Phương pháp dựa vào cộng đồng và phát huy sự tham gia trong quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết phải tạo đủ điều

Một phần của tài liệu duy trì sự tham gia của người dân trong quản lý TNTN (Trang 77 - 78)

I. NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ VIỆC XÂY DỰNG QUY CHẾ CỘNG ĐỒNG TRONG BẢO VỆ TNTN TẠI BẢN LÓNG LĂN.

d) Phương pháp dựa vào cộng đồng và phát huy sự tham gia trong quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết phải tạo đủ điều

quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết phải tạo đủ điều kiện và môi trường thuận lợi cho các cộng đồng có liên quan đên đất đai, tài nguyên được tiếp xúc với nhau, được chia sẻ với nhau, được học tập lẫn nhau và đoàn kết cùng nhau giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên

Phương pháp dựa vào cộng đồng và phát huy sự tham gia trong quản lý tài nguyên thiên nhiên cần thiết phải tạo đủ điều kiện và môi trường thuận lợi cho các cộng đồng có liên quan đến đất đai, tài nguyên được tiếp xúc với nhau, được chia sẻ với nhau, được học tập lẫn nhau và đoàn kết cùng nhau giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Vấn đề đặt ra ở đây, nếu không có hội nghị bàn về nội dung bản quy chế cộng đồng trong quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên giữa bản Lóng Lăn với 12 bản xung quanh và các bản ở Luang Prabang đang có đất canh tác tại Lóng Lăn thì điều gì sẽ xảy ra? Liệu người dân bản Lóng Lăn và người dân các bản trên có hiểu nhau, thông cảm với nhau và thay đổi cách nhìn nhận về nhau không ?

Liệu khi phổ biến tuyên truyền và triển khai thực hiện bản quy chế cộng đồng của Lóng lăn trên nền tảng các luật tục truyền thống về quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, các bản xung quanh và những bản khác có được thuyết phục mà thực hiện hay không ?

Điều quan trọng nhất ở đây, những người dân bản Lóng Lăn, các già làng, lãnh đạo các bản xung quanh và những nông dân đang có đất canh tác tại bản Long Lăn sẽ càng tự tin hơn, đoàn kết với nhau hơn để tự xác định

các khó khăn, tự tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm giải quyết các vấn đề trong quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo các luật tục truyền thống của họ.

Đây cũng chính là tiền đê cho một mạng lưới quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên liên bản tương lai.

Ngoài ra, qua xây dựng quy chế cộng đồng này, các cán bộ kỹ thuật càng hiểu rõ hơn giá trị của một quy chế cộng đồng về quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên dựa trên các luật tục truyền thống và kiến thức bản địa. Từ đây, họ càng tự tin, mạnh dạn hơn khi tổ chức các hoạt động cộng đồng liên bản mà không ngại bất cứ một sự nhạy cảm nào cả.

Một phần của tài liệu duy trì sự tham gia của người dân trong quản lý TNTN (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w