II. Kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam
3. Một số trường hợp tranh chấp thương hiệu Việt Na mở nước ngoài
Hiện nay Việt Nam chưa có công ty nào tiến hành điều tra số liệu hàng hóa của mình bị làm giả và đánh cắp ở nước ngoài.Các doanh nghiệp của chúng ta đang phải đối mặt với một hình thức vi phạm khá công khai và có vẻ như rất hợp pháp.Đó là việc các công ty nước ngoài chiếm nhãn hiệu bằng cách đăng ký trước quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa của Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền ở nước sở tại dựa trên nguyên tắc First-to-file, nó đang trở thành vấn đề kinh tế rất được quan tâm ở nước ta hiện nay.
Điển hình là trường hợp của Tổng công ty thuốc là Việt Nam.Nhãn hiệu Vinataba là một nhãn hiệu thuốc lá rất quen thuộc ở Việt Nam.Năm 2001, nhãn hiệu này bị công ty P.T Putrastrabat Industry của Indonexia đăng kí tại 12 nước, trong đó có 9 nước Asean, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.Rõ ràng, nhãn hiệu Vinataba đã bị đăng ký bởi một công ty nước ngoài khác chứ không phải là của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam.Việc mất quyền sở hữu nhãn hiệu ở các nước trên cũng đồng nghĩa với việc mất thị trường.
Cuối năm 2001, công ty Rice Field Corp, một đối tác của công ty cà phê Trung Nguyên tại Mỹ đã tiến hành đăng kí nhãn hiệu “ Trung Nguyên, cà phê hàng đầu Buôn Ma Thuột” tại nước này.Thương hiệu Trung Nguyên đã trở nên hết sức quen thuộc với người Việt Nam.Năm 2002, Trung Nguyên đặt đại lý đầu tiên ở nước ngoài, công ty ủy quyền kinh doanh cho một công ty Nhật bản với giá 50.000 USD, công ty Singapore vời giá 30.000 USD.Năm 2000 Trung Nguyên đặt đại lý đầu tiên trên thị trường Mỹ, trong khi Trung Nguyên đang đàm phán với các công ty Mỹ trong việc đặt thương hiệu của mình tại đây, thì sự việc trên đã chấm dứt mọi cuộc thương thuyết với các đối tác Mỹ.Mất đi cơ hội tham gia và quảng bá sản phẩm của mình trên thị trường Mỹ.Hiện tại Trung Nguyên đang nhờ các luật sư tiến hành nộp đơn khiếu nại và đưa ra các bằng chứng chứng tỏ quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa của mình là chính đáng.
Một sự việc khác cũng đang được dư luận hết sức quan tâm là việc thương hiệu Petrolimex của Việt Nam bị đánh cắp.Theo thông tin trên trang Web của Phòng sáng chế và nhãn hiệu Hòa Kỳ, nhãn hiệu Petrolimex của Việt Nam đã được công ty Nguyên Lai tai Mỹ đăng ký.Mặc dù đã được cảnh báo từ vụ việc của Vinataba và Trung Nguyên nhưng công ty không ngờ rằng thương hiệu của mình bị đánh cắp nhanh đến như vậy.Nhưng thực tế cho thấy, mặc dù nhãn hiệu Petrolimex đã trở nên quan trọng và khá nổi tiếng ở Việt Nam song trong gần 30 năm hoạt động, công ty chưa hề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình.
Các thương hiệu khác như Bia Saigon, Saigon Export, Vĩnh Hảo.. cũng đang rơi vào tình trạng tương tự.
Để xây dựng và củng cố vị thế trên thị trường xuất khẩu, tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm, không thể tiếp tục duy trì tình trạng sản phẩm xuất khẩu không có thương hiệu hoặc mang thương hiệu của người khác.Cần phải tiến tới có thương hiệu cho tất cả sản phẩm, dịch vụ xuất khẩu của Việt Nam.Tuy nhiên, không phải đăng ký xong thương hiệu là mọi việc đều xong, mà một thương hiệu đã được đăng ký thì phải được chăm sóc, bồi dưỡng lâu dài.Giá trị của thương hiệu phản ánh uy tín, ảnh hưởng và giá trị của sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu đó.Do đó không nên quá thổi phồng mức ý nghĩa của việc đăng ký thương hiệu, để ai ai cũng đi đăng ký thương hiệu mà không ai có một chiến lược đầy đủ về việc xây dựng và phát triển thương hiệu của mình một cách lâu dài.
II Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường đầu tư xây dựng và bảo vệ thương hiệu hàng xuất khẩu của Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian tới.hiệu hàng xuất khẩu của Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian tới.