1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng bản đồ tư duy giúp học sinh lớp 12 học tốt môn địa lý.

37 2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 4,8 MB

Nội dung

Vấn đề đổi mới phươngpháp dạy học đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, được thể hiện trong Điều 28- Luật giáo dục:" Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ

Trang 1

Sử dụng bản đồ tư duy giúp học sinh lớp 12 học tốt môn địa lý

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

1.Lý do chọn đề tài:

Hiện nay đất nước chúng ta đang trong quá trình đổi mới kinh tế xã hội,đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, giáo dụcđược xác định là "quốc sách hàng đầu" Đổi mới phương pháp dạy học là mộttrong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách giáo dục Vấn đề đổi mới phươngpháp dạy học đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, được thể hiện trong Điều

28- Luật giáo dục:" Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh" Với xu thế tiến bộ của thời đại, dạy học

tích cực luôn có ý nghĩa rất lớn đối với ngành giáo dục Dạy học không chỉ dừnglại ở việc truyền thụ kiến thức mà quan trọng hơn là dạy cho học sinh phươngpháp tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức Dạy học theo hướng tích cực trong mônĐịa lí nhằm giúp học sinh phát huy khả năng tự học, sáng tạo mà qua đó còngiúp các em nắm vững kiến thức, phát huy khả năng tư duy tổng hợp, có liên hệthường xuyên với thực tiễn và đời sống

Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy môn Địa lí lớp 12 ở Trung Tâm Giáodục Thường xuyên, bản thân tôi nhận thấy chỉ có một số học sinh có ý thức tựhọc, hiểu, nắm vững kiến thức và có khả năng tư duy tổng hợp Bên cạnh đó vẫncòn một số học sinh chưa có khả năng tự học, chỉ dựa vào những kiến thức giáoviên truyền đạt, ghi chép và học thuộc lòng nên khi quên chữ cái đầu là quên tấtcả

Chính vì vậy, bản thân tôi luôn trăn trở phải làm thế nào để để tất cả cáchọc sinh đều hiểu bài, nắm vững nội dung kiến thức và thành thạo các kĩ năng

Trang 2

địa lí, có hứng thú trong học tập Một trong những phương pháp dạy học tíchcực được ngành giáo dục đưa vào triển khai đó là phương pháp sử dụng bản đồ

tư duy Trong các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp sử dụng bản đồ

tư duy sẽ giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, xác định được kiến thức cơ bản

từ đó đạt hiệu quả cao trong học tập Mặt khác, sử dụng bản đồ tư duy còn giúphọc sinh rèn luyện phát triển tư duy logic, khả năng tự học, phát huy tính tíchcực sáng tạo của học sinh không chỉ trong môn Địa lí mà còn trong các môn họckhác cũng như các vấn đề trong cuộc sống

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài:

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ KHI SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC

3 Đối tượng nghiên cứu:

- Một số tiết học Địa lí lớp 12

- Học sinh khối 12 Trung Tâm Giáo dục Thường xuyên Thọ Xuân

4.Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tìm hiểu vai trò của bản đồ tư duy trong dạy học môn địa lí lớp 12

- Thiết kế một số bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí 12 Đánh giá kết quả saukhi vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Địa lí

5 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp khảo sát điều tra trên lớp thông qua các tiết dạy

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Trang 3

Thông qua việc đưa bản đồ tư duy vào dạy học ở trường phổ thông,người giáo viên phải có kỹ năng vận dụng tốt thì chất lượng tiết dạy mới cóhiệu quả cao.

2.Cơ sở lý luận:

Cùng với xu thế phát triển của thời đại, việc nâng cao dân trí, đào tạo bồidưỡng nhân tài ngày càng đóng vai trò cao Do vậy, giáo dục luôn là vấn đềđược Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm, vì thế trách nhiệm của người giáoviên càng phải nâng cao."Dạy học là một nghệ thuật" nên giáo viên phải có kĩnăng vận dụng các phương pháp để truyền đạt kiến thức cho học sinh Tùy theonội dung của từng tiết học mà giáo viên lựa chọn phương pháp phù hợp với đặctrưng của từng bộ môn và từng đối tượng học sinh Không những thế, giáo viêncòn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng quan sát, nghiên cứu, phân tích, so sánh,tổng hợp

Để đánh giá một tiết dạy có hiệu quả hay không đều do kĩ năng vận dụngtốt các phương pháp giúp học sinh hiểu bài, nắm bài và rèn luyện các kĩ năng.Chính vì vậy sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học địa lí 12 có ý nghĩa lớn, gópphần nâng cao chất lượng môn Địa lí

3.Cơ sở thực tiễn:

Từ Nghị quyết của TW và qua thực tế giảng dạy Địa lí 12, đã đề cập đếnviệc đổi mới phương pháp dạy học và đề cao vai trò đánh giá kết quả học tậpthật sự của học sinh Vì vậy, khi giảng dạy, giáo viên hệ thống kiến thức bằngbản đồ tư duy có ý nghĩa rất quan trọng giúp học sinh phát huy được tính tích

Trang 4

cực, chủ động nhận thức, rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ, atlat Địa lí ViệtNam và biết hệ thống hóa kiến thức là điều rất cần thiết.

Vậy thế nào là phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy? Cần sử dụngbản đồ tư duy như thế nào để nâng cao chất lượng các giờ học địa lí? Đó là vấn

đề tôi muốn chia sẻ với các đồng nghiệp trong sáng kiến này

Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mởrộng và đào sâu các ý tưởng Bản đồ tư duy một công cụ tổ chức tư duy nềntảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hìnhảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộnão, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của não bộ

Bản đồ tư duy giúp học sinh có phương pháp học hiệu quả hơn: Việc rènluyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng caohiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học Thực tế cho thấy, một số học sinhchăm chỉ nhưng kết quả học tập vẫn thấp vì các em thường học bài nào biết bàiđấy, học trước quên sau, không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biếtvận dụng kiến thức đã học phần trước vào phần sau Phần lớn học sinh khi đọcsách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưukiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình Sử dụng thành thạo bản đồ tư duytrong dạy học sẽ giúp học sinh có phương pháp học, tăng cường tính độc lập,sáng tạo, chủ động, phát triển tư duy

Bản đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực, não hiểu sâu, nhớlâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữcủa mình Các nhà nghiên cứu cho rằng với cách thể hiện gần như cơ chế hoạtđộng của bộ não Bản đồ tư duy giúp:

Trang 5

Vì vậy sử dụng bản đồ tư duy giúp học sinh học tập tích cực, huy động tối

đa tiềm năng của não, nâng cao hiệu quả môn Địa lí

xã hội ở quê hương Chính vì vậy, trong phạm vi giới hạn tôi chỉ nghiên cứu kĩnăng sử dụng bản đồ tư duy trong dạy bài mới và củng cố kiến thức của địa lí12

a Thuận lợi:

Bản đồ tư duy được sử dụng phù hợp với mọi điều kiện cơ sở vật chất củanhà trường, lớp học giáo viên có thể thực hiện trên bảng phấn, trên vở, trêngiấy, hoặc có thể thiết kế trên phần mềm Khai thác tính năng và sử dụng bản

đồ tư duy có hiệu quả là góp phần đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụngcông nghệ thông tin một cách dễ dàng và thiết thực

Trang 6

Hiện nay cơ sở vật chất trang thiết bị của trường tương đối đầy đủ thuậnlợi cho giáo viên khi lựa chọn và vận dụng các phương pháp giảng dạy tích cực.Môn địa lí là một trong những môn thi học sinh giỏi cấp tỉnh, môn thi tốtnghiệp, thi đại học nên được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của nhà trường, sự chú

ý của học sinh

b Khó khăn:

Học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên có đầu vào thấp, chủ yếu làcác em học sinh có năng lực và điều kiện học tập hạn chế Qua quá trình giảngdạy tôi nhận thấy, nhiều học sinh còn coi nhẹ bộ môn, coi đây là môn phụ nênkhông mấy hứng thú với môn học, chưa đầu tư nhiều thời gian công sức nêngiáo viên rất khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức, đổi mới phương pháp dạyhọc Với đặc thù môn học, Địa lí có nhiều nội dung từ tự nhiên đến kinh tế - xãhội, với khối lượng kiến thức lớn nên học sinh không nhớ nổi toàn bộ kiến thức,phần lớn các em chỉ học thuộc lòng hay nhớ máy móc

Khó khăn lớn nhất là trong một tiết học Địa lí là trong vòng 45 phút giáoviên phải rèn luyện nhiều kĩ năng địa lí để khai thác tri thức và phát triển tư duytrong quá trình học tập Học sinh phải hệ thống hóa được kiến thức đã học, đặcbiệt là mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí Thế nên việc hướng dẫn học sinh vẽbản đồ tư duy, rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ tư duy là rất khó

Chính vì vậy để học sinh nắm vững nội dung bài học, giáo viên phải có kĩnăng vận dụng tốt bản đồ tư duy vào dạy học địa lí, góp phần nâng cao chấtlượng bộ môn

c Nguyên nhân:

* Nguyên nhân khách quan: Nhiều học sinh có năng lực học tập tốt, chịukhó, chú ý tiếp thu bài, biết cách hệ thống kiến thức từ bản đồ tư duy để nắm bàinhanh chóng và có hiệu quả Bên cạnh đó, còn một số học sinh yếu, chưa quenvới cách học mới nên còn lúng túng khi viết hoặc triển khai nội dung từ bản đồ

tư duy

* Nguyên nhân chủ quan:

Trang 7

Giáo viên có năng lực, nhiệt tình trong giảng dạy, vận dụng tốt cácphương pháp đặc trưng của bộ môn sao cho phù hợp với từng bài Tuy nhiên dođây là phương pháp mới nên nhiều giáo viên còn bỡ ngỡ, nên cần nhiều thờigian để xây dựng bản đồ tư duy Máy móc thiết bị ở gia đình còn thiếu thốnchưa đảm bảo nên khó khăn cho việc soạn giảng.

CHƯƠNG III:

GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.

Trước thực trạng trên để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, tôi xintrao đổi một số kĩ năng sử dụng bản đồ tư duy trong dạy địa lí lớp 12

I Các giải pháp chủ yếu :

Tôi thực hiện 5 giải pháp sau:

1.Chuẩn bị kĩ nội dung kiến thức tiết học thông qua bài soạn

2.Lựa chọn phương tiện dạy học phù hợp với từng nội dung của từng bài

3.Chuẩn bị hệ thống câu hỏi sao cho phát huy được tính tích cực của học sinh.4.Lựa chọn nội dung để giao cho nhóm hay cá nhân

5.Xây dựng bản đồ tư duy, tùy theo nội dung của từng bài mà lựa chọn :

a.Sử dụng bản đồ tư duy trong việc kiểm tra kiến thức cũ

b.Sử dụng bản đồ tư duy trong khai thác nội dung kiến thức mới

c.Sử dụng bản đồ tư duy vào trong việc củng cố, tổng kết, ôn tập kiến thức

II Tổ chức triển khai thực hiện

Để sử dụng bản đồ tư duy có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng mônĐịa lí lớp 12, tôi thể hiện các bước theo giải pháp trong một số bài

1.Chuẩn bị nội dung kiến thức tiết học thông qua bài soạn.

Đây chính là bước đầu tiên tôi chuẩn bị cho một tiết học, đó là việc lựachọn kiến thức cơ bản thể hiện trên bản đồ tư duy Từ đó sử dụng phần mềmiMindMap 6 để xây dựng một bản đồ tư duy

Trang 8

Ví dụ, như ở bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gồm những nội dungkiến thức cơ bản được đưa lên xây thành bản đồ tư duy :

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

+ Kinh tế ngoài Nhà nước

+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế

+ Nông nghiệp

+ Công nghiệp

+ Vùng kinh tế trọng điểm

Trang 9

Hình 1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2.Lựa chọn phương tiện phù hợp với nội dung từng bài.

Đây là dạng bản đồ mở với nhiều màu sắc, không yêu cầu chi tiết khắtkhe như bản đồ giáo khoa treo tường, vì thế tôi thường sử dụng máy chiếu vớimàn hình khổ lớn để vừa kết hợp giảng bài với bảng đen phấn trắng, nội dungkiến thức được lưu lại trên bảng Như đối với bài 22 Vấn đề phát triển nôngnghiệp, tôi sử dụng Bản đồ tư duy, máy chiếu đa năng, Atlat Địa lí Việt Nam,

Trang 10

Bản đồ kinh tế chung Việt Nam, Một số hình ảnh, băng hình về các thành tựutrong nông nghiệp, Các bảng số liệu về trồng trọt và chăn nuôi để học sinhkhai thác kiến thức và hình thành bản đồ tư duy (Hình 2).

3 Chuẩn bị hệ thống câu hỏi để phát huy được tính tích cực của học sinh.

Ví dụ 2: Tiết 18: Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Giáo viên chuẩn bị kĩ bài soạn trên giáo án với nội dung các câu hỏihướng học sinh định hướng kiến thức trọng tâm cần thể hiện lần lượt trên bản đồ

tư duy từ ý lớn khái quát cho đến ý nhỏ

Câu 1: Câu hỏi tổng quát: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện thông quanhững yếu tố nào?

Câu 2: Dựa vào kiến thức SGK và Hình 20.1 và Bảng 20.1 (SGK Địa lí12), em hãy trình bày sự chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế ở nước ta? Sựchuyển dịch đó thể hiện cụ thể trong nội bộ từng ngành như thế nào?

Trang 11

Câu 3: Dựa vào Bảng 20.2(SGK Địa lí 12), em hãy trình bày sự chuyểndịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế ở nước ta?

Câu 4: Dựa vào nội dung SGK, kết hợp cùng Atlat Địa lí Việt Nam vàkiến thức của bản thân, em hãy cho biết sự phân hóa và chuyển dịch cơ cấu theolãnh thổ ở nước ta?

Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc với sách giáo khoa, các phươngtiện thiết bị dạy học để khai thác kiến thức và hình thành bản đồ tư duy (Hình 1:Chuyển dịch cơ cấu kinh tế)

4 Lựa chọn nội dung để giao cho nhóm hay cá nhân.

Ví dụ trong tiết ôn tập cuối học kì I, sự khái quát nội dung kiến thức vớidung lượng lớn nên giáo viên sử dụng phương pháp chia nhóm giao nhiệm vụ đểcùng hoàn thành bản đồ tư duy Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm

Nhóm 1: Một số vấn đề vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp Học sinh hệthống và hoàn thiện bản đồ tư duy theo gợi ý:

+ Những đặc điểm nổi bật của nền nông nghiệp nước ta

+ Tình hình sản xuất ngành trồng trọt và chăn nuôi

+ Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp

+ Các hình thức trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Nhóm 2: Một số vấn đề về phát triển và phân bố công nghiệp Học sinh hệ thống

và hoàn thiện bản đồ tư duy theo gợi ý:

+ Cơ cấu ngành công nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

+ Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

+ Các hình thức chủ yếu trong tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta

Nhóm 3: Một số vấn đề về phát triển và phân bố các ngành dịch vụ Học sinh hệthống và hoàn thiện bản đồ tư duy theo gợi ý:

+ Đặc điểm các ngành vận tải và thông tin liên lạc ở nước ta

+ Hoạt động thương mại và du lịch

Trang 12

Các nhóm tổng hợp kiến thức để hoàn thành bản đồ tư duy của nhómmình, sau đó kết nối theo từ khóa để hình thành bản đồ tư duy tổng kết chươngtrình địa lí học kì 1 lớp 12.(Hình 3)

5 Xây dựng, sử dụng bản đồ tư duy.

a Sử dụng bản đồ tư duy trong việc kiểm tra kiến thức cũ:

Thông thường thời gian kiểm tra bài cũ chỉ khoảng 5-7 phút nên yêu cầu của giáo viên chủ yếu chỉ là tái hiện một phần kiến thức nội dung bài học bằng cách gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi, không đòi hỏi nhiều sự phân tích so sánh Cách làm này học sinh chỉ cần học thuộc lòng, học vẹt là đạt điểm cao màđôi khi không hiểu Do đó để kiểm tra, đánh giá chính xác và nâng cao chất lượng học tập giáo viên sử dụng bản đồ tư duy để vừa kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểu của học sinh đối với bài học cũ Để làm điều này tôi đã sử dụng bản đồ tư duy còn thiếu thông tin cho học sinh bổ sung hoặc chọn một phần nội

Trang 13

dung cho học sinh vẽ bản đồ tư duy

Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng hoàn thiện Bản đồ tư duy và trình bày về tài nguyên du lịch nước ta theo mẫu sau:

(Hình 4: Sơ đồ các loại tài nguyên du lịch).( Nội dung phần 2- bài 31)

Việc hoàn thiện thông tin ở các nhánh còn thiếu là một yêu cầu đơn giản,không mất thời gian nhưng nếu học sinh không học bài thì sẽ không điền đượcthông tin hoặc điền không chính xác

Sau khi đã hoàn thiện bản đồ, học sinh cần trình bày các loại tài nguyên

du lịch nước ta hay nói cách khác là nhận xét về mối quan hệ giữa các nhánhthông tin với từ khóa trung tâm Đây chính là phần hiểu bài của học sinh màgiáo viên căn cứ vào đó để nhận xét, đánh giá Cách làm này vừa tránh được họcvẹt vừa đánh giá chính xác học sinh, đồng thời nâng cao được chất lượng họctập của học sinh đối với môn địa lí

Trang 14

Hình 5: Các loại tài nguyên du lịch

b Sử dụng bản đồ tư duy trong khai thác nội dung kiến thức mới.

Giáo viên sử dụng bản đồ tư duy hỗ trợ hình thành kiến thức mới Mụctiêu bài học được cô đọng trong một từ khóa hay hình ảnh đặt ở trung tâm Giáoviên phối hợp tổng hợp các phương pháp để dẫn dắt, hướng dẫn học sinh lầnlượt vẽ các nhánh theo tiến trình hình thành kiến thức bài học mới, để giúp họcsinh tự khám phá kiến thức mới Từ mỗi nhánh lại triển khai các nhánh phụ

"con'', "cháu", "chắt", "chít"

*Sử dụng bản đồ tư duy để giới thiệu khái quát nội dung phần học

Ví dụ 1: Sử dụng bản đồ tư duy để giới thiệu tổng quát nội dung phần "Đặcđiểm chung của tự nhiên" trước khi học bài 6 Đất nước nhiều đồi núi

Giáo viên cho học sinh quan sát SGK Địa lí 12 trang 28, yêu cầu các emcho biết các đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam

Trang 15

Học sinh trả lời, giáo viên thể hiện bằng bản đồ tư duy trên bảng Các đặcđiểm này chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu trong các bài học Sau đó giáo viên giớithiệu nội dung bài 6 Bản đồ tư duy này giúp học sinh thấy được cấu trúc nộidung kiến thức của một phần học, từ đó học sinh có cách nhìn khái quát vềnhững kiến thức sẽ được học, tạo tâm thế sẵn sàng tiếp nhận kiến thức và chuẩn

bị kế hoạch học tập và ôn tập

(Hình 6 : Đặc điểm chung của tự nhiên)

* Sử dụng bản đồ tư duy hỗ trợ hình thành kiến thức mới trong tiết học

Ví dụ 2: Tiết 18: Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1/ Giáo viên chuẩn bị kĩ bài soạn trên giáo án

2/Các hoạt động:

+ Hoạt động 1: Câu hỏi tổng quát: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện thôngqua những yếu tố nào?

Học sinh trả lời, các học sinh nhận xét, giáo viên chuẩn kiến thức và giáo

viên vẽ bản đồ tư duy trung tâm của bản đồ là từ khóa Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Từ trung tâm đó vẽ 3 nhánh.

Nhánh 1 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Nhánh 2 Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

Nhánh 3 Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế

Trang 16

+ Hoạt động 2: Giáo viên cho học sinh tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu ngành

kinh tế (theo hình thức cá nhân / cặp)

Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức SGK và Hình 20.1 và Bảng20.1 (SGK Địa lí 12), trình bày sự chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế ở nước

ta và vẽ trên bản đồ tư duy các nội dung chính Sự chuyển dịch đó thể hiện cụthể trong nội bộ từng ngành như thế nào?

Học sinh trả lời, giáo viên chuẩn kiến thức và học sinh thực hiện lần lượtcác nhánh

+ Hoạt động 3: Tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế

Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào Bảng 20.2(SGK Địa lí 12), trình bày

sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế ở nước ta và vẽ trên bản

đồ tư duy các nội dung chính

+ Hoạt động 4: Tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế

Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào nội dung SGK, kết hợp cùng AtlatĐịa lí Việt Nam và kiến thức của bản thân tìm hiểu sự phân hóa và chuyển dịch

cơ cấu theo lãnh thổ ở nước ta

Giáo viên dẫn dắt học sinh để vẽ các nhánh con và hoàn thành bản đồ.Giáo viên nhận xét bản đồ Mỗi học sinh tự vẽ bản đồ tư duy vào vở ghi củamình.(Học sinh có thể phân nhánh vẽ 3 bản đồ tư duy nhỏ nhánh ít theo nộidung 3 phần sau đó lắp ráp theo từ khóa)

(Hình 1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế)3/Kết quả: Nếu giáo viên sử dụng phương pháp truyền thống thì vấn đề đượcgiải quyết nhưng không hiệu quả Việc thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tếtrên bản đồ tư duy, học sinh nhìn vào bản đồ sẽ nhận biết được từng nội dung vàghi nhớ một cách dễ dàng, phù hợp với mọi đối tượng học sinh, thông tin đầy

đủ, không mất nhiều thời gian Sau khi đưa bản đồ tư duy vào hệ thống kiếnthức và triển khai nội dung mới đa số học sinh hiểu bài, nắm đầy đủ nội dungbài học và có khả năng liên tưởng các phần học tiếp theo

Trang 17

*Giáo viên sử dụng bản đồ tư duy vào hình thành kiến thức mới trongmột phần nội dung của bài học.

Ví dụ 3: Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta

Hình thành bản đồ tư duy trong mục 1.a.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.

- Giáo viên cho học sinh quan sát nội dung mục 1.a.SGK, cùng kiến thức đã học,yêu cầu học sinh cho biết điều kiện tự nhiên và tài nguyên ảnh hưởng đến nôngnghiệp bao gồm những nhân tố nào? Các nhân tố đó ảnh hưởng như thế nào tớinền nông nghiệp nước ta?

- HS trả lời và thể hiện bằng bản đồ tư duy (Hình 7)

Qua bản đồ tư duy học sinh thấy rõ đặc điểm nền nông nghiệp nhiệt đớicủa nước ta và ghi nhớ bài học một cách dễ dàng không máy móc

Với cách học này cả giáo viên và học sinh đều phải tham gia vào quá trìnhdạy học tích cực hơn Giáo viên vừa giảng bài vừa thể hiện trên bản đồ tư duy,vừa tổ chức cho học sinh khai thác kiến thức vừa hoàn thành bản đồ tư duy Học

Trang 18

sinh được nghe giảng, nhìn bản đồ, sách giáo khoa, trả lời câu hỏi, ghi chép sựtập trung chú ý được phát huy cao độ, cường độ học tập theo đó cũng được đẩynhanh, học sinh chú ý học tập tích cực Thông qua cách làm này học sinh làmquen, hiểu, vẽ, đọc bản đồ tư duy và ghi nhớ, hiểu, nắm đầy đủ nội dung và khắcsâu kiến thức.

c Sử dụng bản đồ tư duy vào trong việc củng cố, tổng kết, ôn tập kiến thức.

Sau mỗi phần, mỗi bài, mỗi chương, giáo viên cần phải tổng kết, ôn tập,

hệ thống hóa kiến thức để học sinh nắm vững, vận dụng vào việc làm bài tập, ôntập kiểm tra và liên hệ thực tế Việc củng cố, tổng kết, ôn tập hệ thống hóa kiếnthức là việc làm không thể thiếu với mỗi giáo viên Tuy nhiên, một số giáo viênđôi khi đã bỏ qua công việc này hoặc làm qua loa đại khái nên kết quả chưa cao.Khai thác thế mạnh của bản đồ tư duy để làm công việc này đã mang lại kết quảcao

* Sử dụng bản đồ tư duy cuối mỗi tiết học để củng cố kiến thức bài học.Giáo viên chú ý hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh trả lời theohướng sử dụng bản đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức đã học

Ví dụ: Sau khi học xong bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du vàmiền núi Bắc Bộ, học sinh phải nắm được đặc điểm vị trí địa lí, các thế mạnhkinh tế về khai thác khoáng sản, thủy điện, cây công nghiệp ôn đới và cận nhiệtcũng như các thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc và kinh tế biển.(Hình 8)

Ngày đăng: 08/06/2015, 22:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Sách giáo khoa Địa lí 12 (Tái bản lần thứ 3)- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Khác
2. Sách giáo viên Địa lí 12 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Khác
3. Hướng dẫn dạy học Địa lí 12- Giáo dục thường xuyên cấp THPT- NXB Giáo dục Khác
4. Giáo trình lý luận dạy học của Nguyễn Dược, Nguyễn Đức Vũ Khác
5. Giáo trình phương pháp giảng dạy Địa lí ở trường phổ thông- Nguyễn Đức Vũ Khác
6. Sở dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lí ở trường THCS- TS vương Thị Phương Hạnh- Viện khoa học giáo dục Việt Nam Khác
7. Đặng Thị Thu Thủy - Cách sử dụng phần mềm bản đồ tư duy- Tạp chí Thiết bị giáo dục , Số 51, năm 2009 Khác
8. Trần Đình Châu- Đặng Thị Thu Thủy : Tổ chức dạy học với bản đồ tư duy- Báo giáo dục thời đại, Số 184- 185 năm 2010 Khác
9. Phần mềm Bản đồ tư duy iMindMap6.10. Mạng INTERET Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w