Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 35 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
35
Dung lượng
219 KB
Nội dung
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO AN BIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC CỞ SỞ THẠNH YÊN A MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG GIẢNG DẠY MÔN ĐỊA LÝ TRUNG HỌC CƠ SỞ Tác giả: NGUYỄN THỊ TỐ NGA Điện thoại: 01653.557.567 1 A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đổi mới giảng dạy phổ thông THCS bắt đầu từ năm học 2002 - 2003 cho đến nay đã được 6 năm. Thời gian thực hiện chưa phải là nhiều. Tuy nhiên là một giáo viên Địa lí, trực tiếp giảng dạy ở cả 4 khối lớp, đồng thời qua thực tế dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp. Tôi cũng đã rút ra được một số kinh nghiệm trong GD Địa lí THCS. Xin được trao đổi cùng đồng nghiệp. Đổi mới PPDH là điều bắt buộc và cần thiết, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế, khi mà các thông tin về GD không có biên giới. Đổi mới PPDH như thế nào trong khi chúng ta đã quen với nếp GD cũ (Thầy giảng, trò nghe. Thầy đọc trò chép). Những năm qua dưới sự chỉ đạo của Bộ GD - ĐT, các chuyên đề GD thường xuyên được tổ chức đều đặn tại các cơ sở GD cũng đã giấy lên một phong trào đổi mới phương pháp dạy học. Địa lí THCS là chương trình bản lề cho cả chương trình GDPT so với chương trình cũ có nhiều điểm mới và khó nhất là Địa lí lớp 7. Nội dung Địa lí lớp 7 đề cập đến môi trường Địa lí, thiên nhiên và con người ở các Châu lục. Phạm vi không gian Địa lí lớp 7 trải rộng trên toàn bộ Trái đất. Thế giới rộng lớn và đa dạng, PPDH ở Địa lí lớp 7 là rất khó khăn. Là một giáo viên dạy Địa lí lâu năm ở THCS qua quá trình giảng dạy tôi luôn trăn trở về việc đổi mới PPDH như thế nào ở những lớp mình giảng dạy với những đối tượng học sinh khác nhau, ở bài dạy, tiết dạy khác nhau. Theo tôi muốn đổi mới PPDH trước hết phải hiểu được bản chất của PPDH mới, những yêu cầu của đổi mới PPDH, có thiết kế bài học chi tiết cho từng bài dạy, tiết dạy. Trong nội dung đề tài này tôi xin trao đổi cùng đồng nghiệp 3 vấn đề quan trọng liên quan đến đổi mới PPDH Địa lí THCS: - Cơ sở của đổi mới PPDH Địa lí THCS. - Thiết kế bài dạy theo tinh thần đổi mới PPDH. - Một số bài dạy cụ thể tôi đã thực hiện ở chương trình lớp 7 theo định hướng đổi mới PPDH. 2 - Đây là những suy nghĩ và kinh nghiệm mà tôi đã đúc rút được trong quá trình giảng dạy Địa lí THCS nói chung và Địa lí lớp 7 nói riêng, xin được viết lại để đồng nghiệp tham khảo. Mong được sự góp ý của các bạn. B. NỘI DUNG I. Đổi mới PPDH THCS. 1. Quan niệm về đổi mới PPDH Địa lí. - Đổi mới PPDH trước hết được thể hiện ở sự đổi mới phong cách dạy của thầy và phong cách học của trò: Người thầy thiết kế các tình huống để học sinh tự khai thác, tự chiếm lĩnh và kiến tạo kiến thức, người thầy tạo ra các cơ hội để học sinh có thể suy nghĩ nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn và có trách nhiệm hơn đối với học tập của mình. - Đổi mới PPDH Địa lí chỉ thành công khi PPDH Địa lí tác động mạnh đến người học sinh và phát huy tích cực tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. - Đổi mới PPDH hiện nay có nhiều thuận lợi khi mà nội dung kiến thức SGK được biên soạn theo tinh thần đổi mới PPDH, khi mà hầu hết các trường đã được trang bị tương đối đầy đủ về phương tịên, thiết bị DH. Đặc biệt trong bối cảnh CNTT đang đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Người thầy và học sinh đang ở trong một thời kì mới của những nhận thức mới về dạy và học trong nhà trường phổ thông. - Việc đổi mới PPDH Địa lí chỉ thành công khi chúng ta tổ chức dạy học Địa lý theo kiểu mới trên cơ sở tăng cường áp dụng các phương pháp phương tiện hình thức tổ chức dạy học hiện đại kết hợp với việc cải biến các PPDH truyền thống theo những hướng đổi mới. 2. Những yêu cầu cơ bản đối với đổi mới: 2.1: Tạo cho học sinh có một vị thế mới và những điều kiện thuận lợi để học sinh tích cực hoạt động nhận thức. 3 - Người học phải trở thành chủ thể hành động tích cực tự giác chủ động và sáng tạo trong hoạt động để kiến tạo kiến thức (tức là người học phải biết cách học, cách tự học). - Tạo ra và duy trì ở học sinh những động lực học tập đúng đắn để tham gia tích cực vào quá trình dạy học, đó chính là động cơ hứng thú, niềm lạc quan của học sinh trong quá trình học tập. - Phát triển nuôi dưỡng học sinh ý thức trách nhiệm, khả năng tự đánh giá kết quả học tập của mình, học sinh có thể điều chỉnh được các hoạt động của mình theo các mục tiêu đã định mà không phụ thuộc vào người khác. 2.2. Xác lập khẳng định vai trò của người thầy trong quá trình dạy học: - Người thầy phải là người tổ chức chỉ đạo điều khiển các hoạt động học tập tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh. Để làm điều đó người thầy phải đảm nhiệm tốt các chức năng sau: + Thiết kế là lập kế hoạch cho các quá trình dạy học cả về mục, đích nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học (người GV cần phải xuất phát từ mục đích, nội dung của bài học). + Uỷ thác tức là thông qua đặt vấn đề nhận thức tạo động cơ hứng thú, người thầy biến ý đồ dạy của mình thành nhiệm vụ học tập tự nguyện, tự giác của học trò và chuyển giao cho trò những tình huống để trò hoạt động và thích nghi. + Điều khiển quá trình học tập của học sinh trên cơ sở thực hiện một hệ thống mệnh lệnh chỉ dẫn, trợ giúp. đánh giá (Bao gồm cả sự động viên). + Thể chế hoá (đánh giá) tức là xác nhận, định vị kiến thức mới trong hệ thống kiến thức đã có đồng nhất hoá kiên thức riêng lẻ của học sinh thành tri thức KH - XH hướng dẫn vận dụng và ghi nhớ. + Người thầy giáo ngoài việc nắm vững kiến thức chuyên môn, PPDH còn phải nắm được chất lượng học sinh ở những lớp mình dạy, biết được tâm tư tình cảm, những ham muốn của học sinh qua từng bài dạy, tiết dạy để điều chỉnh phù hợp khi sử dụng phương pháp mới. 4 II. Thiết kế bài dạy học Địa lí THCS theo định hướng đổi mới. 1. Mục đích: Thiết kế bài dạy là nội dung cơ bản có tính chất quyết định thành công hay thất bại của một tiết lên lớp. Thiết kế bài dạy phải đảm bảo những nội dung cơ bản sau: - Thể hiện được nội dung bài dạy một cách tường tận chi tiết. - Phản ảnh được mục đích đạt được trong từng mục của bài và toàn bộ hệ thống bài dạy. - Thể hiện đổi mới PPDH: Hạn chế giảng giải, thuyết trình minh hoạ giành nhiều thời gian cho học sinh làm việc. 2. Tại liệu sử dụng: - SGK Địa lí. - Tài liệu tham khảo: SGV, Sổ tích luỹ, Tài liệu bồi dưỡng GV, Sách soạn giảng (những bài soạn mẫu) và những tài liệu liên quan khác. 3. Nội dung: Thiết kế bài dạy theo trình từ sau: 3.1. Xác định mục tiêu bài học: Mục tiêu của bài học phải đạt được 2 nội dung: + Về kiến thức: Đó là những kiến thức cơ bản của bài cần cung cấp cho học sinh, những yêu cầu cụ thể về kiến thức cần đạt được trong một bài học và ở trong từng nội dung của mục bài. + Về kỹ năng: Những kỹ năng cần cung cấp trong bài học cho học sinh: Kỹ năng hiểu biết, kỹ năng phân tích biểu đồ, lược đồ, tranh ảnh, hình vẽ có nội dung bài dạy Thông qua hệ thống kênh hình, kênh chữ trong SGK, đồ dùng học tập, tài liệu 3.2. Thiết bị dạy học: 5 Là những phương tiện cần thiết cho bài dạy giúp cho học sinh trực quan hơn trong tư duy nhận biết kiến thức. Thiết bị dạy học bao gồm: Biểu đồ, bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, băng đĩa Phương tiện (thiết bị dạy học) được sử dụng trong một tiết học không quá nhiều mà được chọn lọc kỹ càng, phương tiện dạy học phải mang tính khoa học, thẩm mỹ và tính sư phạm đáp ứng được yêu cầu cho từng bài học cụ thể. 3.3. Phương pháp dạy học: + Lựa chọn PPDH cho từng bài học phải phù hợp với nội dung kiến thức, đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH trong đó bao gồm hoạt động của giáo viên và học sinh trên lớp. + Lựa chọn PPDH phải căn cứ vào từng đối tượng của từng lớp học tạo được các điều kiện cần thiết đáp ứng được nhu cầu của cả 2 đối tượng học sinh Khá và Trung bình, đồng thời động viên và phát huy được học sinh giỏi. + Do đó trong một tiết dạy học Địa lí người giáo viên ngoài việc nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm công việc chuẩn bị cho một tiết dạy phải công phu, kỹ lưỡng, khi lên lớp giáo viên phải chủ động tích cực hơn. 3.4. Thiết kế các hoạt động học tập của học sinh. - Thiết kế các hoạt động học tập của học sinh là công việc có vai trò quan trọng giúp cho giáo viên chủ động trong quá trình dạy học, công việc thiết kế càng kỹ lưỡng, càng khoa học bao nhiêu thì kết quả của việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh ở trên lớp càng đạt hiệu quả cao, đồng thời giúp giáo viên tự tin, sáng tạo trong quá trình dạy học. - Thông thường trong một bài dạy thường tập trung ở 2 hoạt động chủ yếu: + Hoạt động tập thể, cá nhân. + Hoạt động theo nhóm. - Hiện nay có một số quan niệm đổi mới PPDH là tăng cường các hoạt động nhóm, hạn chế hoạt động tập thể, cá nhân. Hiểu như thế là không hoàn toàn đúng mà cần phải có sự kết hợp hài hoà giữa các hoạt động trên tuỳ thuộc 6 vào từng bài học cụ thể, những kiến thức, kỹ năng cần cung cấp cho học sinh để chọn hình thức nào cho phù hợp. Theo tôi: + Đối với những bài chủ yếu là cung cấp khái niệm thì sử dụng phương pháp hoạt động tập thể, cá nhân, hạn chế hoạt động theo nhóm. + Đối với những bài nội dung phức tạp dễ gây nhiều ý kiến khác nhau hoặc cần phải có sự hợp tác trong việc giải quyết vấn đề thì nên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm. - Dù lựa chọn hình thức dạy học nào giáo viên cũng tự đặt cho mình một số câu hỏi: + Hình thức dạy học đó có phù hợp với mục tiêu, phương tiện dạy học không, có gây được hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập không? + Hình thức dạy học đó có phù hợp với việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh hay không, có tạo điều kiện cho học sinh tích cực học tập không? 3.5. Tổ chức các hoạt động lên lớp: - Tổ chức các hoạt động học tập của học sinh một cách có hiệu quả người giáo viên cần phải: + Đề ra mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động. + Tổ chức các hoạt động như thế nào. + Những nội dung nào để học sinh làm việc tập thể, các nhân, nhóm. + Với mỗi hoạt động giáo viên cần đưa ra yêu cầu cụ thể để hướng dẫn hoạt động của học sinh. - Nội dung hoạt động: + Đối với hoạt động cá nhân, hoạt động tập thể: Giáo viên cần sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề sẽ có hiệu quả hơn. Đây là phương pháp trong đó giáo viên đưa ra những câu hỏi đặt học sinh trước một (hay hệ thống) vấn đề nhận thức đưa học sinh vào một tình huống có vấn đề sau đó giáo viên phối hợp cùng học sinh (hoặc hướng dẫn điều 7 khiển học sinh) giải quyết vấn đề đi đến kết luận cần thiết trong nội dung học tập. Câu hỏi đặt vào tình huống phải tự tìm tòi đó là câu hỏi học sinh chưa biết câu trả lời nhưng có thể bắt tay vào tìm kiếm lời giải đáp thông qua hệ thống kiến thức trong SGK qua hệ thống kênh hình, đồ dùng dạy học Tuy nhiên đó không phải là câu hỏi đàm thoại đơn thuần mà câu hỏi phải tạo ra mâu thuẫn giữa kiến thức cũ và mới, giữa vốn kiến thức khoa học đã có và vốn kiến thức cần biết. Nội dung câu hỏi phải vừa sức học sinh, các em có thể giải quyết được trọn vẹn hay phần lớn nội dung mà câu hỏi yêu cầu. Câu hỏi cũng phải thật sự gây hứng thú nhận thức của học sinh. + Đối với hoạt động nhóm: Đây là hình thức dạy học mới đòi hỏi giáo viên đưa ra câu hỏi phù hợp, vừa sức hướng dẫn học sinh hoạt động để đi đến nhận thức. Học sinh mạn đàm trao đổi xoay quanh một vấn đề được đặt ra dưới dạng câu hỏi, bài tập hay nhiệm vụ nhận thức trong trường hợp này học sinh giữ vai trò tích cực chủ động tham gia thảo luận, giáo viên nêu vấn đề và tổng kết. Hoạt động này có hai hình thức: + Giáo viên nêu một số câu hỏi theo hình thức vấn đề phân công các nhóm thảo luận viết báo cáo. + Giáo viên chia học sinh thành các nhóm và thảo luận theo nội dung của phiếu học tập đã chuẩn bị trước. 3.6. Các bước tiến hành thảo luận: B1. Chia nhóm: là phân chia học sinh theo các nhóm khác nhau, chú ý theo từng nhóm nên cơ cấu học sinh có nhiều loại giỏi, khá, TB Chọn nhóm trưởng, thư ký cho từng nhóm, học sinh được chọn làm nhóm trưởng phải có ý thức cao trong học tập và phải biết điều khiển nhóm học tập, ở các tiết khác nhau giáo viên cần thay đổi các thành viên trong nhóm tránh sự đơn điệu rập 8 khuôn nhàm chán. Mỗi nhóm thảo luận phải được sắp xếp vị trí nhất định trong nhóm. B2. Giao nhiệm vụ cho từng nhóm: Mỗi nhóm có một nhiệm vụ riêng hoặc hai nhóm cùng chung một nhiệm vụ. B3. Tiến hành thảo luận nhóm: + Học sinh lần lượt thảo luận, mỗi em tự đề ra ý kiến của mình, thư ký ghi chép các ý kiến cẩn thận, nhóm trưởng tổng hợp những ý kiến thống nhất, những ý kiến còn trái ngược nhau thì tranh luận thống nhất ý kiến, nếu chưa thống nhất thì ghi lại những ý kiến còn khác nhau. + Giáo viên theo dõi thảo luận của từng nhóm, uốn nắn, điều chỉnh hướng thảo luận. Những nhóm thảo luận chưa thống nhất giáo viên không giải đáp ngay mà có thể gợi ý cho các em để có thống nhất chung, phát hiện những ý kiến học sinh đã thống nhất và nội dung chưa thống nhất. B4. Tổng kết thảo luận: + Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của mình: Những kiến thức, nhận thức đã thống nhất, những kiến thức, nhận thức còn khác nhau. + Các nhóm khác cùng chung một nhiệm vụ được nêu nhận xét trước những nhận thức về kiến thức của nhóm mình về những nội dung mà nhóm bạn đã trình bày. Kiến thức nào thống nhất và không thống nhất. Giáo viên tiếp tục cho các nhóm khác nêu lên ý kiến của mình về những nội dung trên. + Giáo viên tổng kết đi sâu vào nội dung nhận thức đúng kèm theo uốn nắn những sai sót, giải đáp thắc mắc đưa ra kết luận chuẩn kiến thức cho từng nôi dung thảo luận. Chú ý: Khi chuẩn bị nội dung thảo luận nhóm giáo viên cần: + Chuẩn bị tình huống có thể xẩy ra khi thảo luận nhóm. + Tổ chức học sinh thảo luận nhóm sôi nổi, tiết kiệm thời gian, đúng trọng tâm. 9 + Phân phối đúng, đủ thời gian cho từng hoạt động phù hợp với nội dung và yêu cầu về thời gian của một tiết học. III. Một số bài dạy Địa lí lớp 7 theo tinh thần đổi mới PPDH: Từ nhần thức về đổi mới PPDH trong qua trình dạy Địa lí lớp 7 tôi đã áp dụng PPDH mới vào hầu hết các bài học và nhận thấy học sinh học hứng thú hơn, lớp học sôi động hơn và hiệu quả tốt hơn. Trong nội dung bài viết này tôi xin trình bày một số bài dạy có tính chất điển hình về ba dạng bài: Tự nhiên các châu; ôn tập chương và bài thực hành. 1. DẠNG BÀI: TỰ NHIÊN CÁC CHÂU Ví dụ 1: Bài dạy: Thiên nhiên Bắc Mỹ (Tiết 41 - Bài 36 - Địa lý 7) * Mục tiêu của bài này nhằm giúp học sinh nắm vững: - Đặc điểm địa hình, khí hậu của Bắc Mỹ (sự phân hoá của khí hậu và địa hình). - Rèn luyện kỹ năng: + Phân tích lát cắt địa hình + Đọc, phân tích bản đồ, lược đồ tự nhiên, các kiểu khí hậu. + Phân tích mối quan hệ tự nhiên với thự nhiên (vị trí địa ký → khí hậu, địa hình → khí hậu). * Đồ dùng dạy học: + Bản đồ tự nhiên Bắc Mỹ. + Bản đồ tự nhiên thế giới (hoặc át lát) + Lược đồ địa hình 36.2, 36.3 (SGK). + Lát cắt địa hình Bắc Mỹ hình 36.1 (SGK) phóng to. + Các phiếu học tập. 10 [...]... Bc M theo chiu: - Phõn hoỏ theo chiu Tõy - ụng (kinh tuyn) + Khỏc vi Chõu Phi a hỡnh Bc M - Chia làm 3 khu vực rõ rệt phõn hoỏ theo chiu Chia khu vc * Phớa Tõy: - Xỏc nh gii hn ca a hỡnh - Dng a hỡnh ch yu l: - Hng nỳi: - cao trung bỡnh: - Cỏc dóy nỳi: 11 - Cỏc cao nguyờn: - Ngun khoỏng sn: PHIU HC TP TH 2 - NHểM 2 * gia - Dng a hỡnh: - cao trung bỡnh: Phớa Bc, Tõy Bc - cao: Phớa Nam,... hu ụn i + Cho vớ d s phc tp ca thi tit? - ng bng trung tõm thi tit phc + Nguyờn nhõn no lm cho thi tit tp (do a hỡnh ng bng dng hỡnh lũng mỏng khi khớ phớa Bc, phớa ng bng trung tõm phc tp? Nam di chuyn n) Cng c (7 phỳt) (Rốn k nng phõn tớch mi liờn h v k nng bn khc sõu kin thc c bn) H4: Cỏ nhõn /Cp nhúm CH: V s th hin mi liờn h gia: + V trớ a lý n khớ hu + a hỡnh n khớ hu CH: Ly vớ d chng minh... ng tiờu cc n ti nguyờn, mụi trng Bảng phụ 2.1 C IM CA MễI TRNG I NểNG Gii hn: CTB CTN - Din tớch ln - Nhit cao, ma nhiu (ma tp trung theo mựa) - Giú Tớn phong thi quanh nm - ng thc vt phong phỳ, a dng - ụng dõn c, tp trung nhiu nc ang phỏt trin Bng ph 2.2 20 HOT NG KINH T CA CON NGI I NểNG - Cỏc hỡnh thc canh tỏc nụng nghip: + Lm nng ry + Lm rung: thõm canh lỳa nc + Sn xut nụng nghip hng hoỏ theo... (t phỏt) Siờu ụ th MễI TRNG I NểNG: Đặc điểm của môi trờng 1 Gii hn: CTB CTN - Din tớch ln - Nhit cao, ma nhiu (ma tp trung theo mựa) - Giú tớn phong thi quanh nm - ng thc vt phong phỳ, a dng - ụng dõn c, tp trung nhiu nc ang phỏt trin Xớch o m Nhiệt đới Nhiệt đới gió mùa Hoạt động kinh tế của con ngời - Cỏc hỡnh thc canh tỏc nụng nghip: + Lm nng ry + Lm rung: thõm canh lỳa nc + Sn xut nụng nghip,... chiu Bc - Nam v Tõy - ụng nhng gii thớch nguyờn nhõn ca s phõn hoỏ khớ hu thỡ ũi hi cỏc em phi tỡm ra c mi liờn h gia v trớ a lý vi khớ hu, gia a hỡnh vi khớ hu, hot ng ca giú Tõy ụn i Khớ hu (phn kin thc ny khú hn cn cú s hot ng c lp) II DY HC CC TIT ễN TP: Vớ d 2: Tit 13 - a lý 7: Tit hc ny bao gm t bi 1 n bi 12, cú 2 phn: - Phn mt: Thnh phn nhõn vn ca mụi trng, gm cú 4 bi: Bi 1: Dõn s: 15 Bi 2: S... chng tc trờn th gii Bi 3: Qun c, ụ th hoỏ, Bi 4: Thc hnh: Phõn tớch lc dõn s v thỏp tui - Phn hai: Mụi trng i núng, hot ng kinh t ca con ngi i núng, gm 8 bi ú l: Bi 5: i núng: Mụi trng xớch o m Bi 6: Mụi trng nhit i Bi 7: Mụi trng nhit i giú mựa Bi 8: Cỏc hỡnh thc canh tỏc trong nụng nghip i núng Bi 9: Hot ng sn xut nụng nghip i núng Bi 10: Dõn s v sc ộp dõn s ti ti nguyờn, mụi trng i núng Bi... mựa, c im sn xut nụng nghip i núng V k nng: + Khỏi quỏt, tng hp cỏc kin thc c bn + Phõn tớch lc , c biu , bn + Phõn tớch mi liờn h gia t nhiờn vi t nhiờn, t nhiờn vi hot ng kinh t + Nhn bit cỏc c im mụi trng thụng qua nh a lý v biu * Chun b: + Bn dõn c, chng tc th gii 16 + Bn cỏc mụi trng th gii + Cỏc phiu hc tp + Bng ph c ln + Cỏc cõu hi tit 12 (giỏo viờn cho hc sinh ghi tit 12, hc sinh t chun... lao ng quý giỏ cho s phỏt trin kinh t xó hi - Dõn s tng nhanh (cỏc nc ang phỏt trin) khi t l tng t nhiờn trờn 2,1% - Phõn b dõn c khụng u - 3 chng tc chớnh phõn b ch yu : + Chõu (da vng) + Chõu u (da trng) + Chõu Phi (da en) Nụng thụn (nụng nghip) ụ th (CN, DV) - ụ th phỏt trin nhanh (t phỏt) - Qun c: Siờu ụ th bựng n dõn s Bựng n ụ th i núng Gõy khú khn cho phỏt trin kinh t xó hi v ti nguyờn - mụi... ( bng sau õy): CC KHU VC A HèNH BC M Phớa Tõy gia Phớa ụng - H thng nỳi Coúc-ie: - Min ng bng rng - Min nỳi gi v sn tr, cao s di 9000km ln, hỡnh dng lũng nguyờn, hng Bc - Nam mỏng ln - cao trung bỡnh: - cao trung bỡnh - Nỳi gi c A - pa - lỏt 3.000m - 4.000m 1000m cao Phớa Bc, - Hng ụng Bc - Tõy - Gm nhiu dóy nỳi chy Tõy Bc, thp dn v Nam song song xen k cỏc cao phớa Nam v ụng nguyờn v sn nguyờn... * Dn dũ: V nh ụn tp li cỏch xỏc nh phng hng Cỏc Bc v cc Nam gi sau hc Chõu Nam Cc * Trờn õy l mt s tit dy bn thõn tụi ó trn tr u t rỳt kinh nghim qua nhiu lp, nhiu tit dy t khi cú chng trỡnh SGK mi L nhng tit dy thao ging c ng nghip ỏnh giỏ thnh cụng 29 C BI HC KINH NGHIM: 1 thit k cỏc hot ng hc tp cho hc sinh mt cỏch cú hiu qu, giỏo viờn cn chỳ ý: - Xỏc nh c tờn v ni dung hot ng (mc tiờu kin thc, . BIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC CỞ SỞ THẠNH YÊN A MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG GIẢNG DẠY MÔN ĐỊA LÝ TRUNG HỌC CƠ SỞ Tác giả: NGUYỄN THỊ TỐ NGA Điện thoại: 01653.557.567 1 A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đổi mới giảng dạy phổ. Là một giáo viên dạy Địa lí lâu năm ở THCS qua quá trình giảng dạy tôi luôn trăn trở về việc đổi mới PPDH như thế nào ở những lớp mình giảng dạy với những đối tượng học sinh khác nhau, ở bài dạy, . bị DH. Đặc biệt trong bối cảnh CNTT đang đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Người thầy và học sinh đang ở trong một thời kì mới của những nhận thức mới về dạy và học trong nhà trường