I. NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ VIỆC XÂY DỰNG QUY CHẾ CỘNG ĐỒNG TRONG BẢO VỆ TNTN TẠI BẢN LÓNG LĂN.
b) Trong các hoạt động phát triển nên tác động đúng người cần tác động để có kết quả tốt nhất
động để có kết quả tốt nhất
Trong lúc cán bộ kỹ thuật GĐGR do dự, không dám thực hiện đầy đủ các bước trong tiến trình xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên bản Lóng Lăn do nhận thức chưa đầy đủ và do những nguyên nhân khác như bản Lóng Lăn toàn bộ là người dân tộc thiếu số vì vậy rất nhảy cảm chính trị. Nên cần một người đứng ra quyết định thực hiện, hay không thực hiện. Người đó không ai khác là ông Sổm Phong, giám đốc PAFO, người chịu trách nhiệm chỉ đạo dự án CHESH Lào.
Ông Sổm Phong là người hiểu biết sâu rộng nhiều vấn đề và là người có ảnh hưởng lớn trong lãnh đạo tỉnh Luang Prabang. Tác động vào ông Sổm Phong để ông hiểu được các bước thực hiện quy chế cộng đồng bản Lóng Lăn về quản lý, sử dụng tài nguyên được triển khai, nghĩa là phát huy được dân chủ cơ sở theo chủ trương của nhà nước Lào, đồng thời cũng là
phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng của dự án, từ đó ông có các chỉ thị xuống cấp dưới thực hiện là cách có hiệu quả nhất của dự án tại thời điểm này.
Điều cần nói ở đây, vai trò và phương pháp làm việc của cán bộ CHESH từ trước đến nay đã có tác động sâu đến nhận thức, lòng tin và tình cảm của ông Sổm Phong, đặc biệt là vai trò của cán bộ điều phối dự án Việt Nam. Ông Sổm Phong nói: “Tôi tin các bạn, tin vào dự án của chúng ta”, do vậy ông Sổm Phong dễ dàng chấp thuận các đề xuất của cán bộ CHESH Việt Nam.
Ngoài ra, để có sức thuyết phục, trước khi trình bày về phương pháp và tiến trình xây dựng quy chế cộng đồng trong quản lý, sử dụng tài nguyên của bản Lóng Lăn, nhóm cán bộ CHESH đã chủ động đưa ra các kết quả của chương trình GĐGR theo phương pháp dựa vào cộng đồng. Thông qua đây nhằm chứng minh cho ông Sổm Phong thấy được hiệu quả của phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng của dự án CHESH Lào, từ đó củng cố thêm nhiều niềm tin cho ông vào các hoạt động của dự án. Và ông Sổm Phong đã nói: “Tôi thấy chương trình GĐGR là một quá trình học hỏi thực sự của
chúng tôi, của những cán bộ và của những người dân. Trong quá trình thực hiện chúng ta sử dụng rất thành công phương pháp phát huy sự tham gia của người dân và dựa vào người dân, điều này khác với các dự án khác. Đây là điểm rất tốt. Nhận thức của người dân được tăng lên, nhận thức và trách nhiệm của cán bộ cũng được tăng lên. Tôi cho rằng đây là hiệu quả lớn nhất của dự án”. ( Trích báo cáo GĐGR tại bản Lóng Lăn).