I. NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ VIỆC XÂY DỰNG QUY CHẾCỘNG ĐỒNG TRONG BẢO VỆ TNTN TẠI BẢN LÓNG LĂN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
QUY CHẾ VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI BẢN LÒNG LĂN
VÀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI BẢN LÒNG LĂN
Căn cứ để xây dưng quy chế:
1. Căn cứ luật về rừng, số 01/96, đề ngày 11/10/96.
2. Căn cứ Luật về đất đai sưa đổi, số 04/HĐND, ssề ngày 21/10/2003. 3. Căn cứ Luật về đất nông nghiệp, số 01/98/HĐND, đề ngày
10/10/1998.
4. Căn cứ Luật về Nước và tài nguyên nước, số 02/96, đề ngày 10/10/1996.
5. Căn cứ luật bảo vệ môi trường, đề ngày 3/4/1999.
6. Căn cứ Pháp lệnh của chủ tịch nước về thuế đất, số 03/CHDCND, đề ngày 18/08/2000 ;Nghị định của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thực hiện Pháp lệnh của Chủ tịch nước, số 150/TT, đề ngày 22/10/2000; Bản hướng dẫn của Bộ Tài chính về tổ chức thực hiện Nghị định, số 1665/TC, đề ngày 6/11/2000; và thị hướng dẫn bổ sung về việc tổ chức thực hiện chính sánh thuế đất mới , số 715/TC, đề ngày 23/04/2004.
7. Căn cứ Nghị định về tài nguyên thiên nhiên dược liệu của Thủ tướng Chính phủ , số 155/TT, đề ngày 30/09/2003.
8. Căn cứ các quy chế của Bộ Nông Lâm nghiệp nhất là Quy chế về rừng của bản ,số 535/NL, đề ngày 18/6/2000;quy chế bảo vệ rừng cấm - động vật hoang dã, số 360/NL, đề ngày 08/12/2003;quy dịnh về
cỡ vòng cây dược phép đốn từ rừng tự nhiên , số 60/NL, đề ngày 24/02/2003; quy chế về quản ký việc khai thác gỗ và lâm sản, số 221/NL, đề ngày 13/10/2000.
9. Căn cứ quy chế của bản đã trở thành tập quán từ xưa đến nay.
10. Căn cứ Chỉ thị hướng dẫn của huyện trưởng huyện Luang Prabang, số 388/HT. LPB , đề ngày 21/11/2005 về kiểm tra và thu giữ chất nổ và vũ khí.
11. Căn cứ Chỉ thị hướng dẫn của huyện trưởng huyện Luang Prabang, số 391/HT.LPB< đề ngày 22/11/2005 về đăng ký dụng cụ cưa tay và kiểm soát việc khai thác gỗ.
12. Căn cứ thoả thuận của hội nghị giũa các bản và cá nhân sử dụng tài nguyên chung tại bản Lóng Lăn ngày 07/12/2005.
Mục đích của việc xây dựng quy chế này:
1. Bản quy chế này được xây dựng để khuyến khích những người hưởng tài nguyên đất và rừng tại khu vực do bản Long Lăn quản lý đầu tiên phải có ý thức sử dụng một cách đúng đắn trên cơ sở tôn trọng các quy chế và luật pháp của nhà nước.
2. Biện pháp thực hiện trong quy chế này là tạo điều kiện cho những người đã tích cực góp phần vào việc quản lý – bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên ở bản Lóng Lăn.
3. Các phần nội dung là tổng hợp giữa những kiến thức bản địa, luật tục của cộng đồng với các điều luật của pháp luật nhà nước để thuận lợi trong công việc thực hiện.
Chương I: Về quy định vị trí và phân loại sử dụng đất rừng và đất nông nghiệp.
Điều 1: Bản Lóng Lăn là 1 bản nằm trong cụm bản phát triển vùng cao của huyên Luang Prabang, tỉnh Luang Prabang, nằm cách thành phố Luang Prabang khoảng 43 km về phía bắc. Có địa giới tiếp giáp với 12 bản là:
• Phía bắc giáp với bản Huổi Lậc, bản Phả Viêng và bản Huổi Măn. • Phía nam giáp với bản Na Tan, bản Phôn Xa Vàng và bản Phôn Xa
Vạt.
• Phía đông giáp với bản Huổi Xá La, Bản Phu Khoảng và bản Nạm Bò.
• Phía tây giáp với bản Bò Hé, bản Kọc Văn và bản Na Đon Khun. • Bản này có vị trí địa lý là cao hơn so với mực nước biển là 778 m
đến 1606m , nằm ở vĩ tuyến 19050’30’’ đến 19058’00’’ và vĩ độ 102017’20’’ đến 102025’13’’.
(Xem bổ sung bản đồ hành chính và biên bản địa giới bản)
Điều 2 : Quy định loại sử dụng đất trong phạm vi bản Lóng Lăn đã phân thành 3 loại lớn và toàn bộ diện tích 8439,24 ha được phân bổ như sau:
(1) Đất rừng : Diện tích 5034,84 ha quy định là 3 loại là rừng cấm , rừng phòng hộ và rừng sản xuất và mỗi loại được chia làm 3 loại nhỏ như sau:
a) Rừng cấm : Rừng và đất rừng được phân bổ nhằm mục đích gìn giữ các giống cây cối và cây gỗ , các loại thú rừng và là nơi chôn thi thể trẻ con có diện tích 1136,86 ha được quy định như sau :
Điểm thứ 1 : Xác định tại núi Long Lúc , núi Phu Đăm , núi Long Huổi Nhay phía dưới đến phía đông của núi Po Phay đến suối Măn Lưởng với diện tích 806,24 ha .
Về biện pháp cho phép
• Có thể thu hái các loại giống cây về để nhân giống nhưng phải được sự đồng ý của chính quyền bản Lóng Lăn trước đã.
• Có thể vào rừng thu hái dược liệu về dùng nhưng phải được sự đồng ý của chính quyền bản Lóng Lăn trước đã.
• Có thể vào du lịch và nghỉ ngơi.
Về biện pháp nghiêm cấm
• Tuyệt đối cấm tất cả mọi người chặt cây thu hái lâm sản và săn bắt tất cả các loại thú trong vùng này để sử dụng .
• Tuyệt đối cấm sử dụng vùng đất này vào mục đích nông nghiệp. • Tuyệt đối cấm đốt rừng.
Về biện pháp đối với người vi phạm
• Mọi vi phạm gây tổn thất đều bị bản Lóng Lăn phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 Kíp, nếu người vi phạm không có tiền nộp phạt thì phải lao đông phục vụ công ích của bản Lóng Lăn để bù lại đủ số tiền phạt. Đồng thời phải giáo dục họ.
• Trường hợp trị giá thiệt hại không tới 500.000 Kíp thì chỉ bị thi hành kỷ luật của bản nhưng nếu trị giá thiệt hại lớn hơn mức này thì còn phải chuyển tới các bộ phận liên quan của chính quyền để tiếp tục thi hành án.
Điểm thứ 2: Xác định lấy núi To Sa (đầu nguồn suối Huổi Lực) với diện tích 326,25 ha
Về biện pháp cho phép
• Có thể thu hái các giống cây để trồng nhân giống nhưng phải được sự đồng ý của chính quyền bản Lóng Lăn trước đã.
• Có thể thu hái dược liệu về để sử dụng nhưng phải được sự đồng ý của chính quyền bản Lóng Lăn trước đã.
• Có thể vào du lịch và nghỉ ngơi.
Về biện pháp nghiêm cấm
• Tuyệt đối cấm tất cả mọi người chặt cây thu hái lâm sản và săn bắt tất cả các loại thú trong vùng này để sử dụng .
• Tuyệt đối cấm sử dụng vùng đất này vào mục đích nông nghiệp. • Tuyệt đối cấm đốt rừng.
Về biện pháp đối với người vi phạm
• Mọi vi phạm gây tổn thất đều bị bản Lóng Lăn phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 Kíp, nếu người vi phạm không có tiền nộp phạt thì phải lao đông phục vụ công ích của bản Lóng Lăn để bù lại đủ số tiền phạt. Đồng thời phải giáo dục họ.
• Trường hợp trị giá thiệt hại không tới 500.000 Kíp thì chỉ bị thi hành kỷ luật của bản nhưng nếu trị giá thiệt hại lớn hơn mức này thì còn phải chuyển tới các bộ phận liên quan của chính quyền để tiếp tục thi hành án.
Điểm thứ 3 : Phía trái con đường đi Ka Sia, dùng làm nơi chôn thi thể trẻ con với diện tích 4,37 ha.
Về biện pháp cho phép
• Có thể thu hái các giống cây để trồng nhân giống nhưng phải được sự đồng ý của chính quyền bản Lóng Lăn trước đã.
• Có thể thu hái dược liệu về để sử dụng nhưng phải được sự đồng ý của chính quyền bản Lóng Lăn trước đã.
• Có thể vào du lịch và nghỉ ngơi.
Về biện pháp nghiêm cấm
• Tuyệt đối cấm tất cả mọi người chặt cây thu hái lâm sản và săn bắt tất cả các loại thú trong vùng này để sử dụng .
• Tuyệt đối cấm sử dụng vùng đất này vào mục đích nông nghiệp. • Tuyệt đối cấm đốt rừng.
Về biện pháp đối với người vi phạm
• Mọi vi phạm gây tổn thất đều bị bản Lóng Lăn phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 Kíp, nếu người vi phạm không có tiền nộp phạt thì phải lao đông phục vụ công ích của bản Lóng Lăn để bù lại đủ số tiền phạt. Đồng thời phải giáo dục họ.
• Trường hợp trị giá thiệt hại không tới 500.000 Kíp thì chỉ bị thi hành kỷ luật của bản nhưng nếu trị giá thiệt hại lớn hơn mức này thì còn phải chuyển tới các bộ phận liên quan của chính quyền để tiếp tục thi hành án.
b) Rừng phòng hộ : Là rừng và đất rừng được phân bổ để bảo vệ địa bàn nguồn nước uống – nước sinh hoạt của bản và chông xói lở đất, có diện tích 2888,61 ha được quy định như sau:
Điểm thứ 1: Ven các con suối Xá La, Nạm Đề Ma, Bò Xưn đến Nạm Meng Kheng, dọc theo con đường cũ đi vào bản Tín Phả cũ
đi lên đến đầu vách núi giáp với bản Phu Khoảng - đến Nạm Bò – Huổi Măn – Phả Viêng, với diện tích 1.948,00 ha.
Về biện pháp cho phép
• Cho phép thu hái lâm sản bảo đảm không triệt nòi giống. • Có thể thu hái cây chết về làm củi.
• Cho phép săn bắt thú rừng loại quản lý về làm thực phẩm (Xem danh sách ).
• Có thể vào du lịch và nghỉ ngơi.
• Có thể thu hái các giống cây về trồng để nhân giống.
Về biện pháp nghiêm cấm
• Tuyệt đối cấm tất cả mọi người chặt cây và săn bắt loại thú bảo vệ về để sử dụng.
• Cấm thu hái lâm sản mang bán làm hàng hoá.
• Tuyệt đối cấm sử dụng vùng đất này vào mục đích nông nghiệp. • Tuyệt đối cấm đốt rừng
Về biện pháp đối với người vi phạm
• Mọi vi phạm gây thiệt hại đều bị bản Lóng Lăn phạt tiền, mỗi lần 500.000 Kíp, nếu người vi phạm không có tiền nộp phạt thì phải lao động công ích cho bản để bù lại đủ trị giá tiền phạt. Và phải chịu sự giáo dục.
• Trường hợp trị giá thiệt hại không đến 500.000 Kip thì chỉ bị thi hành kỷ luật của bản, nhưng nếu trị giá thiệt hại lớn hơn con số đó thì còn bị chuyển lên chính quyền liên quan để tiếp tục thi hành án.
Điểm thứ 2 : Vùng suối Huội Đê - núi Pa Sông tới con đường Trung Quốc nghiền đá với diện tích 940,61 ha.
Về biện pháp cho phép
• Cho phép thu hái lâm sản bảo đảm không triệt nòi giống. • Có thể thu hái cây chết về làm củi.
• Cho phép săn bắt thú rừng loại quản lý về làm thực phẩm (Xem danh sách ).
• Có thể vào du lịch và nghỉ ngơi.
• Có thể thu háI các giống cây về trồng để nhân giống.
Về biện pháp nghiêm cấm
• Tuyệt đối cấm tất cả mọi người chặt cây và săn bắt loại thú bảo vệ về để sử dụng.
• Cấm thu hái lâm sản mang bán làm hàng hoá.
• Tuyệt đối cấm sử dụng vùng đất này vào mục đích nông nghiệp. • Tuyệt đối cấm đốt rừng
Về biện pháp đối với người vi phạm
• Mọi vi phạm gây thiệt hại đều bị bản Lóng Lăn phạt tiền, mỗi lần 500.000 Kip, nếu người vi phạm không có tiền nộp phạt thì phải lao động công ích cho bản để bù lại đủ trị giá tiền phạt. Và phải chịu sự giáo dục.
• Trường hợp trị giá thiệt hại không đến 500.000 Kip thì chỉ bị thi hành kỷ luật của bản, nhưng nếu trị giá thiệt hại lớn hơn con số đó thì còn bị chuyển lên chính quyền liên quan để tiếp tục thi hành án.
c) Rừng sản xuất: Là rừng và đất rừng cung cấp cho nhu cầu sử dụng gỗ, lâm sản và các loại thú rừng được nhà nước cho phép chặt, thu hái và săn bắt, tạm thời dân bản có thể gọi là rừng sử dụng với diện tích 1.009,37 ha , được quy định như sau:
Điểm thứ 1: Rừng Pà Sa trên đường đi vào bản Phú Sủng cũ và Ka Sia xuống dọc đường ô tô ven vùng nuôi lợn, bên trái đường ô tô đi lên bản Lóng Lăn đến đầu vách núi có diện tích 715 ha.
Về biện pháp cho phép
• Được sử dụng dưới tán rừng để trồng cây công nghiệp hoặc lâm sản khi được chính quyền bản và phòng khuyến nông khuyến lâm huyện cho phép.
• Được chặt gỗ về để xây dựng sau khi đã được phép của chính quyền bản và được sự chấp nhận của phòng khuyến nông khuyến lâm huyện với số lượng không quá 5 m3 gỗ tròn (loại quản lý) và chế biến tại chỗ.
• Được chặt củi về sử dụng với số lượng hợp lý.
• Được chặt loại cây rỗng về sử dụng với số lượng hợp lý.
• Được thu hái lâm sản mà không triệt nòi giống về làm thức ăn hoặc có thể làm hàng hoá.
• Được săn bắt thú rừng và động vật dưới nước loại quản lý về làm thức ăn và các động vật khác để làm hàng hoá.
Về biện pháp nghiêm cấm
• Cấm di chuyển gỗ được phép khai thác ra khỏi phạm vi bản trước khi được phép của chính quyền.
• Tuyệt đối cấm mua bán đất dưới tán rừng mà mình đang sử dụng để trồng cây hoặc trồng lâm sản.
• Cấm săn bắt thú rừng về làm thức ăn bằng phương pháp có tính diệt chủng (không được săn băt kiểu quây đàn).
• Tuyệt đối cấm đốt rừng.
Về biện pháp đối với người vi phạm
• Mọi vi phạm gây thiệt hại đều bị bản Lóng Lăn phạt tiền, mỗi lần 200.000 Kip, nếu người vi phạm không có tiền nộp phạt thì phải lao động công ích cho bản để bù lại đủ trị giá tiền phạt. Và phải chịu sự giáo dục.
• Trường hợp trị giá thiệt hại không đến 500.000 Kip thì chỉ bị thi hành kỷ luật của bản, nhưng nếu trị giá thiệt hại lớn hơn con số đó thì còn bị chuyển lên chính quyền liên quan để tiếp tục thi hành án.
Điểm thứ 2 : Rừng Pà Sang – Pà Khằn Đay dọc bên phải đường ô tô đi lên Lóng Lăn có diện tích 294,37 ha.
Về biện pháp cho phép
• Được sử dụng dưới tán rừng để trồng cây công nghiệp hoặc lâm sản khi được chính quyền bản và phòng khuyến nông khuyến lâm huyện cho phép.
• Được chặt gỗ về để xây dựng sau khi đã được phép của chính quyền bản và được sự chấp nhận của phòng khuyến nông khuyến lâm huyện với số lượng không quá 5 m3 gỗ tròn (loại quản lý) và chế biến tại chỗ.
• Được chặt củi về sử dụng với số lượng hợp lý.
• Được chặt loại cây rỗng về sử dụng với số lượng hợp lý.
• Được thu háI lâm sản mà không triệt nòi giống về làm thức ăn hoặc có thể làm hàng hoá.
• Được săn bắt thú rừng và động vật dưới nước loại quản lý về làm thức ăn và các động vật khác để làm hàng hoá.
Về biện pháp nghiêm cấm
• Tuyệt đối cấm chặt gỗ quá số lượng cho phép và cấm mang bán. • Cấm di chuyển gỗ được phép khai thác ra khỏi phạm vi bản trước
khi được phép của chính quyền.
• Tuyệt đối cấm mua bán đất dưới tán rừng mà mình đang sử dụng để trồng cây hoặc trồng lâm sản.
• Cấm săn bắt thú rừng về làm thức ăn bằng phương pháp có tính diệt chủng (không được săn băt kiểu quây đàn).
• Tuyệt đối cấm đốt rừng.
Về biện pháp đối với người vi phạm
• Mọi vi phạm gây thiệt hại đều bị bản Lóng Lăn phạt tiền, mỗi lần 200.000 Kip, nếu người vi phạm không có tiền nộp phạt thì phảI lao động công ích cho bản để bù lại đủ trị giá tiền phạt. Và phảI chịu sự giáo dục.
• Trường hợp trị giá thiệt hại không đến 500.000 Kip thì chỉ bị thi hành kỷ luật của bản, nhưng nếu trị giá thiệt hại lớn hơn con số đó thì còn bị chuyển lên chính quyền liên quan để tiếp tục thi hành án.
(2) Đất nông nghiệp : Diện tích 3.399,40 ha, chia làm hai loại : Đất trồng trọt và đất chăn nuôi và mỗi loại được chia thành loại nhỏ như sau:
a. Đất trồng trọt : Là đất được quy định để trồng cây theo các mô hình