0
Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

NHỮNG VĂN BẢN PHÁP LÝ CHỦ YẾU VỀ QUẢN LÝ TNTN TẠI LÀO

Một phần của tài liệu DUY TRÌ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG QUẢN LÝ TNTN (Trang 27 -30 )

I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TNTN TẠI LÀO

1. NHỮNG VĂN BẢN PHÁP LÝ CHỦ YẾU VỀ QUẢN LÝ TNTN TẠI LÀO

1. NHỮNG VĂN BẢN PHÁP LÝ CHỦ YẾU VỀ QUẢN LÝ TNTN TẠI LÀO LÀO

Từ năm 1989 đến nay, Nhà nước Lào đã rất chú trọng đến việc quản lý TNTN. Nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản chính sách để thể chế háo công tác này. Cụ thể, các văn bản pháp lý cơ bản bao gồm:

Luật về đất đai của Lào

Trong nghiên cứu này tôi chỉ đề gặp tới những điểm chung nhất của luật về đất đai mà có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của mình. Trong đó một số điều trong luật đất đai được đưa ra đế phân tích như sau:

Trong điều 1 của luật về đất đai đã nêu rõ mục đích của luật này: “Là

quy định chế độ quản lý, bảo vệ và sử dụng đất có hiệu quả, đúng mục đích và các quy chế luật pháp, góp phần vào việc tăng cường, phát triển kinh tế - xã hội quốc gia bao gồm cả việc bảo vệ môi trường và non sông đất nước của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.”

Với những mục đích bảo vệ nguồn tài nguyên đất Nhà nước khuyến khích bảo vệ đất bằng mọi phương pháp phù hợp nhất với vùng đất đó như đã nêu trong điều 4: của luật về đất đai quy định việc khuyến khích phát

triển đất đai: “Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế và xã hội

tham gia vào việc phát triển đất bằng cách đề ra những chính sách, phương pháp và biện pháp như: giáo dục và thành lập các quỹ bảo vệ và cải tạo đất,

khuyến khích đầu tư sức lao động, vật chất, vốn, cộng nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng và quản lý - điều hành thật tốt để làm cho đất tốt lên và làm tăng giá trị của đất.” Trong điều 6: của luật về đất đai quy định về bảo vệ đất và môi

trường: “ Các cá nhân và tổ chức đều có nghĩa vụ bảo vệ cho đất luôn ở

trong trạng thái tốt, không bị xói mòn, sạt lở, suy thoái, bảo vệ đúng chất lượng của từng loại đất, không làm giảm sút diện tích của từng loại đất khi không được phép. Việc sử dụng đất không để gây tác động xấu đối với mội trường thiên nhiên hoặc xã hội.”

Trong các điều luật nêu trên đây cho thấy Nhà nước Lào luôn quan tâm đến việc bảo vệ tài nguyên đất để đảm bảo được việc sử dụng đất có hiệu quả cao nhất và giữ được đất trong trạng thái tốt và bền vững. Để dễ cho việc quản lý Nhà nước phân thành nhiều loại đất khác nhau trong đó có quản lý đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu vực có nước, đất công nghiệp, đất xây dựng …Trong chương trình GĐGR tại bản Lóng Lăn, đã áp dụng theo đúng với những quy định có trong luật về đất đai.

Luật quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên nước của Lào

Nhiệm vụ của Luật về Nước và tài nguyên nguồn nước đã được ghi rõ trong Điều 1 của Luật này như: “ Luật về nước và tài nguyên nguồn nước

quy định các nguyên tắc, quy chế và biện pháp cần thiết về quản lý, khai thác, sử dụng, phát triển nước và tài nguyên nguồn nước ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Loà nhằm bảo vệ nước và tài nguyên nguồn nước tồn tại vĩnh viễn, vừa bảo đẩm khối lượng và chất lượng nước để đáp ứng nhu cầu cuộc sống sinh hoạt của nhân dân, khuyến khích phát triển nông – lâm nghiệp, công nghiệp, phát triển kinh tế quốc dân lại vừa bảo đảm không gây thiệt hại đối với môi trường.”

Điều 4 của Luật về Nước và nguồn tài nguyên nước quy định về quyền sở hữu nguồn nước và tài nguyên nguồn nước như, “ Nước và tài

nguyên nước thuộc quyền sở hữu của cộng đồng dân tộc mà Nhà nước là đại diện quản lý và quy định phân chia đều khắp và hợp lý cho các bộ phận dân tộc hưởng. Cá nhân, pháp nhân hay tổ chức chỉ có quyền làm chủ, sử dụng nước và tài nguyên nguồn nước vào một công việc nào đó khi được phép của cơ quan có trách nhiệm liên quan, trừ những việc sử dụng quy mô nhỏ theo quy định của Luật này.

Điều 5 : khuyến khích phát triên, bảo vệ nước và tài nguyên nguồn nước. “ Chính phủ khuyến khích phát triên, khai thác, sử dụng, bảo tồn và

bảo vệ nước và tài nguyên nguồn nước, bao gồm cả việc ngăn chặn tác hại do nước gây ra và mọi hành động khiến nước cạn kiệt.”

Luật quản lý và bảo vệ rừng của Lào

Nhiệm vụ của Luật vệ Rừng được ghi rõ trong điều 1 của luật này: “ Luật vệ Rừng này quy định những nguyên tắc, quy chế và biện pháp cơ bản vệ việc quản lý, bảo vệ, sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng, khuyến khích việc phục hồi, trồng và phát triển tài nguyên rừng ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào nhằm cân bằng thiên nhiên, làm cho rừng và đất rừng trở thành nguồn làm ăn sinh sống và sử dụng không bao giơ cạn kiệt của nhân dân, bảo đảm cho việc bảo vệ nguồn nước, phòng ngừa xói mòn sạt lở đất, bảo vệ giống thực vật động vật, cây cối, thuỷ sản, thú rừng và môi trường, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ngày càng giàu mạnh.”

Điều 5 Quyền sở hữu rừng và đất rừng. “ Rừng tự nhiên và đất rừng thuộc quyền sở hữu của cộng đồng dân tộc mà Nhà nước là đại diện trong việc quản lý và phân chia cho cá nhân và tổ chức sử dụng một cách hợp lý. Cá nhân và tổ chức chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng cây cối, rừng tự nhiên và dất rừng nào đó khi được phép của cơ quan quyền lực hữu quan …”

Thông qua các điều luật của một số văn bản pháp lý của Nhà nước Công hoà Dân chủ Nhân dân Lào đã quy định và được nêu ra để minh chứng ở phần trên, chủ yếu tập chung vào vấn đề bảo vệ nguồn TNTN của đất nước. Mặc dù trong bài viết tôi không thể đưa ra được hết các điều luật và các văn bản luật nói về quản lý TNTN, nhưng tôi cũng có thể đánh giá qua những điều chung nhất đã nêu ở phần trên, Nhà nước Lào rất chú trọng đến việc quản lý TNTN của quốc gia. Các văn bản pháp lý này đã giải thích rất cụ thể đến từng loại tài nguyên, đất, rừng, nước…Để nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả nhất những tài sản quý báu của quốc gia.

Một phần của tài liệu DUY TRÌ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG QUẢN LÝ TNTN (Trang 27 -30 )

×