Giới thiệu về văn hoá đời sống bản Tả Phìn

18 653 1
Giới thiệu về văn hoá đời sống bản Tả Phìn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC 1 I. Phần mở đầu 1. Lý do tổ chức chuyến đi Nhằm nâng cao nhận thức, giúp sinh viên tiếp cận thực tế và có điều kiện kiểm nghiệm lý thuyết đã học. Đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành SP Âm Nhạc. Ban chủ nhiệm khoa Khoa học - Xã hội đã tổ chức chuyến đi thực tế cho sinh viên K12,K13; với sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Hải Phòng. Sau chuyến đi, mỗi sinh viên đều có những cảm nhận và nhận xét riêng, bản thân em cũng vậy, em viết báo cáo để tổng kết lại những gì thu được trong chuyến đi. 2. Mục tiêu tổ chức chuyến đi - Tạo điều kiện cho sinh viên hiểu biết sâu sắc về tuyến điểm du lịch trọng điểm của đất nước, hiểu biết thực tế về văn hóa, lễ hội của các dân tộc, mở rộng tầm mắt khi thăm thú các danh lam thắng cảnh nổi tiếng. - Tìm hiểu, làm quen với nền văn hóa dân tộc vùng Sa-pa - Mở rộng vốn kiến thức, học hỏi, làm quen những kinh nghiệm cũng như kiến thức tại các điểm đến - Tạo cơ hội cho mọi người trong lớp gần gũi, hiểu nhau và đoàn kết 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Những nét đặc trưng về đời sống của bản Tả Phìn ở SaPa 4. Phương pháp nghiên cứu - Tài liệu hướng dẫn - Nghe nhìn 2 II. Phần nội dung Chương 1 : Giới thiệu chung về Sa-pa Sa Pa là một thị trấn vùng cao, là một khu nghỉ mát nổi tiếng thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Nơi đây ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu của tự nhiên, phong cảnh thiên nhiên với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng cây, tạo nên bức tranh có bố cục hài hoà, có cảnh sắc thơ mộng và hấp dẫn từ cảnh quan đất trời vùng đất phía Tây Bắc. 1. Nguồn gốc tên gọi và lịch sử hình thành 1.1. Nguồn gốc tên gọi Tên Sa Pa có nguồn gốc từ tiếng Quan Thoại. Trong tiếng Quan Thoại phát âm là SaPả hay SaPá tức "bãi cát" do ngày trước khi có thị trấn Sa Pa thì nơi đây chỉ có một bãi cát mà dân cư bản địa thường họp chợ. Từ hai chữ "Sa Pả", người phương Tây phát âm không dấu, thành Sa Pa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó thành "Cha Pa" và một thời gian rất dài sau đó người ta dùng "Cha Pa" như một từ tiếng Việt. Về sau, từ này viết được thống nhất là Sa Pa. Thị trấn Sa Pa trước đây có một mạch nước đùn lên màu đỏ đục, nên dân địa phương gọi là "hùng hồ", tức "suối đỏ". 1.2. Lịch sử hình thành Trước kia, Sa Pa là một cao nguyên nhỏ mang tên Lồ Suối Tủng. Năm 1897, chính quyền thuộc địa Pháp quyết định mở một cuộc điều tra về người dân tộc thiểu số miền núi vùng cao. Những đoàn điều tra đầu tiên đến Lào Cai vào năm 1898. Mùa đông năm 1903, trong khi tiến hành đo đạc xây dựng bản đồ, đoàn thám hiểm của Sở địa lý Đông Dương đã khám phá ra cảnh quan cao nguyên Lồ Suối Tủng và làng Sa Pả. Sự kiện này đánh dấu việc ra đời của thị trấn Sa Pa. Nằm ở độ cao 1.500m trên lừng chừng núi, Sa Pa được biết đến từ năm 1901. Năm 1903, người Pháp cho xây dựng một bốt quân sự. Với khí hậu trong lành, mát mẻ, ngay từ ban đầu, người Pháp đã sớm xác định xây dựng Sa Pa trở thành 3 khu an dưỡng phục vụ những Âu kiều không thích nghi được với khí hậu nhiệt đới. Năm 1909, khách sạn Chapa, nằm trên đường từ Sapa ra Lào Cai khánh thành. Từ năm 1914, với mục tiêu xây dựng một “kinh đô nghỉ hè” thực sự trên vùng núi miền Bắc Kỳ, theo hướng dân sự hoá. Cùng mùa hè năm đó, các nguyên vật liệu cần thiết để phục vụ xây dựng khi dinh thự nghỉ mát cao cấp và các khu nhà dịch vụ kèm theo đã được vận chuyển từ Hà Nội lên Sa Pa. Khách lưu trú thường xuyên ở Sa Pa lúc bấy giờ là những viên chức người Pháp, nhưng cũng không nhiều: chỉ khoảng 50 người năm 1942. Năm 1914, khách sạn Fansipan được xây dựng. Năm 1932, một khách sạn sang trọng, Le Metropole - chính quốc với 50 phòng hạng sang và 10 phòng hạng đặc biệt được khai trương, nằm ở dưới chân núi Hàm Rồng hiện nay và tiếp giáp với hồ Sa Pa hiện nay. Trong thế kỷ 19, Lào Cai là địa bàn tranh giành lẫn nhau của các băng đảng có vũ trang, trong đó có băng Cờ Vàng và băng Cờ Trắng. Các băng này cai quản con đường thông thương trên sông Hồng. Muối từ miền Biển Việt Nam, á phiện vùng Vân Nam, gạo giống mới, vải vóc, hàng hoá là những mục tiêu cướp bóc chính của chúng. Giữa những năm 1880 và 1886, trước khi người Pháp có mặt ở Lào Cai, khu vực tỉnh lỵ ngày nay liên tục hứng chịu những đợt tấn công tàn phá và chiếm đóng của những băng đảng khác nhau. Sa Pa - vùng đất lịch sử có nhiều biến động, những biệt thự đầu tiên được xây dựng ở Sa Pa vào năm 1918, trên khu vực khách sạn Victoria hiện nay. Khoảng thời gian giữa năm 1924 và 1940, có khoảng 100 biệt thự nữa được xây lên, trong số này hiện nay còn thấy một vài dấu tích. Giữa năm 1924 và 1927, trị trấn nghỉ mát này được đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt; hệ thống điện chiếu sáng, sử dụng nguồn thuỷ điện sản xuất từ nhà máy thuỷ điện trung tâm, cạnh thác Cát Cát hiện nay vẫn còn đang vận hành tốt; và nhà dây thép (bưu điện) phục vụ các nhu cầu điện thoại, điện báo. Nhà thờ trung tâm thị trấn được xây dựng năm 1934. Cuối những năm của thập kỷ 30 (thế kỷ trước), 4 Sa Pa phát triển đạt đến đỉnh cao nhất của mình; vào mùa hè, Sa Pa đón đến hàng ngàn khách Âu sống và làm việc ở Việt Nam bấy giờ lên đây nghỉ mát. Tháng 3 năm 1952, hội đồng tham mưu trưởng quân đội Pháp ra lệnh dùng máy bay ném bom thị trấn. Dinh thự nghỉ mát Thống sứ, khu điều dưỡng, khu nhà hành chính và phần lớn các khách sạn, biệt thự và nhà nghỉ đều bị phá trụi trong trận bom ác liệt này. Cả thị trấn chìm trong hoang tàn đổ nát, mãi đến đầu những năm 60 mới dần hồi phục. Phải chờ đến đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Sa Pa mới có được bộ mặt phát triển với vóc dáng như ngày hôm nay. 2. Địa hình khí hậu Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị trấn Sa Pa ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 38 km và 376 km tính từ Hà Nội. Ngoài con đường chính từ thành phố Lào Cai, để tới Sa Pa còn một tuyến giao thông khác, quốc lộ 4D nối từ xã Bình Lư, Lai Châu. Mặc dù phần lớn cư dân huyện Sa Pa là những người dân tộc thiểu số, nhưng thị trấn lại tập trung chủ yếu những người Kinh sinh sống bằng nông nghiệp và dịch vụ du lịch. Sa Pa có khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới, không khí mát mẻ quanh năm. Thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, thường có nắng nhẹ, khí hậu dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sa Pa là 15ºC. Mùa hè, thị trấn không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển, khoảng 13ºC – 15°C vào ban đêm và 20ºC – 25°C vào ban ngày. Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 0°C, đôi khi có tuyết rơi. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây khoảng từ 1.800 đến 2.200 mm, tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 5 tới tháng 8. 3. Nét đặc trưng - Sa Pa là "vương quốc" của hoa trái, như đào hoa, đào vàng to, đào vàng nhỏ, mận hậu, mận tím, mận tam hoa, hoa lay dơn, hoa mận, hoa lê, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng…đặc biệt là hoa bất tử sống mãi với thời gian… 5 - Khí hậu Sa Pa trong lành và mát, thích hợp cho những loại rau ôn đới như bắp cải, su hào, su su, cây dược liệu quý và nhiều loại cây ăn quả như đào, mận, lê v.v. Đặc biệt có mận tam hoa và mận hậu rất nổi tiếng. Người ta có thể được thưởng thức nhiều loại hoa quả vùng ôn đới, cận nhiệt đới tại nơi đây. - Sa Pa không những là vùng đất nổi tiểng bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ trong lành, mà còn là nơi có nhiều món ăn mang đậm hương vị núi rừng được nhiều du khách đặc biệt ưa thích : cơm lam, lợn cắp nách, thắng cố… 6 Chương 2 : Tham quan thực tế 1. Chương trình thực tế : Hải Phòng – Sa-pa – Hải Phòng (04 ngày 03 đêm) - Ngày 1 : + Sáng : Xuất phát, ăn sáng + Trưa : đến thăm đền Hùng và ăn trưa + Tối : dừng chân tại Sa-pa, ăn tối và nhận phòng nghỉ - Ngày 2 : + Sáng : ăn sáng, đi thăm bản Cát Cát + Trưa : ăn trưa, nghỉ ngơi + Chiều : tham quan khu du lịch Hàm Rồng + Tối : ăn tối, nghỉ ngơi - Ngày 3 : + Sáng : ăn sáng, đi tham quan suối vàng – thác tình yêu + Trưa : ăn trưa, nghỉ ngơi + Chiều : đi thăm bản Tả Phìn + Tối : ăn tối, nghỉ ngơi - Ngày 4 : + Sáng : ăn sáng, đi về Lào Cai + Trưa : ăn trưa tại Lào Cai Xuất phát trở về Hải Phòng 2. Địa điểm thực tế Sa-pa có rất nhiều tuyến điểm du lịch hấp dẫn nhưng ta sẽ đi tìm hiểu kỹ các điểm đã đi thực tế : bản Cát Cát, khu du lịch Hàm Rồng, suối Vàng, thác Tình yêu, bản Tả Phìn. 2.1. Bản Cát Cát - Ðường xuống bản Cát Cát là độc đáo, hết đoạn đường dốc được trải thảm bê-tông thì đến những bậc thang lát đá. Đến với bản Cát Cát,ấn tượng đầu tiên là những nếp nhà lúp xúp nằm kề sát nhau. Tên của bản được đặt theo tên của thác nước tuyệt đẹp ở bản có tên là Catscat 7 - Cát Cát là bản của người dân tộc Mông (còn gọi là người Mèo, người H’Mông) sinh sống. Ở bản Cát Cát có một thác nước rất đẹp mà theo tiếng Pháp là: CatScat. Do đó, từ đầu thế kỷ XX, người Pháp đã phát hiện và chọn nơi đây làm khu nghỉ dưỡng cho các quan chức. Cũng từ đó, bản của người dân tộc Mông nằm bên dòng thác có tên là bản Cát Cát cho đến ngày nay. - Người Mông ở bản Cát Cát sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa trên các ruộng bậc thang, các nghề truyền thống như dệt vải, chạm trổ bạc và rèn nông cụ. Hiện nay, do du lịch phát triển, một bộ phận người Mông ở Cát Cát đã chuyển hẳn sang làm dịch vụ du lịch. Nhiều người - đa số là người trẻ biết nói cả tiếng Anh, tiếng Pháp và đi làm hướng dẫn viên du lịch. Những người lớn tuổi thì làm nương, làm rẫy, làm nghề truyền thống. - Đi dọc theo chiều dài của bản, qua cây cầu treo Si Si, bạn sẽ tới một nơi có nhiều chương trình biểu diễn văn nghệ dân gian. Ở đây, bạn sẽ được tận mắt nghe thấy những tiếng khèn lá, tiếng đàn môi, tiếng sáo cùng hòa lắng trong không gian của suối reo, thác đổ. Giữa mây ngàn và gió núi, các âm thanh đồng loạt vang lên mênh mang và phóng khoáng đến vô cùng tận. Bên cạnh đó, là những sắc áo rực rỡ của những cô gái xinh đẹp, những chàng trai vui vẻ, nhiệt tình. - Điểm thu hút khách du lịch của bản Cát Cát chính là việc nơi đây vẫn giữ được rất nhiều nét văn hóa đặc trưng của người Mông. Kiến trúc nhà ở đây mang nét đặc trưng của người Mông. Nhà của người Mông gồm nhà ba gian lợp ván gỗ pơ-mu, các cột nhà đều được kê trên phiến đá tròn hoặc vuông, vách được lợp bằng gỗ xẻ, có 3 cửa ra vào, cửa chính ở gian giữa, 2 cửa phụ ở hai đầu nhà. Cửa chính luôn được đóng kín, chỉ mở khi có việc lớn như đám cưới, tang ma, cúng ma vào dịp lễ Tết. Trong nhà có không gian thờ, sàn gác lương thực dự trữ, nơi ngủ, bếp và nơi tiếp khách. - Trang phục của người Mông nơi đây là những trang phục truyền thống đặc trưng. Với phụ nữ, khăn là tấm vải chàm hình chữ nhật quấn quanh đầu, áo mặc bên trong là màu chàm, xẻ ngực, áo khoác ngoài có thân dài, cổ áo thêu hoa 8 văn theo mô-típ họa tiết cổ. Thắt lưng được làm bằng vải có tua ở hai đầu, giữa thêu các họa tiết. Quần lửng qua đầu gối, bắp chân quấn xà cạp màu chàm. Ðàn ông người Mông phần lớn vẫn đội chiếc mũ làm bằng vải lanh, gồm tám miếng vải khâu ghép, mặc áo trong xẻ nách ngắn, áo khoác ngoài dài. Cổ áo thêu hoa văn móc câu kiểu hoa văn đơn; quần chàm màu đen, ống rộng. Tuy nhiên, do sự phát triển của đời sống, rồi tiếp xúc, trao đổi, học hỏi… một số phụ nữ người Mông đã có kiểu kết hợp trang phục nửa truyền thống, nửa hiện đại với áo phông, quần ống rộng, hoặc váy xòe, đầu đội khăn Mông… 2.2. Khu du lịch Hàm Rồng - Muốn lên núi Hàm Rồng phải qua Cổng trời Một, sau đó qua Cổng trời Hai, đi tiếp mới đến đỉnh núi Đầu Rồng. Trên đó có nhiều cảnh quan rất đẹp, với nhiều hang động, núi đá nhấp nhô trông rất ngoạn mục, lý thú. Chúng ta cũng có thể thăm làng văn hóa dân tộc khi trải nghiệm đỉnh Hàm Rồng để thưởng thức những điệu múa truyền thống dân tộc Mông, Sán Chải, Dao. Cổng trời 1 và cổng trời 2 dẫn luồn qua những vách đá hoang sơ, đứng trên những mỏm đá cao, phóng tầm mắt ra xung quanh để cảm nhận thiên nhiên hùng vĩ. - Dọc đường lên Hàm Rồng sẽ có cơ hội khám phá nhiều cảnh đẹp và loài hoa lạ của miền đất ôn đới Sa Pa. Đặc biệt là vườn hoa phong lan gồm nhiều loài lan quý hiếm của núi rừng Hoàng Liên và vùng núi phía Bắc Việt Nam được di thực về ươm trồng nơi đây. - Vườn hoa mang tên Châu Âu nằm giữa khu vực chính của khu du lịch sinh thái núi Hàm Rồng cũng có khá nhiều loài hoa đẹp và độc đáo của xứ lạnh được di thực từ nước ngoài về trồng thành công ở nơi đây như hoa cẩm tú cầu, hoa thạch anh tím, hoa anh đào Nhật Bản Tới thăm Hàm Rồng vào mùa xuân du khách sẽ có cơ hội thưởng ngoạn phong cảnh vườn đào phai cổ thụ 30 – 40 tuổi với những cây đào rêu phong nở hoa rực hồng. Khu Du lịch sinh thái núi Hàm Rồng có 3 điểm có thể ngắm toàn cảnh thị trấn Sa Pa được các nghệ sỹ nhiếp ảnh và nhiều du khách chọn là điểm đến không thể thiếu mỗi dịp khi tới thăm “Thành phố trong sương” . Đó là các điểm: Vườn lan 1, ở đây ngắm toàn cảnh nhà thờ cổ Sa Pa lâu nay được coi là biểu 9 tượng hình ảnh du lịch Sa Pa chuẩn bị tròn 100 tuổi ẩn mình bên những rặng sa mu đại thụ đẹp như tranh thủy mạc; điểm ngắm cảnh thứ 2, Trạm viễn thông Sa Pa cao gần 2000 mét so với mực nước biển, từ đây du khách có thể ngắm đỉnh núi Phan Si Păng cao 3.143 mét được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương”; điểm ngắm cảnh thứ 3 là sân mây núi Hàm Rồng, tại đây vào ngày đẹp trời du khách có cơ hội ngắm nhìn trọn vẹn toàn cảnh “Thành phố trong sương” thơ mộng. 2.3. Suối vàng, thác tình yêu - Đường dẫn du khách đến thác Tình yêu là một con đường đất đỏ chạy qua khu rừng trúc xanh mướt, bạt ngàn mà thấp thoáng đâu đó, ánh lên vẻ đẹp dịu dàng của loài hoa đỗ quyên với những gam màu đỏ, trắng, vàng khá tươi tắn; hòa trong cảnh đẹp nơi đây, du khách sẽ thấy thoảng thoảng bên tai mình âm thanh xào xạc của cây rừng đang đu đưa trong gió Khi đã đi hết đoạn đường này, du khách sẽ gặp một dòng suối, tiếp tục men theo dòng suối là du khách sẽ tới thác Tình yêu. - Thác Tình yêu có độ cao tương đối gần 100m và có độ cao tuyệt đối gần 1800m so với mực nước biển. Thác nằm trên dòng suối Vàng, bắt nguồn từ đỉnh Phan Xi Păng, chảy qua nền địa hình cao, dốc. Nhìn từ xa, dòng thác giống hình một chiếc nón, hai bên rìa thác là một thảm thực vật rừng xanh tốt. Thác Tình Yêu nằm trong vùng lõi Vườn quốc gia Hoàng Liên và là một địa điểm mới được đưa vào khai thác du lịch. Tên gọi "thác Tình Yêu" bắt nguồn từ một truyền thuyết về câu chuyện tình giữa chàng tiều phu Ô Qui Hồ- người con trai cả của thần núi ngự trị trên dãy Ai Lao và nàng tiên thứ bảy. Thác đổ xuống tạo thành một bồn tắm thiên nhiên và trong truyền thuyết, các nàng tiên đã chọn nơi đây làm bến tắm và mải mê chơi đùa cho đến khi mặt trời đã xuống núi mới bay về trời. 2.4. Bản Tả Phìn - Bản Tả Phìn cách thị trấn Sa Pa 12km, chếch về phía đông bắc gồm hai dân tộc Dao và H’mông cư trú. 10 [...]... Những đường nét hoa văn thể hiện trên tấm thổ cẩm là những tinh hoa của nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc làm cho thổ cẩm Sa Pa không thể hoà lẫn được với bất cứ sản phẩm thổ cẩm của vùng nào 11 Chương 3: Giới thiệu về văn hoá đời sống bản Tả Phìn Bản Tả Phìn cách thị trấn Sa Pa 12km, chếch về phía đông bắc gồm hai dân tộc Dao và H’mông cư trú Cách trụ sở UBND xã Tả Phìn gần 1km về phía Bắc có dãy... trong ngày cưới của các đôi trai gái Những đường nét hoa văn thể hiện trên tấm thổ cẩm là những tinh hoa của nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc làm cho thổ cẩm Sa Pa không thể hoà lẫn được với bất cứ sản phẩm thổ cẩm của vùng nào Bản Tả Phìn là làng của người dân tộc Dao đỏ chủ yếu và cả người H'Mông, nằm ven thị trấn Sa Pa Con đường vào bản Tả Phìn men theo sườn núi quanh co bên những thửa ruộng bậc... ngâm, thuốc tắm chống mỏi mệt Ở bản Tả Phìn, bạn cũng có thể tắm lá thuốc của người Dao ngay tại nhà của họ Bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác khoan khoái khi được thư giãn trong bồn tắm gỗ đầy ắp nước nóng, tỏa mùi hương lá rừng thơm nhẹ Men tiếp theo con đường mòn nhỏ dẫn vào cuối bản Tả Phìn Đi bộ chừng non 1km, bạn sẽ tới một chân núi cao, dưới chân núi là hang động Tả Phìn vừa lớn vừa sâu, tương truyền... một nơi có nhiều giá trị nghiên cứu, khảo cổ và tham quan du lịch cần được giữ gìn và bảo vệ Làng thổ cẩm Tả Phìn có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc thông qua các lễ hội như tết nhảy của người Dao đỏ, lễ ăn thề, lễ mừng nhà mới của đồng bào các dân tộc, Tả Phìn còn được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến bởi ở đó có một làng nghề thổ cẩm nổi tiếng Những... thổ cẩm ở chợ văn hoá dân tộc, các cửa hàng bán đồ lưu niệm của thị trấn Sa Pa Tiếng tăm thổ cẩm Tả Phìn đã được vang xa qua những lần triển lãm thổ cẩm ở các hội chợ tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh Nhiều tổ chức, cá nhân từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đă đặt hàng làng thổ cẩm Tả Phìn để bán lại cho khách Thổ cẩm Tả Phìn còn được xuất khẩu sang cả các thị trường ngoài nước như Mỹ, Pháp, Ðan Mạch Thổ cẩm là một... cùng nhau Bản Tả Phìn còn được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến bởi nghề thổ cẩm nổi tiếng với đủ kiểu hình dáng và màu sắc bắt mắt Những 13 sản phẩm này hoàn toàn do bàn tay khéo léo của chị em người người Dao, người Mông tạo nên với những đường nét hoa văn được thể hiện qua các họa tiết cây cỏ hoa lá, chim muông , mang đậm sắc thái núi rừng hoang sơ gắn liền với cuộc sống từ lâu đời của... lịch ngày càng tăng cao Nắm bắt được tình hình đó, được sự giúp đỡ của huyện, làng thổ cẩm Tả Phìn đã được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1998 cho đến nay - Sản phẩm của làng dệt thổ cẩm Tả Phìn đủ kiểu dáng và sắc màu trông thật bắt mắt Một vài sản phẩm chính có thể kể đến là: những chiếc ba lô, túi khoác du lịch, những chiếc khăn, túi xách tay, ví đựng tiền, các tấm áo choàng thổ cẩm với đủ... du lịch ngày càng tăng cao Nắm bắt được tình hình đó, được sự giúp đỡ của huyện, làng thổ cẩm Tả Phìn đã được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1998 cho đến nay Sản phẩm của làng dệt thổ cẩm Tả Phìn đủ kiểu dáng và sắc màu trông thật bắt mắt Một vài sản phẩm chính có thể kể đến là: những chiếc ba lô, túi khoác du lịch, những chiếc khăn, túi xách tay, ví đựng tiền, các tấm áo choàng thổ cẩm với đủ... đón chào du khách Ngay từ đầu bản Tả Phìn, người Dao đã thể hiện lòng mến khách bằng nụ cười và những câu chào hỏi tíu tít, mời khách ghé thăm nhà Những đống lửa được đốt lên bên hiên nhà để cánh phụ nữ sưởi ấm, phần nào xua tan cái lạnh giá vùng cao Các cô gái người Dao trong trang phục đỏ rực ngồi thêu khăn, áo thổ cẩm và sẵn sàng hướng dẫn cho những vị khách tò mò về cách pha màu, dệt vải Trong... những đường nét hoa văn được thể hiện qua các họa tiết cây cỏ hoa lá, chim muông thật tinh tế luôn gây được sự tò mò hiếu kỳ và đặc biệt hấp dẫn các khách du lịch đến với Sa Pa Các sản phẩm hàng hoá làm ra ở đây được "xuất khẩu tại chỗ" bằng cách bán trực tiếp cho khách hoặc có thể bán gián tiếp cho du khách thông qua việc cung cấp các mặt hàng này cho các quầy thổ cẩm ở chợ văn hoá dân tộc, các cửa . 3: Giới thiệu về văn hoá đời sống bản Tả Phìn Bản Tả Phìn cách thị trấn Sa Pa 12km, chếch về phía đông bắc gồm hai dân tộc Dao và H’mông cư trú. Cách trụ sở UBND xã Tả Phìn gần 1km về phía Bắc. cứu - Những nét đặc trưng về đời sống của bản Tả Phìn ở SaPa 4. Phương pháp nghiên cứu - Tài liệu hướng dẫn - Nghe nhìn 2 II. Phần nội dung Chương 1 : Giới thiệu chung về Sa-pa Sa Pa là một thị. mải mê chơi đùa cho đến khi mặt trời đã xuống núi mới bay về trời. 2.4. Bản Tả Phìn - Bản Tả Phìn cách thị trấn Sa Pa 12km, chếch về phía đông bắc gồm hai dân tộc Dao và H’mông cư trú. 10 -

Ngày đăng: 11/06/2015, 12:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan