LỜI CẢM ƠN Kính thưa quý Thầy Cô Thấm thoát một năm học trôi qua , là khoảng thời gian không nhiều nhưng đã để lại trong em những tình cảm sâu sắc khó quên đối với lớp Bồi dưỡng Cán bộ Quản lý . Những kiến thức về Lý luận Quản lý giáo dục tưởng chừng như rất quen thuộc trong công tác hàng ngày nhưng khi học thì mới thấy có rất nhiều điều mới mẻ , nhiều điều về khoa học Quản lý mà trước đây nhiều học viên như em chưa từng được biết đến .Bằng sự tận tâm , nhiệt tình và những kinh nghiệm chuyên sâu, kết hợp với nhiều phương pháp sinh động, Thầy Cô ở trường Cán bộ quản lý giáo dục đã truyền cho chúng em những kiến thức thật cần thiết , thật bổ ích cho công tác quản lý , công tác giảng dạy cũng như trong cuộc sống . Sự hăng say ,yêu nghề và sự nghiêm túc trong quá trình giảng dạy của các Thầy Cô và hơn hết là những kiến thức mà Thầy Cô truyền đạt đã để lại trong em nhiều tình cảm và ý thức trách nhiệm phải phấn đấu thật nhiều đề làm tốt công tác của mình , xứng đáng với những gì mà Thầy Cô đã gửi gắm, mong đợi .Hôm nay ,khi phải nói lời tạm biệt với lớp học ,tận đáy lòng em xin gửi đến Thầy Cô tấm lòng tri ân sâu sắc và tình cảm yêu thương nhất. Nhân đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và lời chúc sức khỏe đến : Ban Lãnh đạo nhà trường ,quý Thầy Cô giáo và công nhân viên nhà trường . Thầy chủ nhiệm : Phan Hoàng Văn Đặc biệt ,em xin khắc ghi và chân thành cảm ơn Cô Trần Thị Hảo ,người trực tiếp giảng dạy đã hướng dẫn chi tiết , cụ thể để giúp em định hướng đề tài nghiên cứu và hoàn thành nội dung đề tài . Cuối cùng ,em xin được gởi lời cảm ơn đến thầy cô ,bạn bè đồng nghiệp và những người thân yêu nhất đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này . Gò Vấp , Tháng 9 năm 2010 Người viết Phạm Thị Thu Hồng A. PHẦN MỞ ĐẦU : I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 1. Lý do khách quan : Đứng trước nền kinh tế thị trường, tốc độ phát triển của đất nước trên tất cả các lĩnh vực và hội nhập nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục của chúng ta sẽ không tránh khỏi những cơ hội và những thách thức của sự tác động từ nhiều khía cạnh của cơ chế kinh tế thị trường, ngoài mặt tích cực, thì những ảnh hưởng tiêu cực cũng rất đáng lo ngại như hệ thống giá trị có nhiều thay đổi, tính phức tạp của cơ chế mở cửa vào môi trường giáo dục. Trong đó học sinh là thành phần nhạy cảm nhất và chịu nhiều tác động nhất. Vì học sinh là đối tượng đang ở độ tuổi ham học hỏi, tìm tòi, nhạy bén, sáng tạo, do đó những ảnh hưởng tốt, xấu ở bên ngoài xã hội đều được các em tiếp thu một cách nhanh chóng. Hơn thế nữa, vấn đề tạo ra được phong trào học tập và tự nghiên cứu của học sinh, tạo ra được mối quan hệ sâu rộng giữa phụ huynh, nhà trường và xã hội, cũng góp phần không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Tất cả những công việc trên ở trong nhà trường giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quyết định, chịu trách nhiệm đến việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Là một nhà quản lí giáo dục chúng ta phải biết nhìn nhận đúng đắn vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, để có phương pháp quản lí khéo léo và nghệ thuật đối với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở đơn vị mình. Ta lại biết gia đình là lực lượng giáo dục ,là môi trường giáo dục đầu tiên của đứa trẻ ,bảo đảm sự giáo dục , truyền lại cho thế hệ sau những giá trị văn hóa ,truyền thống ,đồng thời cũng là môi trường để các em thực hành những điều đã học ở trường ,rèn luyện hành vi ,cách nói năng lễ độ ,cách cư xử đúng mực đối với mọi người .Trong gia đình ,cha mẹ học sinh chính là người “ thầy” đầu tiên của con cái họ, là người xây dựng những viên gạch đầu tiên về nhân cách của trẻ . Tại khoản 2 điều 3 luật giáo dục đã nêu :”Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành ,giáo dục phải kết hợp với lao động sản xuất ,lý luận gắn liền với thực tiễn , giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội “. Trong công tác giáo dục Nhà trường –Gia đình – Xã hội , thì nhà trường đóng vai trò chủ đạo , nhưng chúng ta cần khai thác tiềm năng giáo dục của gia đình và xã hội nhằm tối ưu hóa quá trình đào tạo . Đối với gia đình , phần lớn phụ huynh muốn cho con em mình học đến nơi đến chốn, cố gắng tạo điều kiện cho con em họ học tập .Tuy nhiên còn một bộ phận nhỏ cha mẹ học sinh có trình độ thấp ,ít hiểu biết ,không quan tâm đến quản lý việc học hành và không có biện pháp giáo dục con em mình mà giao khoán hết cho nhà trường .Những gia đình này phần lớn đời sống kinh tế khó khăn .Cha mẹ các em phải lao động nặng nhọc hoặc đi làm mướn để kiếm sống . Do đó ,nếu các gia đình này được tổ chức thành hội cha mẹ học sinh (CMHS) có khả năng phối hợp với nhà trường thì sức mạnh này tăng lên gấp bội trong công tác giáo dục toàn diện của học sinh . Theo điều 45Điều lệ trường trung học “ Huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh , góp phần xây dựng cơ sở vật chất “. Nhà trường phải chủ động phối hợp với hội đồng giáo dục các cấp ,ban đại diện CMHS,các tổ chức và cá nhân nhằm : Thống nhất quan điểm ,nội dung phương pháp giá dục giữa nhà trường ,gia đình và xã hội . Huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh ,góp phần xây dựng cơ sở vật chất . 2. Lý do chủ quan : Đối với địa phương hiện nay , một số cha mẹ học sinh thường giao phó việc giáo dục con em họ cho nhà trường ,xem là nhiệm vụ của nhà trường , dù nhà trường chỉ quản lý các em trong khoảng 16 thời gian trong ngày. Từ thực tế tình hình nhà trường và thực tiễn công việc , cá nhân tôi suy nghĩ trăn trở : Làm thế nào để nhà trường phối hợp với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức một cách có khoa học vừa có tác dụng giáo dục đạo đức học sinh , góp phần bổ sung,củng cố hoàn thiện các tri thức phổ thông các em được học trên lớp , học ở gia đình và cả bên ngoài xã hội , gia đình vừa tạo động lực cho học sinh phấn đấu học tập vừa góp phần vào việc trang bị mua sắm bổ sung đồ dùng dạy học cũng như tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường. Trên cở sở những lý luận đã được tiếp thu qua lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý do các thầy ,cô trường Cán bộ quản lý Giáo dục và đào tạo II giảng dạy ,từ thực trạng Hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm phối hợp với gia đình và ban đại diện CMHS, chúng tôi quyết định chọn đề tài : “ Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo chỉ đạo đội ngũ GVCN phối hợp với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh “ để nghiên cứu , với mong muốn là : Tự nhìn nhận và đánh giá lại một cách khách quan thực trạng trên , kiểm nghiệm lại những thành tựu và những hạn chế của đơn vị trong công tác xã hội hóa giáo dục ……từ đó giúp cho bản thân rút ra được những kinh nghiệm trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường . II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI : Đứng trên nhiều cơ sở : pháp lý,lý luận ,thực trạng công tác quản lý của hiệu trưởng tại đơn vị … nhằm hướng tới : Phân tích thực trạng và những biện pháp hiệu trưởng tổ chức chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THPT Trần Hưng Đạo . Trên cơ sở đối chiếu giữa ly luận và thực tiễn để rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản ly, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở nhà trường trong những năm học tới .
Trang 1LỜI CẢM ƠNKính thưa quý Thầy Cô !
Thấm thoát một năm học trôi qua , là khoảng thời gian không nhiều nhưng đã để lại trong em những tình cảm sâu sắc khó quên đối với lớp Bồi dưỡng Cán bộ Quản
lý Những kiến thức về Lý luận Quản lý giáo dục tưởng chừng như rất quen thuộc trong công tác hàng ngày nhưng khi học thì mới thấy có rất nhiều điều mới mẻ , nhiều điều về khoa học Quản lý mà trước đây nhiều học viên như em chưa từng được biết đến Bằng sự tận tâm , nhiệt tình và những kinh nghiệm chuyên sâu, kết hợp với nhiều phương pháp sinh động, Thầy Cô ở trường Cán bộ quản lý giáo dục
đã truyền cho chúng em những kiến thức thật cần thiết , thật bổ ích cho công tác quản lý , công tác giảng dạy cũng như trong cuộc sống Sự hăng say ,yêu nghề và
sự nghiêm túc trong quá trình giảng dạy của các Thầy Cô và hơn hết là những kiến thức mà Thầy Cô truyền đạt đã để lại trong em nhiều tình cảm và ý thức trách nhiệm phải phấn đấu thật nhiều đề làm tốt công tác của mình , xứng đáng với những gì mà Thầy Cô đã gửi gắm, mong đợi Hôm nay ,khi phải nói lời tạm biệt với lớp học ,tận đáy lòng em xin gửi đến Thầy Cô tấm lòng tri ân sâu sắc và tình cảm yêu thương nhất Nhân đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và lời chúc sức khỏe đến :
- Ban Lãnh đạo nhà trường ,quý Thầy Cô giáo và công nhân viên nhà trường
- Thầy chủ nhiệm : Phan Hoàng Văn
- Đặc biệt ,em xin khắc ghi và chân thành cảm ơn Cô Trần Thị
Hảo ,người trực tiếp giảng dạy đã hướng dẫn chi tiết , cụ thể để giúp emđịnh hướng đề tài nghiên cứu và hoàn thành nội dung đề tài
Cuối cùng ,em xin được gởi lời cảm ơn đến thầy cô ,bạn bè đồng nghiệp và những người thân yêu nhất đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này
Gò Vấp , Tháng 9 năm 2010
Người viết
Phạm Thị Thu Hồng
Trang 2A PHẦN MỞ ĐẦU : I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
1 Lý do khách quan :
Đứng trước nền kinh tế thị trường, tốc độ phát triển của đất nước trên tất cảcác lĩnh vực và hội nhập nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay, ngành giáodục của chúng ta sẽ không tránh khỏi những cơ hội và những thách thức của sự tácđộng từ nhiều khía cạnh của cơ chế kinh tế thị trường, ngoài mặt tích cực, thìnhững ảnh hưởng tiêu cực cũng rất đáng lo ngại như hệ thống giá trị có nhiều thayđổi, tính phức tạp của cơ chế mở cửa vào môi trường giáo dục Trong đó học sinh
là thành phần nhạy cảm nhất và chịu nhiều tác động nhất Vì học sinh là đối tượngđang ở độ tuổi ham học hỏi, tìm tòi, nhạy bén, sáng tạo, do đó những ảnh hưởngtốt, xấu ở bên ngoài xã hội đều được các em tiếp thu một cách nhanh chóng Hơnthế nữa, vấn đề tạo ra được phong trào học tập và tự nghiên cứu của học sinh, tạo
ra được mối quan hệ sâu rộng giữa phụ huynh, nhà trường và xã hội, cũng gópphần không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường Tất cảnhững công việc trên ở trong nhà trường giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quyếtđịnh, chịu trách nhiệm đến việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh
Là một nhà quản lí giáo dục chúng ta phải biết nhìn nhận đúng đắn vai trò, tráchnhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dụctrong nhà trường, để có phương pháp quản lí khéo léo và nghệ thuật đối với độingũ giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở đơn vị mình
Ta lại biết gia đình là lực lượng giáo dục ,là môi trường giáo dục đầu tiên của đứa trẻ ,bảo đảm sự giáo dục , truyền lại cho thế hệ sau những giá trị văn hóa ,truyền thống ,đồng thời cũng là môi trường để các em thực hành những điều đã học ở trường ,rèn luyện hành vi ,cách nói năng lễ độ ,cách cư xử đúng mực đối với mọi
người Trong gia đình ,cha mẹ học sinh chính là người “ thầy” đầu tiên của con
cái họ, là người xây dựng những viên gạch đầu tiên về nhân cách của trẻ
Tại khoản 2 điều 3 luật giáo dục đã nêu :”Hoạt động giáo dục phải được thực hiện
theo nguyên lý học đi đôi với hành ,giáo dục phải kết hợp với lao động sản xuất ,lýluận gắn liền với thực tiễn , giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội “ Trong công tác giáo dục Nhà trường –Gia đình – Xã hội , thì nhà trường đóng vai trò chủ đạo , nhưng chúng ta cần khai thác tiềm năng giáo dục của gia đình và xã hội nhằm tối ưu hóa quá trình đào tạo
Trang 3Đối với gia đình , phần lớn phụ huynh muốn cho con em mình học đến nơi đến chốn, cố gắng tạo điều kiện cho con em họ học tập Tuy nhiên còn một bộ phận nhỏ cha mẹ học sinh có trình độ thấp ,ít hiểu biết ,không quan tâm đến quản lý việc học hành và không có biện pháp giáo dục con em mình mà giao khoán hết cho nhà trường Những gia đình này phần lớn đời sống kinh tế khó khăn Cha mẹ các em phải lao động nặng nhọc hoặc đi làm mướn để kiếm sống
Do đó ,nếu các gia đình này được tổ chức thành hội cha mẹ học sinh
(CMHS) có khả năng phối hợp với nhà trường thì sức mạnh này tăng lên gấp bội trong công tác giáo dục toàn diện của học sinh
Theo điều 45-Điều lệ trường trung học “ Huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh , góp phần xây dựng cơ sở vật chất “ Nhà trường phải chủ động phối hợp với hội đồng giáo dục các cấp ,ban đại diện CMHS,các tổ chức và cá nhân nhằm :
-Thống nhất quan điểm ,nội dung phương pháp giá dục giữa nhà trường ,gia đình
và xã hội
-Huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh ,góp phần xây dựng cơ sở vật chất
2 Lý do chủ quan :
Đối với địa phương hiện nay , một số cha mẹ học sinh thường giao phó việc giáo dục con em họ cho nhà trường ,xem là nhiệm vụ của nhà trường , dù nhà trường chỉ quản lý các em trong khoảng 1/6 thời gian trong ngày
Từ thực tế tình hình nhà trường và thực tiễn công việc , cá nhân tôi suy nghĩ trăn trở : Làm thế nào để nhà trường phối hợp với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức một cách có khoa học vừa có tác dụng giáo dục đạo đức học
sinh , góp phần bổ sung,củng cố hoàn thiện các tri thức phổ thông các em được học trênlớp , học ở gia đình và cả bên ngoài xã hội , gia đình vừa tạo động lực cho học sinh phấn đấu học tập vừa góp phần vào việc trang bị mua sắm bổ sung đồ dùng dạyhọc cũng như tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường
Trên cở sở những lý luận đã được tiếp thu qua lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý do cácthầy ,cô trường Cán bộ quản lý Giáo dục và đào tạo II giảng dạy ,từ thực trạng Hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm phối hợp với gia đình và ban đại diện CMHS, chúng tôi quyết định chọn đề tài : “ Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo chỉ đạo đội ngũ GVCN phối hợp với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh “ để nghiên cứu , với mong muốn là : Tự nhìn nhận và đánh giá lại một cách khách quan thực trạng trên , kiểm nghiệm lại những thành tựu và những hạn chế của đơn vị trong công tác xã hội hóa giáo dục ……từ đó giúp cho bản thân rút
ra được những kinh nghiệm trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI :
Đứng trên nhiều cơ sở : pháp lý,lý luận ,thực trạng công tác quản lý của hiệu
trưởng tại đơn vị … nhằm hướng tới :
Trang 4-Phân tích thực trạng và những biện pháp hiệu trưởng tổ chức chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THPT Trần Hưng Đạo
-Trên cơ sở đối chiếu giữa ly luận và thực tiễn để rút ra những bài học kinh nghiệmtrong công tác quản ly, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở nhà trường trong những năm học tới
III.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :
-Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của đề tài
-Phân tích thực trạng công tác hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm phối hợp với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh
-Rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất các biện pháp cải tiến cho công tác trên trong năm học 2010- 2011
IV.GIỚI HẠN ĐỀ TÀI :
Trong khuôn khổ bài tổng thu hoạch ,thời gian chuẩn bị không nhiều ,năng lực
bản thân có hạn, bài viết này xin được phép chỉ đi sâu vào vấn đề :” Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo chỉ đạo đội ngũ GVCN phối hợp với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh “
a1 người quản lí hành chính nhà nước ở trường học.
Quản lí hành chính nhà nước là thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và quyềnhạn của hiệu trưởng theo điều lệ nhà trường phổ thông Cần đặc biệt quan tâm đếnnhững công việc sau đây:
- Thực hiện đúng đắn việc lựa chọn và bố trí giáo viên, cán bộ, công nhânviên vào các cương vị giảng dạy - giáo dục và phục vụ, tạo điều kiện cho họ làmtốt công việc
- Thực hiện việc kiểm tra phương hướng tư tưởng chính trị của việc giảngdạy, chất lượng các kiến thức và hạnh kiểm của học sinh, nội dung và việc tổ chứckhoa học công tác giáo dục ở ngoài lớp, ngoài trường
- Tổ chức công tác với các phụ huynh và các tổ chức xã hội, chỉ đạo côngtác của ban chấp hành phụ huynh học sinh
Trang 5 Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trước Đảng và nhà nước về việcđảm bảo chất lượng giáo dục ở trường mình.
a.2 Hiệu trưởng, nhà sư phạm mẫu mực, nhà giáo có tâm hồn.
Hiệu trưởng phải là một nhà giáo hết lòng yêu mến trẻ, sẵn sàng cống hiến trítuệ và sức lực của mình cho việc đào tạo thế hệ trẻ của địa phương thành nhữngngười kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng
Người hiệu trưởng phải biết những cơ sở của tâm lí học, giáo dục học, trựctiếp tham gia giáo dục một số học sinh trong nhà trường Hiệu trưởng là người dạytốt ít nhất một môn học, có khả năng thực hiện mẫu mực các nhiệm vụ của mộtgiáo viên bộ môn
Trình độ chuyên môn về khoa học giáo dục, lí luận và thực hành là rất cầnthiết cho công tác quản lí trường học
a.3.Hiệu trưởng, nhà hoạt động xã hội.
Người hiệu trưởng phải xây dựng mối quan hệ tốt với địa phương, trên cơ sở
đó vận động toàn xã hội tham gia sự nghiệp giáo dục Một trong những phươngtiện quan trọng để làm công việc này là bản thân người hiệu trưởng phải tham giavào công tác địa phương Hoạt động xã hội của hiệu trưởng còn có ý nghĩa giáodục tính tích cực xã hội cho học sinh rất nhiều Hiệu trưởng cần động viên cácthành viên của tập thể tham gia vào đời sống xã hội
a.4 Hiệu trưởng, người tổ chức trong thực tiễn.
Người hiệu trưởng là người lãnh đạo cấp cơ sở trong sự nghiệp giáo dục, vàcàng ở cấp cơ sở thì chức năng tổ chức thực hiện càng phong phú
- Có đầu óc tâm lí thực tế, đó là sự biết sắp đặt từng người vào vị trí phù hợpsao cho tận dụng phát huy cao nhất năng lực của họ
- Có sự đồng cảm hay sự nhạy cảm về tổ chức Đó là khả năng đặt địa vị củamình vào cương vị của người đối thoại, hiểu được thế giới nội tâm của họ, hiểuđược những khó khăn của họ, cùng rung cảm với họ, khiến họ có thể dễ dàng bộc
lộ tâm tư với người lãnh đạo Sự nhạy cảm về tổ chức còn thể hiện ở chỗ người
Trang 6lãnh đạo biết rõ người dưới quyền đang cần gì và chủ động giúp đỡ họ trước khi họ
có sự yêu cầu
- Có sự khéo léo đối xử thể hiện ở chỗ tìm được cách cư xử thích hợp vớitừng người, cách truyền thụ tế nhị kinh nghiệm và kiến thức của mình cho nhữngngười khác để họ tiến hành công việc có hiệu quả hơn
- Có khả năng cảm hoá con người Đó là khả năng tác động tới con ngườibằng vốn hiểu biết, bằng nêu gương, bằng tình cảm chân thành, nhân đạo, bằng ýchí nghị lực của hiệu trưởng Đó là nghệ thuật lan truyền nghị lực và nhiệt tình củamình sang người khác Đó còn là nghệ thuật phê bình đúng đắn và tinh thần phêbình nghiêm túc của hiệu trưởng
a.5 Hiệu trưởng người nghiên cứu khoa học giáo dục.
Hiệu trưởng cần lôi cuốn các giáo viên đi vào nghiên cứu khoa học giáo dục Nghiên cứu, phân tích, phổ biến và áp dụng những kinh nghiệm giảng dạy - giáo dục của đồng nghiệp tiên tiến ở trường mình và ở các trường bạn Người giáo viên trực tiếp tham gia vào nghiên cứu khoa học sẽ cảm thấy công việc hàng ngày của mình bớt đơn điệu, có thêm sức hấp dẫn và thấy được niềm vui sáng tạo trong nghềnghiệp
b Giáo viên chủ nhiệm :
Trong nhà trường THPT, lớp học là đơn vị hành chính cơ bản, một tế bào hữu cơcủa hệ thống nhà trường Mỗi lớp học gồm một số lượng học sinh ổn định có lứatuổi và trình độ nhận thức tương đương, cùng nhau tiến hành các hoạt động họctập, lao động, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí… cáchoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường chủ yếu diễn ra theo đơn vị lớp Vìthế, sự trưởng thành của lớp học gắn liền với sự trưởng thành và phát triển của mỗithành viên trong lớp và những thành tích của nhà trường Xây dựng tập thể lớpvững mạnh là nhiệm vụ trọng tâm của các trường THPT Do tầm quan trọng củalớp học đối với sự hình thành nhân cách học sinh, các trường THPT mỗi lớp đều
có một giáo viên chủ nhiệm Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm quản
lí giáo dục, người điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của các thành viên tronglớp cũng như tổ chức mối quan hệ giữa lớp học với nhà trường, với gia đình và xãhội
Trang 7Trong nhà trường THPT giáo viên chủ nhiệm lớp là người thay mặt hiệutrưởng, được hiệu trưởng cử ra làm công tác quản lí giáo dục học sinh trong mộtlớp học cụ thể và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện của học sinhtrong lớp đó Có thể nói người giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối giữ mối liên lạcthường xuyên giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường, giữa nhà trường vớigia đình và các tổ chức xã hội khác.
Giáo viên chủ nhiệm là người góp phần quyết định sự thành công hay thất bạitrong công tác giáo dục của nhà trường Mỗi giáo viên chủ nhiệm tiếp nhận quản límột lớp học trong khoảng thời gian nhất định (thường là một năm học có khi là cảmột khoá học) Giáo viên chủ nhiệm là người có vị trí đặc biệt quan trọng trongcông tác quản lí giáo dục của nhà trường
Công việc quản lí và giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm được thể hiệntrong quản lí hồ sơ, sổ điểm, học bạ; quản lí tình hình lớp học và các phương tiệndạy học trong lớp đó; quản lí và giáo dục tập thể học sinh, theo dõi những chuyểnbiến trong tâm tư, nguyện vọng và tình cảm của mỗi một học sinh, phát huy nhữngtiềm năng và giáo dục các em trở thành những chủ nhân của đất nước theo hướngphát triển toàn diện
Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt và đại diện cho quyền lợi chính đángcủa học sinh, thay mặt tập thể học sinh để giải quyết một số vấn đề có liên quanđến quyền lợi và nghĩa vụ hợp lí của các em Giáo viên chủ nhiệm cũng là ngườiphản ánh với hiệu trưởng, với giáo viên bộ môn, với các lực lượng giáo dục trong
và ngoài nhà trường những nguyện vọng chính đáng của các em để các lực lượnggiáo dục này có cách giải quyết phù hợp Giáo viên chủ nhiệm là người đại diệncho tập thể lớp trong các cuộc họp bàn về quyền lợi và trách nhiệm của tập thể họcsinh Giáo viên chủ nhiệm đại diện cho đề nghị khen thưởng hay kỷ luật học sinhthuộc lớp mình phụ trách Họ cũng có quyền biểu quyết trong hội đồng khenthưởng và hội đồng kỉ luật khi các hội đồng này giải quyết các vấn đề liên quantrực tiếp đến học sinh của lớp mình đảm nhận
Trang 8Giáo viên chủ nhiệm lớp là người tổ chức , phối hợp và thống nhất các lựclượng và tác động giáo dục tới tập thể học sinh Chính giáo viên chủ nhiệm làngười tạo ra sự thống nhất giữa các tác động giáo dục trong nhà trường, giữa cácgiáo viên bộ môn đến tập thể học sinh; sự thống nhất tác động giáo dục của cácđoàn thể, các tổ chức xã hội và gia đình trong công tác quản lí và giáo dục họcsinh.
Tóm lại, giáo viên chủ nhiệm lớp là người vừa thay mặt hiệu trưởng, thay mặt nhà trường để quản lí và giáo dục toàn diện học sinh; là cầu nối giữa các lực lượng giáodục trong và ngoài nhà trường với tập thể học sinh; đồng thời lại là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của tập thể học sinh
c.Phối hợp :
Phối hợp là hoạt động cùng nhau của hai hay nhiều cá nhân, tổ chức để hỗ trợ nhau thực hiện một công việc chung Phối hợp các lực lượng giáo dục giáo dục ngoài trường hay huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển giáo dục là quá trình vận động (động viên, khuyến khích, thu hút ) và tổ chức mọi thành viên trong cộng đồng tham giavào việc xây dựng và phát triển nhà trường , tạo môi trường giáo dục thống nhất thống nhất giữa nhà trường –gia đình –xã hội , cùng tham gia giáo dục học sinh
d Gia đình :
Gia đình là một thiết chế xã hội, là cơ sở của xã hội, là tế bào tự nhiên của xãhội, một môi trường xã hội vi mô Gia đình lành mạnh có tầm quan trọng trong sựphát triển của mỗi quốc gia Gia đình có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc sống của mỗi
cá nhân; là môi trường bảo đảm sự giáo dục, truyền lại cho thế hệ sau những giá trịvăn hóa truyền thống.Gia đình tốt thì xã hội mới tốt ,xã hội tốt thì gia đình ngàycàng tốt
e.Ban đại diện cha mẹ học sinh :
Là những cha mẹ học sinh do cha mẹ học sinh ở lớp ,ở trường đề cử ra đểphối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục
2 Vai trò của gia đình trong giáo dục thế hệ trẻ :
2.1 Hiện nay gia đình là môi trường là trường học đầu tiên của đức trẻ Quathực tiễn giáo dục con cái nhân dân ta cũng đã đúc kết thành kinh nghiệm : “ Uốn cây từ thủa còn non
Dạy con từ thủa con còn bé thơ “
2.2.Thực chất của việc giáo dục gia đình là thực hiện xã hội hóa trẻ em :
- Gia đình có trách nhiệm to lớn đối với sự phát triển thế hệ của trẻ , trẻ
em cần phải được chăm sóc ,nghỉ ngơi giải trí hợp lý
- Gia đình dạy bảo trẻ biết cách giao tiếp xã hội, cư xử với mọi người,giúp đỡ người
Trang 9già và người tàn tật, luôn có ý thức tôn trọng , thực hiện những hành vi có vănhóa nơi công cộng
-Trong gia đình , cha mẹ là người “thầy” đầu tiên của trẻ , cha mẹ phải biết tổchức lôi cuốn trẻ vào những công việc cụ thể hàng ngày ở gia đình tùy theo lứatuổi , giáo dục con cái thái độ tự giác trong học tập , tạo điều kiện con cái học tậptốt và quan trọng nhất là cha mẹ truyền thụ cho con cái hiểu biết tiết kiệm, cáchsắp xếp đồ đạc , trang trí cửa nhà Ngoài ra cha mẹ còn giáo dục con cái nhữngthị hiếu thẩm mỹ lành mạnh và biết thưởng thức , cảm thụ cái đẹp trong mọi mặtđời sống
-Gia đình là cái nôi chung cho mọi thành viên : Nếu gia đình được xây dựng tốt sẽđảm bảo cho từng thành viên phát huy vị trí của mình Ngược lại nếu gia đìnhkhông tốt ,cha mẹ bất hòa hay đánh nhau , anh chị sống không hòa thuận , khôngthương yêu nhau , sống không biết “Nhịn trên nhường dưới “thì sẽ không giáo dụcđược con cái Vì thế cha mẹ phải có cuộc sống mẫu mực , lành mạnh , vững vàng,hạnh phúc, biết đâu là giá trị đích thực của cuộc sống, để định hướng cho con cáimình và điều đó cũng chính là giá trị tinh thần mà cha mẹ trao tặng con cái Vì vậy: Xây dựng gia đình văn hóa tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện
về đạo đức , trí tuệ, thể chất , thẩm mỹ của con cái
2.3 Quyền của cha mẹ học sinh trong quan hệ với nhà trường :
Trong quan hệ với nhà trường, cha mẹ học sinh có quyền: Yêu cầu nhàtrường cho biết kết quả học tập – rèn luyện của con em; tham gia các hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch của nhà trường, tham gia các hoạt độngcủa cha mẹ học sinh do nhà trường tổ chức; yêu cầu nhà trường, cơ quan quản lýgiáo dục giải quyết theo pháp luật những vấn đề liên quan đến việc giáo dục conem
Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường quy định: cha mẹhọc sinh có thể phản ánh, trao đổi, góp ý kiến trực tiếp với nhà trường, với giáoviên hoặc thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh về những vấn đề liên quan đếncông tác giáo dục trong nhà trường
3 Tính chất,vai trò,trách nhiệm của Ban đại diện cha mẹ học sinh :
3.1.Tính chất : Ban đại diện cha mẹ học sinh là tổ chức tự nguyện của cha mẹhọc sinh, được thành lập với sự hỗ trợ của nhà trường, tổ chức và hoạt động theoĐiều lệ Hội cha mẹ học sinh, Điều lệ nhà trường Quan hệ giữa nhà trường và Banđại diện cha mẹ học sinh là bình đẳng, hợp tác
3.2 Vai trò : Ban đại diện cha mẹ học sinh có tầm quan trọng đặc biệt, là một trong các giải pháp phát huy vai trò của gia đình trong sự nghiệp giáo dục.Thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh, gia đình tham gia công tác giáo dục một cách có tổ chức, tiếng nói của gia đình với nhà trường tăng “trọng lượng”, đồng thời phát huy sức mạnh tập thể của cha mẹ học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục và xây dựng nhà trường
Ban đại diện cha mẹ học sinh là lực lượng xã hội gần gũi, gắn bó nhất của
Trang 10nhà trường, giúp đỡ đắc lực nhà trường về nhiều mặt, là lực lượng phối hợp thườngxuyên, liên tục nhất.
Ban đại diện cha mẹ học sinh tạo thuận lợi cho mối quan hệ giữa nhà trường
và cha mẹ học sinh để liên lạc với nhau tốt hơn, làm tăng tinh thần trách nhiệm củacác bậc cha mẹ, khích lệ lao động sư phạm của giáo viên và học tập của học sinh Ban đại diện cha mẹ học sinh chăm lo bảo vệ những quyền lợi của học sinh,của nhà trường và thông báo cho cha mẹ học sinh tất cả những gì liên quan đếngiáo dục, học tập của học sinh
Hỗ trợ nhà trường trong việc bảo dưỡng hoặc mua sắm các phương tiện và
đồ dùng dạy học
Ban đại diện cha mẹ học sinh là đại diện của cha mẹ học sinh ở địa phương,
có đại diện ở hội đồng giáo dục của trường, tham dự lễ hội nhà trường hàng năm Ban đại diện không chỉ là cầu nối giữa nhà trường và gia đình mà trong nhiềutrường hợp còn là cầu nối, là điểm tựa trong quan hệ giữa nhà trường với các lựclượng xã hội khác ngoài trường, kể cả trong công tác của trường với cấp ủy vàchính quyền địa phương
3.3Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh :
Theo khoản 1 Điều 6 , Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèmtheo quyết định số 11/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 28 tháng 3 năm 2008 của Bộtrưởng Bộ giáo dục và đào tạo Ban đại diện cha mẹ học sinh có các nhiệm vụ nhưsau :
a Phối hợp với Hiệu trưởng tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương,chính sách giáo dục cho các hội viên, làm cho cha mẹ học sinh: Hiểu rõ vai trò,nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong công tác giáo dục, trong quan hệ với nhàtrường; thực hiện có trách nhiệm việc phối hợp với nhà trường trong giáo dục đạođức, giáo dục văn hoá; hỗ trợ nhà trường trong giáo dục ngoài giờ lên lớp; có ýthức đúng đắn, tham gia các hoạt động, thực hiện đầy đủ nghị quyết của Ban đạidiện CMHS
b Vận động cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội hỗ trợ nhà trường trong công tác giáo dục như quản lý việc học của con cái khi ở nhà; tác động đến gia
đình, hạn chế lưu ban bỏ học và chăm lo việc giáo dục đạo đức, nề nếp, cho các
em khi sống ở gia đình và địa phương; góp phần tạo môi trường lành mạnh trong
và xung quanh trường, ở địa bàn; phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhàtrường;
c Vận động cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội hỗ trợ việc tu bổ, bảo vệ
cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường; góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinhthần cho thày cô giáo; khen thưởng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh nghèo
d Đóng góp ý kiến với nhà trường về các chủ trương, biện pháp giảng dạy,giáo dục đạo đức và chăm sóc học sinh nhằm thực hiện có hiệu quả các luật phápnhư Luật giáo dục, Luật phổ cập giáo dục tiểu học, Luật Bảo vệ-Chăm sóc và giáodục trẻ em Đề xuất với nhà trường những công tác cần thiết của Ban cha mẹ học
Trang 11sinh và những biện pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến giáo dục-chăm sóchọc sinh.
4 Vị trí,vai trò,trách nhiệm của GVCN trong hoạt động phối hợp với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh :
Trong nhà trường GVCN có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng, trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, không thể phủ nhận được vị trí vai trò của họ
1 Vị trí-vai trò :
GVCN là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, cha mẹ học sinh; là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục GVCN là người đại diện cho quyền lợi chính đáng của học sinh, bảo vệ học sinh về mọi mặt, một cách hợp pháp Đồng thời họ phản ánh trung thành mọi tâm
tư nguyện vọng, quyền lợi của học sinh với BGH nhà trường, với giáo viên bộ mônv.v
GVCN phải có ý thức trách nhiệm cao, yêu mến học sinh, phải luôn nắm bắt thông tin, có hiểu biết rộng và không ngừng tự hoàn thiện mình, biết vận động và lôi kéo mọi người cùng thực hiện mục tiêu giáo dục
GVCN là người thay mặt hiệu trưởng, quản lý học sinh lớp mình phụ trách, họ chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và Hội đồng giáo dục của trường, về chất lượng toàn diện của học sinh lớp mình phụ trách
GVCN là một "hiệu trưởng con"; hay nói một cách gián tiếp GVCN là nhà quản
lý giáo dục, quản lý và giáo dục một tập thể nhỏ, thế hệ công dân trẻ, chuẩn bị bước vào đời
Như vậy vai trò của GVCN khi tham gia công tác giáo dục, không chỉ là nắm được những chỉ số của quản lý hành chính đơn thuần, như tên, tuổi, số lượng, hoàncảnh gia đình của học sinh, trình độ học sinh về học lực, hạnh kiểm mà còn phải
dự báo xu hướng tổ chức giáo dục, dạy học phù hợp điều kiện khả năng của từng học sinh
GVCN có một vai trò rất lớn, trong việc nâng cao chất lượng, cũng như hình thành nhân cách cho học sinh, nếu giáo viên chủ nhiệm nào xây dựng được một kế hoạch chủ nhiệm tốt; Giáo viên chủ nhiệm có phương pháp nắm bắt được đầy đủ tâm tư nguyện vọng của học sinh, nắm bắt và động viên kịp thời từng hoàn cảnh cụthể của các em học sinh, xem những khuyết điểm của các em vi phạm, gắn một phần trách nhiệm của mình, chắc chắn các thầy cô sẽ trăn trở suy nghĩ, tìm ra giải pháp tốt nhất để uốn nắn học sinh ngày càng tốt hơn
2 Nhiệm vụ của GVCN trong hoạt động phối hợp với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh :
GVCN còn phải biết kết hợp đối với gia đình, nhà trường và xã hội:- cần liên hệ thường xuyên với gia đình học sinh để gia đình phối hợp với giáo viên chủ nhiệm giáo dục động viên con em mình, nêu cao tinh thần hiếu học; tạo điều kiện thuận lợi và môi trường tốt nhất cho con em mình học tập và rèn luyện
GVCN động viên cha mẹ học sinh tích cực tham gia công việc giáo dục ở trường
và ở gia đình; giúp cha mẹ học sinh phương pháp giáo dục và theo dõi con cái ởnhà; giúp cha mẹ học sinh hiểu rõ công việc giảng dạy, giáo dục của nhà trường vàviệc học tập, rèn luyện của con cái họ để họ tổ chức cho học sinh học tập, lao
Trang 12động, giải trí và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
GVCNchuẩn bị tư tưởng tìm hiểu gia đình học sinh, thuyết phục, vận độngCMHS tham gia công tác xã hội, vào ban đại diện CMHS để cùng GVCN giúp đỡhọc sinh có hoàn cảnh khó khăn, những em yếu kém về học tập, các em còn hamchơi ……cùng hỗ trợ nhà trường về cơ sở vật chất , điều kiện dạy và học cho giáoviên và học sinh
5 Các nội dung và biện pháp chỉ đạo GVCN phối hợp với gia đình và Ban đại diên cha mẹ học sinh :
5.1 Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN xây dựng ban đại diện cha mẹ học sinh:
a Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN tổ chức hội nghị CMHS đầu năm :
Ý nghĩa : Hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm học là hình thức phối hợp tích cực donhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức nhằm tổng kết công tác phốihợp trong quá trình năm học trước và đề ra những nhiệm vụ, biện pháp cơ bản,chương trình hành động trong năm học mới
-Chương trình tổ chức hội nghị CMHS đầu năm theo 3 bước :
Bước 1: Công tác chuẩn bị : Tổ chức họp liên tịch giữa nhà trường và Hội CMHSnăm trước
Thời gian : Trước hội nghị CMHS cấp trường từ 1 đến 2 tuần
Nội dung :
-Hiệu trưởng thông báo ngắn gọn những kết quả mà trường đã đạt được, nhữngkhó khăn đã vượt qua, những vấn đề còn tồn tại, những nét cơ bản về phươnghướng nhiệm vụ năm học này cho Ban đại diện cha mẹ học sinh biết
-Đại diện cha mẹ học sinh tự đánh giá những ưu, khuyết điểm trong hoạt động củaBan đại diện đã tham gia vào công tác giáo dục của nhà trường nói chung
- Cả hai bên thống nhất đánh giá các kết quả cụ thể đã đạt được; khẳng định nhữngkinh nghiệm đã có và đề ra những biện pháp cần cải tiến trong năm học mới
- Thảo luận các vấn đề, các phương hướng công tác trong năm học mới
- Chuẩn bị thành phần nhân sự của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong năm họcmới ( phải có tính kế thừa )
b.Hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm :
- Phổ biến cho tập thể giáo viên về kế hoạch.Yêu cầu của việc tổ chức hội nghị cha
mẹ học sinh ở cấp lớp nhằm làm cho hội nghị cha mẹ học sinh ở lớp có kết quảnhư:
- Bảo đảm số lượng tham dự.
-Khai thác được các tiềm năng sẵn có của hội
- Làm cho giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của hội nghị cha mẹ học sinhlớp Đó là phương tiện có nhiều điều kiện thuận lợi mà qua đó giáo viên chủ nhiệm
có thể:
Trang 13-Tìm ra những biện pháp giáo dục thích hợp đối với lớp mình.
-Động viên cha mẹ học sinh tích cực tham gia công việc giáo dục ở nhà trường và
ở gia đình
-Giúp cha mẹ học sinh hiểu rõ công việc giảng dạy, giáo dục của nhà trường việchọc tập, rèn luyện của con em họ, để họ tổ chức cho con em học tập, lao động, giảitrí và tham gia vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Chỉ rõ cho GV các nội dung, thủ tục của hội nghị cha mẹ học sinh lớp
-Bảo đảm cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như:
-Chuẩn bị tư tưởng cho học sinh để chúng mời được cha mẹ tới dự
-Việc ghi và gởi giấy mời họp kịp thời, không quá trễ
-Chuẩn bị cho cuộc họp có nội dung phong phú, thiết thực, hấp dẫn đáp ứng đượcyêu cầu của phụ huynhvà tiến hành khéo léo
-Nắm được tình hình lớp, hiểu sâu sắc tập thể học sinh
-Ghi các ý kiến đóng góp, các yêu cầu nguyện vọng của cha mẹ học sinh của lớptrong hội nghị vào biên bản để nhà trường tổng hợp xem xét
Bước 2: Tổ chức hội nghị CMHS cấp lớp :
-Nội dung hội nghị : Thông báo cho cha mẹ học sinh biết:
- Tình hình học tập của học sinh đầu năm
-Những biện pháp cụ thể của trường như kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, nhất
là các lớp cuối cấp
- Mức độ và thời gian thu các khoản học phí, xây dựng
- Thời gian học chính khoá ở trường
-Các lần họp cha mẹ học sinh định kỳ trong năm học
-Các chủ trương của trường, của lớp
- Nhắc lại những nhiệm vụ và quyền hạn của cha mẹ học sinh trong việc giáo dụccon em, trong quan hệ với nhà trường theo quy định pháp luật chứ không phải là
“khoán trắng” cho nhà trường
- Tổ chức thảo luận để cha mẹ học sinh góp ý kiến, thống nhất chương trình côngtác
- Bầu ra Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp
Tập hợp và xử lý ý kiến của hội nghị cha mẹ học sinh lớp: Lãnh đạo trườngnghe phản ánh tình hình trực tiếp từ các giáo viên chủ nhiệm hoặcđọcbiênbảnhộinghị cha mẹ học sinh các lớp Từ đó tập hợp, phân loại các ý kiến,các vấn đề của cha mẹ học sinh
-Lãnh đạo trường nghe phản ánh trực tiếp từ giáo viên và GVCN.Các ý kiến nàyđược đưa ra thảo luận hay giải đáp ở hội nghị CMHS cấp trường
Trang 14Bước 3: Tổ chức hội nghị CMHS cấp trường : Hiệu trưởng chỉ đạo
- Đại diện cha mẹ học sinh báo cáo về :
-Công tác Hội năm qua
-Việc thực hiện trách nhiệm của gia đình đối với giáo dục con em và đối với côngviệc nhà trường
- Hiệu trưởng và Ban đại diện giải thích, trả lời rõ ràng trước hội nghị tất cả nhữngcâu hỏi, chất vấn, kiến nghị của cha mẹ học sinh kể cả các vấn đề từ hội nghị cha
mẹ học sinh lớp, của đại diện cha mẹ học sinh các lớp về những mặt hoạt động củanhà trường, của Ban đại diện; những vấn đề có quan hệ đến việc giáo dục, bảo vệ
và chăm sóc trẻ em
Trên cơ sở kế hoạch phối hợp dự kiến, hiệu trưởng hướng dẫn thảo luậnnhững vấn đề quan trọng có liên quan đến công tác phối hợp trong cả năm Những
vấn đề do hội nghị thảo luận và nhất trí được xem như nghị quyết của hội nghị
- Bầu Ban đại diện cha mẹ học sinh mới
5.2 Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN phối hợp với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc giáo dục học sinh:
5.2.1 Phối hợp để giáo dục đạo đức cho học sinh :
Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp phối hợp với gia đình học sinh, vớiBan đại diện cha mẹ học sinh lớp Vì vậy hiệu trưởng cần quan tâm chỉ đạo độingũ này
Các nội dung chỉ đạo của hiệu trưởng:
- Bảo đảm cho giáo viên nắm vững nhiệm vụ của họ trong công tác phối hợp với
gia đình:
- Hiểu được tầm quan trọng của mối quan hệ nhà trường - gia đình
Yêu cầu GVCN nắm chắc đối tượng học sinh của lớp - những học sinh nghèo khó
có nguy cơ bỏ học, số lần cúp tiết học, số lần không thuộc bài,thường xuyên viphạm nội qui ,không chăm học
Trang 15-GVCN hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh chi tiết từng em học sinh,số điệnthoại của gia đình và chỗ ở của học sinh để có biện pháp phối hợp với gia đìnhgiáo dục học sinh được tốt.
- Làm cho GVCN nắm vững các yêu cầu sư phạm của các hình thức phối hợp vớigia đình học sinh
- Ghi sổ liên lạc giữa nhà trường-gia đình học sinh hàng tháng
- Thường xuyên thăm hỏi gia đình học sinh
-Có thể mời gia đình đến trao đổi những việc cần thiết
-Có thể gửi thư mời đến gia đình khi cần hoặc gọi điện thoại để trao đổi kịp thờivới gia đình học sinh cá biệt hoặc thường xuyên vi phạm nội quy
- Tổ chức họp phụ huynh học sinh của lớp theo kế hoạch chung của trường đầunăm ,cuối HKI , cuối năm , cần bàn sâu về biện pháp giáo dục học sinh
-Giao tiếp có văn hoá với cha mẹ học sinh; đánh giá học sinh công bằng
-Nâng cao năng lực cộng tác của GVCN : để giáo viên có khả năng vận độngthuyết phục cha mẹ học sinh và biết gợi ý , định hướng hoạt động cho ban đại diệncha mẹ học sinh của lớp
Biện pháp hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ giáo viên phối hợp với gia đình và Ban đại
diện cha mẹ học sinh
- Đề ra những quy định cụ thể, thống nhất tùy theo tình hình thực tế của trường,
địa phương, theo kinh nghiệm của tập thể sư phạm nhằm bảo đảm các giáo viênchủ nhiệm thực hiện các hình thức phối hợp có nền nếp
-Tổ chức trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên chủ nhiệm và Ban đại diện cha
mẹ học sinh
- Chỉ dẫn trực tiếp trong quá trình công tác như hiệu trưởng quan tâm tới cách ghi
lời phê của giáo viên khi thông báo cho cha mẹ học sinh làm sao cho rõ ràng, thiếtthực và tế nhị
- Hiệu trưởng kiểm tra công tác phối hợp với gia đình học sinh của giáo viên chủ
nhiệm Mục đích việc kiểm tra là làm cho giáo viên chủ nhiệm: Ý thức được vai
trò, trách nhiệm của mình đối với việc phối hợp với gia đình học sinh, thấy rằng đó
là nhiệm vụ được quy định trong Điều lệ nhà trường Thực hiện nghiêm túc cácnhiệm vụ, các yêu cầu, các quy định của trường trong công tác phối hợp với giađình học sinh và tiến hành công tác đó một cách tự giác Khắc phục những trườnghợp giáo viên có thái độ hời hợt, ngại đến thăm gia đình học sinh hoặc có những
biểu hiện tiêu cực trong quan hệ với gia đình học sinh, hiệu trưởng kiểm tra qua việc: Xem xét hồ sơ chủ nhiệm; nghe ý kiến của cha mẹ học sinh; theo dõi việc
thực hiện các nhiệm vụ phải làm, các yêu cầu cần đạt, các quy định cần tuân theo.5.2.2 Phối hợp để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh :
Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII)đã nêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta
có một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu của sự
Trang 16nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.Cần thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển giáo dục đến năm 2020 là:
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, mở rộng quy mô giáo dục hợp lý
Cần coi trọng cả ba mặt giáo dục: dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề; đặc biệt chú
ý giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa dântộc, giáo dục về Ðảng Phát triển năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làmcho thế hệ trẻ có đủ khả năng và bản lĩnh thích ứng với những biến đổi nhanhchóng của thế giới Bồi dưỡng cho thanh thiếu niên lòng yêu nước nồng nàn, tựhào, tự tôn dân tộc và khát vọng mãnh liệt về xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh
Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN phối hợp cùng với gia đình và ban đại diện CMHS đểgiáo dục kỹ năng sống cho học sinh như sau :
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen
và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm
- Cùng với đoàn trường tổ chức toạ đàm, sinh hoạt tập thể theo chuyên đề về kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm Nội dung các chuyên đề được khai thác từ mạng
internet và tài liệu giáo khoa về giáo dục
- Rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông
- Phối hợp với TTYT Dự phòng khám sức khoẻ định kỳ cho HS toàn trường, 1 lần/năm
- Đẩy mạnh các phong trào thể dục thể thao để rèn luyện sức khoẻ, thành lập các câu lạc bộ, kế hoạch tập luyện, sơ tổng kết kết quả các đợt tổ chức và tham gia thi đấu trong và ngoài trường
- Giáo dục an toàn giao thông trong sinh hoạt lớp, thường xuyên theo dõi và lập các báo cáo về tai nạn giao thông và các tai nạn thương tích khác
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hoá, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực
- Tổ chức hoạt động văn nghệ thể thao theo hướng thường xuyên và hiệu quả, nhất là phong trào sinh hoạt của từng tập thể lớp: sinh hoạt đầu giờ, sinh hoạt cuối tuần, giao lưu tập thể
- Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi học sinh dưới hai hình thức:
+ Hoạt động thường xuyên bằng hình thức giao lưu giữa các tập thể
+ Hoạt động theo các chủ điểm: 20/11, 22/12, 26/3, 19/5
Trang 17- Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương.
5.2.3 Phối hợp để hướng dẫn học sinh học tập các bộ môn khoa học :
- GV chủ nhiệm lớp, thực hiện tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ : tổ chức kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà, tổ chức ôn bài, sửa bài tập đầu buổi học, phân công cán bộ lớp, cán sự bộ môn của lớp hướng dẫn giải bài tập, tổ chức học tổ, họcnhóm HS dứơi sự hướng dẫn của GVCN hoặc GV bộ môn
- Hiệu trưởng chỉ đạo công tác quản lý và theo dõi quá trình học tập của từng học sinh, kiểm tra tỷ lệ chuyên cần của HS, kiểm tra chất lượng giảng dạy của GV.Chỉ đạo GVCN, phối hợp đồng bộ, kịp thời với các GV bộ môn, thông báo kết quả
và tình hình học tập cụ thể của từng HS theo định kỳ cho gia đình
- Trong dạy và học chính khoá, tận dụng tối đa quỹ thời gian giảng dạy ở từng tiếthọc để tăng cường giáo dục HS cá biệt, HS khuyết tật, giúp đỡ kèm cặp HS yếu kém các bộ môn Giúp HS ôn lại kiến thức cũ, hệ thống hoá kiến thức đã học để thực hành thành thạo kỹ năng làm bài tập
Bảo đảm nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng HS (cá thể hoá hoạt động dạy và học) tạo điều kiện cho HS yếu kém được tham gia phát biểu, chữa bài trước lớp Tổ chức phương pháp học tập thảo luận nhóm, hoạt động nhóm để HS yếu kém được tham gia cùng nhóm, giúp các em xoá bỏ mặc cảm yếu, kém và tự tin hơn trong học tập
-Phối hợp với gia đình học sinh và ban đại diện CMHS phụ đạo giúp đỡ HS yếu kém ngoại khoá không phải thu tiền học sinh, tập trung các môn Toán, Ngữ văn, Lý, Hoá,Anh…
- Kết hợp với GVBM kiểm tra đánh giá học lực HS theo Chuẩn kiến thức-kỹnăng các môn học qui định Thực hiện kiểm tra đánh giá chất lượng GD ngày càngthực chất Nhà trường tổ chức đầy đủ lực lượng kiểm tra-giám sát các kỳ thi Kiênquyết không để xảy ra tình trạng tiêu cực, bệnh thành tích trong kiểm tra - đánh giá
để quyên góp, giúp đỡ HS nghèo, HS khó khăn về vật chất, tinh thần miễn giảm học phí
- Phối hợp với ban đại diện và gia đình tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, vừa tạo điều kiện cho công tác giáo dục mũi nhọn vừa tạo thêm động lực thúc đẩy nâng cao phong trào thi đua giúp đỡ HS yếu, kém
Trang 18- Tăng cường phối hợp với cha mẹ HS trong việc quản lý giờ giấc, nề nếp sinh hoạt và học tập của HS ở trường và ở nhà , đặc biệt là giáo dục tốt cho HS thái
độ, động cơ học tập đúng đắn
Thường xuyên thông tin liên lạc, tổ chức họp mặt CMHS ít nhất 2 lần trong mỗi học kỳ và động viên gia đình vượt khó để con em đi học, đối với số HS yếu kém phải hướng dẫn gia đình cách tổ chức và kiểm tra con em tự học, làm bài ở nhà…
5.3 Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN phối hợp với gia đình và ban đại diện CMHS trong việc thu hút các nguồn lực cho nhà trường:
Chủ trương xã hội hóa giáo dục đã được thể hiện ở nhiều điều của Luật giáodục Theo đó, xã hội hóa giáo dục gồm các nội dung sau:
- Xây dựng môi trường thuận lợi cho giáo dục :Xây dựng các môi trường nhà
trường, gia đình, xã hội tạo điều kiện để toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáodục thế hệ trẻ
- Xây dựng môi trường nhà trường: Nhà trường cần trở thành một trung tâm vănhóa của địa phương xây dựng từ cảnh quan nhà trường, cơ sở hạ tầng, nề nếp, kỷcương, không khí học tập Đặc biệt là xây dựng mối quan hệ lành mạnh, trongsáng giữa thầy và trò, giữa bạn bè, giữa cá nhân và tập thể v.v Đó là những quan
hệ giữa con người với con người, những quan hệ xã hội tốt đẹp nhằm xây dựngnhững nét bản chất nhất trong đạo đức, trong nhân cách trẻ
-Xây dựng môi trường gia đình
-Xây dựng môi trường xã hội tích cực:Các lực lượng xã hội như các tổ chức chínhtrị-xã hội, cộng đồng xã-phường, , cá nhân, các ngành, cơ quan, đơn vị kinh tế, y
tế, quân đội, kể cả các trường đóng trên địa bàn
- Đa dạng hoá các nguồn đầu tư cho giáo dục
- Huy động các lực lượng xã hội tham gia thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục:
* Các lực lượng xã hội trong xã hội hóa giáo dục :
- Đảng bộ và chính quyền địa phương
-Các đơn vị quân đội giúp nhà trường giáo dục quân sự và quốc phòng, kết hợp với Hội cựu chiến binh giáo dục truyền thống quân đội, truyền thống của các lực
lượng vũ trang, về lịch sử, lối sống, kỷ cương, đạo đức
- Lực lượng công an, tư pháp, tòa án giảng dạy cho học sinh về luật pháp, về quyền
lợi và nghĩa vụ công dân, về nếp sống cộng đồng, sinh hoạt lành mạnh
- Các ngành thông tin - văn hóa, thể dục thể thao tham gia giáo dục thể chất, giáo
dục văn hóa thẩm mỹ cho học sinh qua các hoạt động văn hóa, truyền thanh, triểnlãm, tham quan, du lịch, vui chơi, giải trí, tập luyện và thi đấu thể dục thể thao
- Ngành y tế chăm lo và giáo dục sức khỏe cho giáo viên, học sinh tại địa phương:
*
Các tổ chức quần chúng, văn hoá, xã hội
- Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ở địa phương
Trang 19- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
- Các cá nhân, các tổ chức xã hội và cơ quan văn hoá, khoa học khác: Hội cha mẹ
học sinh, Hội cựu chiến binh, Hội phụ lão, Hội bảo trợ học đường, Hội cựu họcsinh, Hội khuyến học ; các hội nghề nghiệp như Hội Chữ thập đỏ, Hội làm vườn,Hội khoa học-kỹ thuật, Hội y học, Hội nông dân tập thể; các tổ chức tôn giáo; các
tổ chức phi chính phủ như UNESCO, UNICEF,
-Nguyên tắc tính hiệu quả
- Nguyên tắc chức năng, nhiệm vụ
- Nguyên tắc pháp lý
- Nguyên tắc truyền thống, tình cảm
+ Hiệu trưởng chỉ đạo các hoạt động chuyên môn, hoạt động đoàn thể, côngtác xây dựng trường sở, bồi dưỡng đội ngũ phải tiến hành có kế hoạch, hiệu quảtạo ra môi trường giáo dục nhà trường như là hạt nhân tích cực của các môi trườnggiáo dục gia đình, giáo dục xã hội góp phần tạo ra chất lượng giáo dục cao
+Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN xây dựng và phối hợp với các lực lượng xã hộitrong nhà trường như Đoàn/Đội, tổ chức hoạt động Đoàn/Đội thực hiện tốt cácchương trình, nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp Thực hiện dân chủ hóa giáodục, quy chế dân chủ ở cơ quan, cơ chế hội nghị cán bộ công chức hàng năm theođúng yêu cầu
+Hiệu trưởng xây dựng được đội ngũ giáo viên đồng bộ, đủ sức để tiến hànhtất cả các hoạt động dạy học, vui chơi, giải trí, lao động kỹ thuật, hoạt động xã hộivới chất lượng cao
+Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức tốt các hoạt động giảng dạy, giáo dục và họctập, thi đua dạy tốt – học không ngừng nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục.Thực hiện tất cả trẻ em đều được học và học chủ động Phát huy hiệu quả giáo dục,gắn với cộng đồng và vì sự phát triển của cộng đồng
CHƯƠNG II :
THỰC TRẠNG HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO CHỈ ĐẠO GVCN PHỐI HỢP VỚI GIA ĐÌNH VÀ BAN ĐẠI DIỆN CMHS.
I ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG :
1.Đặc điểm chung của nhà trường:
Trang 20Trường Trung học phổ thông Trần hưng Đạo tọa lạc tại số 88/955E, Lê ĐứcThọ, phường 6; Quận Gò Vấp đươc khởi công xây dựng năm 2005; chủ đầu tư
là ban quản lý dự án xây dựng quận Gò Vấp Đây là ngôi trường được xâydựng khang trang, sạch đẹp phục vụ cho việc học tập của học sinh trung họcphổ thông của quận Gò Vấp và các quận trong thành phố.Trong những nămvừa qua trường đã thu được các kết quả bước đầu đáng khích lệ: khối 12 đầutiên của trường tốt nghiệp THPT đạt tỉ lệ 99,4% Năm 2 đạt tỉ lệ 100%, năm 3đạt tỉ lệ 100%.Tỉ lệ đậu đại học cao so với các trường trong thành phố, đượchọc sinh và nhân dân tin tưởng, ngày càng khẳng định thương hiệu của mìnhtrên địa bàn quận, cũng như tại TP.HCM
2 Tình hình đội ngũ CB-GV-CNV NĂM HỌC 2010-2011:
- Tổng số CB-GV-CNV : 153
- Cán bộ quản lý : 4 (1Hiệu trưởng và 3 Phó hiệu trưởng )
- Giáo viên trực tiếp giảng dạy : 106 ( Phần lớn là GV trẻ, mới ra trường chưa
có nhiều kinh nghiệm)
- Về cơ cấu tổ chức các tổ bộ môn : Gồm 11 tổ chuyên môn , 1 tổ VP Mỗi tổ đều
có tổ trưởng , tổ phó và tổ trưởng công đoàn
- Trình độ đào tạo : 1 tiến sĩ, thạc sĩ : 10 , Đại học : 95
- Giáo viên dạy giỏi cấp trường : 15
- Giáo viên dạy giỏi cấp Cụm : 5
- Lao động tiên tiến : 113
4 Cơ sở vật chất –kỹ thuật của nhà trường:
Diện tích khuôn viên trường là 12.240m2
Cổng trường: trường có 3 cổng (01 cổng chính dành cho lưu thông ra vàotrường Hai cổng phụ ít sử dụng do chưa làm đường (đường còn nằm trongquy hoạch)
Tường rào: chắc chắn, ngăn cách giữa trường và bên ngoài
Trang 21 Cây xanh: cây mới trồng chưa có bóng mát Có các bồn hoa và thảm cỏ tạocảnh quan môi trường sư phạm.
Vệ sinh trường, lớp, sân bãi: do các nhân viên phục vu phụ trách hàng ngày
Khu phòng học (dãy A, B, C, D, ) gồm 48 phòng
Khu phòng bộ môn: 9 phòng (Phòng vi tính: 2; thực hành thí nghiệm Lý,Hóa, Sinh: 3 phòng; phòng Multimedia: 2 phòng; phòng Lab: 2 phòng ởkhu D )
- Một hội trường sức chứa tương đương 400 người
- Khu sân chơi bãi tập: sân chính nằm giữa khu vực dãy B-C-D: sân chơi
và sân bóng rổ
- Sân thứ 2 tại khu vực riêng có sân bóng đá mi ni, , đường chạy 40m ,
hố nhảy cao, xa, đường chạy phục vụ cho môn thể dục
- Nhà tập thể dục thể thao (diện tích 291,6m2) phục vụ đươc cho bộ môncầu lông
- Một thư viện đạt chuẩn có phòng đọc và kho chứa sách
- Một phòng đoàn TNCSHCM
* Một số kết quả đạt được trong năm học vừa qua:
- Chi bộ 5 năm qua đạt trong sạch vững mạnh : trường đạt danh hiệu tiên tiến cấpthành phố 5 năm liền
5.Những thuận lợi và khó khăn của trường :
a Thuận lợi : Trường đóng trên địa bàn Quận Gò Vấp – là chiếc nôi của công tác giáo dục Vì trường có số lượng học sinh và GV đông nên luôn được sự quan tâm
Trang 22của các cấp lãnh đạo , chính quyền địa phương Đặc biệt trường được sự chỉ đạo sâu sát của ngành về công tác bồi dưỡng giáo viên.
Bầu không khí tâm lý của tập thể sư phạm thoải mái , có truyền thống đoàn kết nội bộ tốt , mọi người đều đồng lòng nhất trí cùng chung tay xây dựng nhà trường ngày càng phát triển
Đội ngũ GV của trường đông đảo , rất trẻ Nhiều GV nhiệt tình trong công tác, cầu tiến, có ý thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn.Các GV lâu năm có nhiều kinh nghiệm sẵn sàng dìu dắt thế hệ trẻ Một số GV có tuổi nghề từ 15 năm trở lên , nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và quản lý đã trở thành lực lượng nòngcốt cho hoạt động dạy học của trường Đa số là GV trẻ có tuổi nghề dưới 5 năm ,
số GV này rất nhạy bén , năng động, nhiệt tình , tiếp cận tốt với việc thay đổi phương pháp dạy học hiện nay
Ban đại diện CMHS, phụ huynh ,các lực lượng xã hội rất chăm lo đến công tác giáo dục của trường , hỗ trợ cho nhà trường về nhiều mặt ,giúp nhà trường vượtqua những khó khăn Tình hình kinh tế xã hội ,dân trí địa phương có chiều hướng phát triển , nhân dân đã thực sự quan tâm nhiều hơn đến việc học của con em mình
Hiệu trưởng đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Giáo dục , luôn đi đầu trong việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng đồng thời luôn tạo điều kiện thuận lợi cho
GV tham gia bồi dưỡng chuyên môn ,nghiệpvụ
b Khó khăn :
Đa số GV trẻ được đào tạo từ nhiều nguồn , có kiến thức nhưng kinh nghiệm giảng dạy , chủ nhiệm , giáo dục ngoài giờ lên lớp … Còn ít ỏi , xử lý vụ việc chưa sư phạm làm cho HS có những hiểu lầm
-Một số GVCN lớn tuổi, ít đi đến nhà học sinh để nắm hoàn cảnh gia đình , cũng như việc học tập ở nhà của học sinh
Ý thức trách nhiệm học tập của một số HS còn yếu , kém , thiếu ước mơ hoài bão cho bản thân
Còn một số ít phụ huynh thiếu quan tâm ,coi trọng việc học của con em dẫn đến con em nghỉ học giữa chừng
Do yếu tố kinh tế thị trường , nhữnh tiêu cực của xã hội , văn hóa phẩm đồi trụy
đã tác động rất lớn đến một bộ phận học sinh ( Nhất là những gia đình thiếu quan tâm đến con em mình )
II THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG
THPT TRẦN HƯNG ĐẠO CHỈ ĐẠO GVCN PHỐI HỢP VỚI GIA ĐÌNH
VÀ BAN ĐẠI DIỆN CMHS
1 Thực trạng Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo chỉ đạo GVCN xây
dựng ban đại diện CMHS
Bước 1: Công tác chuẩn bị
Vào giữa tháng 9 năm 2010, hiệu trưởng tổ chức họp liên tịch giữa nhà trường vàBan đại diện CMHS năm học trước với nội dung :
-Báo cáo các việc đã làm được trong năm học cũ ,những việc chưa làm được đểphát huy các mặt mạnh và khắc phục các mặt còn thiếu sót
Trang 23- Báo cáo các khoản thu-chi , dự kiến các khoản thu trong năm
* Hiệu trưởng phổ biến và chỉ đạo cho GVCN về nội dung và thời gian tổ chứchội nghị CMHS cấp lớp thông qua buổi họp hội đồng sư phạm và nhắc lại vàobuổi họp giao ban giữa BGH và GVCN vào sáng, chiều thứ hai đầu tuần,yêucầu GVCN viết thư mời họp gửi về CMHS
2 GVCN báo cáo sơ bộ kết quả hoạt động của nhà trường , lớp trong năm học qua, thông báo cụ thể về số lượng ,tình hình đạo đức và khả năng học tập của họcsinh đầu năm, đặc biệt lưu ý đến HS cá biệt và HS yếu kém
3 GVCN thông báo cụ thể các khoản thu và thời hạn thu , chế độ miễm giảm đốivới từng trường họp cụ thể
4 GVCN nói rõ hình thức , biện pháp sử dụng sổ liên lạc và điện thoại để phốihợp với gia đình khi cần thiết
5 Mời ý kiến đóng góp, thảo luận của CMHS
6 Bầu ban đại diện CMHS lớp gồm 3 phụ huynh , trong đó có một chi hộitrưởng , một thư ký và một ủy viên
Sau khi hội nghị ,GVCN nộp biên bản cho lãnh đạo nhà trường tổng hợp ý kiến
- Bước 3 : Hội nghị CMHS cấp trường
- Thành phần : Ban giám hiệu ,Ban đại diện CMHS các lớp ,liên tịch và toàn thểGVCN 3 khối
- Thời gian : 7h30 ngày chủ nhật tuần thứ 6 của năm học
- Địa điểm : Phòng hội trường
- Chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành hội nghị : Ban đại diện CMHS đươngnhiệm
Trang 243 Mời đại diện chính quyền địa phương , Đảng ủy phường phát biểu ý kiến chỉđạo hội nghị
3 Mời Hiệu trưởng nhà trường phát biểu ý kiến
4 Hiệu trưởng và ban đại diện CMHS giải trình trước hội nghị tất cả những câuhỏi , chất vấn ,kiến nghị của CMHS và của đại diện các chi hội về những mặthoạt động của nhà trường và của ban ( Chủ yếu xoay quanh đến vấn đề giáodục HS, ùn tắc giao thông khi HS ra về , khi học sinh học trái buổi thì đảm bảochỗ nghỉ ngơi cho các em )
5.Một số phụ huynh trình bày báo cáo tham luận về vấn đề giáo dục con em mình
6 Trưởng ban hướng dẫn thảo luận để đi đến thống nhất các khoản thu trong năm
7 Trưởng ban tổ chức ,hướng dẫn bầu ban đại diện CMHS cấp trường gồm 13thành viên , trong đó có tính kế thừa Hình thức bầu cử là giơ tay biểu quyết
- Phổ biến sớm kế hoạch hội nghị CMHS đầu năm cho toàn thể GV đặc biệt làGVCN để có thời gian chuẩn bị tốt cho hội nghị CMHS cấp lớp
- Hội nghị CMHS cấp lớp và cấp trường được tồ chức đúng theo kế hoạch , tham
để một số ít phụ huynh tự nguyện tham gia nhưng đóng góp xây dựng cho nhàtrường thì không có và còn đòi hỏi quyền lợi cho bản thân khi vào ban đại diện cótrả lương hay không ?
Trang 25- Một số GVCN chưa kịp tìm hiểu , nắm vững tình hình đặc điểm học sinh của lớpmình , trao đổi với GVCN năm học trước , xem học bạ , kiểm tra lý lịch học sinh,theo dõi thái độ , tinh thần học tập của từng học sinh , đặc biệt là những học sinh
cá biệt , chậm tiến bộ để có cơ sở báo cáo với CMHS
-Hiệu trưởng không tham gia với hội nghị CMHS cấp lớp và cũng không cử cácphó hiệu trưởng tham gia đặc biệt là những GV mới ra trường chưa biết tổ chứchội nghị CMHS
-Hiệu trưởng chưa thông báo đến GVCN các khoản thu- chi năm học trước củahội CMHS đến sớm cho GVCN
- Một số GVCN còn vắng mặt trong hội nghị CMHS toàn trường
Nên sửa lại là:
* Hạn chế :
-Việc chuẩn bị của HT cho cuộc họp GVCN chưa chu đáo
-HT còn có thái độ chủ quan và thiếu sự nhắc nhở, điểm danh các GVCN trongcuộc họp
-Một số nội dung chưa được triển khai hoặc triển khai qua loa Ví dụ như: HTchưa thông báo đến GVCN các khoản thu- chi năm học trước của hội CMHS đếnsớm cho GVCN; Chưa quan tâm hướng dẫn kỹ một số GVCN mới ra trường;Không điểm danh để kiểm soát chặt chẽ số GVCN có mặt trong cuộc họp nên chỉ
có khoảng 2/3 GVCN tham gia
-Khi tổ chức cuộc họp thì hiệu trưởng không tham gia với hội nghị CMHS cấp lớp
và cũng không cử các phó hiệu trưởng tham gia các lớp đặc biệt ( lớp có GVCNmới ra trường chưa biết tổ chức hội nghị CMHS)
-Do đó kết quả của cuộc họp phụ huynh thực sự chưa thật mỹ mãn Cụ thể là:+ Một số GVCN đặc biệt là GV trẻ chưa có kinh nghiệm nhiều nên chuẩn bị chưachu đáo lắm về việc hiểu phân tích các báo cáo , giao tiếp với CMHS, ghi chépcác biên bản liên quan , giới thiệu và bầu trưởng ban đại diện CMHS cấp lớp , còn
để một số ít phụ huynh tự nguyện tham gia nhưng đóng góp xây dựng cho nhàtrường thì không có và còn đòi hỏi quyền lợi cho bản thân khi vào ban đại diện cótrả lương hay không ?
+ Một số GVCN chưa kịp tìm hiểu , nắm vững tình hình đặc điểm học sinh củalớp mình , trao đổi với GVCN năm học trước , xem học bạ , kiểm tra lý lịch họcsinh, theo dõi thái độ , tinh thần học tập của từng học sinh , đặc biệt là những họcsinh cá biệt , chậm tiến bộ để có cơ sở báo cáo với CMHS
+ Một số GVCN còn vắng mặt trong hội nghị CMHS toàn trường
Trang 263 Đề xuất giải pháp
- Cần có biện pháp đối với những GVCN không tham gia hội nghị CMHS toàntrường để GVCN thấy được vai trò , trách nhiệm của mình đối với tập thể lớpcũng như của trường
- Trong việc bầu ban đại diện CMHS cấp lớp và trường ,Hiệu trưởng cần chỉ đạo
kỹ hơn cho GVCN và có nhận xét cụ thể trong ban đại diện CMHS những ngườinhiệt tình có tâm huyết, có trách nhiệm , những người nào không có trách nhiệmthì có thể thay một số người khác
- Hiệu trưởng cùng các phó Hiệu trưởng , chủ tịch công đoàn mỗi người có thểtham gia một lớp cùng với những GVCN còn non trẻ , chưa có kinh nghiệm đểnắm bắt tình hình và giải trình những ý kiến của phụ huynh để họ hiểu và có thểtham gia hoạt động cùng nhà trường
- Hiệu trưởng cần chuẩn bị ,đôn đốc CMHS trong năm học trước các báo cáo thuchi các khoản thật rõ ràng ,chi tiết , sao ra thành nhiều bản , phân phát đến tất cảGVCN và CMHS để mọi người cùng tham khảo và thấu hiểu để tránh tình trạng
có nhiều phụ huynh thắc mắc
- Hiệu trưởng cần có biện pháp kiểm tra một số GVCN chưa thực sự coi trọngcông việc tổ chức hội nghị CMHS đầu năm
2 Thực trạng Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo chỉ đạo GVCN phối
hợp với gia đình và ban đại diện CMHS trong việc giáo dục HS
2.1 Chỉ đạo GVCN phối hợp để giáo dục đạo đức học sinh :
GVCN là người thay mặt Hiệu trưởng trực tiếp làm công tác phối hợp với gia đình
và ban đại diện CMHS
- Trước hết Hiệu trưởng xây dựng đội ngũ GVCN có đủ khả năng vận độngthuyết phục CMHS , biết gợi ý hướng dẫn chi hội lớp hoạt động Cụ thể là: ngay
từ đầu tháng 8, HT đã đưa ra một danh sách dự kiến phân công GVCN dựa trênnăng lực, tính cách và nguyện vọng của từng cá nhân, sau đó thông qua cuộc họpliên tịch để xin ý kiến của các thành viên chủ chốt và cuối cùng tiến hành phâncông khi vào năm học mới
-Hiệu trưởng phải làm không tổ chức họp riêng GVCN nhưng thỉnh thoảng trongcác cuộc họp hoặc nhân các sự kiện liên quan đến vấn đề giáo dục học sinh, HTluôn gửi đến GVCN nắm được những thông điệp về vai trò , vị trí , nhiệm vụ củamình trong công tác giáo dục học sinh là phải tự hoàn thiện phẩm chất , nhân cáchcủa người thầy, mẫu mực trong cuộc sống,không được hút thuốc lá trong cơ quan,lên lớp không có men rượu , không được dùng bạo lực chửi mắng học sinh Khihọc sinh có lỗi ,GVCN cần phải sử dụng các biện pháp sư phạm để giáo dục
Trang 27-Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN quan tâm đến thái độ thực hiện nề nếp của lớp thôngqua điểm thi đua hàng tuần
- Phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp bỏ tiết , trốn học , nghỉ học khôngxin phép , thường tụ tập quán bida hoặc chơi game, mời CMHS lên làm việc hoặcthông báo qua điện thoại
- HT yêu cầu GVCN phải nắm rõ hoàn cảnh cụ thể của từng học sinh ,phải lập sổquản lý học sinh với những nội dung sau :
* Ghi lý lịch từng học sinh và số điện thoại của gia đình cần liên hệ
* Theo dõi và ghi chép những lỗi vi phạm của học sinh , các biện pháp đã giảiquyết ở lớp của GVCN , cách giải quyết của trường , theo dõi đánh giá sự tiến bộcủa học sinh cá biệt
- Thường xuyên liên hệ phối hợp với giáo viên giảng dạy các môn học đối với lớp
để nắm tình hình học tập, rèn luyện của các bạn trong lớp
-HT chỉ đạo GVCN thường xuyên phối hợp chặt chẽ với phụ huynh và ban đạidiện CMHS, để nắm bắt kịp thời những thông tin về tình hình rèn luyện hạnhkiểm của học sinh , với những trường hợp vi phạm pháp luật , nội quy GVCN phảikết hợp với gia đình và các tổ chức cùng tìm biện pháp xử lý và giáo dục
- Ban đại diện CMHS phải tích cực tham gia họp định kỳ mỗi tháng/lần để nắmbắt tình hình học tập và rèn luyện hạnh kiểm của học sinh , thông báo cho phụhuynh HS về những trường hợp vi phạm đồng thời yêu cầu phụ huynh có biệnpháp giáo dục thích hợp
- Thứ hai đầu tuần ban đại diện CMHS cùng chào cờ với học sinh , tham gia sinhhoạt với HS và GVCN lớp
* Phân tích thực trạng :
* Ưu điểm :- Có sự phối hợp đồng bộ và nhịp nhàng giữa bộ phận kỷ luật nhàtrường ,gia đình ,ban đại diện và GVCN
-Tạo nề nếp trật tự kỷ luật trong nhà trường từ GV đến học sinh
- Ban đại diện CMHS thường xuyên phối hợp với GVCN để xử lý các trường hợp gây gỗ , đánh nhau trong và ngoài nhà trường
- Phối hợp tốt với các ban ngành , tổ dân phố , công an địa phương trên đại bàn trường trú đóng nên có những trường hợp xảy ra đối với học sinh của trường thì được báo ngay và xử lý kịp thời
* Hạn chế :
Trang 28HT chỉ đạo GVCN phối hợp với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh của HT
về cơ bản là đúng nguyên tắc và có hiệ quả, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như sau:
-Sự chỉ đạo đôi khi còn mệnh lệnh, cứng ngắc, thiếu tế nhị, đôi khi còn chủ quan nên hời hợt qua loa( vì HT cho rằng GVCN nào cũng nắm được, làm được…)
-Những nội dung, phương pháp phối hợp giữa GVCN với phụ huynh và ban đại diện cha mẹ học sinh thực sự chưa được HT kiểm tra một cách thấu đáo, khoa học,nhiệt tình Ví dụ: kiểm tra việc thăm hỏi gia đình phụ huynh của GVCN, HT chỉ kiểm tra qua sổ sách, ít khi kiểm tra qua nguồn khác, ví dụ như trực tiếp hỏi thăm vài phụ huynh hoặc học sinh…Chưa bao giờ có phiếu thăm dò ý kiến phụ huynh
về phương pháp, nghệ thuật, kỹ năng giao tiếp với phụ huynh của GVCN…
-Do đó vẫn còn nhiều yếu kém trong công tác phối hợp của GVCN với phụ huynh
Cụ thể là:
+ Còn một số GVCN chưa quan tâm sâu sát với lớp, chưa nắm được hoàn cảnh củagia đình từng em nên khi các em vi phạm mới biết Chưa trực tiếp đến gia đình họcsinh cá biệt để nắm bắt tình hình học tập, đạo đức của các em
+ Còn một bộ phận GVCN chưa phối hợp tốt với ban đại diên CMHS trong suốt năm học , chỉ giới thiệu hoặc bầu ban đại diện của lớp về cho nhà trường như vậy
em trong việc học tập và rèn luyện đạo đức
+ Chưa có biện pháp khen thưởng kịp thời những em vi phạm mà biết sửa chữa lỗi lầm để trở thành người tốt
+ Còn để tình trạng các hàng quán, các tụ điểm bida,tụ điểm internet ở trước cổng trường
+Một số em còn đi xe phân khối lớn, còn một bộ phận các em gửi xe ngoài cổng trường gây ùn tắc giao thông
* Đề xuất giải pháp :
- Hiệu trưởng cần có biện pháp kiểm tra mức độ quan tâm đến học sinh cá biệt của lớp do GVCN phụ trách như thông qua BCS và bí thư của lớp hoặc kiểm tra trực tiếp học sinh vi phạm
Trang 29- Hiệu trưởng yêu cầu GVCN cần chủ động tiếp xúc với gia đình phụ huynh học sinh, đặc biệt là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn Qua đó tạo sự gần gũi, thân thiện giúp học sinh tự tin và yên tâm hơn trong việc học tập và rèn luyện.
-Hiệu trưởng đề nghị GVCN cũng cần tăng cường phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên trao đổi và cung cấp những thông tin về hoàn cảnh gia đình, về tâm tư tình cảm, nguyện vọng của các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn để Đoàn có hướng xử lý và giúp đỡ, các em sẽ thấy được sự quan tâm đối với các em là trách nhiệm của mọi người từ đó các em trở nên ham học và phấn đấu trở thành con ngoan – trò giỏi hơn
-Hiệu trưởng cần tăng cường chỉ đạo việc kiểm tra, giám sát học sinh bỏ giờ, bỏ tiết, vi phạm nội qui, qui chế nhà trường, cần có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đúng mực và dứt khoát đối với học sinh vi phạm có hệ thống bên cạnh đó cần tuyên dương, khen thưởng xứng đáng đúng người, đúng việc để cổ vũ tinh thầncho những cá nhân, tập thể có thành tích nhất định trong các phong trào
- Hiệu trưởng cần chỉ đạo GVCN phối hợp tốt hơn nữa với phụ huynh và ban đại diện CMHS trong việc tham gia sinh hoạt chào cờ đầu tuần và có những buổi nói chuyện với các em bằng cách trong những buổi họp định kỳ ban đại diện nên cử từng thành viên tham gia tích cực hơn Có những thành viên có tên trong ban đại diện mà không hoạt động nên có biện pháp nhắc nhở hoặc yêu cầu họ giới thiệu thêm những thành viên khác tích cực hơn
- Cần có biện pháp tác động đến những gia đình, các hàng quán, các tụ điểm…gần trường không được chứa chấp học sinh trong thời gian học tập ở trường đến đánh bài, uống rượu, ăn quà vặt…
- Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN yêu cầu các em gửi xe trong nhà trường để tránh tình trạng ùn tắc giao thông bằng cách báo về gia đình yêu cầu phụ huynh cùng hỗ trợ
- Hiệu trưởng chỉ đạo bộ phận kỷ luật và GVCN yêu cầu học sinh không đi xe phân khối lớn và gây tai nạn giao thông thông qua việc cho học sinh và gia đình làm bản cam kết về việc thực hiện an toàn giao thông giữa bản thân các em -gia đình và nhà trường
- Hiệu trưởng cần xây dựng thêm những pa nô, áp phích, khẩu hiệu, các câu danh ngôn đặt xung quanh trường mang nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh
2.2 Chỉ đạo GVCN phối hợp để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh :
2.2.1 Thực trạng – Hạn chế trong việc giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường phổ thông :
Trang 30Giáo dục trong nhà trường phổ thông của chúng ta ngày nay, tập trung nhiềuvào giảng dạy văn hoá, dạy logic, suy luận mà bỏ qua những khía cạnh hoạt độngtinh thần (cảm xúc, tình cảm) Điều cần thiết hiện nay là giáo dục cho mọi ngườimột nền tảng sâu hơn vềgiá trị sống và kỹ năng sống.
Giáo dục về giá trị sống: để chúng ta biết thế nào là tôn trọng, yêu thương, tựdo… Ý thức được những giá trị cốt lõi này, chúng ta sẽ trang bị nhận thức và bảnlĩnhtốthơn
Nhiều người nghĩ rằng giá trị sống, kỹ năng sống là những điều rất căn bản
mà ai cũng biết, chẳng hạn: phải biết hòa đồng trong tập thể, biết lắng nghe, biếtgiao tiếp, biết ra quyết định Nhưng trên thực tế, ta có mặt không đồng nghĩa là
ta đọc được ngay, ta có miệng không đồng nghĩa là ta nói được, có tay khôngđồng nghĩa là biết viết Chúng ta hồi bé phải học rất nhiều, phải tập rất nhiều mớinói được, viết được, đọc được và lắng nghe được
- Mặt khác XH ngày càng phát triển về nhiều mặt nên đời sống người dân ngày một được cải thiện Chính vì thế sự chăm sóc và trang bị cho con em của người dân ngày một đầy đủ hơn Bên cạnh sự đầy đủ đó lại thêm đa số gia đình đều có từ
1 – 2 con nên sự nuông chiều là tất yếu Học sinh bị cuốn hút theo các trò chơi điện tử và những quan hệ ảo trên hệ thống Internet Đây là những trò chơi làm cho chúng xa lánh với môi trường sống thực tế và thiếu sự tương tác giữa con người với con người Kỹ năng xã hội của học sinh ngày càng kém Điều này dẫn đến tình trạng học sinh trở nên ích kỷ, không quan tâm đến nhu cầu của người khác, không
có khả năng liên kết suy nghĩ của người khác vào quỹ đạo suy nghĩ của mình Nói ngắn gọn, các em có nguy cơ trở thành gánh nặng cho xã hội và cộng đồng
- GVCN chưa rèn luyện kỹ năng thông tin cho học sinh để được tốt hơn Học sinh chưa biết cách diễn tả và lý giải một cách hoạt bát qua viết và nói Mặc dù các kỹ năng này không phải là mới trong giáo dục nhà trường, nhưng vấn đề là làm sao nâng cao kỹ năng thông tin cho học sinh một cách hữu hiệu hơn
- Đa số học sinh không có chính kiến, không có lập trường, không biết đứng ở vị trí nào và cũng chẳng biết tin tưởng vào cái gì Một số HS đáng ngại hơn là tỏ ra hài lòng với cuộc sống nhưng không có cứu cánh gì cả, không có lập trường vững chắc Tệ hơn, một số học sinh không biết mình là ai, không biết mình có khả năng
gì đặc biệt
- Nhà trường chưa chuẩn bị tốt cho học sinh đương đầu với các vấn đề riêng tư, kể
cả giáo dục giới tính Hiện nay ta đang có những chương trình giáo dục về giáo dục giới tính, nhưng hình như vẫn chưa có hiệu quả vì nhiều thầy cô miễn cưỡng giảng dạy chủ đề này Trong khi đó, học sinh liên tục tiếp thu nhiều thông điệp trái ngược nhau Phụ huynh nói thế này còn trường nói thế khác, nhưng các website thì tuyên bố hoàn toàn khác với cha mẹ và thầy cô
Trang 31- Đa số học sinh còn hành động một cách nông nổi, bốc đồng chưa làm chủ được mình Sống và chi tiêu quá khả năng (vung tay quá trán) hay quá lệ thuộc vào cha
mẹ là nguyên nhân dẫn đến những thảm nạn tài chính cho học sinh
- Có một số phụ huynh chưa bao giờ dạy nấu ăn cho con, cách rửa nồi niêu, chén đũa sau khi nấu ăn Vì thế học sinh càng ngày thiếu hàng loạt kỹ năng sống trong nhà, từ những việc đơn giản nhất (như cắt cỏ, thay nhớt xe, thay ống nước) đến những việc có phần tính toán hơn như cách tiết kiệm điện
- Một số GVCN cũng như phụ huynh khi sinh hoạt học sinh cũng không dạy cho học sinh những phép lịch sự căn bản như cách xưng hô trong khi nói hay viết là những kỹ năng có nguy cơ bị đánh mất ở thanh thiếu niên ngày nay Không được giảng dạy thái độ lịch thiệp trong xã hội có thể dẫn đến bất lợi cho học sinh
- Một số em nói chung thích được khen tặng, tán dương Có em thậm chí bị ngã gục vì không được khen ngợi! Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng hay toàn điều tốt đẹp Lòng tự trọng cần phải được phát triển và bồi đắp Những thành công tầm thường không thể tâng bốc là phi thường được
2.2.2 Đề xuất giải pháp :
- Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN phối hợp với ban đại diện CMHS và phụ huynh giáo dục các em về kỹ năng thông qua các buổi tọa đàm về chuyên đề :Kỹ năng sống cho HS Kỹ năng sống là một khái niệm rất rộng bao gồm một số vấn đề sau:
* Kỹ năng giao tiếp
* kỹ năng làm việc theo nhóm
*Kỹ năng sinh hoạt tập thể
* Kỹ năng giải quyết mâu thuẩn, xung đột
- Hiệu trưởng chỉ đạo Giáo viên chủ nhiệm: thường xuyên lồng ghép vào các tiết SHL SHNGLL, thân thiện gần gũi để giáo dục học sinh Mà quan trong hơn hết là mỗi thầy cô là một tấm gương sáng để học sinh noi theo
- Hiệu trưởng cũng nên gần gũi ,quan tâm thường xuyên đến nguyện vọng chính đáng của học sinh
- Hiệu trưởng yêu cầu trách nhiệm bản thân của mỗi HS: phải tìm hiểu, tích cực tham gia các sinh hoạt tập thể, rèn luyện kỹ năng giao tiếp còn hạn chế của mình Nếu rèn luyện tốt thì HS sẽ tự tin, dạn dĩ khi phát biểu trước tập thể để ngày một hoàn thiện hơn
Trang 32- Nhà trường cần có phòng tâm lý , phòng tư vấn để tư vấn học sinh tránh dẫn đến tình trạng HS còn nóng vội, suy nghĩ nông cạn dẫn đến những mâu thuẫn và đi đếngiải quyết bằng bạo lực.
- Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN quan tâm và nhắc nhở những phụ huynh còn mải lo đời sống kinh tế mà quên đi việc giáo dục các em và cứ phó mặc cho nhà trường
- Hiệu trưởng yêu cầu GVCN –GVBM- gia đình giáo dục học sinh không nên phụthuộc vào những lời khen tặng Những bất mãn, thất vọng có thể xảy ra trong đời sống Học sinh cần phải được trang bị cho mình nội lực và sự can đảm cần thiết để đương đầu với những bất trắc trong cuộc sống
- Phải thường xuyên nhắc nhở và dạy cho HS những kỹ năng căn bản như cách xưng hô, gửi một lời cảm ơn, bắt tay một cách thích hợp.( Người GV phải luôn làmgương thì mới có hiệu quả )
- Nhà trường nên chỉ đạo cho GVCN dạy cho HS vấn đề tài chính ,cần phải nói cho học sinh biết những điều kiện hay cạm bẫy để tránh mượn tiền quá nhiều, tránh những chương trình khuyến mãi làm giàu nhanh chóng, và biết chi tiêu một cách thỏa đáng, thích hợp với thu nhập của mình và gia đình
- Ban đại diện CMHS nên phối hợp với phụ huynh và nhà trường để giáo dục học sinh về giới tính
- Hiệu trưởng yêu cầu GVCN giảng dạy cho HS tin tưởng hay có lập trường cá nhân, các em có thể bắt chước, có thể nói theo ý kiến của người khác hay tin theo một niềm tin từ cha mẹ hoặc thầy cô ở nhà trường, nhưng mỗi em phải tìm cho mình một tiếng nói riêng hay một lập trường cá nhân, chứ không phải cứ nghe theongười khác một cách mù quáng
- Học sinh cần phải được dạy đọc ngôn ngữ cơ thể của người đối diện để cảm nhậntâm trạng, để diễn giải cảm giác mà không thể mô tả bằng ngôn ngữ của người đối thoại Các em cần phải cải thiện khả năng chuyển tải và tiếp nhận thông tin qua ngôn ngữ cơ thể và thái độ Học sinh cần phải học cách trở nên tử tế với những người xung quanh
-Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN và Phụ huynh tổ chức những đợt lao động trong nhà trường ,phải biết hướng dẫn các em làm một số công việc phụ giúp gia đình như quét nhà ,nấu cơm ,rửa chén…….để các em cùng chia sẻ và hiểu được công việc
mà người khác đã làm thay mình
2.3 Chỉ đạo GVCN phối hợp để hướng dẫn học sinh học tập các bộ môn khoa học :
2.3.1 Thực trạng :
Trang 33Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chán học ,bỏ học ,học yếu các bộmôn khoa học là do các em không theo kịp các bạn, không biết cách học , mất cănbản Vì thế công tác nâng kém luôn được nhà trường quan tâm Lực lượngGVBM góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập của họcsinh Trên cơ sở kiểm tra chất lượng đầu năm , Hiệu trưởng yêu cầu GVBM
và GVCN lập danh sách để phân loại học sinh trong đó bao gồm những học sinhkhá , giỏi , trung bình và yếu ,kém để chuẩn bị công tác hướng dẫn học sinh yếukém Công tác này được tiến hành vào tuần thứ 12 bằng cách phối hợp đồng bộgiữa GVCN -GVBM–ban đại diện CMHS và phụ huynh của những em học sinhyếu Mỗi lớp chọn ra 5 đến 10 em và GVBM sẽ có kế hoạch kèm tại trường vàonhững thời gian rảnh , thời gian học GVCN phải nắm được để báo cáo cho phụhuynh được rõ
Các em học sinh thuộc diện thi lại được tổ chức ôn tập trong thời gian 2 đến 3tuần một số kiến thức trọng tâm Qua kết quả thi lại hội đồng xét duyệt công bốdanh sách học sinh lên lớp
Đối với những học sinh khá giỏi và tự học được những bộ môn khoa học nhưtoán –lý –hóa thì nhà trường chỉ đạo GVBM bồi dưỡng các em và nâng cao kiếnthức để chọn ra những em thật giỏi tham gia các đội tuyển thi học sinh giỏi củatrường , của thành phố
Trong những năm gần đây tỉ lệ học sinh bỏ học giảm sút hẳn , nhà trường đãnâng dần số học sinh giải cấp thành phố lên đến gần 20 em trong 6 bộ môn thamgia Văn – Toán –Lý- Hóa- Sinh –Địa đó là do Hiệu trưởng đã chỉ đạo bộ phậnchuyên môn , GVCN,GVBM, Ban đại diện CMHS và phụ huynh cùng tham giacông tác giáo dục học sinh và giúp đỡ học sinh yếu kém
2.3.2 Hạn chế :
- Một số GVCN còn thờ ơ trong việc hướng dẫn học sinh cách học các bộmôn ,coi đó là công việc của tự bản thân các em cho nên thường dẫn đến tìnhtrạng nhất là những em học sinh đầu cấp ( HS khối 10 ) các em còn bỡ ngỡ cáchhọc cấp THPT( cấp 3 ) nên một số các em khi bước chân vào trường thì học lựcTB-Khá nhưng đến cuối năm là học sinh yếu
- Hiệu trưởng chưa chỉ đạo bộ phận chuyên môn thành lập các câu lạc bộ các bộmôn khoa học để các em cùng tham gia , trao đổi kỹ năng học bài , làm bài , haycách giải một bài toán khó
- Một số tổ chuyên môn khi sinh hoạt còn nặng về hình thức , chưa đưa ra nhữngbiện pháp cụ thể để thống nhất cách giảng dạy những bài khó trong chương trình