3.2 Thương hiệu phải có ý nghĩa

Một phần của tài liệu Tăng cường hiệu quả đầu tư trong việc xây dựng & bảo hộ thương hiệu hàng xuất khẩu Việt Nam (Trang 53)

II Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường đầu tư xây dựng và bảo vệ thương hiệu hàng xuất

2.3.2 Thương hiệu phải có ý nghĩa

Có thể gây ấn tượng và tác động vào tâm trí của khách hàng, thương hiệu cũng phải mang một hàm ý nhất định. Muốn vậy, thành phần thương hiệu cần đồng thời vừa có tính mô tả ( gợi cho người đọc nghĩ tới một đặc tính nổi bật nào đó của sản phẩm ), tính thuyết phục ( nhấn mạnh lợi ích sản phẩm mang lại ), vừa phải có những nét vui vẻ, thú vị(ý nghĩa câu chữ ), vừa phải có tính tượng hình cao, gây cảm xúc thẩm mỹ.

2.3.3 Thương hiệu phải có tính dễ bảo hộ.

Nguyên tắc này thể hiện ở cả hai khía cạnh pháp lý và cạnh tranh. Muốn vậy phải: - Chọn các yếu tố thương hiệu dễ bảo hộ về mặt pháp luật trên cơ sở quốc tế. - Đăng ký chính thức thương hiệu với cơ quan pháp luật.

- Bảo vệ mạnh mẽ thương hiệu, chống lại sự xâm phạm bản quyền.

- Sử dụng những bí quyết riêng trong thiết kế để tránh sự bắt chiếc của đối thủ.

2.3.4 Thương hiệu phải có tính dễ thích ứng.

Do khả năng thay đổi thị hiếu của khách hàng hoặc sự chuyển hướng thị trượng mục tiêu, doanh nghiệp cần phải sẵn sàng cho những sự điều chỉnh cần thiết.Vì thế, tính linh hoạt, dễ cải tiến, dễ cập nhật của thương hiệu là một yếu tố không thể bỏ qua. Thí dụ biểu tượng (logo) hoặc đặc tính của thương hiệu cũng phải dễ thay đổi để tạo ra một hình thức hiện đại hơn, bắt mắt hơn.

2.3.5 Thương hiệu phải có tính dễ phát triển, khuyếch trương.

Mở rộng thị trường ra những phân khúc thị trường mới hoặc những khu vực văn hóa, địa lý khác nhau, kể cả thị trường quốc tế là xu hướng của hầu hết các doanh nghiệp trong tương lai. Do đó không thể xem nhẹ khả năng sử dụng thương hiệu trên thị trường mới đó. Muốn vậy, khi thiết kế thương hiệu, cần lưu ý việc phát âm tên gọi có thể quốc tế hóa được không, các đặc tính hình ảnh có phù hợp với các vùng kinh tế khác nhau không.Như thế, một cái tên không có dấu tiếng Việt có thể thích hợp hơn và một logo đơn giản có thể sẽ dễ phát triển hơn.

Một phần của tài liệu Tăng cường hiệu quả đầu tư trong việc xây dựng & bảo hộ thương hiệu hàng xuất khẩu Việt Nam (Trang 53)