Đầu tư cho sản phẩm

Một phần của tài liệu Tăng cường hiệu quả đầu tư trong việc xây dựng & bảo hộ thương hiệu hàng xuất khẩu Việt Nam (Trang 36 - 37)

I. Thực trạng về đầu tư xây dựng thương hiệu của Việt Nam trong thời gian qua

4. Đầu tư cho sản phẩm

Một thương hiệu muốn thành công, chiếm lĩnh được thị trường thì nó phải được đảm bảo bởi nhiều yếu tố, và yếu tố chất lượng sản phẩm là một yếu tố quyết định đến chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.Vì thế, bên cạnh chiến lược về thương hiệu, thì việc đầu tư vào khoa học công nghệ, máy móc thiết bị… để hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu sản phẩm mới… là điều không thể thiếu.

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương vừa đưa ra kết qủa khảo sát về tình hình sử dụng thiết bị-công nghệ và tư vần công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam, cho thấy:

Trong 100 doanh nghiệp ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã được khảo sát đã thấy rõ thực trạng yếu kém trong hệt thống thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp, mức đầu tư cho đổi mới thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp chỉ chiếm 3% doanh thu cả năm.

Đa số các doanh nghiệp sử dụng công nghệ của những năm 80 của thế kỷ trước, 69% sản xuất của doanh nghiệp phụ thuộc vào nguyên vật liệu, 52% phụ thuộc vào thiết bị, công nghệ nhập khẩu và 19% doanh nghiệp lệ thuộc vào bí quyết công nghệ. Trong khi đó số cán bộ kỹ thuật có chuyên môn của doanh nghiệp chỉ đạt 7%.Việt đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam còn rất chậm, thụ động và chỉ mang tính tình huống là chính. Đặc biệt là ngành dệt may còn thiếu thông tin nghiêm trọng, trong khi ngành này rất cần một địa chỉ tin cậy để thẩm định về nguyên vật liệu, công nghệ, thiết bị… thì hầu như chưa có, thiếu rất nhiều đội ngũ kỹ sư có đủ trình độ để có thể điều hành một cách nhịp nhàng hệ thống máy móc hiện đại của doanh nghiệp.

còn của doanh nghiệp chưa cao. Sau hơn 4 năm Luật doanh nghiệp ra đời, có thêm hàng chục ngàn doanh nghiệp được khai sinh nhưng mức đầu tư cho thiết bị mới vẫn gần như giẫm chân tại chỗ.Chính vì lẽ đó mà khoảng cách giữa các công ty tư vấn công nghệ và doanh nghiệp nói chung ngày càng lớn”.Cũng theo kết quả điều tra mới đây của 2 tổ chức Swiss Contact (Thụy Sĩ ) và GTZ (Đức) tiến hành trên 1200 doanh nghiệp ở Việt Nam thì chỉ có 0.1% doanh nghiệp có sử dụng tư vấn mua sắm công nghệ.

Với một xuất phát điểm thấp, sự yếu kém về trình độ quản lý,nhận thức, khoa học công nghệ, đội ngũ nhân công trình độ cao…đang là một thách thức với tất cả

Một phần của tài liệu Tăng cường hiệu quả đầu tư trong việc xây dựng & bảo hộ thương hiệu hàng xuất khẩu Việt Nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w