** Ngoài ra: cần tránh thái độ - Không quan tâm đến những đặc điểm tư chất của học sinh và đòi hỏi mọi học sinh phải có khả năng hoàn thành những nhiệm vụ học tập như nhau - Đề cao ảnh
Trang 2I KHÁI NIỆM VỀ NHÂN CÁCH VÀ
tâm lý - đạo đức của
mỗi người, đó là toàn
bộ những đặc điểm,
phẩm chất tâm lý qui
định giá trị xã hội và
hành vi xã hội của
Trang 3- Theo Giáo dục học, nhân cách bao gồm tất
cả các nét, các mặt, các phẩm chất có ý
nghĩa xã hội trong một con người Nhân cách
là toàn bộ các đặc điểm tâm sinh lý của cá
nhân được xã hội đánh giá tạo nên giá trị
của cá nhân đó
Trang 4 Quan niệm khác trong truyền thống:
tương ứng
Trang 52 Khái niệm về sự phát triển
Trang 8- Sự phát triển về mặt xã hội: thể hiện ở
những biến đổi trong thái độ cư xử với
người xung quanh, ở sự tham gia tích cực vào các quan hệ và hoạt động xã hội
Trang 9II NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI.
1 Nhân cách con người Việt Nam truyền thống
a, Lòng yêu nước:
- Lòng yêu nước của mỗi người dân VN bắt
nguồn từ tình yêu thương gia đình, quê
hương, làng bản, rồi dần mở rộng ra cả nước.
- Trong lịch sử lòng yêu nước được thể hiện ở
sự vùng dậy chống giặc ngoại xâm, bảo vệ
giống nòi từ các thể hệ, các tầng lớp, các
giới…
Trang 10b, Tinh thần đoàn kết:
- Nguồn gốc của tinh thần đoàn kết:
+ Các dân tộc VN đêu chung gốc “ Con rồng,
cháu tiên”, “Con lạc cháu hồng’ ,đều sinh ra từ một mẹ.
+ Gắn kết lại để cùng nhau chống thiên tai, địch họa, bệnh tật,
- Ở Vn tuy có rất nhiều tôn giáo, dân tộc nhưng chưa hề có xung đột sắc tộc, tôn giáo Đều sát cách tạo thành khối “ Đại đoàn kết dân tộc” của mặt trận Tổ quốc VN
Trang 11c, Lòng nhân ái:
- Có nguồn gốc từ trong các tôn giáo
- Thể hiện ở tinh thần tương than tương ái,
“ Một miếng khi đói, bằng một gói khi no”
- Hãy sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nói
về tình nhân ái
Trang 12+ Tiết kiệm, giản dị.
+ Sáng tạo, linh hoạt.
+ Tự lập, tự cường.
+ Dũng cảm, bất khuất.
Trang 13* Tuy nhiên, người VN truyền thống
còn có những nét tâm lí như:
- Những thói quen, tập tính, và những hạn chế về tầm nhìn, tác phong công nghiệp
kém
- Hoạch toán kinh tế kém
- Tâm lí bình quan, cào bằng
- Thiếu tính kỉ luật, chưa có tác phong công nghiệp
Trang 142.Nhân cách con người Việt Nam hiện đại
a, Lòng yêu nước.
Nổ lực thực hiện cho được lý tưởng “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
Cố gẳng làm giàu cho bản thân và cho xã hội bằng cách sử dụng khoa học kĩ thuật, phát huy tinh thần sáng tạo, tự lực, tự
cường trong các lĩnh vực
Trang 15b, Tinh thần hiểu học.
- Con người Vn vẫn phát huy truyền thống hiếu học của cha ông và phát huy hơn
nữa trong thời đại ngày nay
- Ngoài ra thanh niên Vn con nhanh chóng điều chỉnh , định hướng giá trị của mình cho phù hợp với điều kiện mới như: chấp nhận cạch tranh, rủi ro, mạo hiểm
Trang 16* Những vấn đề cần suy nghĩ trong thời đại ngày nay:
- Tham nhũng và tệ nạn xã hội
- Tinh trạng thiếu ý thức tổ chức, kỉ luật
- Tư tưởng băt chước lối sống xã hoa, đồi bại, bạo lực… ngày càng gia tăng
Trang 17Là thể hệ tương lai và là giáo viên chúng ta cần rèn luyện cho bản thân và học sinh như thế nào?
Trang 18III NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ
PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
Trang 191 Vai trò của nhân tố di truyền đối với
sự phát triển nhân cách.
a, Khái niệm di truyền
- Di truyền là sự tái tạo lại ở thế hệ sau
những thuộc tính sinh học giống với thế hệ trước
- Các thuộc tính sinh học được di truyền bao gồm cấu tạo giải phẫu, sinh lý cơ thể,
những đặc điểm như màu mắt, màu tóc,
vóc dáng, thể tạng, các giác quan, tư chất, một số đặc điểm của hệ thần kinh…
Trang 20“ Con vua thì lại làm vua”
“ Cha nào con nấy’
Thảo luận vai trò của di truyền đối với sự phát triển nhân cách?
Trang 21b, vai trò.
- Di truyền tạo tiền đề vật chất ảnh hưởng tới tốc độ, cường độ, nhịp độ cho sự phát triển nhân cách
+ Điều đó có nghĩa là nếu cá thể không tiếp nhận được vật chất di truyền của người thì
sẽ không có được tiền đề vật chất cho sự phát triển nhân cách Một cơ thể lành
mạnh, các giác quan đầy đủ, hệ thần kinh bình thường sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho
sự phát triển nhân cách
Trang 23+ Các đặc tính cơ thể có ảnh hưởng đến tốc độ, mức độ và tính chất của việc hình thành các kỹ năng, kỹ xảo, năng lực của cá nhân chứ không quyết định sẵn cho sự phát triển nhân cách con người
+ Những tư chất di truyền định hướng cho con
người vào các lĩnh vực hoạt động rộng rãi chứ không vào một lĩnh vực hoạt động cụ thể và
cũng không qui định trước năng lực cụ thể của
cá nhân Nhưng để tư chất biến thành khả năng hiện thực còn tùy thuộc vào hoàn cảnh sống,
vào sự giáo dục và nhất là tùy thuộc vào ý chí rèn luyện của cá nhân.
Trang 25* Lưu ý:
- Bẩm sinh, di truyền không quyết định
trước hình thái hoạt động cụ thể trong
tương lai của cá nhân, không quy định
được sự phát triển về mặt xã hội và tâm lí của cá nhân
- Không có một chương trình về hành vi của
cá nhân, xã hội
- Mỗi con người là một đặc điểm riêng về
các tổ chất, không ai giống ai vì vậy giáo dục cần tránh rập khuôn, máy móc mà
cần cá biệt hóa trong dạy học và giáo dục
Trang 26- Nhà giáo dục không nên định kiến với trẻ Mà
cần đánh giá đúng mức bẩm sinh di truyền
trong sự phát triển nhân cách của trẻ Cần kịp thời phát hiện và bồi dưỡng các khả năng của trẻ để tạo ra sự phát triển nhân cách toàn diện nhất.
** Ngoài ra: cần tránh thái độ
- Không quan tâm đến những đặc điểm tư chất
của học sinh và đòi hỏi mọi học sinh phải có khả năng hoàn thành những nhiệm vụ học tập như nhau
- Đề cao ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến mức cho nhân cách là bẩm sinh và phủ nhận khả
năng biến đổi bản chất con người
- Hạ thấp vai trò của giáo dục qua việc tổ chức
Trang 272 Vai trò của môi trường đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
a, Khái niệm môi trường.
Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và xã hội cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của
cá nhân
Môi trường gồm hai loại: môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội
Trang 28b, Vai trò:
- Vai trò của môi trường tự nhiên
Những đặc điểm về địa hình, thời tiết, khí hậu tạo điều kiện rèn luyện hình thành những phẩm chất nhân cách của cá nhân
Tuy nhiên môi trường tự nhiên không ảnh hưởng trực tiếp hay có ý nghĩa quyết định mà
chỉ có ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách Môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách nhưng
không mạnh mẽ và quan trọng bằng ảnh hưởng của môi trường xã hội
Trang 29Vai trò của môi trường xã hội
Môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đối với sự hình thnh và phát triển nhân cách
+ Trước hết sự hình thành và phát triển nhân
cách chỉ có thể thực hiện trong một môi trường
xã hội, cá nhân không sống trong môi trường xã hội sẽ không hình thành phát triển nhân cách
người
+ Mặt khác, môi trường xã hội qui định mục
đích, nội dung và chiều hướng của sự phát triển nhân cách, nó giúp con người hình thành nhân cách nhờ giao tiếp và hoạt động xã hội.
Trang 30Bộ lọc
cá nhâ n
Cá nhân
Hoạt động
nghề
Trang 31Ngoài ra, trong các yếu tố ánh hưởng tới
sự phát triển nhân cách cần chú ý 2 nhân
tố là gia đình và tâp thể trẻ em
+ Trong đó GD là nơi đầu tiên đứa trẻ sống
và là cái nôi của sự hình thành những thói quen, nếp sống, tính mẫu mực
+ Tập thể trong đó nhóm bạn bề giúp trẻ
phát hiện và bộc lộ, phát triển sở trường, năng lực
Marx: “Hoàn cảnh sáng tạo ra con người
trong chừng mực con người sáng tạo ra
Trang 32- Nhà trường cần có kế hoạch ‘ Sư phạm
hóa’ từng bước môi trường
Trang 33- Phát huy và phối hợp các yếu tố của môi trường trong việc thống nhất mục đích, nội dung, yêu cầu giáo dục.
- Trong công tác giáo dục, điều quan trọng là giúp
cá nhân hình thành khả năng tự giáo dục theo
hệ thống định hướng giá trị phù hợp với các
chuẩn mực xã hội, để họ biết chọn lựa học hỏi những điều tích cực lành mạnh và biết loại bỏ
tránh xa những điều xấu xa tiêu cực trong môi trường sống.
- Nhà giáo dục cần đánh giá đúng môi trường,
không được tuyệt đối hóa Phải thấy được vai
Trang 343 Vai trò của giáo dục trong sự hình thành và phát triển nhân cách
a, Khái niệm:
Giáo dục là họat động hình thành tòan vẹn nhân cách được tổ chức một cách có mục đích, có kế họach và hệ thống thông qua hai hoạt động dạy học và giáo dục để làm phát triển các sức mạnh thể chất và tinh thần của con người, giúp họ tham gia có hiệu quả vào đời sống xã hội
Trang 35Anh chị nhận xét gì về các quan điểm sau:
Trang 36 Theo thuyết sinh học hay thuyết tiền định: Sự phát triển nhân cách do yếu tố di truyền quyết định, môi trường và giáo dục không có vai trò gì trong sự phát triển nhân
cách Sai lầm cơ bản của thuyết này là tuyệt đối hóa ảnh hưởng của yếu tố di truyền.
Theo thuyết duy cảm: Môi trường là yếu tố quyết định sự phát triển nhân cách, giáo dục là “vạn năng” Thuyết này cho rằng trẻ em như “tờ giấy trắng”, môi trường và giáo dục tác động như thế nào thì trẻ sẽ phát triển như thế
ấy Sai lầm cơ bản của thuyết này là tuyệt đối hóa ảnh hưởng của yếu tố môi trường và giáo dục.
Theo quan điểm Mácxít: Giáo dục chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, giáo dục không có tính “vạn năng”, không có tính quyết định mà chỉ đóng vai trò chủ đạo đối với sự phát triển nhân cách Vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự phát triển nhân
Trang 37b, Vai trò của GD đối với sự hình thành
nhân cách.
hình thành, phát triển nhân cách của cá nhân:
+ Xác định mục đích giáo dục cho cả hệ thống, cho từng bậc học, cấp học, trường học và từng hoạt động giáo dục cụ thể
+ Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học và giáo dục, lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức giáo dục đáp ứng mục đích giáo dục, phù hợp với nội dung và đối tượng, điều kiện giáo dục cụ thể.
+Tổ chức các hoạt động, giao lưu
+ Đánh giá, điều chỉnh nội dung, phương pháp,
Trang 38- Giáo dục can thiệp, điều chỉnh các yếu tố khác nhằm tạo sự thuận lợi cho quá trình phát triển nhân cách:
* Đối với di truyền
+ Giáo dục tạo điều kiện thuận lợi để những mầm mống của con người có trong chương trình gène được phát triển Chẳng hạn, trẻ được di truyền cấu tạo cột sống, bàn tay và thanh quản …
nhưng nếu không được giáo dục thì trẻ khó có thể đi thẳng đứng bằng hai chân, biết sử dụng công cụ hay phát triển ngôn ngữ…
+Giáo dục rèn luyện, thúc đẩy sự hoàn thiện của các giác quan và vận động cơ thể
+ Giáo dục phát hiện những tư chất của cá nhân
và tạo điều kiện để phát huy năng khiếu thành
Trang 39+Giáo dục tìm cách khắc phục những khiếm khuyết cơ thể để hạn chế những khó khăn của người khuyết tật trong sự phát triển
nhân cách (phục hồi chức năng hoặc
hướng dẫn sử dụng công cụ hỗ trợ)
+Ngoài ra giáo dục còn góp phần tăng
cường nhận thức trong xã hội về trách
nhiệm của cộng đồng đối với người khuyết tật và tổ chức cho toàn xã hội chia sẻ, hỗ trợ người khuyết tật vượt qua khó khăn và
sự bất hạnh của mình
Trang 40* Đối với môi trường
+ Giáo dục tác động đến môi trường tự
nhiên qua việc trang bị kiến thức và ý
thức bảo vệ môi trường của con người,
khắc phục được sự mất cân bằng sinh
thái, làm cho môi trường tự nhiên trở nên trong lành, đẹp đẽ hơn
+Giáo dục tác động đến môi trường xã hội lớn thông qua các chức năng kinh tế - xã hội, chức năng chính trị - xã hội, chức
năng tư tưởng – văn hóa của giáo dục
Trang 41+ Giáo dục còn làm thay đổi tính chất của
môi trường xã hội nhỏ như gia đình, nhà trường và các nhóm bạn bè, khu phố…, để các môi trường nhỏ tạo nên những tác
động lành mạnh tích cực đến sự phát
triển nhân cách con người
Trang 42* Đối với hoạt động cá nhân
+Giáo dục tổ chức nhiều loại hình hoạt động giao tiếp bổ ích, lành mạnh nhằm phát
huy những phẩm chất và năng lực cá
nhân (sân chơi ở các nhà văn hóa cho mọi lứa tuổi, các câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc tại địa phương, …); xây dựng những động cơ đúng đắn của cá nhân khi tham gia hoạt động, giao tiếp đồng thời
hướng dẫn cá nhân lựa chọn các hoạt
động và giao tiếp phù hợp với khả năng
của bản thân
Trang 43+ Giáo dục tạo tiền đề cho tự giáo dục của
cá nhân Tự giáo dục thể hiện tính chủ thể của cá nhân khi con người đáp ứng hoặc
tự vận động nhằm chuyển hóa các yêu
cầu của giáo dục thành phẩm chất và
năng lực của bản thân
“Chỉ có những người biết tự giáo dục mới là những người thực sự có giáo dục.”
(Bennet – Anh)
Trang 44c, Các điều kiện cơ bản để giáo dục giữ
vai trò chủ đạo.
- Công tác dự báo về xu hướng phát triển
của xã hội phải đưa ra những định hướng đúng đắn để giáo dục thực hiện tốt chức năng đón đầu sự phát triển
- Phải có sự kết hợp chặt chẽ ba lực lượng giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo Những yếu kém của giáo dục thường có
nguyên nhân từ sự thiếu phối hợp đồng
Trang 45- Nhà giáo dục phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của người được giáo dục.
- Nhà giáo dục phải có phẩm chất và năng lực để làm tốt công tác giáo dục
- Nhà GD phải tính đến và phát huy triệt để bên trong như sức sống thiên nhiên như các tố chất của con người
- Các yếu tố trong qúa trình giáo dục phải
thống nhất với nhau, nhà giáo dục phải
giữ vai trò chủ đạo, người được giáo dục
Trang 46- Trong việc phát huy những điều kiện bên trong cần làm cho đối tượng GD hiểu và chấp nhận những yêu cầu của nhà GD, tự học, tự bồi dưỡng rèn luyện bản thân.
- Để phát triển năng lực và trí tuệ thì dạy
học phải hướng tới “vùng phát triển gần nhất” của trẻ, phải đi trước đón đầu sự
phát triển của cá nhân và xã hội
Trang 474 Vai trò của hoạt động cá nhân đối với sự hình thành nhân cách
a, khái niệm:
Hoạt động là mối quan hệ tác động qua
lại giữa con người (chủ thể) và thế giới
(khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người
Trang 48b, Vai trò:
* Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách:
+ Hoạt động giúp cá nhân trải nghiệm và thu thập vốn sống để trưởng thành, phát triển; hoạt động giúp con người thích nghi được với hoàn cảnh và tự khẳng định
nhân cách của mình
+ Thông qua hai quá trình chủ thể hóa và khách thể hoá, nhân cách con người bộc
lộ và hình thành
Trang 49+ Thông qua hoạt động, cá nhân nắm được
hệ thống tri thức và ứng xử với con người dần dần hoàn chỉnh bản thân, hình thành những nét nhân cách thích hợp với yêu
cầu của hoạt động và của xã hội
+ Hoạt động còn giúp cá nhân hiểu biết và cải tạo TN_XH phục vụ cho mục đích
sống trên cơ sở đó nhận thức chính mình “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
“ Bàn tay làm giàu khối óc”
Trang 50- Trong công tác giáo dục:
Như vậy, hoạt động và giao tiếp cá nhân là
thành và phát triển nhân cách, cho nên:
+ Cần tổ chức tốt các loại hình hoạt động
cho học sinh như HĐ học tập, HĐ lao
động, Xã hội, vui chơi, một cách phong
Trang 51+ Cần tạo ra không khí thi đua sôi nổi, phấn khới, quan tâm, giúp đỡ, kiểm tra, đôn
đốc Tuy nhiên không được biến thi đua
thành ganh đua
Tóm lại: Trong sự phát triển nhân cách
cá nhân thì mỗi yếu tố đóng một vai trò
nhất định Không được nhấn mạnh hoặc tuyệt đối hóa của bất kì một yếu tố nào Trrong đó, Yếu tố BS_DT là tiền đề vật
chất, Yếu tố MT là điều kiện quan trong, Yếu tố GD là chủ đạo, Yếu tố hoạt động
cá nhân là điều kiện quyết định trực tiếp
Trang 52O D Ụ C
G I A O
T I Ế P
H O Ạ T
Ộ N G
Trang 53HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHƯƠNG 2
1 Nêu khái niệm nhân cách và sự phát triển nhân cách?
2 Trình bày vai trò của yếu tố di truyền, môi
trường và hoạt động cá nhân đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách ?
3 Phân tích vai trò của yếu tố giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách ?
4 Sưu tầm một số câu tục ngữ, ca dao, danh
ngôn, quan niệm nói về ảnh hưởng của các yếu tố đến sự phát triển nhân cách và trình bày