Đánh giá cảnh quan cho phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Cơ sở sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển du lịch bền vững huyện krôngbông, tỉnh đăk lăk (Trang 62)

3.2.1 Hệ thống các tiêu chí đánh giá

Như đã trình bày ở trên, khi đánh giá cảnh quan cho phát triển du lịch, luận văn vận dung phương pháp đánh gái của Phạm Trung Lương và nnk (2000). Cảnh quan quan du lịch là một dạng cảnh quan đặc biệt ít nhiều đã được lựa chọn nên không có yếu tố nào được đánh giá là không thuận lợi cho phát triển du lịch, mà chỉ có mức độ thuận lợi ít hay nhiều [13]. Phần lớn các công trình đánh giá du lịch hiện nay thường sử dụng 4 bậc tương ứng với 4 mức độ thuận lợi khác nhau: rất thuận lợi, khá thuận lợi, trung bình và ít thuận lợi. So với các vùng khác trong vùng trong tỉnh Đắk Lắk, tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch của huyện Krông Bông ít nổi trội, vì vậy, luận văn chia thành 3 cấp, ứng với 3 mức độ sau: thuận lợi, thuận lợi trung bình và ít thuận lợi.

58

3.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

a. Tài nguyên khí hậu cho phát triển du lịch

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa tây nam, nhưng do vừa bị ảnh hưởng của độ cao, vừa bị ảnh hưởng của các dẫy núi lớn Chư Yang Shin nên khí hậu Krông Bông có hai mùa mưa nắng rõ rệt với những đặc trưng chính sau:

+ Chế độ nắng: Theo đánh giá chung số giờ nắng cả năm nhìn chung thuộc loại rất tốt cho đời sống con người với số giờ nắng của khu vực này vào khoảng 1700 - 1800 giờ nắng/năm. Thời kỳ nắng nhiều là vào mùa khô bắt đầu từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 12, tháng nào cũng có từ 220 giờ nắng/tháng, có nghĩa là trung bình có khoảng 6 giờ nắng mỗi ngày. Thời kỳ ít nắng là vào mùa mưa, từ tháng 12 năm nay đến tháng 4 năm sau, số giờ nắng trung bình chỉ còn khoảng 80 - 150 giờ nắng, tương đương với khoảng 1,3 – 2,5 giờ nắng mỗi ngày, khi thời tiết có mưa trời âm u và nhiều mây. Tuy nhiên mưa ở đây không kéo dài liên tục giống kiểu mưa phùn ngoài bắc mà chỉ là những trận mưa cơn rồi tạnh ngay, nhưng mưa liên tục một ngày có mưa vài trận, đôi khi có những trận mưa lớn gây ra hiện tượng sạt lở và ngập úng tại một số khu vực gần sông lớn là Krông A Na, sông Krông Bông, Krông Pách.

Bảng 6. Phân loại khí hậu tốt - xấu đối với sức khỏe[3]

Mức độ đánh giá Số tháng có nhiệt độ (≥270C) Số tháng có độ ẩm (≥90%) Số giờ nắng toàn năm Số ngày trời đầy mây Tốc độ gió trung bình (m/s) Không tốt 5 4 1.000 100 1 Bình thường 4 - 5 3 1.200 80 1 - 1,5 Tốt 2 - 3 2 1.200 80 1,5 Rất tốt 0 0 1.500 50 2 - 3

Đối chiếu với bảng 4 cho thấy, lượng mây và số giờ nắng của huyện Krông Bông thuộc loại tốt đến rất tốt cho sức khỏe của con người.

+ Chế độ gió: Địa bàn nghiên cứu đều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do ảnh hưởng của địa chủ yếu là núi và cao nguyên nên ở đây có 2

59

hướng gió chính là: Hướng gió thịnh hành vào mùa mưa là hướng gió tây nam và vào mùa khô là hướng gió đông bắc. Gió Tây và Tây Nam thường thổi vào các tháng 5 – 9, còn các tháng 10 và 4 thì gió Đông và Đông Nam là chủ yếu. Tốc độ gió bình quân vào mùa khô dưới 3 m/s, còn vào mùa mưa tốc độ gió tăng lên từ 4 – 5 m/s, mùa này thỉnh thoảng có gió mạnh trên 10m/s, tốc độ trên 15 m/s thường xảy ra ở các thời điểm đầu hoặc cuối mùa mưa.

+ Chế độ nhiệt: Do ảnh hưởng của địa hình núi cao, các vùng thuộc khu vực cao nguyên cao 400–500 m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, còn riêng những nơi có độ cao trung bình trên 1000 m thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm, mang đặc trưng riêng của khí hậu núi cao giống như khí hậu của Đà Lạt, nhiệt độ trung bình năm dao động từ 23,70 – 27,3 0C; nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12 và tháng 1: 17,30 - 20,10C; nhiệt độ cao nhất là tháng 4 và tháng 5: 280 – 300C. Bên cạnh đó, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm khá lớn (vào mùa khô biên độ nhiệt lên đến trên 100C). Nắng nhiều, hầu như không có bão là những thuận lợi rất cơ bản cho Krông Bông trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là các cây công nghiệp như cà phê, thuốc lá, bông vải … Ngoài ra với khí hậu mát mẻ trên nền nhiệt tương đối phù hợp với con người, đây là một trong những yếu tố thuận lợi thu hút khách du lịch đến tham quan, nghĩ dưỡng vào những ngày hè nóng bức.

+ Chế độ mưa - ẩm: Lượng mưa trung bình 1800 -2200mm/ năm tập trung nhiều vào mùa mưa, nhất là tháng 9 và tháng 11 với lượng mưa trung bình khoảng (400/500mm/tháng). Với những xã nằm ở phía đông nam của huyện thì mưa nhiều hơn những vùng khác; nằm ở nơi tiếp giáp giữa cao nguyên Lâm Đồng và dãy núi Trường Sơn nam nên khu vực phía đông nam của huyện hình thành nên hai tiểu vùng mưa đặc trưng là tiểu vùng mưa xã Hòa Phong và tiểu vùng mưa gồm 3 xã Cư Pui, Cư Drăm, Yang Mao; ở những tiểu vùng mưa này thì mùa mưa đến sớm hơn và kết thúc muộn hơn so với những khu vực khác trong huyện. Độ ẩm không khí trung bình đạt 80- 85%, trong mùa mưa độ ẩm lên tới 90%, còn đến mùa khô độ ẩm có thể xuống thấp còn 69-75%. Tuy độ ẩm trung bình tương đối cao song nhiệt độ

60

tương đối thích hợp nên không khí chung ở đây rất mát mẻ, khô ráo có thể diễn ra các hoạt động du lịch quanh năm.

Bảng 7: Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người [24]

Hạng Ý nghĩa Nhiệt độ trung bình năm (0C) Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (0C) Biên độ nhiệt năm (0C) Lượng mưa năm (mm) 1 Thích nghi 18-24 24-27 <6 1250-1900 2 Khá thích nghi >24 - 27 >27 - 29 6 - <8 >1900 - 2550 3 Nóng >27 - 29 >29 - 32 8 - <14 >2550 4 Rất nóng >29 - 32 >32 - 35 14 - 19 <1250 5 Không thích nghi >32 >35 >19 <650

Kết quả đánh giá ở bảng 4 và bảng 8 cho thấy: so sánh với các chỉ tiêu phân loại khí hậu tốt - xấu đối với sức khoẻ con người, lượng mây và số giờ nắng huyện Krông Bông thuộc loại rất tốt đến tốt, tốc độ gió có mức độ thích hợp từ bình thường đến tốt cho sức khoẻ con người, chế độ nhiệt nằm ở hạng khá thích nghi; độ ẩm không khí thuộc loại rất tốt. Trong mùa mưa tuy có nhiều ngày mưa nhưng nó chỉ làm ảnh hưởng ít nhiều đến các hoạt động du lịch ngoài trời hoặc các hoạt động du lịch trên hồ và thác nước, còn các hoạt động du lịch dạng tìm hiểu văn hoá, các hoạt động diễn ra trong nhà vẫn có thể tiến hành bình thường.

Dựa vào những phân tích trên, luận văn đưa ra bảng tổng hợp kết quả những tháng phù hợp với hoạt động du lịch ở huyện Krông Bông như sau:

Bảng 8: Đánh giá mức độ thích hợp của thời tiết cho hoạt động du lịch Mức độ T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Thích hợp

nhất x x x x

Thích hợp + + + +

61

b. Địa hình

Đối với phát triển du lịch, địa hình là chỉ tiêu ảnh hưởng rất lớn đến loại hình du lịch, hoạt động du lịch; chi phối việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, đi lại của du khách (chi phối việc sử dụng phương tiện giao thông: ô tô, máy bay, tàu, xe đạp…). Địa hình là kết quả của vận động kiến tạo và các quá trình ngoại sinh. Bóc mòn – xâm thực mạnh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, tạo nên cho huyện Krông Bông nhiều dạng địa hình khác nhau. Những khu vực có độ dốc lớn, thác nghềnh, quần thể núi – sông – hồ là các dạng địa hình có sức hấp dẫn và thu hút du khách. Huyện Krông Bông nằm ở vị trí tiếp giáp giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột với dãy núi Trường Sơn Nam nên địa hình của huyện bị chia cắt rất mạnh, thấp dần theo hướng Đông - Nam xuống Tây - Bắc, địa hình của huyện chia thành 3 dạng địa hình chính là: dạng địa hình núi cao, dạng địa hình núi thấp và dạng địa hình thung lũng.

* Dạng địa hình núi cao: Với 802.213ha diện tích, chiếm 63,70% diện tích tự nhiên toàn huyện, tập trung thành vòng cung lớn bao quanh 3 phía Bắc, Đông, Nam; mức độ chia cắt mạnh: độ cao trung bình từ 1.500 - 2.500m, độ dốc phổ biến trên 250, bao gồm một số dãy núi cao như Chư Yang Shin (độ cao 2.442m), đỉnh Chư Yang Hanh (độ cao 1.991m), đỉnh Cư Bukso (độ cao 1.538m); nhìn chung dạng địa hình này không thích hợp cho phát triển nông nghiệp, hiện trạng chủ yếu là rừng tự nhiên.

* Dạng địa hình núi thấp: Diện tích 24.001 ha, chiếm 19,06% diện tích tự nhiên toàn Huyện, phân bố ở khu vực phía Bắc - Đông Bắc Huyện và trải dài từ Đông sang Tây; độ cao trung bình từ 500m - 1.000m, bao gồm một số đỉnh núi như đỉnh Cư Goa (độ cao 953m), đỉnh Cư Drang (độ cao 698m), đỉnh Cư Ya Trang (độ cao 982m), độ dốc phổ biến từ 150 – 250; Nhìn trung dạng địa hình này cũng thích hợp cho phát triển nông nghiệp, hiện trạng chủ yếu là rừng tự nhiên.

* Dạng địa hình thung lũng ven sông: Diện tích 21.709 ha, chiếm khoảng 17,24% diện tích tự nhiên toàn Huyện, phân bố theo ven các sông lớn như sông Krông A Na, sông Krông Bông, Krông Pách; địa hình tương đối bằng, độ cao trung

62

bình dưới 500m, độ dốc biển dưới 80. Do hạ lưu các con sông hẹp nên nhiều khu vực bị ngập nước sau các trận mưa lớn, nhưng sau đó nước rút nhanh; thổ nhưỡng chủ yếu là phù sa và đất xám, khá thích hợp với canh tác lúa và các cây công nghiệp ngắn ngày.

Chỉ tiêu các dạng địa hình khai thác phát triển du lịch được chia thành 3 cấp như sau:

d1: Thác nghềnh, suối nước đẹp, núi đá, đỉnh núi, đỉnh đồi có phong cảnh đẹp

d2: : Đồi thấp thoải, đồng bằng cao và bằng phẳng, hồ và những suối nhỏ

d3: Khe rãnh, thung lũng, sông suối trũng giữa núi, đồng bằng trũng thấp đầm phá.

c. Độ dốc:

Địa hình ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động du lịch, độ dốc còn quyết định loại hình du lịch (thể thao mạo hiểm, tham quan...), đến sức chứa… Nhìn chung, những nơi bằng phẳng thuận lợi hơn cho hoạt động của du khách. Độ dốc được chia thành 3 cấp như sau: đ1: < 8º; đ2: 8 – 15º; đ3: > 15º

d. Tài nguyên nước cho phát triển du lịch Krông Bông

Được xem xét ở mức độ đáp ứng cho nhu cầu du lịch, nhất là nhu cầu sử dụng của du khách và các điểm thác, suối phục vụ du lịch.

+ Tài nguyên nước mặt nước và nước ngầm phục vụ du lịch: trữ lượng nước đáp ứng đủ cho nhu cầu du lịch. Nguồn nước mặt và nước ngầm của huyện Krông Bông được đánh giá là có chất lượng tốt, thích hợp cho sinh hoạt và sử dụng của du khách.

+ Các hồ nước nhân tạo: Hồ Yang Reh xã Yang Reh, Hồ Hòa Lễ ở xã Hòa Lễ, Hồ Dang Kang ở xã Dang Kang……phục vụ du lịch tham quan, chuyển tiếp lộ trình.

+ Các điểm suối, thác nước như: thác Krông Kmar ở thị trấn Krông Kmar ,

63

thác Ea Kha ở buông M’Ghi xã Yang Mao và một vài thác nhỏ khác phục vụ cho hoạt động du lịch tham quan du lịch mạo hiểm, tắm mát, nghỉ dưỡng.

e. Tài nguyên sinh vật cho phát triển du lịch huyện Krông Bông

Đa dạng sinh học là một nguồn tài nguyên quan trọng cần được giữ gìn, bảo tồn để duy trì cân bằng sinh thái cho cả khu vực, gồm toàn bộ các dạng sống được tạo nên từ trái đất. Đồng thời, những khu vực có đa dạng sinh học cao luôn là điểm thu hút lớn đối với du khách. Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng có điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai nhiều thuận lợi nên thảm động thực vật ở đây phát triển đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều chủng loài khác nhau. Theo kết quả điều tra sơ bộ thì số lượng các loại động thực vật trên địa bàn huyện như sau: [18,19]

Về thực vật: Có 140 họ, 591 chi với 887 loài thực vật bậc cao có mạch với 55 loài trong sách đỏ Việt nam, 26 loài trong sách đỏ thế giới. Trong đó 337 loài cho gỗ, 300 loài dùng làm dược liệu, 97 loài có thể làm thực phẩm, 288 loài làm cảnh. Đặc biệt có 20 loài hạt trần (trong đó có 11 loài thuộc nhóm thông chiếm trên 33% tổng số loài thông trong cả nước ), điển hình là Thông Đà Lạt (Pinus Dalatensis), Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii). Pơ mu (Fokienia hodginsii)...

Về động vật: Có 64 loài thú thuộc 24 họ; 258 loài chim thuộc 14 bộ và 53 họ; 81 loài cá thuộc 18 họ và 50 giống; 248 loài Bướm ngày thuộc 10 họ; 54 loài Ếch nhái thuộc 07 họ; 58 loài bò sát thuộc 08 họ, 15 loài cá và động vật đáy. Nhiều loài có tên trong sách đỏ ở mức đe dọa và đang bị đe dọa tuyệt chủng, nhiều loài đặc hữu và phân bố hẹp như Bò tót (Bos gaurus ), Beo lửa (Catopuma temminckii ), Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes), Vượn đen má vàng (Nomascus gabriellae), Mi Núi Bà (Crocias langbianis), Khướu đầu đen má xám (Garrulax yersini)… nhiều loài đặc hữu cho Chư Yang Sin như Ếch cây chư yang sin (Rhacophorus chuyangsinensis)... Ở đây có hai loài cá nổi tiếng là cá Thát Lát và cá Lăng trên sống Krông ANa, nhưng hiện nay do nguy cơ khai thác tận diệt nên hai loài này đang ngày một khan hiếm dần.

Rừng ở đây chủ yếu nhiệt đới thường xanh quanh năm, phát triển trên địa hình núi cao phía Đông và Nam của huyện, ven các khe suối có nhiều tầng và nhiều

64

loài cây quý hiếm như cẩm lai, gõ, trắc, kiền kiền… Tập trung nhiều tại dãy núi cao Chư Yang Sin, Chư Yang Hanh, Chư Goa… Đây là những nguồn tài nguyên quý giá không chỉ của tỉnh, vùng mà còn là của cả nước. Hiện rừng Chư Yang Sin đã được nâng cấp thành Vườn Quốc Gia để bảo vệ môi trường sinh thái và các loài động thực vật quý hiếm nhằm phục vụ cho nghiên cứu khoa học, du lịch và bảo tồn…Bên cạnh những khu rừng tự nhiên còn có những rừng trồng chủ yếu là cây lấy gỗ như keo, tre nứa, măng, luông…..là hoạt động kinh tế chính của đồng bào dân tộc, đặc biệt đồng bào sống trong khu vực vùng đệm của vườn quốc gia.

Trong cấu trúc CQ, sinh vật, nhất là thực vật tạo nên phong cảnh làm đẹp thiên nhiên, đối với một số loại hình du lịch (tham quan, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái...) tài nguyên sinh vật có ý nghĩa quan trọng, nhất là tính đa dạng sinh học, sự bảo tồn được nguồn gen, các hệ sinh thái... Huyện Krông Bông có rừng đặc dụng, có khu bảo tồn và vườn quốc gia. Vì vậy, việc đánh giá tài nguyên sinh vật phục vụ du lịch xem xét trong cấu trúc CQ được tiến hành dựa trên đặc điểm của lớp phủ hiện tại. Thông thường, những nơi có rừng che phủ, có mức độ đa dạng hơn, có giá trị khai thác phục vụ du lịch nhiều hơn những nơi trảng cỏ cây bụi. Chỉ tiêu này được chia thành 3 cấp như sau:

s1: rừng rậm tự nhiên thường xanh ít bị tác động s2: rừng trồng, cây trồng công nghiệp và cây ăn quả,

s3: rừng tre nứa, cây hàng năm, nương rẫy và trảng cỏ cây bụi f. Khả năng liên kết điểm du lịch với những khu vực xung quanh

Đường giao thông chính là một yếu tố quan trọng tạo khả năng liên kết giữa điểm du lịch với những khu vực xung quanh giúp cho khách du lịch dễ dàng tiếp cận với các điểm du lịch. Nếu một nơi rất đẹp nhưng việc đi lại gặp quá nhiều khó

Một phần của tài liệu Cơ sở sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển du lịch bền vững huyện krôngbông, tỉnh đăk lăk (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)