1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ sở sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển du lịch bền vững huyện krôngbông, tỉnh đăk lăk

93 565 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 2,06 MB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ SINH THÁI CẢNH QUAN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 3 1.1. Sự phát triển của Sinh thái cảnh quan trên thế giới và ở Việt Nam 3 1.1.1. Sự phát triển của Sinh thái cảnh quan trên thế giới 3 1.1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu sinh thái cảnh quan ở Việt Nam 5 1.1.3. Những vấn đề lý luận trong phân tích sinh thái cảnh quan cho các mục đích thực tiễn 8 1.1.4. Những nghiên cứu trên địa bàn huyện Krông Bông 9 1.2. Tình hình nghiên cứu du lịch bền vững 10 1.2.1 Tình hình nghiên cứu ở trên thế giới và Việt Nam. 10 1.2.2 Khái niệm và nguyên tắc về phát triển du lịch bền vững 11 1.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Krông Bông 18 1.3.1. Vị trí địa lý 18 1.3.2. Điều kiện tự nhiên 19 1.3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Krông Bông 29 1.4. Hiện trạng phát triển du lịch ở Krông Bông 32 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 2.1. Đối tượng nghiên cứu 34 2.2. Phạm vi nghiên cứu 34 2.3. Phương pháp nghiên cứu 34 2.3.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu 34 2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa 35 2.3.3. Phương pháp bản đồ và GIS 35 2.3.4. Hệ thống phân loại cảnh quan 35 2.3.5. Phương pháp phân tích và đánh giá tổng hợp 45 CHƢƠNG 3: KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 50 3.1. Đặc điểm cảnh quan của huyện Krông Bông 50 3.2. Đánh giá cảnh quan cho phát triển du lịch 57 3.2.1 Hệ thống các tiêu chí đánh giá 57 3.2.2. Đánh giá riêng các yếu tố tài nguyên du lịch tự nhiên theo cấu trúc cảnh quan 67 3.3. Đề xuất và định hướng phát triển du lịch bền vững trên địa bàn huyện Krông Bông. 74 3.3.1. Quan điểm định hướng phát triển du lich bền vững 74 3.3.2. Đề xuất loại hình du lịch tiềm năng 75 3.3.3. Bố trí tuyến điểm du lịch 76 3.3.4 Định hướng thị trường khách du lịch 78 3.3.5 Định hướng hạng mục ưu tiên đầu tư phát triển du lịch bền vững 80 KẾT LUẬN 83 KIẾN NGHỊ 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC 88 DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Hệ thống phân loại cảnh quan của Phạm Hoàng Hải và nnk (1997) 41 Bảng 2: Hệ thống phân loại cảnh quan áp dụng cho bản đồ cảnh quan huyện Krông Bông, tỉ lệ 1: 50.000 44 Bảng 3: Thang điểm và bậc trọng số của chỉ tiêu đánh giá 47 Bảng 4: Chú giải bản đồ cảnh quan của huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk 51 Bảng 5: Loại và nhóm loại cảnh quan huyện Krông Bông 52 Bảng 6. Phân loại khí hậu tốt - xấu đối với sức khỏe[3] 58 Bảng 7: Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người [24] 60 Bảng 8: Đánh giá mức độ thích hợp của thời tiết cho hoạt động du lịch 60 Bảng 9: Trọng số của các chỉ tiêu đánh giá cho phát triển du lịch 68 Bảng 10: Đánh giá riêng các chỉ tiêu của loại CQ phục vụ cho hoạt động du lịch 68 Bảng 11: Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thuận lợi cho phát triển du lịch theo các đơn vị cảnh quan 71 Bảng 12: Phân hạng mức độ thuận lợi các CQ cho phát triển du lịch 74 Bảng 13: Đề xuất loại hình du lịch tiềm năng tại địa phương 75 Bảng 14 : Đánh giá cảnh quan phù hợp với từng loại hình du lịch 76 Bảng 15: Định hướng thị trường khách du lịch 78 Bảng 16: Đinh hướng sử dụng cảnh quan du lịch theo hướng phát triển bền vững . 81 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Krông Bông 18 Hình 2: Thác Krông Kmar 25 Hình 3: Hang Đăk Tuar 26 Hình 4: Vườn quốc gia Chư Yang Sin 27 Hình 5 : Sơ đồ khái quát nội dung quá trình đánh giá tổng hợp 46 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - FAO : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (Food and Agriculture Organization of the United Nations) - UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) - IALE : Hiệp hội quốc tế về sinh thái cảnh quan (The International Assosiation of Landscape Ecology) - KT - XH : Kinh tế xã hội - UBND : Ủy ban nhân dân - CQ : Cảnh quan - STCQ - ĐGCQ : : Sinh thái cảnh quan Đánh giá cảnh quan - TNTN : Tài nguyên thiên nhiên - PTBV : Phát triển bền vững - DLBV - DLST - VQG : : : Du lịch bền vững Du lịch sinh thái Vườn quốc gia 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong nhiều thập kỷ vừa qua, đặc biệt là từ những năm 1950 trở lại đây, du lịch toàn cầu đã phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng bình quân về lượng khách là 6,9%/năm; về doanh thu là 11,8%/năm và đã trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu trên thế giới (Nguồn: báo cáo tổng hơp: Du lịch Bền Vững - Tổng cục du lịch). Du lịch nói chung và du lịch bền vững (DLBV) nói riêng đã và đang phát triển nhanh chóng không những ở Việt Nam mà còn trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt trong những năm gần đây, sự phát triển du lịch theo xu thế phát triển bền vững như là một hiện tượng và một xu thế phát triển ngày càng chiếm được sự quan tâm của nhiều người, bởi đó là loại hình du lịch có trách nhiệm, hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn môi trường tự nhiên, các giá trị văn hoá bản địa, phát triển cộng đồng, đồng thời đem lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Đắk Lắk là một trong 5 tỉnh của Tây Nguyên và là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội và du lịch; là một hạt nhân kinh tế quan trọng của Tây Nguyên. Nằm trong tỉnh Đắk Lắk, huyện Krông Bông là một huyện có nhiều khu cảnh quan tự nhiên hấp dẫn như: VQG Chư Yang Sin, thác Krông Kmar, Hang đá Đắk Tuar… , đang ngày càng được quan tâm trong sử dụng để đầu tư cho phát triển du lịch vì sự phong phú của tự nhiên, sự đa dạng của hệ sinh thái và cảnh quan đẹp. Chúng được coi là nền tảng cho sự phát triển du lịch nói chung và nhất là phát triểnt DLBV do đó đã mang lại lợi ích rất lớn, rất rõ rệt về mặt kinh tế và xã hội nhưng đồng thời lại đảm bảo được mục tiêu phát triển bền vững. Cho đến nay, việc phát triển du lịch đã đưa lại cả những thay đổi tích cực và tiêu cực tới các khu vực có hoạt động du lịch phát triển, những thay đổi này liên quan đến thiên nhiên và môi trường, đến nền kinh tế và văn hoá xã hội của cộng đồng địa phương. Mặc dù không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực, nhưng 2 ngày càng có nhiều minh chứng cho thấy rằng việc thúc đẩy phát triển du lịch sẽ có rất nhiều tác động tích cực nếu được hướng dẫn và quản lý đúng đắn. Phát triển du lịch bền vững chính là cơ hội thúc đẩy nền kinh tế phát triển, góp phần nâng cao đời sống kinh tế - văn hoá của cộng đồng và bảo tồn được môi trường nhạy cảm. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên tác giả chọn đề tài: “Cơ sở sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển du lịch bền vững huyện KrôngBông, Tỉnh Đăk Lắk” 2. Mục tiêu, nhiệm vụ *Mục tiêu: Xác lập cơ sở khoa học cho phát triển du lịch tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm định hướng phát triển du lịch hướng tới mục tiêu phát triển bền vững * Nội dung nghiên cứu: - Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của huyện cho hoạt động du lịch. - Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch khu vực nghiên cứu dưới góc độ Du Lịch bền vững. - Cơ hội và những thách thức đối với phát triển du lịch ở Krông Bông - Kiến nghị giải pháp định hướng phát triển du lịch bền vững. 3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian nghiên cứu của luận văn là khu vực Huyện Krông Bông - Tỉnh Đắk Lắk. - Phạm vi khoa học: luận văn tập trung nghiên cứu cấu trúc sinh thái cảnh quan của huyện từ đó đề xuất định hướng phát triển du lịch bền vững. 4. Các Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu 4.2. Phương pháp khảo sát thực địa 4.3. Phương pháp bản đồ và GIS 4.4. Hệ thống phân loại cảnh quan 4.5. Phương pháp phân tích và đánh giá tổng hợp 3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ SINH THÁI CẢNH QUAN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. Sự phát triển của Sinh thái cảnh quan trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.1. Sự phát triển của Sinh thái cảnh quan trên thế giới Sinh thái học cảnh quan là một khoa học liên ngành nghiên cứu về CQ, đặc biệt là về thành phần, cấu trúc, chức năng của CQ. Sinh thái học cảnh quan nghiên cứu các mô hình CQ, mối quan hệ tác động giữa các yếu tố trong mô hình đó, và cách thức thay đổi của mô hình CQ theo thời gian, cũng như các nguyên tắc ứng dụng trong quá trình con người cải biến CQ. Đã có rất nhiều những nghiên cứu sinh thái cảnh quan nhưng trước hết phải kể đến các nghiên cứu của Wu.J và R.Hobbs từ cuối thế kỷ XIX. Sinh thái học cảnh quan là khoa học nghiên cứu và cải thiện các mối quan hệ giữa quá trình phát triển đô thị và hệ sinh thái trong môi trường với các hệ sinh thái đặc trưng. Hai ông cũng chỉ rõ đặc điểm nổi bật nhất của hệ STCQ là sự nhấn mạnh vào mối quan hệ giữa các quá trình, mô hình và quy mô, cũng như tập trung vào các vấn đề sinh thái và môi trường trên quy mô rộng. Các chủ đề nghiên cứu quan trọng trong hệ STCQ bao gồm sự thay đổi của hệ sinh thái trong cảnh quan, sử dụng đất và thay đổi độ che phủ đất, nhân rộng mô hình phân tích CQ có liên quan với quá trình sinh thái, bảo tồn CQ và tính bền vững CQ [9,11,28,30]. Thuật ngữ Sinh thái cảnh quan được Carl Troll nhà địa lý học người Đức đưa ra năm 1939, Ông đã phát triển nhiều khái niệm cơ sở cho khoa học STCQ từ việc phân tích ảnh hàng không để nghiên cứu tương tác giữa môi trường và thảm thực vật [11,29]. Từ năm 1939 đến 1970, việc nghiên cứu về STCQ trên nền tảng của Địa lý học dựa trên việc nghiên cứu các thành phần địa lý đã phát triển mạnh ở Đông Âu, Canađa và Úc. Sau đó được các nhà nghiên cứu của Nga và Canada ứng dụng để nghiên cứu sinh thái các khu vực rộng lớn, thành lập bản đồ hệ sinh thái, xây dựng các hệ thống CQ ở Nga. Sau năm 1970, STCQ phát triển mạnh mẽ ở Châu Âu với các công trình nghiên cứu về phân loại thực vật và địa lý khu vực. Tuy nhiên các nghiên cứu này 4 chỉ mới tập trung nghiên cứu sự tác động của con người đối với CQ ở những khu vực nhỏ. Những công trình nghiên cứu của các tên tuổi nổi tiếng thuộc trường phái châu Âu như Carl Troll, Izaak Zonneveld, M.Godron hay Richard Forman đều bắt nguồn từ Địa lý học, chủ yếu dựa trên phân tích ảnh hàng không, nhấn mạnh chủ thể con người trong STCQ ở quy mô nhỏ và vai trò của văn hóa CQ. Ngoài ra, quan niệm về sinh thái học cảnh quan của trường phái châu Âu còn tích hợp cả khoa học sử dụng đất đai. Trường phái này phân loại CQ dựa trên các hệ thống “nhân tạo” được xây dựng sẵn. Trường phái Tây Âu cũng xuất hiện từ lâu đời, gắn liền với khoa học sinh thái hơn là khoa học cảnh quan [29]. Trong khi đó, trường phái Sinh thái học cảnh quan ở châu Mỹ lại có nhiều điểm tiến bộ hơn khi sử dụng các phương pháp định lượng trong nghiên cứu của mình như công nghệ viễn thám, GIS hoặc số liệu thống kê không gian. Đối lập với trường phái châu Âu, đối tượng nghiên cứu của trường phái châu Mỹ là các hệ thống tự nhiên hoặc bán tự nhiên, như các công viên quốc gia. Các lý thuyết và mô hình cũng được đầu tư phát triển. Trường phái này chỉ phát triển mạnh vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước [30,31]. Đến những năm 1980, STCQ mới phát triển như một khoa học thực sự và được đánh dấu bởi sự ra đời của Hiệp hội quốc tế về Sinh thái cảnh quan (IALE- The International Assosiation of Landscape Ecology) năm 1982. Từ những năm 1985 trở lại đây STCQ phát triển một cách nhanh chóng, có tầm ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH với một số lượng lớn các công trình nghiên cứu cả lý thuyết và ứng dụng trong các ngành sản xuất. Lý thuyết STCQ nhấn mạnh vai trò của các tác động của con người trong cấu trúc và chức năng CQ. Đồng thời cũng đề xuất các phương pháp để khôi phục lại CQ bị suy thoái và nhận thức một cách rõ ràng STCQ bao gồm cả con người như những thực thể gây ra sự thay đổi trong CQ [9,12,26]. Từ việc nghiên cứu các đặc trưng quan trọng của STCQ là cấu trúc và chức năng (Forman và Godron năm 1986), đến nghiên cứu xây dựng các cách phân loại chức năng CQ (De Groot năm 1992)[28], xây dựng bản đồ các vùng sinh thái ở các nước Hà Lan, Hoa Kỳ, Mêxicô, Canađa,… đến nay Sinh thái học cảnh quan đi sâu 5 vào nghiên cứu ĐGCQ, tìm ra các mối liên hệ trong cấu trúc và chức năng CQ, phân tích tính đa dạng và đánh giá giá trị sử dụng của các đơn vị CQ (Troy và Wilson năm 2006, Meyer và Grabaum năm 2008), Sinh thái cảnh quan ngày nay gắn liền nghiên cứu với ứng dụng thực tiễn [25,26,28,30]. Từ những năm 1990 trở lại đây: Nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng của STCQ tiếp tục phát triển mạnh mẽ theo xu hướng ứng dụng cảnh quan vào bảo vệ môi trường dựa trên công nghệ nghiên cứu tiên tiến và hiện đại như Viễn thám, GIS, các mô hình không gian để thành lập bản đồ CQ, bản đồ ĐGCQ. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng trong phân tích, ĐGCQ mang lại các kết quả chính xác về các dữ liệu đất, các yếu tố khí hậu, thảm thực vật và có giá trị thực tiễn lớn 1.1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu sinh thái cảnh quan ở Việt Nam Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu CQ chủ yếu dựa trên nền tảng lý luận khoa học Cảnh quan của các nhà địa lý Xô Viết, tùy vào từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mà khoa học địa lý nói chung và nghiên cứu cảnh quan nói riêng có sự vận dụng để đáp ứng với nhu cầu thực tiễn.[25] Trong giai đoạn đầu tiên (từ 1954 đến 1980), các công trình chủ yếu phát hiện sự phân hóa lãnh thổ theo hướng phân vùng địa lý tự nhiên. Các công trình của các tác giả trong nước giai đoạn này trước hết phải kể đến “Địa lý tự nhiên Việt Nam” của Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập năm 1963. Các tác giả đã đưa ra hệ thống phân vị Địa lý tự nhiên Việt nam gồm 6 cấp dựa trên cả 2 quy luật phân hoá địa đới và phi địa đới nhưng chưa có chỉ tiêu cho từng cấp phân vị vì thế nên không thể áp dụng rộng rãi. Năm 1970, Uỷ ban khoa học kỹ thuật Nhà nước đã nghiên cứu và tiến hành Phân vùng địa lý tự nhiên lãnh thổ Việt Nam với hệ thống gồm 7 cấp phân vị, ngắn gọn và tương đối hoàn chỉnh, có chỉ tiêu cho từng cấp phân vị. Đây là công trình có ý nghĩa lớn trong công tác điều tra và sử dụng lãnh thổ. Cũng trong giai đoạn này đáng chú ý là công trình “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam” năm 1976 của Vũ Tự Lập đã tìm ra những đặc điểm, quy luật phân hoá của địa lý tự nhiên Việt Nam; công trình có giá trị về mặt lý luận, trong đó tác giả cũng đưa ra [...]... lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, công nghiệp), phục hồi bảo tồn tài nguyên, môi trường sinh thái, đảm bảo an sinh xã hội 1.1.3 Những vấn đề lý luận trong phân tích sinh thái cảnh quan cho các mục đích thực tiễn * Quan niệm về sinh thái cảnh quan Sinh thái học cảnh quan hay sinh thái cảnh quan (STCQ) là nghiên cứu mối tác động giữa các kiểu phân bố không gian và các quá trình sinh thái Đó là các lĩnh vực... quan và chủ quan, nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững mới chỉ hạn chế ở một số công trình có liên quan như nghiên cứu cơ sở cho phát triển du lịch sinh thái, đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường… Gần đây, Tổng cục Du lịch đã phối hợp với Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) triển khai nghiên cứu du lịch bền vững dưới góc độ du lịch cộng đồng tại Sapa Cho đến nay,... kiểu cảnh quan Miền Nam Việt Nam; - Năm 1992, Nguyễn Trần Cầu với Cảnh quan học- Sinh thái học và việc nghiên cứu thành lập bản đồ Cảnh quan sinh thái; - Năm 1993, Nguyễn Thế Thôn Bàn về Sinh thái cảnh quan và Cảnh quan sinh thái Sau đó năm 2000, Ông đã tiếp tục nghiên cứu “Về lý thuyết cảnh quan sinh thái , năm 2001 đưa ra “Nguyên tắc và phương pháp thiết kế mô hình kinh tế môi trường trên cơ sở lý... đầu tiên cảnh báo về những suy thoái sinh thái do hoạt động du lịch gây ra Họ đã đưa ra khái niệm du lịch rắn” để chỉ những hoạt động du lịch ồ ạt và du lịch mềm” để chỉ một chiến lược mới tôn trọng môi trương 10 Năm 1996, xuất hiện một khái niệm mới là du lịch bền vững ủng hộ chủ trương phát triển du lịch mà ít ảnh hưởng xấu tới môi trường trên cơ sở cải tiến và nâng cấp từ khái niệm du lịch mềm”... nguyên tắc cơ bản đảm bảo phát triển du lịch bền vững [5,10],13,14] Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có định hướng tài nguyên rõ rệt và có nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao Chính vì vậy sự phát triển du lịch bền vững đòi hỏi có sự nỗ lực chung và đồng bộ của toàn 12 xã hội Phát triển du lịch bền vững cần hướng tới việc đảm bảo đạt được 3 mục tiêu cơ bản sau:... liên quan đến phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam còn chưa được thực hiện 1.2.2 Khái niệm và nguyên tắc về phát triển du lịch bền vững 1.2.2.1 Khái niệm Theo Ủy ban Môi trường và Phát triển Quốc tế (1987): Du lịch bền vững là một quá trình nhằm đáp ứng những nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của những thế hệ mai sau [5,10,15]: 11 Theo Hội đồng Lữ hành quốc tế (1996)” Du lịch bền. .. hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng cho các thế hệ du lịch tương lai; Theo Luật du lịch Việt Nam (2006): Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai; Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới - WTO đưa ra tại Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên... vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người” [10,13,16] Mặc dù còn những quan điểm chưa thật sự thống nhất về khái niệm Phát triển du lịch bền vững, tuy nhiên cho đến nay đa số ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực có liên quan khác ở Việt Nam đều cho rằng: Phát triển du lịch bền. .. lợi nhuận mà không quan tâm đến sự tác động xấu của du lịch đến môi trường Từ đó xuất hiện hình thức du lịch đầu tiên trong lịch sử và còn tồn tại cho tới ngày nay là du lịch thương mại” hay du lịch ồ ạt”[5] Đầu năm 1980, xuất hiện những thuật ngữ “các loại hình du lịch thay thế”, để chỉ các hoạt động du lịch có quan tâm đến môi trường bao gồm: du lịch xanh”, du lịch mềm”, du lịch có trách nhiệm”... động phát triển du lịch Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch không chỉ giúp họ tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống mà còn làm cho họ có trách nhiệm hơn với tài nguyên, môi trường du lịch, cùng ngành du lịch chăm lo đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Điều này rất có ý nghĩa, góp phần quan trọng đối với sự phát triển bền vững của du lịch Kinh nghiệm thực tế về phát triển . TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ SINH THÁI CẢNH QUAN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 3 1.1. Sự phát triển của Sinh thái cảnh quan trên thế giới và ở Việt Nam 3 1.1.1. Sự phát triển của Sinh thái cảnh quan. loại cảnh quan 4.5. Phương pháp phân tích và đánh giá tổng hợp 3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ SINH THÁI CẢNH QUAN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. Sự phát triển của Sinh thái cảnh quan. nhạy cảm. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên tác giả chọn đề tài: Cơ sở sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển du lịch bền vững huyện KrôngBông, Tỉnh Đăk Lắk” 2. Mục tiêu, nhiệm vụ *Mục tiêu:

Ngày đăng: 06/06/2015, 08:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Quang Anh (1996), Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan ứng dụng định hướng tổ chức Du lịch xanh Việt Nam, Luận án PTS Địa lý, Đại học KHTN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan ứng dụng định hướng tổ chức Du lịch xanh Việt Nam
Tác giả: Phạm Quang Anh
Năm: 1996
2. Lê Đức Ân, Lê Thạc Cán, Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường cho phát triển du lịch, Công ty in tiến bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường cho phát triển du lịch
Tác giả: Lê Đức Ân, Lê Thạc Cán, Nguyễn Ngọc Sinh
Năm: 2000
3. Phan Tất Đắc, Phạm Ngọc Toàn (1980), Khí hậu với đời sống (Những vấn đề cơ sở của sinh khí hậu học), Nxb Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khí hậu với đời sống
Tác giả: Phan Tất Đắc, Phạm Ngọc Toàn
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội
Năm: 1980
4. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997), Cơ sơ cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam, NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sơ cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam
Tác giả: Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 1997
5. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch bền vững
Tác giả: Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu
Nhà XB: nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
6. Nguyễn Cao Huần (2005), Đánh giá CQ (theo hướng tiếp cận kinh tế sinh thái), NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá CQ (theo hướng tiếp cận kinh tế sinh thái)
Tác giả: Nguyễn Cao Huần
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2005
9. Ixatrenkô, Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên, Biên dịch Vũ Tự Lập, NXB Khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên
Nhà XB: NXB Khoa học
11. Vũ Tự Lập (1976), Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam
Tác giả: Vũ Tự Lập
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 1976
12. Nguyễn Thành Long và nnk (1993), Nghiên cứu xây dựng bản đồ CQ các tỉ lệ trên lãnh thổ Việt Nam, Phòng Địa lý TN - Trung tâm Địa lý Tài nguyên, Viện Khoa học Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng bản đồ CQ các tỉ lệ trên lãnh thổ Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thành Long và nnk
Năm: 1993
13. Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
14. Trần Đức Thanh (2003), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn khoa học du lịch
Tác giả: Trần Đức Thanh
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
16. Nguyễn Minh Tuệ và nnk (1996), Địa Lý Du Lịch, NXB TP. Hồ Chí Minh 17. Tổ chức BirdLife Quốc tế tại Đông Dương, Hà Nội (2010), Báo cáo đadạng sinh học vườn quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đăk Lăk, Việt Nam, Nxb Luck House Graphics Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa Lý Du Lịch", NXB TP. Hồ Chí Minh 17. Tổ chức BirdLife Quốc tế tại Đông Dương, Hà Nội (2010), "Báo cáo đa "dạng sinh học vườn quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đăk Lăk, Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Minh Tuệ và nnk (1996), Địa Lý Du Lịch, NXB TP. Hồ Chí Minh 17. Tổ chức BirdLife Quốc tế tại Đông Dương, Hà Nội
Nhà XB: NXB TP. Hồ Chí Minh 17. Tổ chức BirdLife Quốc tế tại Đông Dương
Năm: 2010
21. Tổng cục Du lịch (1996), Cơ sở khoa học cho việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học cho việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch
Tác giả: Tổng cục Du lịch
Năm: 1996
22. Tổ phân vùng Địa lý tự nhiên thuộc Ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước (1970), Phân vùng địa lý tự nhiên lãnh thổ Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân vùng địa lý tự nhiên lãnh thổ Việt Nam
Tác giả: Tổ phân vùng Địa lý tự nhiên thuộc Ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội
Năm: 1970
24. Nguyễn Khanh Vân, Giáo trình cơ sở sinh khí hậu, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cơ sở sinh khí hậu
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
25. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Địa lý (2004), Các vấn đề lý thuyết của Sinh thái Cảnh quan, Hà NộiTiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các vấn đề lý thuyết của Sinh thái Cảnh quan
Tác giả: Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Địa lý
Năm: 2004
15. Nguyễn Văn Thung (2005), Hỏi và đáp về Luật du lịch, Nxb Chính trị Quốc gia Khác
18. Tổ chức BirdLife quốc tế tại Đông Dương, Hà Nội (2009), Báo cáo kế hoạch quản lý bảo tồn vườn quốc gia Chư Yang Sin giai đoạn 2010-2015 Khác
19. Tổng cục Du lịch (2001), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 Khác
20. Tổng cục thống kê tỉnh Đắk Lắk (2011), Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk tháng 5 năm 2011 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w