III. ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG QUI CHẾ CỘNG ĐỒNG QUẢN LÝ TNTN TẠI BẢN LÓNG LĂN
3. HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG QUI CHẾCỘNG ĐỒNG CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TẠI BẢN LÓNG LĂN
GIA CỦA NGƯỜI DÂN TẠI BẢN LÓNG LĂN
3.1. Các bước thực hiện trong xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý TNTN tại Lóng Lăn lý TNTN tại Lóng Lăn
Với sự thống nhất trong cộng đồng và sự hỗ trợ tư vấn của cán bộ kỹ thuật và dự án hỗ trợ tiến trình xây dựng quy chế được chia thành 7 bước như sau:
Bước 1. Cộng đồng bản Lóng Lăn chủ động xây dựng quy chế dựa
trên các mặt truyền thống và kinh nghiệm bản địa của họ về quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng đất nơi họ sống (dự thảo lần 1).
Bước 2. Các cán bộ chuyên môn cấp huyện, cấp tỉnh và chính quyền
huyện nghiên cứu, bổ sung vào bản quy chế này của Lóng Lăn.
Bước 3. Tổ chức họp lãnh đạo và toàn dân bản Lóng Lăn với cán bộ
chuyên môn GĐGR để thảo luận thống nhất quy chế cộng đồng bản Lóng Lăn về quản lý sử dụng tài nguyên rừng và đất nông nghiệp (dự thảo lần 2), đồng thời thống nhất chuẩn bị kế hoạch tiếp theo.
Bước 4. Tổ chức họp lãnh đạo, các già làng, kiểm lâm bản Lóng Lăn
với lãnh đạo, các già làng, kiểm lâm của 12 bản kề cận Lóng Lăn nhằm trao đổi chia sẻ các bức xúc trong quản lý sử dụng tài nguyên rừng và đất nông nghiệp đồng thời góp ý kiến và cùng thống nhất quy chế cộng đồng của bản
Lóng Lăn trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng và đất nông nghiệp (dự thảo lần 3).
Bước 5. Tổ chức cuộc họp giữa cộng đồng bản Lóng Lăn, các đại
diện của 12 bản kề cận với các lãnh đạo Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Luang Prabang (PAFO), lãnh đạo huyện Luang Prabang, phòng Lâm nghiệp tỉnh Luang PraBang, phòng Lâm nghiệp huyện Luang Prabang (DAFO) bàn về nội dung quy chế quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên của bản Lóng Lăn (dự thảo lần 4).
Bước 6. Trình bày quy chế quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển các
nguồn tài nguyên thiên nhiên của bản Lóng Lăn sau khi có sự đóng góp ý kiến và tư vấn của các bên có liên quan lên các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bước 7. Tiến hành phổ biến, tuyên truyền và tập huấn cho dân bản
Lóng Lăn và dân các bản xung quanh Lóng Lăn nội dung bản quy chế quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và một số quy định khác của luật pháp Lào.
Mặc dù rất mong muốn, rất quyết tâm thực hiện được 7 bước trong tiến trình xây dựng quy chế cộng đồng quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nhưng thực sụ trong lòng các già làng bản Lóng Lăn còn ngờ vực về tính khả thi của tiến trình này. Vì với từ lâu nay chưa bao giờ luật tục của dân tộc lại xuất hiện trên những giấy tờ quy chế và được lồng ghép với luật pháp của Nhà nước. Từ trước đến giờ có thể nói rằng đây là lần đầu tiền tại bản Lóng Lăn thấy không khí đông đủ và hăng hái như lần này. Mặc dù họ rất tự tin đưa ra những ý kiến và đưa ra các quy định trong luật tục của mình về bảo vệ nguồn TNTN nhưng trong lòng họ vẫn thể hiện ra sự mất tự tin như trong các câu nói của già làng bản Lóng Lăn, Ông Xay Khư Zang nói:
“Tôi thấy các bước xây dựng quy chế này hay quá, đúng quá, nhưng tôi sợ không thực hiện được hết. Không biết người dân bên ngoài có ủng hộ không”.(Trích từ tài liệu báo cáo GĐGR tại Lóng Lăn của dự án CHESH).
Ông Za Zi Zang nói: “Tôi lại sợ cán bộ chính quyền, cán bộ kỹ thuật không ủng hộ, nhưng chúng ta cứ quyết tâm mà thôi”.(Trích từ tài liệu báo cáo về GĐGR tại Lóng Lăn của dự án CHESH )
Với quyết tâm như vậy, người dân Lóng Lăn đề xuất với cán bộ kỹ thuật GĐGR tiến trình và phương pháp xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên của bản gồm 7 bước như trên.
3.2. Phương pháp tiếp cận sự tham gia trong xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý TNTN cộng đồng về quản lý TNTN