữ mốiquan liên hệ với các Sở, Ngành, Quận, Huyện thuộc Thành phố đối với lĩnh vực đượcphân công

- Giải quyết các khiếu nại tố cáo thuộc lĩnh vực được phân công

- Theo dõi và chỉ đạo các cơ quan: Phòng Nông nghiệp & phát triển nông thôn,Phòng Thuỷ sản, Công ty khai thác công trình thuỷ lợi, Hạt quản lý đê điều, Trạmkhuyến nông , khuyến ngư, Trạm bảo vệ thực vật, trạm thú y

Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

- Phòng Tư pháp:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nướcvề: công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm

Trang 10

pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợgiúp pháp lý; hoà giải ở cơ sở và các công tác tư pháp khác.

- Thanh tra Nhà nước:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước

về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của

Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếunại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật

- Phòng giáo dục và đào tạo:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước

về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình và nội dung giáodục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn

cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng,chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo

- Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn:

Trang 11

Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước

ở địa phương về: nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy sản; thủy lợi; phát triển nông thôn;phát triển kinh tế hộ; kinh tế trang trại nông thôn; kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngưnghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyềnhạn theo sự ủy quyền của UBND huyện và theo quy định của pháp luật, đảm bảo sựthống nhất quản lý của ngành, lĩnh vực công tác ở địa phương

- Phòng Công thương:

Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nướcvề: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, xây dựng, phát triển đô thị, kiếntrúc, quy hoạch xây dựng, vật liệu xây dựng, nhà ở và công sở, hạ tầng kỹ thuật đô thị(gồm cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường đô thị, công viên, cây xanh, chiếu sáng, rácthải, bến, bãi đổ xe đô thị), giao thông, khoa học và công nghệ;

- Phòng Nội vụ:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nướccác lĩnh vực: tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cáchhành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viênchức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; vănthư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng

- Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước

về các lĩnh vực: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội,bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chămsóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới

- Phòng Tài chính – kế hoạch:

Trang 12

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước

về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp,thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân

- Phòng Văn hóa – Thông tin:

Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dânhuyện có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lýnhà nước về: văn hóa; thể thao; du lịch; báo chí, xuất bản; thông tin và truyền thông;Đài Truyền thanh các xã, thị trấn

- Phòng Tài nguyên và Môi trường:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nướcvề: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng,thuỷ văn; đo đạc, bản đồ

- Phòng Y tế:

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước

về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế cơ sở; y tế dự phòng; khám, chữabệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người;mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số

1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính.

1.2.2.1 Cơ cấu tổ chức.

Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính trực thuộc Văn phòng UBNDhuyện, do một lãnh đạo Văn phòng phụ trách; các cán bộ, công chức do UBND huyệnđiều động từ các phòng chuyên môn liên quan, do Văn phòng UBND huyện trực tiếpquản lý, điều hành Gồm:

Trang 13

- Lãnh đạo Văn phòng phụ trách

- Cán bộ làm lĩnh vực đăng ký hộ khẩu (công an huyện)

- Cán bộ làm lĩnh vực đăng ký kinh doanh

- Cán bộ làm lĩnh vực tài nguyên môi trường

- Cán bộ làm lĩnh vực Tư pháp - Hộ tịch - Chứng thực

- Cán bộ làm lĩnh vực chính sách xã hội

- Cán bô làm lĩnh vực cấp phép xây dựng

- Cán bộ làm công tác thu phí kiêm quản trị mạng

- Cán bộ làm công tác văn thư

1.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Bô phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơthủ tục hành chính của các tổ chức công dân có thẩm quyền của UBND huyệnđược quy định giải quyết theo cơ chế “một cửa liên thông”

- Các trường hợp yêu cầu giải quyết công việc nhưng không thuộc thẩm quyền,

Bộ phận có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, công dân đến cơ quan chức năng cóthẩm quyền giải quyết

- Hướng dẫn tổ chức, công dân về thủ tục, hồ sơ theo quy định, kiểm tra, cập nhậtcác dữ liệu vào phần mềm dịch vụ và sổ theo dõi, in phiếu hẹn đối với các hồ sơđược tiếp nhận

- Đối với các hồ sơ chưa hoàn chỉnh thì hướng dẫn cụ thể để tổ chức, công dân bổsung theo quy định

- Cán bộ tiếp nhận chuyển hồ sơ đã tiếp nhận cho Trưởng bộ phận để kiểm tra,xác nhận sau đó chuyển đến các phòng chuyên môn giải quyết

- Cán bộ tại bộ phận “một cửa” nhận kết quả hồ sơ từ các phòng chuyên môn.Theo đúng ngày hẹn trả kết quả ghi trên giấy hẹn hồ sơ có trách nhiệm trả kết

Trang 14

quả hồ sơ hành chính, hướng dẫn tổ chức, công dân nộp phí, lệ phí theo đúngquy định.

1.2.2.3 Mối quan hệ giữa bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính với các phòng ban chuyên môn của huyện.

Nhiệm vụ của Lãnh đạo Văn phòng UBND huyện phụ trách bộ phận.

- Quản lý thời gian làm việc hàng ngày của cán bộ, công chức thuộc bộ phận

- Theo dõi tình hình tiếp nhận, giải quyết, trả hồ sơ của cán bộ, công chức thuộc

Bộ phận; kết hợp với các thủ trưởng cơ quan chuyên môn kịp thờ giải quyếtnhững vấn đề vướng mắc xảy ra, đặc biệt là những hồ sơ thuộc trách nhiệm giảiquyết của nhiều cơ quan liên quan

- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc chấp hành Quy chế, Nội quy Bộ phận; chấnchỉnh về tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức thuộc Bộ phận; kịpthời chấn chỉnh những sai sót trong quá trình giao dịch, giải quyết công việc đốivới tổ chức, công dân

- Nhận xét, đánh giá đối với cán bộ, công chức thuộc bộ phận quản lý theo Pháplệnh cán bộ, công chức Báo cáo UBND huyện xem xét, xử lý đối với những cán

bộ, công chức không thực hiện đúng nội quy, quy chế hoạt động của Bộ phận

- Báo cáo UBND huyện theo định kỳ tháng, quý, năm về tình hình và kết quảthực hiện công tác của Bộ phận Xây dựng kế hoạch công tác, đồng thời đề xuấtvới UBND huyện các vấn đề liên quan, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng

và hiệu quả hoạt động của Bộ phận

Nhiệm vụ của các cơ quan liên quan

- Cán bộ thụ lý: Tiếp nhận hồ sơ của bộ phận “một cửa”, xử lý trên máy vi tínhtheo đúng quy trình phần mềm “dịch vụ công”, thường xuyên vào sổ theo dõi,cập nhật các hồ sơ đã được ký và đóng dấu cơ quan do bộ phận Tiếp nhận và trảkết quả hồ sơ chuyển đến theo các nội dung: số hồ sơ, họ tên, địa chỉ, điện thoại

Trang 15

giao dịch của tổ chức, công dân, các tài liệu có trong hồ sơ,các nôi dung cần giảiquyết, ngày hẹn trả hồ sơ, ký xác nhận, chuyển lãnh đạo phòng giải quyết.

- Lãnh đạo các cơ quan chuyên môn liên quan có trách nhiệm phân công cán bộ,công chức xem xét, giải quyết hồ sơ theo quy định, đúng quy trình phần mềm

“dịch vụ công”, đảm bảo đúng thời gian ghi trên giấy hẹn trả kết quả hồ sơ

- Nếu hồ sơ chưa đủ điều kiện, hoặc cần phải xem xét lại thì cơ quan chuyên mônphải có văn bản ghi rõ nội dung, ký, đóng dấu gửi về Bộ phận tiếp nhận và trảkết quả hồ sơ hành chính để trả lời công dân

- Các cơ quan chuyên môn không trực tiếp nhận hồ sơ và thu phí, lệ phí thuộc cáclĩnh vực giải quyết theo cơ chế “một cửa” của tổ chức, công dân Hồ sơ không

có chữ ký xác nhận của Trưởng Bộ phận “một cửa” và không có dấu của Vănphòng UBND huyện được coi là hồ sơ không hợp lệ

- Hồ sơ liên quan đến nhiều cơ quan chuyên môn thì Thủ trưởng cơ quan chuyênmôn chịu trách nhiệm chính phải phối hợp với các cơ quan khác để cùng giảiquyết, đảm bảo đúng thời gian đã hẹn trả kết quả đối với tổ chức và công dân

- Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ, công chức được phâncông phối hợp làm việc với Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính

1.3 Đặc điểm kinh tế-kỹ thuật của UBND huyện Tiên Lãng.

Tiên Lãng là một huyện nằm ở phía Tây nam của Hải Phòng, phía Tây và Tây Namgiáp huyện Vĩnh Bảo, phía Đông Bắc giáp Tứ Kỳ và Thanh Hà, phía Bắc giáp An Lão

và Kiến Thụy, phía đông trông ra vịnh Bắc Bộ, phía Đong Nam giáp Thái Thụy, cósông Văn Úc làm ranh giới tự nhiên phía Bắc, sông Thái Bình làm ranh giới tự nhiênphía Nam, Tiên Lãng như một hòn đảo nhỏ bốn bề là sóng nước Toàn huyện có diệntích 189 km2 , dân số khoảng hơn 150 nghìn người(năm 2012) Được thiên nhiên ưuđãi cho địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ do được sự bồi đắp của sông Văn Úc vàsông Thái Bình tạo điều kiện thuận lợi cho Tiên Lãng trong việc trồng cây lúa nước,các

Trang 16

loại cây hoa màu đặc biệt Tiên Lãng nổi tiếng với đặc sản là cây thuốc lào mang lại giátrị kinh tế cao.Cùng với đó Tiên Lãng cũng tận dụng những ưu thế mà thiên nhiên bantặng là suối nước khoáng nóng để phát triển du lịch,cùng với đền trạng trình NguyễnBỉnh Khiêm của huyện Vĩnh Bảo tạo thành tuor du lịch thu hút hang triệu lượt kháchtham quan mỗi năm.

Về cơ cấu kinh tế,ngành nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, công nghiệp

và dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp Theo xu hướng chung thì trong những năm tới sẽ giảmdần tỷ trọng nông nghiệp tăng dần các tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ

Năm 2013 tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện là 6.307,5 tỷ đồng trong đógiá trị sản xuất Nông-lâm- ngư nghiệp đạt 3.457 tỷ đồng, CN-TTCN 536,4 tỷ đồng,XDCB 555 tỷ đồng, dịch vụ 1.759,1 tỷ đồng.Thu nhập bình quân đầu người tính theogiá thực tế là 27,69 triệu đồng/ người/năm

Cơ cấu kinh tế giữa các ngành: Nông nghiệp:54,8%; Công nghiệp-xâydựng:17,3% ; Dịch vụ: 27,9 %

Trang 17

Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế các ngành tại huyện Tiên Lãng năm 2013

54.80%

17.30%

27.90%

Nông nghiêp Công nghiệp-xây dựng Dịch vụ

( nguồn: văn phòng UBND huyện Tiên Lãng)

1.4 Một số kết quả đạt được của huyện Tiên Lãng trong những năm gần đây

Trang 18

* Tổng giá tri sản xuất trên địa bàn huyện: 6.307,5 tỉ đồng, tăng 8,3% so vớinăm 2012, trong đó: Giá trị sản xuất Nông-lâm-ngư nghiệp 3.457 tỉ đồng, CN-TTCN536,4 tỉ đồng, XDCB 555 tỉ đồng, Dịch vụ 1.759 tỉ đồng Thu nhập bình quân trên đầungười tính theo giá trị thực tế là 2,69 triệu đồng, tăng 8,8% so với năm 2012

* Cơ cấu giá trị sản xuất giữa các ngành: Nông nghiệp, công nghiệp-xây dựng

và dịch vụ là: 54,8%-17,3%-27,9% (kế hoạch là 55%-17,8%-27,2%)

1.4.1.1 Sản xuất nông nghiệp

Giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản (giá năm 2010 là 3.457

tỉ đồng, đạt 103,1% KH, tăng 5,4% so với năm 2012

Trồng trọt: Tổng diện tích gieo cấy lúa là 14.869 ha, đạt 99,59% KH, giảm

0,41% Năng suất lúa bình quân cả năm là 62,96% tạ/ha, đạt 100% KH, tăng 0,96%

- Lúa đông xuân: Diện tích lúa đông xuân đạt 6.840 ha, bằng 99,93% KH, bằng100% CKNT Năng suất lúa đạt 70 tạ/ha, đạt 100,1% Kh, tăng 1% so với CKNT

- Diện tích lúa mùa đã gieo cấy đạt 8.029 ha, bằng 99,31% Kh, giảm 0,93% sovới CKNT Năng suất là 56,85 tạ/ha, đạt 98,9% KH, tăng 3% so với CKNT

Sản lượng lúa cả năm là 93.527 tấn, đạt 99,55 KH; sản lượng lương thực bìnhquân/người/năm, là 636kg, đạt 98,6% KH

Diện tích cây công nghiệp 1334,3 ha, bằng 98,8%KH, tăng 3,7% so vớiCKNT, trong đó diện tích cây thuốc lào là 1256,7 ha, sản lượng đạt 2.010 tấn, bằng96,6% KH, tăng 1,2% so với CKNT;

Trang 19

Diện tích rau màu: 4850 ha, bằng 94,2% KH, giảm 5,8% so với CKNT; Diện

tích cây vụ đông đã trồng năm 2013 là 3.420 ha (diện tích cây vụ đông giảm do ảnhhưởng của bão số 14/2013)

Chương trình sản xuất nấm: Toàn huyện có 128 hộ sản xuất nấm sò, nấm rơm,

nấm mỡ; với gần 1.600 tấn nguyên liệu được đưa vào sản xuất; sản lượng nấm thươngphẩm đạt 500 tấn, giá trị sản lượng trên 18 tỉ đồng; tiêu biểu là các xã Quang Phục,Kiến Thiết…

Chăn nuôi: Tổng đàn lợn 105.017 con, giảm 1,2% so với CKNT, trong đó đàn

lợn nái 19.691 con Đàn trâu: 2.885 con, giảm 4,8% so với CKNT Đàn bò: 805 con,giảm 20,3% so với CKNT Đàn dê: 1.780 con, giảm 26,8% so với CKNT Tổng đàngia cầm 2.024,8 ngàn con, tăng 5,3% so với CKNT

Triển khai thực hiện kế hoạch thử nghiệm xử lý môi trường bằng kỹ thuật chănnuôi trên đệm lót lên men tại các xã Cấp Tiến, Kiến Thiết Xây dựng 20 nhóm chănnuôi an toàn sinh học theo tiêu chuẩnVietGahp, tổng số 442 hộ ở 13 xã

Thủy sản: Diện tích nuôi trồng là 2.800 ha, đạt 100% KH Tổng sản lượng

thủy sản là 16.220 tấn, đạt 101,3%Kh, tăng 6,7%, trong đó: Sản lượng nuôi trồng là10.750 tấn, tăng 6,4%, sản lượng khai thác là 5.470 tấn, tăng 7,2% so với CKNT

Công tác thủy lợi và phòng chống thiên tai: Chỉ đạo điều tiết tốt nguồn nước

phục vụ sản xuất Hoàn thành việc tu bổ đê điều thường xuyên theo kế hoạch thành phốgiao Xây dựng kế hoạch và tổ chức tốt diễn tập hộ đê PCLB-TKCN tại xã TiênCường Đôn đốc, chỉ đạo các địa phương chủ động phòng chống cơn bão số 2,5,6 vàcơn bão số 14 đạt hiệu quả, khắc phục kịp thời thiệt hại về thủy sản và cây trồng vụđông

Trang 20

Quản lý Hợp tác xã nông nghiệp, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn:

Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, cac HTXNN mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt độngkinh doanh, dịch vụ Số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95,06%, trong đó số hộ sửdụng nước sạch đạt 30%

Công tác tập huấn, chuyển giao tiến độ KHKT, thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp: Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các HTXNN và

các đơn vị liên quan tổ chức trên 550 lớp tập huấn, với trên 20.000 người tham gia vềkỹ thuật gieo cấy, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho lúa, kỹ thuật chăn nuôi vàNTTS…

Toàn huyện có 21 đơn vị tổ chức gieo sạ với diện tích 975 ha Một số địaphương đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến và cơ giới hóa đồng ruộng Tiếpnhận và đưa vào khảo nghiệm một số giống lúa mới: GT 159, DC6, Hương biển 3…Qua khảo nghiệm một số giống lúa mới sinh trưởng phát triển tốt, đồng đều, cho năngsuất cao, có triển vọng nhân ra diện rộng

1.4.1.2 Công tác Tài nguyên và môi Trường, giải phóng mặt bằng.

Công tác quản lý đất đai: Tiếp tục hoàn thiện công tác lập quy hoạch sử dụng

đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015); Hoàn thành côngtác thống kê đất đai năm 2012 tại thời điểm 01/01/2013; Đã cấp 668 GCNQSDĐ,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cùng với việc chuyển quyền sửdụng đất đạt 1001,2% KH UBND Thành phố giao Chuyển thông tin sang chi cục thuếcho 83 trường hợp đất ở tự chuyển đổi từ đất nông nghiệp nhưng phù hợp với quyhoạch đã được Sở Xây dựng thẩm định Tổ chức lấy ý kiến tham gia của nhân dân đốivới Dự thảo Luật đất đai sử đổi; Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các xã,thị trấn triển khai xây dựng Bảng giá đất năm 2014; Hoàn thiện hồ sơ xin thuê đất của

03 hộ cá thể xin thuê đất để sản xuất kinh doanh tại xã Quyết Tiến, Bắc Hưng

Trang 21

Triển khai thực hiện Kế hoach số 106/KH-UBND ngày 29/10/2013 của UBND

về triển khai thực hiện Thông báo kết luận số 98-TB/HU ngày 26/6/2013 của Banthường vụ Huyện ủy về tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đấtbãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển; Hướng dẫn hộ ông Đoàn Văn Vươn thuê đất vàomục đích nuôi trồng thủy sản tại xã Vinh Quang; Kế hoạch 119/KH-UBND ngày18/11/2013 của UBND huyện về vận động nhân dân dồn điền, đổi thửa phục vụchương trình xây dựng nông thôn mới

Tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất vào mục đích làm nhà ở năm 2013, kết quảđấu giá thành công 55 lô, diện tích 5.979 m2

Giải phóng mặt bằng: tập trung chỉ đạo các ngành liên quan rà soát lại công tác

GPMB dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất giầy xuất khẩu của công ty cổ phầnHoa Thành và những Dự án còn tồn tại; Hoàn thành công tác bồi thường giải phóngmặt bằng dự án xây dựng nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá Phê duyệt phương ánGPMB Dự án xây dựng Bến đỗ cho đội tàu nghiên cứu bển Việt Nam tại xã HùngThắng; Triển khai công tác bồi thường GPMB Dự án nhà máy da giầy của công tyTNHH Phú Dụ Giải quyết dứt điểm những vướng mắc trong công tác bồi thường,GPMB Dự án đường điện 110KV Tiên Lãng

Công tác môi trường: Xây dựng kế hoạch, phát động tổng vệ sinh môi trường

hưởng ứng các ngày liên quan đến lĩnh vực môi trường và các ngày lễ lớn của đấtnước, thành phố, huyện; Thẩm định 05 cam kết và 05 đề án bảo vệ môi trường cho các

tổ chức, cá nhân kinh doanh sản xuất trên địa bàn huyện; Tăng cường kiểm tra, xử lýcác trường hợp khai thác cát trái phép trên các tuyên sông, cửa biển thuộc

1.4.1.3 Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại, giao thông-vận tải và khoa học công nghệ.

Trang 22

Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp,

tiểu thủ công nghiệp năm 2013 (theo giá 2010) là 536,4 tỷ đồng, đạt 100,2% KH, tăng18,3% so với CKNT Trong đó: Khối doanh nghiệp là 296,6 tỷ đồng, khối các cơ sởthuộc huyện là 239,8 tỷ đồng

Chương trình điện nông thôn: Xây dựng kế hoạch thực hiện việc tiết kiệm điện

năm 2013 Sản lượng điện thương phẩm năm 2013 ước đạt 73.382.000KWh, tăng4,79% so với CKNT

Giao thông-Vận tải-Dịch vụ-Thương mại: Khối lượng hàng hóa vận chuyển là1.508 ngàn tấn, đạt 100,5%KH, tăng 8,4% so với CKNT Khối lượng hàng hóa luânchuyển là 19.840 ngàn tấn-km, đạt 101,7% KH, tăng 9,9% so với CKNT

Hoàn thành các thủ tục, đăng ký trình UBND thành phố đưa bến xe Tiên Lãngtại khu 7 thị trấn Tiên Lãng vào khai thác

Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai, tổ chức một số chương trình

“Ngườ Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chương trình “đưa hàng Việt về nôngthôn” phục vụ nhân dân địa phương

Khoa học-Công nghệ: Hoàn thành báo cáo giai đoạn 1 và triển khai thực hiệngiai đoạn 2 đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển làng nghề chiếucói Lật Dương, xã Quang Phục”; Hoàn thành và được cấp chứng chỉ ISO 9001:2008 tại

23 xã trên địa bàn huyện Phục tráng giống lúa nếp cái hoa vàng tại xã Đại Thắng

1.4.1.4 Quy hoạch-Kế hoạch, Đầu tư xây dựng.

Phối hợp với các ngành của thành phố triển khai, rà soát, bổ sung quy hoạchtổng thể phát triển KT-XH của huyện đến năm 2025 Xây dựng kế hoạch phát triểnKT-XH và dự toán ngân sách năm 2014

Trang 23

Phối hợp các ngành tích cực thực hiện chủ đề năm “Xây dựng nông thôn mới,

du lịch và đô thị” Tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày05/01/2012 của UBND thành phố về tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngânsách nhà nước, quản lý chặt chẽ đầu tư xây dựng cơ bản, không khởi công mới cáccông trình chưa thực sự cấp bách, tập trung rà soát tình hình nợ đọng XDCB của các

Dự án, công trình Trong 2013, huyện đã thu hút dược 05 dự án đầu tư mới vào địabàn, với tổng mức đầu tư 735 tỷ đồng

Giá trị sản lượng xây dựng cơ bản đạt 125 tỷ đồng, đạt 104,1% KH,bằng75,52% so với năm 2012, trong đó: thủy lợi và nông nghiệp 18 tỷ đồng, giao thôngcông chính 53 tỷ đồng, văn hóa-xã hội 54 tỷ đồng

1.4.1.5 Tài chính-Ngân hàng.

- Tổng thu ngân sách Nhà nước năm đạt 602.51 triệu đồng, trong đó thu cânđối ngân sách NN (thu tại địa phương) 49.440 triệu đồng, bằng 82,13% KH, tăng 2,2%

so với CKNT Ngân sách huyện được hưởng 457.096 triệu đồng

Một số khoản thu đạt và vượt kế hoạch: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đạt1.632 trđ, bằng 204%KH, tăng 12,2% CKNT; thu đất cong ích đạt 6.422,9 trđ, bằng229,4% Kh; thu phí lệ phí bằng 1.705,6 trđ, bằng 106,6% KH; Thu xổ số (tích lũyVAT) đạt 1.093 trđ bằng 156,1% KH> Tuy nhiên một số khoản thu còn đạt thấp: thuếngoài quốc daonh, thuê thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ, thu tiền sử dụng đất…

Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2013 ước 591.659 trđ (chi ngân sách huyệnước: 433.145 trđ), bằng 98,1% KH, bằng 105,22% CKNT, trong đó: chi đàu tư từnguồn đất 10.898 trđ, bằng 57,4% KH; Chi thường xuyên 423.110 trđ, bằng 99,9%KH,bằng 96,26% CKNT Chi trương trình mục tiêu 139.951 trđ

Trang 24

Kho bac nhà nước huyện: Tổ chức thanh toán chi trả kịp thời các khoản chi

NSNN cho các đơn vị đảm bảo đúng luật NSNN và theo chế độ quy định

Ngân hàng: Tổng dư nợ tín dụng của 2 chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và

PTNT trên địa bàn là 220,5 tỷ đồng trong đó: hộ nghèo 65,1 tỷ đồng, học sinh sinh viên74,290 tỷ đồng, nước sạch và VSMT 60.063 tỷ đồng

1.4.1.6 Công tác văn hóa-xã hội

Công tác giáo dục-đào tạo: năm học 2012-2013 đã thu được kết quả khá toàn

diện: quy mô giáo dục ổn định, ngành giáo dục các cấp từ mầm non đến phổ thôngddeuf được nâng cao về chất lượng và mở rộng về quy mô Tỷ lệ học sinh hoàn thànhchương trình tiểu học là 99,2% (giảm 0,1%0, tỷ lệ tốt nghiệp THCS là 99,5% (tăng0,5%), tỷ lệ tốt nghiệp THPT và BTTH 97,38%, giảm 2,57% so với CKNT Số lượnghọc sinh giỏi quốc gia và thành phố vẫn được duy trì, xếp hạng khá của thành phố, với

564 giải (tăng 39 giải so với năm học trước), trong đó có 18 giải quốc gia và 546 giảithành phố, giũ vững 15 năm liền là đơn vị có học sinh giỏi đạt giải quốc gia Có 1019học sinh đỗ vào các trường đạu học, cao đẳng, THCN (đại học:439), có 2 học sinh đạtđiểm thi đại học từ 27 điểm trở lên

Cơ sở vật chất của các trường học được quan tâm đầu tư xây dựng, tích cựctriển khai xây dựng trường chuẩn Quốc gia: trường mầm non xã Vinh Quang, Tiểu họcQuyết Tiến, THCS thị trấn Tiên Lãng

Tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổcập THCS và phổ cập TH và Nghề; 23/23 xã, thị trấn đều đạt 2 chuẩn

Công tác văn hóa, thể thao, du lịch, gia đình và thông tin, truyền thông: Tổchức thành công các hoạt động văn hóa, văn nghệ tập trung chào mừng kỷ niệm 83năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 03/02/2013, mừng Đảng, mừng Xuân,

Trang 25

Triển khai và tổ chức cuộc thi cổ động thực quan đợt I hưởng ứng tuần văn hóa và Lễhội Hoa phượng đỏ chào mừng các ngày lễ lớn tháng 5; Tổ chức thành công các hoạtđộng kỷ niệm 60 ngày Quân và dân Tiên Lãng anh dũng phá càn thắng lợi, phục dựng

Lễ hội rước linh vị Ngũ Linh Từ và các hoạt động khác

Sơ kết 10 năm thực hiện Luật di sản; Đăng cai tổ chức thành công ngày hội disản văn hóa tại chùa Thắng Phúc; Thẩm định xét công nhận Làng văn hóa lần đầu vàcông nhận lại đợt I năm 2013 cho 01 làng, đến nay toàn huyện đã có 144/172 làngđược công nhận Làng văn hóa đạt 83,7%

Đăng cai tổ chức Giả vô địch vật tự do tranh cúp báo Hải Phòng lần thứ 21 đạtthành tích nhất toàn đoàn với 36 huy chương các loại

Cho phép Trung tâm di động khu vực 5 dựng trạm thu phát sóng di dộng tại xãHùng Thắng, Tiên Cường, Kiến Thiết Đài phát thanh huyện đã xây dựng 596 chươngtrình, đưa 7.767 tin, bài trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng

Công tác y tế - dân số: Tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết của Ban

Thường vụ Huyện ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác y tế dân số; Kiện toàn Ban chỉ đạo, xây dựng Kế hoạch và tổ chức hội nghị truyền thông vềLuật phòng chống tác hại thốc lá; Trong năm 2013 có 6 xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia y tế

-xã giai đoạn 2001-2020; Tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch hành động thực hiệnchiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân gia đoạn 2001-

2020, tầm nhìn đến năm 2030; kế hoạch hành động phát triển y, dược cổ truyền huyệnTiên Lãng đến năm 2020

Công tác LĐ-TB và Xã hội: Tiếp tục triển khai và thực hiện đề án đào tạo nghề

cho 3.492 người, giảm 2,9% so với 2012, giải quyết việc làm cho 4.15 lao động nôngthôn đạt 91,4% so với kế hoạch

Trang 26

Công tác bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội Tiên Lãng đã thu BHXH, BHYT,

BHTN, BHXH tự nguyện, BHYT học sinh và BHYT tự nguyện số tiền là 105 tỷ đồng;chi trả số tiền 218 tỷ đồng đảm bảo đầy đủ, kịp thời; cấp mới trên 100.000 thẻ BHYT

Công tác chữ thập đỏ: Tích cực vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài

nước có tấm lòng hảo tâm ủng hộ các đối tượng chính sách, trẻ em có hoàn cảnh khókhăn trên địa bàn huyện, tổng giá trị hoạt động nhân đạo từ thiện năm 2013 đạt hơn866,575 trđ Triển khai thực hiện dự án Ngân hàng bò trên địa bàn huyện, cụ thể đãtrao 08con bò sinh sản cho 08 hộ nông dân nghèo trị giá 160 trđ

1.4.1.7 Công tác nội chính.

Công tác nội vụ: Kịp thời động viên, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân

có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, an ninh chính trị; Thực hiện việc

bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại, điều động cán bộ, công chức, viên chức các phòng chuyênmôn, cac đơn vị sự nghiệp; giải quyết chế độ thôi việc 03 công chức, hướng dẫn quytrình kỷ luậ đối với một số trường hợp sinh con thứ 3, ra quyết định đình chỉ chức vụ,hoàn thiện các thủ tục kỷ luật Hiệu trưởng trường THCS Tiên Minh Tiếp tục thực hiệnphụ cấp thâm niên đôi với 1169 nhà giáo Hoàn thành việc hợp nhất Trung tâm dạynghề và trung tâm GDTX huyện

Công tác thanh tra, tiếp dân và phòng chống tham nhũng: Tổ chức 05 cuộc

thanh tra, trong đó có 02 cuộc theo chương trình kế hoạch, 03 cuộc thanh tra đột xuấtphục vụ công tác giải quyết đơn thư, tại các lĩnh vực đất đai, tài chính-ngân sách, đầu

tư XDCB Thành lập các đoàn giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyềnkiến nghị của công dân

Công tác tư pháp: Tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật và tổ

chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992, Dự thảo Luật đất

Trang 27

đai sửa đổi năm 2003; Chủ động tham mưu và triển khai thực hiện Luật phổ biến giáodục pháp luật và Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Tổ chức ngày pháp luậtnước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 trên địa bàn huyện Tiên Lãng.

Công tác thi hành án dân sự: Tập trung rà soát phân loại án, thi hành dứt điểm

những việc có điều kiện thi hành theo quy định của pháp luật Trong số việc có điềukiện thi hành, đã thi hành xong 186 việc, đạt 93,5%; Tổng số việc chuyển sang kỳ sau

là 68 việc, giảm 8 việc; Tổng số tiền có điều kiện thi hành, đã giải quyết xong là998,899 trđ

Công tác quân sự địa phương: duy trì nghiêm chế độ sắn sàng chiến đấu, tăng

cường bám sát địa bàn, tập trung cao điểm trong dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của thànhphố và đất nước

Công tác đảm bảo an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội: Tập trung cao cho

công tác đảm bảo an ninh trật tự, thường xuyên theo dõi, bám sát tình hình cơ sở, bảo

vệ tuyệt đối an toàn các đợt cao điểm, trước trong và sau tết

An toàn giao thông: chỉ đạo lực lượng Công an huyện và công an các xã, thị

trấn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các trường hợp vi phạm trật tự antoàn giao thông

1.4.1.8 Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin.

Duy trì hoạt động thường xuyên của Cổng thông tin điện tử huyện Tiên Lãng,thường xuyên cập nhật nội dung, các thông tin, lãnh đạo điều hành của Huyện ủy,UBND huyện, cụ thể: trong năm đã đăng tải tổng 168 tin bài, 90 ảnh Duy trì và sửdụng hiệu quả phần mềm văn phòng điện tử Eoffice cho cán bộ các cơ quan, đơn vị,UBND các xã, thị trấn

Trang 28

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính thực hiện: Tiếp nhận

19.400 hồ sơ; đã giải quyết 19.358 hồ sơ, có kết quả 18.740 hồ sơ (đang giải quyết 42

hồ sơ)

Công tác văn thư: đã tiếp nhận, xử lý 6.479 văn bản đến, ban hành 5.790 văn

bản; tỷ lệ văn bản được scal đạt 95%, tỷ lệ văn bản chuyển qua mạng đạt 75%, tỷ lệvăn bản gửi qua bưu điện còn 25%

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI UBND HUYỆN TIÊN LÃNG

2.1 Cơ sở lý thuyết.

2.1.1 Khái niệm cơ chế “một cửa”

Cơ chế “một cửa” là cơ chế thuộc lĩnh vực hành chính công nhằm cung cấp chocác tổ chức và công dân các dịch vụ hành chính thông qua TTMC một cách có hiệuquả, mình bạch và dễ tiếp cận

Khái niệm cơ bản là việc nhận và trả hồ sơ ch các dịch vụ hành chính (như đăng

ký kinh doanh, công chứng và thực chứng, quản lý đất đai…) trước kia được cung cấptại các cơ quan chức năng riêng biệt, thì nay được tập trung vào một nơi Nhờ có cơchế “một cửa”, quy trình xử lý chuyển từ mô hình “nhiều cửa cho một dịch vụ” sang

“một cửa cho nhiều dịch vụ”

Trong hệ thống TTMC, khách hàng được biết về danh mục các dịch vụ đượccung cấp tại TTMC địa phương, và các mức phí, thời gian cần thiết giải quyết các loạiyêu cầu, và điều kiện để hoàn thành công việc Chương trình triển khai cơ chế “mộtcửa” là một phần của Chương trình CCHC ở Việt Nam và là một nội dung Chươngtrình Tổng thể về CCHC Chương trình Tổng thể đặt ra mục tiêu đến 2010 sẽ cải cách

Trang 29

toàn bộ hệ thống hành chính ở Việt Nam Các lĩnh vực trong diện cải cách là: thể chế,

cơ chế tổ chức, quản lý nguồn nhân lực, và quản lý tài chính công

2.1.2 Mục đích, vai trò của cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND huyện Tiên Lãng.

và một số lĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo yêu cầu cải cáchtrong từng giai đoạn;

- Cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính Nhà nước, cácngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính Nhà nước;

- Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy địnhcủa Pháp luật;

- Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiếtthực và thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ

ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính tại cơ quan hành chính Nhànước; duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;

- Đặt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng thể chế,tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tăng cường đối thoại giữa Nhà nước với doanhnghiệp và nhân dân; mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của các tổ chức và chuyên gia

Trang 30

tư vấn độc lập trong việc xây dựng thể chế, chuẩn mực quốc gia về thủ tục hành chính;giảm mạnh các thủ tục hành chính hiện hành; công khai các chuẩn mực; các quy địnhhành chính để nhân dân giám sát việc thực hiện;

- Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tố chức về các quy địnhhành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính và giám sátviệc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp

2.1.2.2 Vai trò.

Nhằm thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính của Chính phủ; nâng cao tinh thầnthái độ của cán bộ, công chức và tăng cường hơn nữa vai trò quản lý Nhà nước củaUBND huyện

Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đến thực hiện các thủ tụchành chính tại cơ quan quản lý nhà nước được thuận lợi, nắm chắc những quy trình thủtục hồ sơ cần giải quyết, tránh tình trạng hồ sơ thủ tục không rõ ràng Đồng thời, làmgiảm các hiện tượng tiêu cực, sách nhiễu nhân dân

Mặt khác, việc gắn kết giữa sự phát triển của công nghệ thông tin với thực hiệncải cách hành chính, theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông là xu thế tất yếu để xâydựng bộ máy quản lý nhà nước từng bước hiện đại

Do đó, việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND huyện làcần thiết nhằm giúp các tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu thực hiện các thủ tục hànhchính chỉ thông qua Bộ phận tiếp nhân và trả kết quả của UBND huyện để được hướngdẫn, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

2.1.3 Các quy định chung về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại cấp huyện, tỉnh.

2.1.3.1 Quy định, thủ tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại cấp huyện, tỉnh

Trang 31

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 1 năm 2013;

Căn cứ quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hànhchính nhà nước ở địa phương;

Căn cứ Quyết định số 293/QĐ-UB ngày 05/02/2004 của UBND thành phố Hải phòng

về việc áp dụng cơ chế “một cửa” đối với một số lĩnh vực công việc tại các sở, cácngành, thành phố và các UBND quận, huyện, thị xã;

Xét đề nghị của Chánh văn phòng UBND huyện;

Quyết định số 379/QĐ-UBND ngày 01 tháng 04 năm 2010

Điều 11: Mọi quy định về tủ tục hồ sơ, thời gian giải quyết, phí, lệ phí được công khai

tại Bộ phận bằng hệ thống phần mềm, tập hợp hệ thống tài liệu được in ấn và bảng điện

tử và công khai trên cổng thông tin điện tử

Điều 12: Quy định về việc tiếp nhận, giải quyết và trả hồ sơ.

- Tiếp nhận hồ sơ: Khi tiếp nhận hồ sơ hành chính của các tổ chức, công dân, cán bộ,

công chức của Bộ phận “một cửa” phải có trách nhiệm:

+ Xem xét, kiểm tra kỹ các loại giấy tờ cần thiết của từng loại hồ sơ;

+ Hướng dẫn cho tổ chức, công dân kê khai bổ sung hồ sơ khi chưa đầy đủ;

+ Kiểm tra hồ sơ đạt yêu cầu, cán bộ phụ trách lĩnh vực tiếp nhận hồ sơ, in phiếu hẹnthoe quy định

- Xem xét, giải quyết hồ sơ của các phòng, ban chuyên môn liên quan:

+ Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm giải quyết theo cả hệ thống tàiliệu và phần mềm tác nghiệp khi nhận giải quyết hồ sơ do Bộ phận Tiếp nhận và trả kếtquả hồ sơ hành chính chuyển đến

Trang 32

+ Trường hợp giải quyết hồ sơ liên quan đến nhiều cơ quan chuyên môn thì cơ quan tựchịu trách nhiệm chính phải liên hệ trực tiếp với các cơ quan khác để phối hợp giảiquyết.

- Thẩm quyền ký giải quyết công việc:

+ Đối với các loại công việc UBND huyện quy định thuộc thẩm quyền ký của Chủ tịchhoặc Phó Chủ tịch UBND huyện thì các cơ quan chuyên môn thẩm định hồ sơ, trìnhChủ tịch hoặc Phó Chủ tịch ký duyệt, sau đó bàn giao lại bộ phận Tiếp nhận và trả kếtquả hồ sơ hành chính để trả cho tổ chức, công dân

+ Đối với những loại công việc UBND huyện quy định thuộc thẩm quyền giải quyếtcủa Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thì các cơ quan đó giải quyết sau đó chuyểnlại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính

- Trả kết quả hồ sơ:

+ Sau khi hồ sơ đã giải quyết xong cán bộ thụ lý trực tiếp mang hồ sơ đến bộ phận Vănthư để đóng dấu và bàn giao hồ sơ cho Bộ phận “Một cửa”; Bộ phận “Một cửa” cậpnhật thông tin vào máy tính; hướng dẫn tổ chức, công dân nộp phí, lệ phí theo quy định

và trả kết quả hồ sơ theo đúng ngày ghi trên phiếu hẹn

+ Trường hợp không thể giải quyết hồ sơ theo đúng thời hạn quy định được ghi tronggiấy hẹn thì các cơ quan chuyên môn phải có thông báo bằng văn bản về lý do cụ thể

và chuyển đến Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính để thông bao cho tổchức, công dân biết, đồng thời viết phiếu hẹn lại thời gian trả kết quả

- Việc thu và sử dụng phí, lệ phí

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính thu phí, lệ phí theo quy định Tiềnphí, lệ phí phải nộp vào ngân sách nhà nước, số tiền tỉ lệ phần trăm được trích lại để chiphí phục vụ trực tiếp cho thực hiện công việc tị Bộ phận tiếp nhận và trả kết qur hồ sơ

Trang 33

hành chính như: văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, chi khenthưởng, phúc lợi, bồi dưỡng cho cán bộ làm việc trực tiếp tại Bộ phận “một cửa” và chicho việc thực hiện thẩm định hồ sơ tại các phòng chuyên môn Việc thu, chi theo đúngquy định hiện hành.

Điều 13 Kinh phí thực hiện cơ chế một cửa liên thông.

Kinh phí thực hiện cơ chế một cửa liên thông được sử dụng trong phạm vi dự toánngân sách nhà nước hàng năm và từ các nguồn kinh phí khác theo quy định của phápluật

Điều 14 Khen thưởng, kỷ luật.

- Thực hiện cơ chế một cửa liên thông đảm bảo số lượng, chất lượng, thòi gian thoequy định là một trong những căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ công táchàng năm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước và của cán bộ, công chức

- Thủ trưởng cơ quan chuyên môn, cán bộ, công chức hoàn thành tốt các nhiệm vụ vềthực hiện cơ chế một cửa liên thông được xem xét, khen thưởng hàng năm theo quyđịnh của pháp luật về thi đua khen thưởng cán bộ công chức có năng lực tốt trong thựchiện cơ chế một cửa liên thông là nguồn cán bộ trong quy hoạch được xem xét, bổnhiệm của cơ quan

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định hoặc cản trở việc tổ chứcthực hiện cơ chế một cửa liên thông thì coi là không hoàn thành nhiệm vụ công táchàng năm; tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật

2.1.3.2 Nội dung cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa”

2.1.4 Chỉ tiêu đánh giá

- Công tác chỉ đạo điều hành thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ bộ phận “mộtcửa”

Trang 34

Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho bộ phận “một cửa”

Số lượng lĩnh vự và thủ tục hành chính

Kếta qả giải quyết công việc

Bố trí đón tiếp

Thái độ phục vụ

Quan hệ phối hợp trong giải quyết thủ tục hành chính

Việc chấp hành thời gian làm việc, thời gian giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận

“một cửa”

Đánh giá về chất lượng về việc triển khai thực hiện, bộ Nội vụ nhận định chất lượngcông việc được nâng lên, giảm thời gian cho nhân dân, đã giải quyết cơ bản những yêucầu của công dân và doanh nghiệp trên các lĩnh vực: đăng ký kinh doanh, cấpGCNQSDN, QSDĐ, đăng ký hộ khẩu hộ tịch, chính sách xã hội Quan hệ gữa chínhquyền và nhân dân, các doanh nghiệp sau khi thực hiện cơ chế một cửa tốt hơn Cán bộcông chức tự giác xây dựng ý thức trọng thị đối với nhân dân hơn và cơ bản được nhândân hài lòng Kết quả thực hiện cơ chế “một cửa” đã góp phần thú đẩy kinh tế, xã hội,địa phương đã phát huy những sáng kiến, thí điểm quan trọng cần được nhân rộng

2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế

“một cửa” tại UBND huyện Tiên Lãng.

- Công tác chỉ đạo điều hành của địa phương chưa tốt, thậm chí có ý tưởng không tiếptục thực hiện được

- Hệ thống cơ chế phối hợp còn yếu, tính ổn định và đồng bộ trong các văn bản chưacao

Trang 35

- Sự phối hợp giữa các cơ quan có lúc, có chỗ chưa tốt; một bộ phận cán bộ, nhân dâncòn nhận thức sai lệch về cơ chế “một cửa”.

- Tỉ lệ đạt chuẩn của cán bộ, công chức ở bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả còn nhiềubất cập

- Giải pháp hoàn thiện trong thời gian theo hướng: thực hiện ở tất cả các cấp chínhquyền, địa phương, phân loại vụ việc để xác định thời gian thực hiện, tổ chức tốt cơchế một cửa liên thông

2.2 Thực trạng công tác cải cách hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Tiên Lãng

2.2.1 Quy trình thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Tiên Lãng.

Trang 36

Bảng: Quy trình thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Tiên Lãng.

181/2003/QĐ-QĐ số 2004/181/2003/QĐ-QĐ-UBcủa UBND tp HP

QĐ số 1280/QĐ-UBcủa UBND huyện TiênLãng

QĐ số 1209/QĐ-UBcủa UBND huyện TL

CB BP TNHSHC

QĐ số 1209/QĐ-UBcủa UBND huyện TLngày 04/10/2004

Lưu hồ sơTrả kết quảNhận kết quảThụ lý hồ sơ

Nhận hồ sơ,viết phiếu hẹn vào sổ nhật kýKiểm tra hồ sơHướng dẫn lập hồ sơ

Ngày đăng: 11/06/2015, 12:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w