Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có chung đường biên giới
Câu 7: Trình bày những vấn đề pháp lý và thực tiễn về hợp tác khai thác chung giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ. 1 Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có chung đường biên giới. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử quan hệ giữa hai nước và với sự phát triển của luật biển quốc tế, giữa hai nước tồn tại ba vấn đề biên giới lãnh thổ phải giải quyết là vấn đề biên giới trên đất liền, vấn đề phân định vịnh Bắc Bộ và vấn đề trên Biển Đông (vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và phân định biển trên Biển Đông). Tiếp theo việc hai nước ký Hiệp ước về biên giới trên đất liền năm 1999, trong năm 2000, năm cuối cùng của thế kỷ XX, hai nước cũng đã hoàn tất quá trình đàm phán kéo dài 27 năm từ năm 1974 và ký kết được Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc Bộ, cũng như Hiệp định về hợp tác nghề cá trong vịnh giữa hai nước. Đây là những hiệp định quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho cả hai quốc gia nhờ nguồn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật phong phú ở khu vực này. 1. Vấn đề pháp lý về hợp tác khai thác chung ở vịnh Bắc Bộ: Vịnh Bắc Bộ có nguồn lợi hải sản phong phú. Vào các năm 1957, 1961 và 1963, hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã ký các thoả thuận cho phép thuyền buồm của hai bên được đánh bắt trong vịnh ngoài phạm vi 3 hải lý, 6 hải lý và 12 hải lý tính từ bờ biển và hải đảo mỗi bên. Các thoả thuận này đã hết hiệu lực vào đầu những năm 70. Trong quá trình đàm phán về hoạch định vịnh Bắc Bộ, phía Trung Quốc kiên trì đề nghị dàn xếp nghề cá bằng việc lập Vùng đánh cá chung, đồng thời với việc phân định vịnh Bắc Bộ và nhấn mạnh việc gắn thoả thuận này với vấn đề hoạch định vịnh Bắc Bộ. Việt Nam chủ trương tách vấn đề nghề cá ra khỏi vấn đề hoạch định; mặt khác cũng nhận thức rõ nhu cầu khách quan cần giải quyết vấn đề nghề cá với tư cách là một vấn đề kinh tế - kỹ thuật và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vấn đề hoạch định vịnh Bắc Bộ. Trong bối cảnh năng lực đánh bắt hiện nay của hai bên thì việc chấp nhận vùng đánh cá chung là sự thể hiện thái độ thiện chí, tích cực, có nguyên tắc, phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế của ta. Việc lập vùng đánh cá chung cũng đang được áp dụng trong một số trường hợp trên thế giới. Các quy định trong Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng hoàn toàn nằm trong khuôn khổ của Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982. Hiệp định gồm 7 phần với 22 điều và 1 phụ lục quy 2 định về tránh nạn khẩn cấp, nội dung chính là lập Vùng đánh cá chung có thời hạn, nơi tàu cá của hai bên được tiến hành hoạt động đánh bắt theo quy định của Ủy ban liên hợp nghề cá Việt – Trung. * Về nghề cá: - Việt Nam đề nghị hai bên phân định rạch ròi ranh giới vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nước trong Vịnh, trên cơ sở đó giải quyết tiếp vấn đề hợp tác nghề cá. Vấn đề đánh cá là vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật, phụ thuộc nhiều vào yếu tố tài nguyên, môi trường nên không thể gắn vào Hiệp định phân định là vấn đề lâu dài về biên giới. - Phía Trung Quốc nêu nguồn tài nguyên sinh vật trong vịnh Bắc Bộ là chung, có tính chuyển dịch, không thể chia cắt. Từ lâu ngư dân hai nước đều cùng đánh bắt trong Vịnh. Vịnh Bắc Bộ là ngư trường đánh cá truyền thống của cả ngư dân hai nước. Khi phân định cần bảo đảm "quyền đánh cá truyền thống" của ngư dân Trung Quốc trong vùng đánh cá truyền thống ở Vịnh. Nếu không bảo đảm quyền đánh cá của ngư dân Trung Quốc thì sẽ không thể phân định. Vấn đề quyền đánh cá liên quan trực tiếp đến sự sinh sống của nhiều ngư dân của cả hai nước. Trong quá khứ, hai bên đã ký các Hiệp định hợp tác đánh cá. Phía Trung Quốc muốn đưa vấn đề nghề cá vào trong Hiệp định phân định. Qua sáu vòng đàm phán cấp chuyên viên về nghề cá, qua thương lượng, hai bên đã nhất trí hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ bằng việc thiết lập một Vùng đánh cá chung với phạm vi hợp lý và cơ chế quản lý thích hợp: Phạm vi vùng đánh cá chung trong vịnh Bắc Bộ từ vĩ tuyến 200 Bắc xuống đường đóng cửa Vịnh, bề rộng là 30,5 hải lý kể từ đường phân định về mỗi phía; có tổng diện tích là 33.500 km2, tức là khoảng 27,9% diện tích Vịnh. Như vậy, bảo đảm cách bờ của mỗi nước là 30 hải lý: đại bộ phận cách bờ của ta 35 - 59 hải lý, chỉ có hai điểm cách bờ 28 hải lý là ở Mũi Ròn và Mũi Độc (Hà Tĩnh - Quảng Bình). Thời hạn của Vùng đánh cá chung là 15 năm (12 năm chính thức và ba năm gia hạn). Hiệp định nghề cá cũng quy định về tàu cá nước thứ ba (Điều 10) rằng mỗi bên có quyền cho phép tàu thuyền nước khác vào hoạt động nghề cá trong Vùng đánh cá chung thuộc vùng nước của bên mình bằng bất kỳ hình thức hợp tác, liên doanh nào trong khuôn khổ quy mô đánh bắt của bên mình. Tàu thuyền đó phải treo cờ của 3 bên cấp phép và phải tuân theo các quy định khác của Uỷ ban Liên hợp nghề cá. * Về mặt tài nguyên: Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc quy định rõ trong trường hợp có các cấu tạo mỏ dầu, khí tự nhiên hoặc cấu tạo mỏ khác hoặc tài nguyên khoáng sản khác nằm vắt ngang đường phân định, hai bên ký kết thông qua hiệp thương hữu nghị để đạt được thoả thuận về việc khai thác hữu hiệu nhất các cấu tạo hoặc khoáng sản nói trên cũng như việc phân chia công bằng lợi ích thu được từ việc khai thác. Hai bên cũng đồng ý tiến hành hiệp thương về việc sử dụng hợp lý và phát triển bền vững tài nguyên sinh vật trong vịnh Bắc Bộ cũng như hợp tác liên quan đến bảo tồn, quản lý và sử dụng tài nguyên sinh vật ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hai nước trong vịnh Bắc Bộ. (6) Việc ký kết các hiệp định này mở ra một trang mới trong lịch sử quan hệ Việt Nam - Trung Quốc cũng như trong lịch sử xác định biên giới biển và hợp tác nghề cá trên Biển Đông, là một sự kiện quan trọng đối với nước ta cũng như quan hệ Việt - Trung. 2. Thực tiễn khai thác chung giữa Việt Nam và Trung Quốc: Sau khi các hiệp định về phân giới và khai thác chung ở vịnh Bắc Bộ có hiệu lực, Việt Nam đã triển khai các hoạt động giới thiệu, giải thích để mọi tầng lớp nhân dân cả nước, đặc biệt là các tỉnh ven biển vịnh Bắc Bộ, quán triệt được ý nghĩa của việc ký hiệp định và nắm vững nội dung hiệp định như đã nêu ở trên. Đồng thời, Ủy ban Liên hợp nghề cá Việt – Trung được thành lập nhằm xây dựng chính sách, biện pháp cụ thể để nâng cao năng lực khai thác nguồn lợi hải sản, hỗ trợ hơn nữa cho nhân dân cả hai nước trong hoạt động khai thác chung ở vịnh Bắc Bộ. Cả hai quốc gia thường thực hiện những chuyến điều tra nguồn lợi thủy sản trong vùng đánh cá chung ở vịnh Bắc Bộ. Sau khi tiến hành điều tra xong, chuyên gia hai nước tập hợp kết quả điều tra, làm báo cáo chung và đệ trình lên Ủy ban Liên hợp nghề cá vịnh Bắc Bộ Việt Nam – Trung Quốc để làm căn cứ xác định và điều chỉnh cụ thể quy mô đánh bắt trong vùng đánh cá chung. Với sự hợp tác thiện chí của cả hai nước, khu vực khai thác chung ở vịnh Bắc Bộ đã dần được ổn định, tạo cơ hội cho nhân dân của cả hai nước 4 tận dụng được những nguồn tài nguyên từ biển. Tuy nhiên không phải là không có tranh chấp xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc, đôi khi những tranh chấp này trở nên hết sức căng thẳng. Đã có nhiều lần tàu ngư chính của Trung Quốc bắt giữ vô cớ tàu cá Việt Nam cùng thủy thủ đoàn trên tàu ở khu vực đánh cá chung, phạt tiền tàu cá và ngư dân Việt Nam trái với các quy định trong các hiệp định và thỏa thuận song phương giữa hai quốc gia. Cụ thể như là ngày 16-6-2009, trong vùng đánh cá chung, tàu cá TH-90507-TS do ông Tăng Văn Xô làm thuyền trưởng cùng bảy thuyền viên khác đã bị tàu ngư chính của phía Trung Quốc bắt giữ. Đây là tàu cá được cấp giấy phép và đang hoạt động trong vùng đánh cá chung, việc bắt giữ và xử phạt cần được xử lý theo đúng quy định về bảo tồn và quản lý nguồn lợi thủy sản trong vùng đánh cá chung chứ Trung Quốc không thể đơn phương áp dụng luật của mình để xử phạt ngư dân Việt Nam được. Việc Trung Quốc đơn phương ban hành lệnh cấm biển trên biển Đông đã vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam. Nhiều sự việc xảy ra với ngư dân Việt Nam đã tác động xấu đến hoạt động khai thác hải sản bình thường tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. (3) Về vấn đề khai thác tài nguyên dầu mỏ, xuất phát từ tính chất và tầm quan trọng đặc biệt của loại tài nguyên này mà tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn nảy sinh thường xuyên và dường như rất khó giải quyết. Cụ thể như năm 2004, Việt Nam công bố tìm thấy mỏ dầu và khí đốt khổng lồ ngoài khơi Hải Phòng, thuộc khu vực Vịnh Bắc Bộ, vùng lãnh hải nhạy cảm vốn có nhiều tranh chấp bấy lâu. Lập tức ngay sau đó, Trung Quốc đã lên tiếng khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực khai thác dầu khí trong tương lai tại vùng biển Nam Trung Quốc, và kêu gọi Việt Nam ngừng các hành động đơn phương gây ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ của hai nước. (4) Nhận thấy việc tranh chấp căng thẳng kéo dài đều không đem lại lợi ích gì cho cả hai quốc gia. Tới năm 2007, Việt Nam và Trung Quốc đã thỏa thuận việc hợp tác cùng khai thác dầu mỏ ở vịnh Bắc Bộ, thỏa thuận này được thực hiện trên căn bản hợp tác song phương trên vùng lãnh hải của cả hai nước. (5) Tài liệu tham khảo 5 1. Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc; 2. Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc; 3.http://www.baomoi.com/De-nghi-Trung-Quoc-trao-tra-vo-dieu-kien-tau- ngu-dan-Viet-Nam-dang-bi-tam-giu/122/2977656.epi; 4. http://anhduong.net/Tinvietnam/Nov04/modau.htm; 5.http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnam_government_approve s_Beibu_Gulf_oil_deal_with_China-20070104.html; 6. Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ cùng một số hiệp định khác, nguồn: www.cp.org.vn. 6 . Câu 7: Trình bày những vấn đề pháp lý và thực tiễn về hợp tác khai thác chung giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ. 1 Việt Nam và Trung Quốc. trí hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ bằng việc thiết lập một Vùng đánh cá chung với phạm vi hợp lý và cơ chế quản lý thích hợp: Phạm vi vùng đánh cá chung