a. Hiện trạng du lịch
Toàn huyện có 3 địa danh du lịch nổi tiếng là VQG Chư Yang Sin, Thác Krông Kmar và Hang đá Đắk Tuar, ngoài ra còn một số các địa danh nổi tiếng khác như : tảng đá voi, một vài hồ và thác nhỏ khác. [23] Do công tác tổ chức và phát triển du lịch của huyện mới thực sự bắt đầu từ vài năm trở lại đây nên tổng mức hàng hóa bán lẻ trên địa bàn ước năm 2010 là 475 tỷ đồng, tăng 2,31 lần so với năm 2005, mức tăng bình quân hàng năm 18,3%. Số lượt khách du lịch hàng năm chưa nhiều, khoảng hơn 10.000 lượt khách/ năm, trong đó số lượt khách quốc tế còn rất ít chiếm 0,5% lượng khách đến đây, còn lại chủ yếu là khách nội địa. Theo điều tra sơ bộ thì nguồn khách du lịch nội địa chủ yếu từ các vùng khác trong tỉnh và một số tỉnh khác lân cận như Tp. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Lâm Đồng,….. Còn khách quốc tế đến từ một số nước như : Anh, Pháp, Thụy Điển, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Hiện nay, đã có một số chuyên gia và nghiên cứu sinh trong và ngoài nước đến đây để tiến hành nghiên cứu khoa học, nhất là tại khu vực vườn quốc gia Chư Yang Shin.
Krông Bông là một huyện miền núi xong đường giao thông trên địa bàn huyện khá thuận tiện. Có 1 tuyến quốc lộ 27 chạy qua huyện, đây là tuyến đường nối tỉnh Đắk Lắk với tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh Duyên Hải Miền Trung. Chiều dài đoạn chạy qua địa phận Huyện 10,5km. Ngoài ra còn 2 tuyến tỉnh lộ là tỉnh lộ 9 và tuyến Tỉnh lộ 12, các tuyến đường này chạy xuyên suốt, nối liền các xã với nhau.
Vì cách thành phố Buồn Ma Thuật không xa, khoảng 50km nên hầu hết khách du lịch đến đây tham quan di lịch ban ngày rồi buổi tối lại trở về Tp. Buôn Ma Thuật để nghỉ tại các khách sạn và nhà nghỉ ở đó. Còn trên địa bàn huyện hiện nay cũng có một số nhà nghỉ và khách sạn nhỏ, tuy nhiên về điều kiện cũng như qui mô còn rất nhỏ, chưa thể đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi của khách du lịch đến
33
huyện này. Ngoài ra, khách du lịch đến thăm đây ngoài thăm quan, tìm hiêu thiên nhiên, văn hoá có rất nhiều thời gian rỗi nhưng các cơ sở vui chơi - giải trí của huyện còn rất nghèo nàn đó là một nguyên nhân chính không dữ được khách lưu trú dài ngày.
b. Những khó khăn đối với việc phát triển du lịch của huyện Krông Bông
Là một huyện có nhiều cảnh quan du lịch đẹp, đa dạng sinh học cao, có nhiều giá trị văn hoá của các dân tộc bản địa phong phú và đặc sắc là nguồn tài nguyên quan trọng để có thể phát triển du lịch. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch mới ở dạng tiềm năng còn việc khai thác du lịch thì vẫn còn rất hạn chế nên chưa thu hút được nhiều khách du lịch tới đây, nguyên nhân chính là do:
- Cơ sở vật chất hạ tầng còn thấp;
- Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn và đơn điệu;
- Công tác quy hoạch, tổ chức và quản lý du lịch còn yếu;
- Việc quảng bá, tiếp thị du lịch còn hạn chế và chưa mang tính chủ động - Đội ngũ cán bộ, nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ phát triển ngành; vừa thiếu lại vừa yếu cả về trình độ quản lý chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, thiếu kinh nghiệm;
- Hoạt động du lịch bền vững còn quá mới mẻ so với sự phát triển và kinh nghiệm hoạt động của ngành du lịch tại địa phương. Ngay từ cấp lãnh đạp cũng chưa có nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển du lịch bền vững. Ngoài ra, còn do một số khó khăn khách quan khác như: điều kiện về thời tiết, tính thời vụ…...
34
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Do các hoạt động phát triển kinh tế, sản xuất nông – lâm nghiệp và du lịch của huyện Krng Bông không thể tránh khỏi những tác động đến cảnh quan môi trường tự nhiên, cảnh quan sinh thái vốn có của huyện. Vì vậy, đề tài tập chung phân tích cấu trúc, chức năng sinh thái cảnh quan của huyện nhằm mục đích đưa ra những định hướng cho việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du lịch bền vững nói riêng. Như vậy, đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là: Cấu trúc, chức năng sinh thái cảnh quan của huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk đáp ứng cho kinh tế, du lịch.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian nghiên cứu của luận văn là khu vực Huyện Krông Bông - Tỉnh Đắk Lắk.
- Phạm vi khoa học: luận văn tập trung nghiên cứu cấu trúc sinh thái cảnh quan của huyện từ đó đề xuất định hướng phát triển du lịch bền vững.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập và tổng hợp số liệu
Trong quá trình nghiên cứu trên cơ sở đề cương chi tiết, căn cứ vào các mục tiêu và nội dung nghiên, đề tài cần thu thập và chọn lọc các tài liệu, số liệu, các kết quả nghiên cứu đã có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Những tài liệu cần thu thập bao gồm:
- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Krông Bông; - Bản đồ đất, địa hình, bản đồ hành chính của huyện
- Báo cáo tình hình sử dụng đất, chính sách quy hoạch phát triển của huyện; Dựa trên những tài liệu thu thập được tiến hành thống kê, xử lý số liệu phục vụ mục đích nghiên cứu. Những tài liệu thông tin luôn được bổ sung, cập nhật, bảo đảm cơ sở cho việc xử lý, phân tích, đánh giá các vấn đề cho nội dung nghiên cứu.
35
2.3.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống có vai trò quan trọng đối với các ngành nghiên cứu tự nhiên. Phương pháp này cho ta các thông tin đầy đủ hơn về đặc điểm của các hợp phần tự nhiên, về sự phân hoá lãnh thổ nhằm bổ sung và đảm bảo độ chính xác thực tế cho các số liệu, kết quả thu thập được. Ngoài ra, với nội dung nghiên cứu của đề tài về phân tích cấu trúc, chức năng cảnh quan phục vụ mục đích phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển du lịch bền vững nói riêng thì công tác khảo sát thực địa sẽ giúp ta có cái nhìn cụ thể hơn về thực trạng phát triển trên địa bàn nghiên cứu. Từ đó xây dựng cơ sở khoa học thực tế để đưa ra các định hướng phát triển tối ưu nhất cho khu vực nghiên cứu.
2.3.3. Phƣơng pháp bản đồ và GIS
Đây là một phương pháp đặc thù và rất quan trọng trong nghiên cứu địa lý, cho phép ta nắm bắt một cách khái quát và nhanh chóng về khu vực nghiên cứu, để từ đó vạch ra các tuyến khảo sát chi tiết, điểm khảo sát đặc trưng cho vùng nghiên cứu. Trong nghiên cứu địa lý địa phương, phương pháp bản đồ được vận dụng trong tất cả các khâu nghiên cứu như phân tích xử lý số liệu; biên tập bản đồ, lựa chọn các phương pháp biểu hiện, so sánh, đối chiếu, phân tích đánh giá các bản đồ để xác định sự phân bố, những biến động của các đối tượng hiện tượng nghiên cứu trong không gian. Trong nội dung nghiên cứu đề tài sẽ biên tập lại các bản đồ địa mạo, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ thảm thực vật và thành lập bản đồ cảnh quan, bản đồ đánh giá mức độ thích nghi của các dạng cảnh quan cho hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Cuối cùng thành lập bản đồ tổ chức không gian lãnh thổ cho hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và phát triển du lịch bền vững.
2.3.4. Hệ thống phân loại cảnh quan
Hệ thống phân loại cảnh quan (PLCQ) là một trong những khâu quan trọng trong nghiên cứu và thành lập bản đồ cảnh quan. Hiện nay, có nhiều hệ thống phân loại của các tác giả trong và ngoài nước nhưng vẫn chưa có một hệ thống phân loại thống nhất cho từng cấp lãnh thổ cụ thể cũng như từng loại tỷ lệ bản đồ nghiên cứu.
36
2.3.4.1. Một số hệ thống phân loại cảnh quan truyền thống của các tác giả nước ngoài
Các nhà Địa lý học Liên Xô trước đây hệ thống phân loại cảnh quan đưa ra dựa vào tính địa đới và phi địa đới, tuy nhiên vai trò của chúng lại khác nhau trong mỗi bậc phân loại. Từ những quan điểm nghiên cứu khác nhau, các nhà địa lý học Liên Xô đã đưa ra những hệ thống PLCQ khác nhau và đều có tính ứng dụng cao trong thực tế. Tiêu biểu là: [9]
- Hệ thống phân loại cảnh quan của A.G.Ixatsenco (1965)
Gồm 8 bậc: Nhóm kiểu -> Kiểu -> Phụ kiểu -> Lớp -> Phụ lớp -> Loại -> Phụ loại -> Thể loại.
Với các dấu hiệu phân loại chủ yếu là:
+ Nhóm kiểu: Sự giống nhau có tính chất địa đới của các cảnh quan trong phạm vi các địa ô và các châu lục khác nhau.
+ Kiểu: Các điều kiện nhiệt ẩm cùng kiểu, những nét cấu trúc chung, cùng quá trình di động của các nguyên tố hoá học, các quá trình địa mạo ngoại sinh, sự thành tạo thổ nhưỡng, thành phần và cấu trúc sinh vật.
+ Phụ kiểu: Những khác biệt của địa đới thứ cấp và các dấu hiệu chuyển tiếp trong cấu trúc.
+ Lớp: Mức độ tác động làm biến đổi của các yếu tố kiến tạo sơn văn với cấu trúc của cảnh quan.
+ Phụ lớp: ở miền núi - sự phát triển nguyên vẹn của dãy đai cao điển hình. + Loại: Sự giống nhau phát sinh, kiểu ưu thế của địa hình và đá mẹ cũng như cấu trúc hình thái.
+ Phụ loại: Những đặc trưng của vật chất bề mặt. + Thể loại: Các đặc trưng của khí hậu địa phương.
- Hệ thống phân loại cảnh quan của N.A.Gvozdeki (1961)
Gồm 5 bậc: Lớp -> Kiểu -> Phụ kiểu -> Nhóm -> Loại. Với các dấu hiệu phân loại chủ yếu. [28]
+ Lớp: Những dấu hiệu địa chất địa mạo quyết định đặc điểm biểu hiện tính địa đới và tương quan nhiệt và ẩm.
37
+ Kiểu: Những dấu hiệu địa đới đặc trưng (đại lượng chỉ số khô hạn, bức xạ vòng tuần hoàn sinh học của các yếu tố di động không khí, các nguyên tố, loại hình di động nước, kiểu thảm thực vật và đất).
+ Phụ kiểu: Tính địa đới (phụ đới vĩ độ, đai cao và “tính địa phương” theo kinh độ). + Nhóm: Các địa chất địa mạo.
+ Loại: Sự đồng nhất lớn của các điều kiện tự nhiên và tính đồng dạng của các cấu trúc ngang (sự kết hợp của các kiểu cảnh quan).
- Hệ thống phân loại của V.A. Nhikolaiev (1970)
Gồm 12 bậc, áp dụng cho nghiên cứu cảnh quan đồng bằng: Thống -> Hệ -> Phụ hệ -> Lớp -> Phụ lớp -> Nhóm > Kiểu -> Phụ kiểu -> Hạng -> Phụ hạng -> Loại -> Phụ loại. [28,31]
Với các dấu hiệu phân loại chủ yếu.
+ Thống: Kiểu tiếp xúc của các quyển địa lý trong cấu trúc của lớp vỏ cảnh quan. + Hệ: Cân bằng nhiệt ẩm là biểu hiện của cơ sở năng lượng phân bố trong không gian thông qua tính địa đới của các cảnh quan.
+ Phụ hệ: Tính địa ô của các đới làm phân phối lại nền tảng của các đới. + Lớp: Cấu trúc hình thái của các đơn vị cấp lớn (đại địa hình) đã xác định kiểu địa đới hay phi địa đới của lãnh thổ. Có hai lớp chủ yếu là lớp đồng bằng và lớp núi.
+ Phụ lớp: Sự phân hoá tầng trong cấu trúc cảnh quan ở núi và đồng bằng làm phân hoá cường độ các quá trình địa lý tự nhiên.
+ Nhóm: Kiểu chế độ thuỷ địa hoá do quan hệ giữa các yếu tố khí quyển, thổ nhưỡng, dòng chảy, mức độ chia cắt, phân phối lại các vật chất và năng lượng.
+ Kiểu: Các dấu hiệu sinh khí hậu - thổ nhưỡng ở các cấp kiểu thổ nhưỡng và lớp quần thể thực vật.
+ Phụ kiểu: Mang dấu hiệu của kiểu thổ nhưỡng nhưng ở cấp phụ thổ nhưỡng và phụ lớp quần thể thực vật mang tính chất là các quần thể chuyển tiếp.
+ Hạng: Các kiểu địa hình phát sinh.
+ Phụ hạng: Các kiểu địa hình phát sinh và nham thạch bề mặt. + Loại: Sự giống nhau của các dạng ưu thế.
38
+ Phụ loại: Ưu thế về diện tích của các dạng phụ thuộc.
Đây cũng là những hệ thống phân PLCQ được nhiều nhà Địa lý Việt Nam nghiên cứu một cách hệ thống và ứng dụng phổ biến trong quá trình xây dựng các hệ thống PLCQ ở Việt Nam. Tuy nhiên các hệ thống PLCQ này được các tác giả xây dựng cho những lãnh thổ rộng lớn ở Liên Xô trước đây nên khó có việc áp dụng toàn bộ vào thực tế nghiên cứu CQ ở Việt Nam. Lãnh thổ Việt Nam hẹp và nhỏ, có những đặc trưng về tự nhiên và phân hóa đa dạng thì cần có hệ thống phân chia chi tiết hơn, lựa chọn các đơn vị phân loại một cách phù hợp với từng vùng lãnh thổ, phù hợp với mục đích nghiên cứu và tỷ lệ bản đồ.
2.3.4.2. Một số hệ thống phân loại cảnh quan của các tác giả Việt Nam
Dựa trên những tham khảo về hệ thống PLCQ của các tác giả nước ngoài ứng dụng vào nghiên cứu tại Việt Nam, hệ thống PLCQ của các tác giả Việt Nam được nghiên cứu kỹ càng và chi tiết hơn. Do các hướng tiếp cận và mục đích ứng dụng thực tiễn khác nhau nên mặc dù các phân loại này không mâu thuẫn về nguyên tắc nhưng số lượng các cấp đơn vị cảnh quan thường không giống nhau.
a. Hệ thống phân loại nhiều cấp của Vũ Tự Lập (1974): áp dụng cho nghiên cứu cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam (gọi tắt là hệ thống phân vị). Những chỉ tiêu cơ bản để chuẩn đoán các cấp phân vị của Vũ Tự Lập : [11]
- Địa lý quyển: đây là cấp lớn nhất và không phân chia nên được nhiều người nhất trí. Đa số tác giả lấy đỉnh tầng đối lưu (8 -16km) và đáy trầm tích (sâu 15 - 20km tại các địa máng) làm cấp trên và dưới, trong phạm vi 23 - 36km này, các thành phần của địa lý quyển mới có quan hệ qua lại mật thiết.
- Đất liền: đây là cấp có ranh giới rõ rệt, sự phân chia ra đất liền và đại dương dựa vào tính chất khác nhau căn bản giữa các thành phần vật chất cấu tạo nên.
- Vòng địa lý: là đơn vị được dùng để phân chia các lãnh thổ rộng lớn như một châu lục, một nửa cầu. Cấp này được xác định dựa vào nền tảng nhiệt hoặc là cân bằng bức xạ tính theo kcal/cm2/năm, hoặc là tổng nhiệt độ trên 100C.
- Đới địa lý: là đơn vị thông dụng nhất trong phân vùng địa lí tự nhiên theo quy luật địa đới, đới có một chỉ số tương quan nhiệt - ẩm nhất định.
39
- Đới phải tương ứng với một kiểu lớp phủ thổ nhưỡng, sinh vật địa đới nhất định, trong đó chú trọng đến kiểu thực vật địa đới nhiều hơn thổ nhưỡng.
- Ô địa lý: là kết quả của sự phân hoá theo kinh độ, những biến đổi về khí hậu do sự phân bố lục địa và biển thông qua hoạt động ưu thế của các khối không khí hải dương - lục địa.
- Xứ địa lý: phải có sự thống nhất của một địa cấu trúc (nền bằng, khiên, vùng uốn nếp) hoặc chỉ có dạng chung khuynh hướng ưu thế của vận động kiến tạo mới nhất, khiến cho các bộ phận địa - cấu trúc khác nhau có chung những nét đại địa hình (núi, đồng bằng, cao nguyên,...).
- Miền địa lý: là đơn vị phân hoá phi địa đới bởi nhân tố kiến tạo - địa mạo, song nó lại có sự đồng nhất về mặt địa đới. Miền là kết quả đan cắt giữa một xứ và