III. ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG QUI CHẾ CỘNG ĐỒNG QUẢN LÝ TNTN TẠI BẢN LÓNG LĂN
5. ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG QUI CHẾ QUẢN LÝ TNTN
5.1. Đánh giá theo các nhân tố chủ quan
Năng lực, nhận thức, ý thức của người dân về quản lý, sử dụng hợp lý các dạng tài nguyên được nâng cao. Nguồn tài nguyên thiên nhiên được bảo vệ và phát triển. Tính đoàn kết cộng đồng giữa các gia đình, giữa các dòng họ trong bản Lóng Lăn được củng cố và nâng cao.
Người dân ngày càng tin tưởng vào chính sách chủ trương của nhà nước và tin tưởng vào phương pháp tiếp cận của dự án CHESH Lào. Chị Dếnh, một phụ nữ của Lóng Lăn nói: “Lúc đầu chị em chúng tôi không hiểu xây dựng quy chế cộng đồng là thế nào cả, sợ khi xây dựng quy chế rồi người ta lấy hết đất, không có đất để làm ăn, bây giờ chúng tôi hiểu rồi, chúng tôi phấn khởi lắm”. Ông Za Zi Zang nói: “Mở đầu xây dựng quy
chế, chúng tôi tưởng nó thất bại vì thấy khó quá, Bây giờ chúng tôi đã hiểu và chúng tôi quan niệm rằng xây dựng quy chế cộng đồng không phải là dễ dàng, nhưng phải có thời gian. Phải rà đi, soát lại, phải cân nhắc, phải lấy ý kiến của toàn dân, các cấp. Đến nay chúng tôi đã làm được như thế là giỏi, chúng tôi có thể truyền đạt kinh nghiệm trong việc xây dựng quy chế dựa vào luật tục cho các bản khác”.
Thông qua việc xây dựng quy chế cộng đồng này người dân bản Lóng Lăn và người dân các bản xung quanh hiểu nhau hơn, thông cảm với nhau hơn, tính cộng đồng giữa các bản từng bước được củng cố. Thông qua quy chế cộng đồng dựa trên các luật tục truyền thống về quản lý, sử dụng tài nguyên của bản Lóng Lăn được chính quyền thừa nhận, người dân phấn khởi tự tin triển khai các hoạt động khác dựa trên nội lực của mình.
Sự tư vấn, hỗ trợ tích cực của các bộ CHESH, người dân Lóng Lăn đề xuất tiến trình và phương pháp xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên của bản.
Điều mà người dân nhận được từ việc xây dựng quy chế cộng đồng không phải là họ có được bản quy chế và cũng không phải họ nhận được cái giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà cái họ nhận được đó là các luật tục truyền thống trong quản lý, sử dụng TNTN từ lâu này họ đã thực hiện, luật tục của họ được các cấp chính quyền thừa nhận. Từ những luật tục được chấp nhận này nó mới khẳng định được vai trò tham gia quyết định, giám sát của họ vào trong vào trong các hoạt động phát triển ở địa phương.
Trong họat động xây dựng quy chế cộng động bản Lóng Lăn về quản lý, sử dụng tài nguyên rừng và đất nông nghiệp, có tác động mạnh đến ý thức, nhận thức và trách nhiệm của mỗi một người dân Lóng Lăn, những tác động
đó thể hiện qua những lời phát biểu ý kiến trong tham gia trao đổi về nội dung bản quy chế.
Ông Chua Thao Zang một trong những người có hoàn cảnh khó khăn nhất nhì bản, bản tính ít nói và luôn tự ti cho mình là hèn kém, nhưng vẫn mạnh dạn đứng trước mọi người, đứng trước cán bộ để đề nghị cấm chặt gỗ Maychin (một loại gỗ quý của Lào) trong rừng được phép sử dụng. Ý kiến của ông hợp lý đến mức mọi người đều vỗ tay tán đồng. Người ta không ngờ rằng: Ông Chua Thao Zang - một người ít nói lại nghĩ được và đề xuất được một ý kiến hay và có lý đến như vậy mà trước đó không ai nghĩ ra. Ông Nênh Zang - Một trong những người giàu có nhất bản, nhưng là người rất ít tham gia các cuộc họp cộng đồng. Nhưng trong xây dựng quy chế này ông cũng đã mạnh dạn, tự tin đứng trước cộng đồng và phát biểu đề nghị của mình về vấn đề phạt những người bên ngoài đưa gia súc bị bệnh vào bản. Ý kiến của ông rất có lý, được toàn bản ủng hộ.
Thông qua những lời phát biểu chân thật của người dân thấy được nhờ sự tham gia vào từng bước xây dựng quy chế cộng đồng đã nâng cao nhận thức và tính tự tin của họ, cũng những tính trách nhiệm của mình trong bảo vệ TNTN. Đặc biệt là các già làng, đàn ông trong bản họ tham gia rất nhiệt tình với sự cố gắng thể hiện những vai trò của luật tục của dân tộc mình.
Với phương pháp xây dựng quy chế có sự tham gia của người dân tại
bản Lóng Lăn nhận được sự ủng hộ rất lớn và đánh giá cao từ các lãnh đạo chính quyền các cấp sự ủng hộ này thể hiện trong lời phát biểu của lãnh đạo Sở Nông lâm nghiệp tỉnh Luangprabang ông Sổm Phông Pradichit nói:
“Phương pháp xây dựng quy chế của bản Long Lăn rất đúng và rất tốt. Tôi sẽ lấy phương pháp và nội dung này làm quy chế của Lóng Lăn làm mô hình ứng dụng và thực hiện cho tất cả các văn bản trong tỉnh Luang Prabang. Nhân đây, tôi đề nghị 12 bản xung quanh Lóng Lăn và những
bản khác lấy kinh nghiệm của Lóng Lăn về ứng dụng ở bản mình. Nhưng không phải ứng dụng 100% mà cần nghiên cứu xem những vấn đề gì phù hợp với bản mìn” (Trích từ báo cáo GĐGR của dự án CHESH tại Lóng
Lăn)
Ông Phó chủ tịch huyện Luang Prabang góp ý vào bản quy chế. “ Với sự tác động mạnh mẽ từ người dân thông qua thực tế, các cán bộ lãnh đạo cấp huyện, cấp tỉnh thấy được giá trị và tầm quan trọng của quy chế cộng đồng về quản lý, bảo vệ tài nguyên trên cơ sở các luật tục truyền thống của người dân địa phương. Từ đây, họ chấp nhận các luật tục này trong nội dung bản quy chế, điều mà trước đó họ đang còn ngờ vực, dây dưa chưa dám quyết định.” (Trích từ Phương pháp tiếp cận xây dựng quy chế
cộng đồng về bản vệ TNTN tại Lóng Lăn)
5.2. Đánh giá theo nhân tố khách quan
Tại cuộc họp tối 10/11/2005, Ông Bun On, Phó phòng nông lâm nghiệp huyện Luang Prabang trao đổi: “Đây là lần đầu tiên tỉnh Luang
Prabang tổ chức xây dựng quy chế cộng đồng của bản về quản lý tài nguyên rừng và đất nông nghiệp. Nói như vậy, bản Lóng Lăn là bản đầu tiên của tỉnh Luang Prabang xây dựng và có bản quy chế cộng đồng về quản lý, sử dụng tài nguyên rừng và đất nông nghiệp. Đợt này làm thử như thế nào, nếu được thì tỉnh sẽ áp dụng việc xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý, sử dụng tài nguyên rừng và đất nông nghiệp ở các bản khác trong toàn tỉnh. ( Trích từ cuốn Phương pháp tiếp cấn xây dựng quy
chế cộng đồng tại Lóng Lăn)
Lảnh đạo Sở Nông lâm nghiệp của tỉnh và lãnh đạo huyện Luang prabang hiểu hơn những khó khăn, bức xúc và giá trị các luật tục của người dân trong quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, từ đó càng thấy trách nhiệm hơn đối với người dân. Ông Sổm Phong Giám đốc Sở nông lâm nghiệp tỉnh
nói: “ Tôi đánh giá cao tinh thần thẳng thắn và có trách nhiệm của lãnh
đạo bản Lóng Lăn tôi sẽ tác động để giải quyết kịp thời. Về bàn quy chế, lúc đầu tôi chưa hiểu có vùng trồng ngô mà không cho trồng lúa, nhưng khi hỏi lại thì hiểu rằng bản Lóng Lăn quy định như vậy là bảo vệ được đất, không bị xói mòn, tôi cho rằng đây là một cách làm tốt.” (Trích trong
tài liệu báo cáo của dự án CHESH về GĐGR tại Lóng Lăn)
Người dân Lóng lăn đã đánh một hồi chuông cảnh tỉnh cho lãnh đạo huyện Luang Prabang, huyện Phôn Xay và lãnh đạo Sở nông lâm nghiệp tỉnh về thực trạng quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên đồng thời cảnh tỉnh cho các lãnh đạo biết rằng : Người dân bây giờ đã có nhận thức, đã có hiểu biết , chứ không phải như trước kia, cán bộ bảo sao thì dân nghe vậy.
CHƯƠNG III
NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM DUY TRÌ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG QUẢN LÝ TNTN THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG QUẢN LÝ TNTN
I. NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ VIỆC XÂY DỰNG QUY CHẾ CỘNG ĐỒNG TRONG BẢO VỆ TNTN TẠI BẢN LÓNG LĂN.