Nhóm giải pháp hỗ trợ pháp lý

Một phần của tài liệu Tăng cường hiệu quả đầu tư trong việc xây dựng & bảo hộ thương hiệu hàng xuất khẩu Việt Nam (Trang 48 - 49)

II Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường đầu tư xây dựng và bảo vệ thương hiệu hàng xuất

1.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ pháp lý

Nhà nước cần bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu công nghiệp nói chung và thương hiệu nói riêng.Nhất thiết phải có những quy định rõ ràng về thương hiệu hàng hóa, vệ tranh tụng nhãn hiệu, thương hiệu trong hoạt động trên thương trường.Hiện nay vẫn còn khoảng trống trong thể chế thương mại, nên khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế, gây thiệt hại cho phía đối tác Việt Nam do phán quyết của trọng tài nước ngòai.Nhà nước phải khắc phục những thiếu xót này trong luật.

Cần xử lý triệt để hàng giả, hàng nhái.Nhà nước cần đưa ra chính sách rõ ràng, thực thi nghiêm khắc, xử lý nghiêm khắc, thích đáng nạn làm giả, nhái thương hiệu, nhãn hiệu.Phải có chế tài hiệu quả với vi phạm nhãn mác khá phổ biến.Tiến tới thành lập những lực lượng chuyên xử lý về hành vi vi phạm quyền sở hữu về thương hiệu hàng hóa.

Giảm khó khăn về thủ tục đăng ký và có chế tài hiệu lực về bảo vệ thương hiệu đã đăng ký.Cần chấm dứt tình trạng thiếu luật, luật không rõ ràng, thủ tục rườm rà, kéo dài trong đăng ký thương hiệu.

Điều chỉnh chính sách hạn chế mức chi cho tiếp thị, với mức 5-7% như hiện nay là quá thấp, không còn hợp thực tế cạnh tranh ác liệt trên thị trường.Nếu với mức chi như vậy doanh nghiệp Việt Nam không thể cạnh tranh với sự lớn mạnh về quảng cáo các doanh nghiệp nước ngòai đang nhảy vào Việt Nam.Nhà nước nên để các doanh nghiệp tự quyết định việc sử dụng ngân quỹ cho chiến lược quảng bá của họ.

Coi chi phí tiếp thị là đầu tư cho tài sản vô hình, một loại tài sản rất lớn, rất quyết định trong cạnh tranh hiện nay và cho khấu hao dần như ngân sách đầu tư.

Nhà nước cần tham gia các hiệp hội quốc tế như WTO… để tìm sự hậu thuẫn trong kinh doanh, nhất là khi thương hiệu Việt Nam đang bước vào sân chơi lớn của hội nhập toàn cầu.Ký kết các hiệp định song phương cũng là cơ sở để giải quyết các tranh chấp kinh tế mà không phải kiện tụng tốn kém.

Nhà nước cần có các quy định pháp lý về việc bảo hộ thương hiệu trên Internet, có các chế tài chống lại việc xâm hại và đánh cắp tên miền của các thương hiệu.

Một phần của tài liệu Tăng cường hiệu quả đầu tư trong việc xây dựng & bảo hộ thương hiệu hàng xuất khẩu Việt Nam (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w