duy trì sự tham gia của người dân trong quản lý TNTN

125 577 2
duy trì sự tham gia của người dân trong quản lý TNTN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn về duy trì sự tham gia của người dân trong quản lý TNTN

LỜI MỞ ĐẦU Nguồn tài nguyên thiên nhiên (rừng và đất) trong những năm vừa qua tại Lào đang có nguy cơ bị cạn kiệt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Độ che phủ rừng của Lào giảm từ 67% xuống còn 47% tại thời điểm năm 1989. Chương trình giao đất giao rừng nhằm đảm bảo quyền của người dân trong quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất và nước) đã được Nhà nước Lào thực hiện từ thập niên 90 đến nay. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy phương pháp tiếp cận của những chương trình này thiếu sự phù hợp để huy động sự tham gia của người dân trong suốt quá trình. Kết cục là, người dân không phải là chủ nhân của chính những hoạt động của mình. Tài nguyên thiên nhiên, mặc dù trên giấy tờ đã có chủ, vẫn chưa thật sự được quản một cách có hiệu quả trên thực tế. Ngoài ra, các Chương trình giao đất giao rừng còn thiếu nghiên cứu kỹ lưỡng những giá trị của cộng đồng như các qui định trong luật tục của cộng đồng trong quản và qui hoạch sử dụng các dạng tài nguyên thiên nhiên. Điều này dẫn đến tình trạng, sau khi kết thúc chương trình, tài nguyên thiên nhiên vẫn không được quản sử dụng một cách có hiệu quả. Chương trình giao đất giao rừng tại bản Lóng Lăn, huyện Luangprabang, tỉnh Luangprabang, Lào được thực hiện bởi sự hỗ trợ, tư vấn của Chương trình CHESH tại Lào từ đầu năm 2004 đến nay. Chương trình này đã phát huy một cách tối đa có hiệu quả sự tham gia của người dân vào trong mọi hoạt động. Ngoài ra, chương trình còn nghiên cứu, kế thừa và lồng ghép những kiến thức của người dân, các giá trị của cộng đồng (ví dụ, luật tục truyền thống .) trong cả quá trình từ việc đào tạo thực hành các kiến thức về luật tài nguyên thiên nhiên, giao đất trên thực địa, giải quyết các vướng mắc về đất đai, xây dựng các loại bản đồ (hiện trạng, qui hoạch), xây dựng qui chế cộng đồng trong quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và qui chế cộng đồng trong quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và qui hoạch sử dụng đất. Vai trò của người dân được xem như chủ đạo trong mọi hoạt động của chương trình. Những giá trị về kiến thức bản địa và qui chế cộng đồng được xem như là phương pháp luận tiếp cận của chương trình nhằm đảm bảo quyền của người dânquản bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nghiên cứu này tập trung về phương pháp tiếp cận của chương trình giao đất giao rừng trong việc phát huy sự tham gia của người dân trong xây dựng qui chế cộng đồng về việc quản tài nguyên thiên nhiên tại bản Lóng Lăn. Đồng thời, nghiên cứu cũng đi tìm hiểu mối quan hệ giữa sự tham gia của người dân trong xây dựng qui chế cộng đồng với tính hiệu quả và ảnh hưởng ban đầu của phương pháp này trong việc đóng góp vào quản nguồn tài nguyên thiên nhiên của bản, vào các chính sách quản tài nguyên thiên nhiên của địa phương. Nội dung chuyên đề bao gồm 3 chương chính sau đây: Chương I: luận về sự tham gia của cộng đồng trong quản TNTN. Chương II: Sự tham gia xây dựng quy chế cộng đồng về quản TNTN tại bản Lóng Lăn. Chương III: Những bài học rút ra và đề xuất nhằm duy trì sự tham gia của người dân trong quản TNTN. Do thời gian thực tập và nghiên cứu không nhiều. Đồng thời kinh nghiệm tổng hợp, thu thập, phân tích…còn hạn có nhiều hạn chế nên nội dung Chuyên đề tốt nghiệp chưa được sâu sắc. Kính mong các thầy cô giáo xem xét và đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn: - Giáo viên hướng dẫn TH.S. VŨ CƯƠNG- Khoa Kế hoạch và phát triển - Trường đại học kinh tế quốc dân - Các bác, các cô chú, anh chị trong Trung tâm Nghiên cứu sinh Thái Nhân văn vùng cao (CHESH), đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này CHƯƠNG I LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNGTRONG QUẢN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG 1. KHÁI NIỆM SỰ THAM GIA 1.1. Căn cứ đưa ra khái niệm Khái niệm này được đưa ra dựa trên các yếu tố sau: - Chính sách của Đảng và Nhà nước về phát huy dân chủ cơ sở, phát huy sức mạnh tổng hợp của người dân trong phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội của đất nước. Mọi hoạt động đều dựa vào sức mạnh của người dân. Như câu nói của lãnh tụ Hồ Chí Minh nói rằng “ Dễ trăm lân không dân cũng chịu Khó vạn lần dân hiệu cũng xong.” Sự tham gia chính là phát huy sức mạnh tổng hợp của người dân - Tài nguyên thiên nhiên, môi trường và con người gắn chặt với nhau, hoà quyện với nhau không thể tách rời được. Từ đây, môi trường và điều kiện sống đã tạo cho các cộng đồng có những giá trị bản sắc văn hóa riêng biệt, những luật tục truyền thống và kinh nghiệm bản địa riêng biệt. Không ai hiểu mảnh đất, tài nguyên thiên nhiên của mình bằng chính người dân địa phương. Không ai hiểu những giá trị luật tục truyền thống bằng chính người dân địa phương. Sự tham gia của người dân chính là phát huy những giá trị truyền thống văn hoá này của các dân tộc. 1.2. Thế nào là sự tham gia Sự tham gia trong nghiên cứu này được hiểu như là một quá trình tự nguyện, đồng trách nhiệm và đồng quyết định của từng thành viên và cả cộng đồng trong công việc. Tìm hiểu và xác định thứ tự ưu tiên các bức xúc, nhu cầu của từng thành viên, gia đình và toàn cộng đồng để từ đó mới có thể tác động đúng với nhu cầu thực tế của họ, sau khi có được chính xác những bức xúc trong cộng đồng từ đó mới có thể tìm ra và xác định những thứ tự ưu tiên các giải pháp có hiệu quả trên cơ sở những tiềm năng sẵn có trong cộng đồng và cơ hội từ bên ngoài. Những kết quả nghiên cứu các bức xúc của cộng đồng sẽ là cơ sở để xây dựng lập các kế hoạch hành động của từng thành viên, gia đình và cộng đồng dựa trên thứ tự ưu tiên các giải pháp mà có được từ nghiên cứu đó. Sau đó phải tổ chức triển khai các kế hoạch đã được xây dựng lên. Kiểm tra và giám sát các kế hoạch được thực hiện bởi từng thành viên, gia đình và cộng đồng. Quyết định đưa ra những chương trình tiếp theo hoặc giải quyết những vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện. Sự tham gia được xem như là một quá trình nâng cao năng lực, nhận thức và cuối cùng là tạo quyền cho người dân thông qua quá trình quyết định những bước hoạt động đã nêu trên đây. Sụ tham gia là một tiến trình, trong đó mọi người, mọi thành phần mọi lứa tuổi, nam và nữ đều có tiếng nói và quyết định trong mọi hoạt động của gia đình và cộng đồng. Sự tham gia là một quá trình học hỏi, thực hành và đúc rút kinh nghiệm của chính những người dân và các cán bộ dự án và cán bộ chính quyền cấp cơ sở. Sự tham gia là một quá trình góp phần củng cố sức mạnh của từng thành viên, cộng đồng. Đồng thời nó cũng góp phần vào việc cải thiện những chính sách, chương trình và dự án đã, đang và sẽ thực hiện trong mọi lĩnh vực. 1.3. Bản chất của sự tham gia Bản chất của sự tham gia thể hiện qua hành vi mà không phụ thuộc vào các điều kiện và áp lực nào (ví dụ thúc ép, áp đặt, cho tiền….) Điều này có thể là một quá trình có thể biểu thị như sau: Biết Hiểu Nhận thức Thái độ Hành vi Hành vi tự nguyện 2. KHÁI NIỆM CỘNG ĐỒNG Trước khi đi tìm hiểu quy chế cộng đồng, định nghĩa về cộng đồng và kinh nghiệm bản địa là hết sức cần thiết. Cộng đồng là một nhóm người cùng sinh sống trong một vùng địa nhất định, có cùng ngôn ngữ tiếng nói, có cùng bản sắc văn hóa, cùng quản sử dụng chung nguồn tài nguyên thiên nhiên và có cùng chung một sở thích và mối quan tâm. 3. THẾ NÀO LÀ QUI CHẾ CỘNG ĐỒNG a) Khái niệm quy chế cộng đồng trong quản TNTN Trước hết cần phải hiểu nguồn gốc của quy chế cộng đồng: Nó được xuất phát từ những luật tục truyền thống của cộng đồng, đó chính là các qui định bất thành văn được lưu truyền thông qua hệ thống giáo dục phi chính thống từ người này sang người khác, từ bố mẹ sang con cái. Nói một cách đơn giản, trong cộng đồng có những việc nên làm hay không nên làm đó chính là luật tục. Qui chế cộng đồng là các giá trị chuẩn mực của cộng đồng nhằm điều chỉnh các hành vi, cách ứng xử của con người, giữa người trẻ với người già, giữa người sống và người chết, giữa con người với tự nhiên. Các khái niệm qui chế cộng đồng, kinh nghiệm bản địa và cộng đồng được chương trình CHESH Lào hiểu như sau: Kinh nghiệm bản địa chính là sự thích ứng và thích nghi qua nhiều thế hệ của một cộng đồng và dân tộc trong các mối quan hệ giữa môi trường xã hội và môi trường tự nhiên. Hay nói cách khác, kinh nghiệm bản địa chính là sự kết tinh của sức sáng tạo của con người trong lao động, sản xuất. Kinh nghiệm bản địa có thể được lưu giữ và thực hành bởi tất cả các thành viên trong cộng đồng. Tuy nhiên, nó phản ánh được tính đặc thù của một nhóm người, cộng đồng và một dân tộc trong một vùng địa nhất định. Nó được lưu truyền từ đời này qua đời khác thông qua quá trình giáo dục phi chính thống (giáo cụ thực hành). Tính bền vững của qui chế cộng đồng được thể hiện qua nhận thức, ý thức, thái độ và hành vi tự nguyện của từng thành viên trong quản và bảo vệ rừng. Nhận thức của người dân bản Lóng Lăn thông qua luật tục bất thành văn được giáo dục bằng nhiều hình thức khác nhau. Họ được giáo dục từ bé đến lớn và trở thành ý thức trong quản lý, bảo vệ rừng. b) Nội dung bản quy chế cộng đồng trong quản TNTN Quy định chung về tài nguyên rừng và đất trong phạm vi bản, bao gồm đất đai, rừng núi, động thực vật, nguồn nước, khoáng sản là tài sản của Nhà nước, giao cho bản quản lý, bảo vệ, sử dụng hợp và phát triển trên cơ sở các luật tục của cộng đồng kết hợp với các luật của Nhà nước. Tất cả mọi Những hành vi tự nguyện mà người Hmông bản Lóng Lăn đã thực hiện trong luật tục của mình: Người Hmông Lóng lăn với họ vùng rừng thiêng họ không bao giời vào chặt phá. Người Lóng Lăn quy định với rừng sử dụng mặc dù được quy định là rừng sử dụng nhưng chỉ được khai thác gỗ làm nhà khi hộ gia đình đó đã sống trong bản đến 10 năm người trong và ngoài bản có trách nhiệm bảo vệ, sử dụng hợp và pháp triển rừng và nguồn tài nguyên này Đối tượng áp dụng là tất cả những người có hộ khẩu tại bản, những người không có hộ khẩu tại bản nhưng có đất truyền thống, đất chuyển nhượng, đất thừa kế tại bản và những người không có hộ khẩu tại bản nhưng có nhu cầu sử dụng đất, rừng trong bản, ví dụ cần sản xuất, canh tác trong đất của bản. Quy định về phân vùng và sử dụng đất trong đó bao gồm các quy định về phân vùng và sử dụng đất nông nghiệp như vùng trồng cây ngắn ngày, vùng đất vườn, vùng trồng cây ngắn ngày, cây ăn quả, vùng trồng cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, vùng chăn thả gia súc, vùng dự phòng đất nông nghiệp trong các vùng này phải quy định mấy vùng, tên cụ thể của từng vùng, nói rõ vị trí của từng vùng, từ đâu đến đâu, được phép trồng những cây gì trong vùng đó. Phân vùng sử dụng đất lâm nghiệp gồm có vùng rừng thiêng, rừng nghĩa địa, vùng rừng cấm riêng của cộng đồng, vùng rừng phòng hộ đầu nguồn nước, vùng dự phòng đất lâm nghiệp. Quy định về đất ở, trong đó có vùng đất ở, vùng dự phòng đất ở. Quy định về săn bắt thú rừng, nghiêm cấm người trong bản và người ngoài bản săn bắt thú rừng theo quy định hiện hành của pháp luật nhà nước. Tại Việt Nam, nhà nước luôn tôn trọng các quy định của cộng đồng trong việc xử phạt những người vi phạm việc săn bắt thú rừng, đặc biệt là săn bắt những con vật thiêng của dòng họ, của cộng đồng. Quy định quyền hạn, trách nhiệm của bản, hội đồng già làng là người quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến việc thực hiện quy chế cộng đồng của những người trong và ngoài bản. Trưởng bản là người tư vấn pháp luật nhà nước và là người thực thi các quyết định của hội đồng già làng trong việc thực hiện quy chế của người dân. Tổ bảo vệ rừng của bản có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện quy chế của những người trong và ngoài cộng đồng. Bắt giữ, thu tang vật của những người vi phạm đưa về bản để hội đồng già làng giải quyết. Quy định phương thức quản sử dụng trong từng loại đất rừng Ví dụ với rừng cấm, Nhà nước quy định là bảo tồn gen các loại cây, còn người Hmông lại quan tâm xem rừng đó thần rừng có ở được hay không. Họ quan tâm đến niềm tin nhiều hơn và đằng sau đó là bảo vệ rừng. Họ quy định mặc dù đó là rừng sản xuất nhưng những người sống đến 10 năm mới được chặt cây làm nhà và mới được phép khai thác gỗ. Mục đích đó để những người đến ở mới hiểu được các giá trị của rừng mới được chặt, khai thác rừng. Còn trong luật Nhà nước thì quy định rừng sử dụng là rừng được khai thác sử dụng được luôn không cần phải có thêm quy định gì có liên quan đến giá trị của rừng. Quy chế cộng đồng về quản lý, sử dụng và phát triển rừng và tài nguyên rừng của bản được sự phê duyệt của chủ tịch UBND huyện, và được ký bởi Hội đồng già làng, Trưởng bản và UBND huyện. Nội dung của quy chế cộng đồng này phải được đưa kèm theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất của bản và quyết định của Uỷ ban Nhân dân huyện, tỉnh. Trong đó nội dung quy chế, phải được cộng đồng bản, huyện, tỉnh thống nhất về nội dung cũng như các điều trong quy chế. c) Vai trò của quy chế cộng đồng trong quản TNTN Là các luật tục của cộng đồng để cộng đồng dựa vào đó làm cơ sở để quản sử dụng và phát triển bền vững các dạng nguồn TNTN của mình, hoặc dựa vào đó để làm cơ sở ổn định sản xuất giữ gìn giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Trong một Nhà nước đều có những luật riêng của mình để thực hiện các chính sách chủ trương của Nhà nước nhằm giữ gìn an ninh trật tự và phát triển kinh tế. Một tổ chức một cơ quan cũng có quy định quy chế riêng để ổn định và phát triển cơ quan mình. Vậy cộng đồng cũng cần có các quy chế cộng đồng nhằm giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc. Nói một cách khác, quy chế cộng đồng có vai trò như là luật của cộng đồng. Với luật tục của mình, cộng đồng tự quản lý, phần vùng sử dụng TNTN mà nằm trong vùng quản của mình. Vai trò của luật tục mặc dù rất mạnh trong cộng đồng và được cả cộng đồng biết và tuân thủ, nhưng chắc chắn trong xã hội có tồn tại nhiều cộng đồng nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống. Trong mối quan hệ sinh thái nhân văn thì con người và tự nhiên có quan hệ không biên giới, vì vậy nhu cầu sử dụng TNTN của cộng đồng cũng sẽ không có giới hạn nếu các cộng đồng khác nhau không có được một văn bản quy chế bảo vệ TNTN của mình thì khó có thể áp dụng luật tục trong cộng đồng mình ra ngoài cộng đồng khác trong khi các luật tục đó vẫn là luật tục bất thành văn. Vậy việc cụ thể các luật tục thành văn bản là rất cần thiết và quan trọng trong việc áp dụng với các cộng đồng xung quanh và các dân tộc khác cùng sinh sống trong một xã hội, để từ đó bảo vệ được TNTN và đồng thời đảm bảo được sự đoàn kết giữa các cộng đồng với nhau. II. VAI TRÒ TÁC DỤNG CỦA SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG QUI CHẾ CỘNG ĐỒNG VỀ QUẢN TNTN 1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ SỰ THAM GIA TRONG XÂY DỰNG QUY CHẾ CỘNG ĐỒNG. a) Dựa vào các bộ luật của Nhà nước về việc tạo điều kiện và quyền cho cộng đồng, các tổ chức cộng đồng, các hộ gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng và bảo vệ rừng. [...]... ra về sự tham gia của cộng đồng Nhưng trên thực tế sự tham gia của người dân chưa thực sự được phát huy và chưa có hiệu quả, vì sự tham gia đó chủ yếu chỉ là hình thức Cán bộ phát triển chưa thực hiện đúng khái niệm của sự tham gia, sự có mặt của người dân trong các buổi họp cũng có thể gọi là sự tham gia, đó chưa đúng là sự tham gia Nhiều hoạt động phát triển tại Luangprabang nói riêng, sự tham gia. .. năng duy trì của bản quy chế với người dân sau khi dự án rút đi và không còn có tác động của lãnh đạo chính quyền các cấp có liên quan nữa 3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG QUI CHẾ BẢO VỆ TNTN Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây dựng quy chế bảo vệ TNTN có thể được chia thành hai loại nhân tố như sau: 3.1 Các nhân tố chủ quan Là các nhân tố trong. .. đồng, và của các cấp chính quyền trực tiếp, cũng như các nhà chuyên môn Cuối cùng, nó là phải đảm bảo được tính khả thi của bản quy chế đã xây dựng III ĐÁNH GIÁ SỰ THAM CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG QUI CHẾ BẢO VỆ TNTN 1 HÌNH THỨC THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG Trong hoạt phát triển sự tham gia của cộng đồng bao gổm có 6 hình thức tham gia như sau: 1.1 Sự tham gia bị động Đây là hình thức tham giatrong đó... phương pháp như: Có sự tham giangười dân làm cốt lõi trong việc thực hiện (1) Có sự tham là việc sự dụng kiến thức bản địa của người dân trong lập kế hoạch và phát triển vídụ, trước khi sẽ làm công việc gì là để cho người dân đề nghị trước sau đó cán bộ mới đóng góp ý kiến bổ sung và dânngười quyết định, (2) Việc người dân làm cốt lõi là việc khuyến khích để tạo có sự tham gia trong mọi hình thức,... trương của Nhà nước tác động đến sự tham gia, muốn phát huy được sự tham gia tại cấp cơ sở cấp địa phương thì phải cần có luật pháp nhằm đảm bảo và khuyến khích người dân tham gia Đó là sự tác động của lãnh đạo chính quyền các cấp, là mức độ sự ủng hộ về phương pháp và các phương pháp truyền đạt của cán bộ đến với cộng đồng, người dân về quy chế Một nhân tố nữa đó là điều kiện để người dân tham gia trong. .. bản luật nói về quản TNTN, nhưng tôi cũng có thể đánh giá qua những điều chung nhất đã nêu ở phần trên, Nhà nước Lào rất chú trọng đến việc quản TNTN của quốc gia Các văn bản pháp này đã giải thích rất cụ thể đến từng loại tài nguyên, đất, rừng, nước…Để nhằm sử dụng hợp và hiệu quả nhất những tài sản quý báu của quốc gia 2 KHÁI QUÁT VỀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG QUẢN TNTN TẠI LÀO 2.1... muốn của dân địa phương Trong việc quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp phải được sự tham gia đầy đủ và tích cực của những người dự đích sẽ được giao đất lâm nghiệp và được hưởng lợi từ mạnh đất của mình mà được Nhà nước giao Quá trình xây dựng quy chế cũng không khác gì với sự tham gia trong các hoạt động GĐGR Xây dựng quy chế cộng đồng phải được sự tham gia đầy đủ của từng thành viên trong. .. đồng, những người dân sống trong các làng và xã cũng phải được tham gia ngay từ khi bắt đầu quá trình Những phương pháp và công cụ cùng tham gia như đánh giá đói nghèo có sự tham gia của người dân (PPA) và đánh giá nhanh nông thôn (RRA) cần được sử dụng nhằm khuyến khích sự tham gia của mọi người dân địa phương có liên quan Sau đó việc chỉ đạo thực hiện cả quá trình sẽ được chuyển sang những người có... pháp của Nhà nước đến với các ngành có liên quan và đến với cộng đồng chưa có hiệu quả chưa thực sự vào được dân, và việc thực hiện các quy chế luật pháp vẫn chưa được thực hiện một cách nghiêm túc 2.2 Thực trạng về sự tham gia của người dân trong các hoạt động quản và bảo vệ nguồn TNTN Trong các hoạt động quản và bảo vệ nguồn TNTN tại Lào, Mặc dù trong văn bản pháp và các chính sách của Nhà... xuống người dân không hiểu được, do việc thực thi quy chế không đạt hiểu quả Chính vì vậy các hoạt động xậy dựng quy chế cộng đồng mới rất cần đến sự tham gia đầy đủ và thực sự của người dân và cộng đồng 2 TRÌNH TỰ XÂY DỰNG QUI CHẾ CỘNG ĐỒNG 2.1 Những nguyên tắc chỉ đạo a) Quá trình xây dựng qui chế cộng đồng về bảo vệ TNTN phải được sự tham gia đầy đủ của người dân, phải kết hợp hài hoà những ưu tiên của . pháp tiếp cận của chương trình giao đất giao rừng trong việc phát huy sự tham gia của người dân trong xây dựng qui chế cộng đồng về việc quản lý tài nguyên. pháp tiếp cận của những chương trình này thiếu sự phù hợp để huy động sự tham gia của người dân trong suốt quá trình. Kết cục là, người dân không phải

Ngày đăng: 09/04/2013, 20:07

Hình ảnh liên quan

Hình 1: Sơ đồ về các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây dựng quy chế cộng đồng - duy trì sự tham gia của người dân trong quản lý TNTN

Hình 1.

Sơ đồ về các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây dựng quy chế cộng đồng Xem tại trang 26 của tài liệu.
o Bảng biểu 2: kết quả tham gia xác định vấn đề quan tâm của nhóm phụ nữ bản Lóng Lăn theo phương pháp “Chia ô - Rải sỏi”  - duy trì sự tham gia của người dân trong quản lý TNTN

o.

Bảng biểu 2: kết quả tham gia xác định vấn đề quan tâm của nhóm phụ nữ bản Lóng Lăn theo phương pháp “Chia ô - Rải sỏi” Xem tại trang 54 của tài liệu.
Thông qua kết quả tại bảng biểu cho thấy thanh nhiên có quan tâm nhiều đến quyền sử dụng đất cũng như quy chế cộng đồng trong bảo vệ TNTN  tổng số điểm là 8 điểm cho vấn đề này. - duy trì sự tham gia của người dân trong quản lý TNTN

h.

ông qua kết quả tại bảng biểu cho thấy thanh nhiên có quan tâm nhiều đến quyền sử dụng đất cũng như quy chế cộng đồng trong bảo vệ TNTN tổng số điểm là 8 điểm cho vấn đề này Xem tại trang 55 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan