1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6

8 805 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 75 KB

Nội dung

Trong thực tế dạy học phân môn tập làm văn là phân môn tương đối khó điều đó được thể hiện rõ trong quá trình tạo lập văn bản đối với học sinh lớp 6 nhất là phần văn tự sự.. Làm thế nào

Trang 1

GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN NGỮ VĂN 6

a Đặt vấn đề.

Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người Vì vậy ngay từ năm học đầu của THCS chúng ta phải giúp học sinh có thái độ yêu thích và học tốt môn Ngữ văn

Môn ngữ văn trong nhà trường Trung học cơ sở chia làm ba phần Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn Trong thực tế dạy học phân môn tập làm văn

là phân môn tương đối khó điều đó được thể hiện rõ trong quá trình tạo lập văn bản đối với học sinh lớp 6 nhất là phần văn tự sự

Năm 2013-2014, tôi được phân công giảng dạy môn Ngữ văn 6 hai lớp 6C và 6D Năm 2014-2015, tôi được phân công giảng dạy môn Ngữ văn 6 hai lớp 6B và 6C Qua quá trình gần hai năm giảng dạy lớp 6, dạy hai lớp thuộc đối tượng yếu kém Tôi nhận thấy văn tự sự là một nhu cầu thiết yếu của con người nhưng đối với học sinh lớp 6 chưa biết cách kể chuyện Kể chuyện giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê Mà muốn kể chuyện hay hấp dẫn người đọc thì học sinh phải biết tích hợp phần văn bản và phần Tiếng Việt đã học vào quà trình tạo lập văn bản Chính vì thế điểm kiểm tra và điểm trung bình môn học kì I còn thấp Thực tế đó thật đáng lo ngại Giải quyết vấn đề này ra sao? Vì sao học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc làm văn tự sự? Cần phải làm gì để nâng cao chất lượng dạy và học văn tự sự cho học sinh lớp 6, lớp đầu cấp của trường trung học cơ sở Đó là vấn đề trăn trở, day dứt, muốn được cùng chia sẽ với các đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này

Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ đề cập đến văn tự sự Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học văn tự sự cho học sinh lớp 6 đối tượng yếu kém? Tôi muốn các đồng nghiệp chia sẽ kinh nghiệm giảng dạy để tìm ra những

Trang 2

biện pháp thiết thực để giúp học sinh chú ý và yêu thích môn học ngữ văn Mục đích cuối cùng của tôi là làm thế nào cho học sinh không chỉ thích học văn mà còn thành thục về kĩ năng viết bài tập làm văn nhất là văn tự sự, kĩ năng tìm hiểu con người nâng cao tâm hồn trong sáng nhân ái, biết vươn tới Chân - Thiện - Mĩ

2 Nội dung

* Thực trạng vấn đề

- Qua thực tế giảng dạy chương trình ngữ văn 6, tôi nhận thấy kĩ năng nhận diện các phương thức biểu đạt trong văn bản, kĩ năng viết bài Tập làm văn của một phận học sinh còn rất yếu nhất là khi tạo lập văn bản tự sự

- Qua khảo sát đầu năm học 2013-2014 của Trường THCS Vĩnh Mỹ A đối với hai lớp 6C và lớp 6D có kết quả như sau:

Lớp

(SS)

- Qua khảo sát đầu năm học 2014 - 2015 của Trường THCS Vĩnh Mỹ A đối với hai lớp 6B và lớp 6C có kết quả như sau:

Lớp

(SS)

* Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên theo tôi có một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Trang 3

- Đối với giáo viên:

Đa số giáo viên tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh nhưng vẫn còn có những mặc hạn chế sau:

+ Phương pháp giảng dạy chưa thật sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinh yếu, kém dẫn đến chất lượng chưa cao

+ Chưa tật sự quan tâm vào từng đối tượng học sinh, chưa khơi gợi được hứng thú cho người học

- Đối với học sinh:

+ Một số học sinh lười học, chưa ý thức việc học học của bản thân, còn ham chơi, chưa chuẩn bị tốt cho giờ học văn

+ Một số học sinh do nhà xa trường, gia đình hầu hết làm nghề nông trồng lúa hoặc nuôi trồng thủy sản nên các em phải phụ giúp gia đình Ngoài giờ học chính thức, học sinh không có thời gian tự học

* Một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học văn tự sự:

- Đối với giáo viên:

+ Ngoài một số phương pháp dạy học tích cực trong phân môn tập làm văn như phương pháp dạy học văn thông qua hoạt động, tham khảo bài mẫu, hình thức vấn đáp, thảo luận….giáo viên cần vận dụng sáng tạo một số phương pháp khác như phương pháp đóng vai, phương pháp sử dụng trò chơi học tập

+ Dù dạy văn tự sự kể chuyện đời thường hay kể chuyện tưởng tượng giáo viên luôn phải định hướng và hướng dẫn học sinh nắm vững cách làm một bài văn tự sự từ khâu tìm hiểu đề đến tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa bài

+ Tìm hiểu đề

Một dàn bài thường ra dưới dạng khái quát nhằm thích hợp với tất cả học sinh Do đó trong quá trình tìm hiểu đề sẽ diễn ra như một hoạt động nhằm cá thể hóa đề bài cho từng học sinh, kết quả này là mỗi học sinh có một đề bài cho mình Trong đề bài văn tự sự giáo viên cần giúp học sinh hiểu đề bằng cách tìm

Trang 4

ra lời giải cho các câu hỏi sau:

Đề nêu ra yêu cầu nào buộc học sinh phải thực hiện? Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào?

+ Tìm ý

Tìm ý bài văn tự sự là xác định nội dung sẽ viết cụ thể là xác định nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện

+ Lập dàn ý

Bài văn tự sự cũng có ba phần mở bài, thân bài, kết bài như các kiểu bài khác Lập dàn ý là sắp xếp sự việc gì trước kể trước sự việc gì sau kể sau theo thứ tự tự nhiên có khi để gây bất ngờ, gây chú ý hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật trước sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc xảy ra trước đó

+ Viết bài

Viết bài văn tự sự là viết các đoạn văn, liên kết các đoạn văn tạo thành một chỉnh thể thống nhất khi viết bài cần thao tác các kĩ năng hành văn: ngôi kể, thứ tự kể, đặt câu, sử dụng từ và cần phải chú ý tính logic

+ Sửa bài

Giáo viên cần nhắc nhở học sinh khi viết bài cần chú trọng phân phối thời gian để sửa bài trước khi nộp

Nếu thật sự quan tâm đến việc học của học sinh thì những khâu trên giáo viên không thể bỏ qua

Việc xây dựng câu hỏi trong từng khâu cũng rất quan trọng Theo tôi cần phải xây dụng một hệ thống câu hỏi tìm tòi, câu hỏi phát huy tính tích cực của học sinh Ngoài ra đối với học sinh đối tượng yếu kém giáo viên có thể kết hợp nhiều biện pháp như: động viên, biểu dương, phụ đạo để học sinh có được vốn kiến thức đủ cho việc tạo lập văn bản vì qua bài viết của học sinh giáo viên có thể nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và hoàn cảnh của từng học sinh từ đó có cách truyền đạt kiến thức phù hợp cho từng đối tượng

Trang 5

* Những kết quả đạt được của học kì I:

Qua áp dụng các biện pháp trên chất lượng được nâng dần lên tuy không cao lắm nhưng cho thấy rằng tình hình học tập của học sinh đã có bước khởi sắc,

đã có học sinh đạt loại khá, học sinh có điểm yếu, kém còn ít

Số liệu thống kê điểm trung bình môn ngữ văn học kì I của hai lớp 6C và 6D năm học 2013 -2014 như sau:

Lớp

(SS)

Số liệu thống kê điểm trung bình môn ngữ văn cả năm của lớp 6C và 6D năm học 2013 -2014 như sau:

Lớp

(SS)

Số liệu thống kê điểm trung bình môn ngữ văn học kì I của lớp 6B và 6C năm học 2014 - 2015 như sau:

Lớp

(SS)

*Những kinh nghiệm rút ra:

-Thứ nhất:

Đối với học sinh yếu kém cần xác định mục tiêu bài dạy cho chính xác với

Trang 6

đối tượng chung lưu ý khả năng tiếp thu bài học của học sinh.

-Thứ hai:

Kiến thức sách giáo khoa là pháp lệnh nhưng thật sự kiến thức của giáo viên truyền thụ cho học sinh hoàn toàn phụ thuộc vào mục tiêu mà giáo viên đề

ra Bản thân tôi thấy rằng sách giáo viên cũng có kế hoạch bài học nhưng dù được thiết kế chu đáo đến đâu cũng chỉ là phương án gợi ý chung Vì vậy, giáo viên cần xuất phát từ tình hình thực tế của lớp học, trình độ của học sinh, đối tượng học sinh để xác định mục tiêu và điều chỉnh trong quá trình thực hiện cho phù hợp với dạy phân môn tập làm văn đầu cấp Trung học cơ sở bởi vì khi tạo lập văn bản là học sinh đã vận dụng kiến thức của phần văn bản với kĩ năng lựa chọn từ ngữ câu đã học ở phần Tiếng việt hình thành nên một văn bản Vì thế giáo viên phải thiết kế giáo án và chọn phương pháp và nội dung giảng dạy cho thật phù hợp với trình độ học sinh ( đối tượng học sinh yếu kém)

- Thứ ba:

Về thay đổi mục tiêu hiện nay chắc chắn dẫn đến nội dung truyền đạt bị vướng mắc Liệu bớt bao nhiêu thì vừa với đối tượng học sinh yếu, số lượng cung cấp bao nhiêu thì đạt chuẩn

Theo tôi chỉ cần cung cấp cho học sinh kiến thức tối thiểu nhất mà các em cần phải có để đảm bảo theo cấp lớp Vì trường Trung học cơ sở Vĩnh Mỹ A khối lớp 6 năm học 2013 - 2014 và 2014 - 2015 có một lớp chọn còn lại ba lớp đại trà theo mức độ giảm dần về năng lực Như vậy theo tôi chỉ cần cung cấp cho học sinh yếu kiến thức trung bình để học sinh có thể đạt mức trung bình

- Đối với học sinh:

Để học tốt văn tự sự ở lớp 6, cần chú ý đọc sách giáo khoa, bài tham khảo

và tham gia các hoạt động của trường và xã hội để có thêm vốn kiến thức về các mặt từ đó học tốt môn Ngữ văn hơn

C Kết luận.

Trang 7

- Qua một năm học 2013 - 2014 và một học kì giảng dạy 2014 -2015 sau khi thực hiện các biện pháp trên chất lượng ở học kì I so với khảo sát có phần nâng dần lên Một số em đã bước đấu ý thức được tầm quan trọng của phân môn Tập làm văn, số em có kĩ năng làm bài văn tự sự tốt tăng dần Đó là điều giúp học sinh có được kiến thức trung bình để tiếp tục việc học

- Những kết luận trong quá trình dạy - học Tập làm văn (phần văn tự sự lớp 6 đối tượng học sinh yếu)

- Môn Ngữ văn là môn hình thành nhân cách bồi dưỡng tình cảm trong sáng Qua bài viết của học sinh giáo viên có thể nắm bắt nguyện vọng tâm tư, tình cảm và hoàn cảnh sống của học sinh Từ đó hiểu được con người cũng như nhận thức của học sinh mà giáo viên có cái nhìn tích cực về học sinh và có phương pháp dạy học phù hợp giúp học sinh yêu thích môn học hơn

Những kiến nghị đề xuất.

+ Đối với phụ huynh:

Quan tâm hơn đến việc học hành của con em mình, đầu tư nhiều hơn về thời gian cho học sinh học tập

Hướng dẫn cho con em có thói quen đọc sách, định hướng việc học cho các em

Phối hợp với giáo viên để tìm hiểu, nắm bắt kịp thời tình hình học tập của con em mình

+ Đối với địa phương:

Quan tâm đến chất lượng giáo dục ở địa phương, đầu tư cơ sở vật chất kịp thời phục vụ cho việc dạy và học

+ Đối với phòng giáo dục:

Đầu tư trang thiết bị, dụng cụ trực quan để hỗ trợ giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn

+ Đối với nhà trường

Trang 8

Hãy tạo cơ hội cho các em nỗ lực vươn lên, hãy giúp các em vượt qua khó khăn bằng chính năng lực của mình

Tôi tin chắc rằng, với cái “ tâm” của người thầy, với những giải pháp nêu trên giáo viên sẽ giúp những em học sinh có năng lực yếu, kém vươn lên đạt kiến thức trung bình một cách trung thực nhất

Vĩnh Mỹ A, ngày 12 tháng 01 năm 2015 Người thực hiện:

Lê Thị Bích Sơn

Ngày đăng: 06/06/2015, 13:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w