Batsch huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 105a 19 Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái của cảnh quan đối với cây chè Shan Camellia sinensis O.Ktze huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 105a 20 Bản đồ đánh
Trang 1Mục lục
Trang
Danh mục các bản đồ và sơ đồ trong luận án iii
Chương 1 Cơ sở lý luận nghiên cứu sinh thái cảnh quan
phục vụ phát triển bền vững nông, lâm nghiệp và du lịch
huyện sa pa
5
1.1 Lịch sử nghiên cứu các vấn đề có liên quan 5
1.1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu ở huyện Sa Pa 11
1.2 Các luận điểm về sinh thái cảnh quan nhiệt đới-gió mùa Việt Nam ứng dụng
1.2.2 Các luận điểm về sinh thái cảnh quan nhiệt đới-gió mùa 27 1.2.3 Mối quan hệ liên ngành nông-lâm-du lịch trong lãnh thổ miền núi Sa Pa xét
theo quan điểm sinh thái cảnh quan
31
1.3 Quan điểm, hệ phương pháp và mô hình khái niệm 32
cảnh quan văn hóa
60
Trang 22.2 Phân tích cấu trúc cảnh quan lãnh thổ huyện Sa Pa theo hướng sinh thái học 61
2.2.1 Hệ thống phân loại cảnh quan áp dụng cho thành lập bản đồ sinh thái cảnh
Chương 3 đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng phát
triển bền vững nông, lâm nghiệp và du lịch huyện Sa pa 89
3.1 Đánh giá kinh tế sinh thái các cảnh quan cho mục đích phát triển nông, lâm
3.1.1 Bài toán ENTROPY cảnh quan đánh giá khả năng ưu tiên bảo vệ và phát
triển rừng
89
3.1.2 Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển cây trồng nông, lâm nghiệp 99 3.1.3 Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển du lịch sinh thái 112 3.1.4 Đánh giá cảnh quan cho phát triển liên ngành nông-lâm-du lịch 117
3.2 Phân tích sự biến đổi cảnh quan văn hóa và hiện trạng phát triển nông, lâm
Danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án 151
Phụ lục
Trang 3Danh mục các bảng trong luận án
11 Bảng 2.11 Hệ thống đơn vị phân loại cảnh quan huyện Sa Pa 62
12 Bảng 2.12 Phân tích đất đối sánh trong loạt phục hồi nhân tác 88
13 Bảng 3.1 Kết quả phân tích đa dạng cảnh quan ở các đai cao huyện Sa Pa 94
14 Bảng 3.2 Hiệu quả sinh thái của trồng và tái sinh rừng huyện Sa Pa 96
15 Bảng 3.3 Các biện pháp −u tiên bảo vệ và phát triển rừng huyện Sa Pa 98
16 Bảng 3.4a Bảng cơ sở đánh giá riêng mức độ thích nghi sinh thái của các
dạng cảnh quan đối với cây actiso (Cynara scolymus L.) 102b
17 Bảng 3.4b Bảng cơ sở đánh giá riêng mức độ thích nghi sinh thái của các
dạng cảnh quan đối với cây chè Shan (Camellia sinensis) 102b
18 Bảng 3.4c Bảng cơ sở đánh giá riêng mức độ thích nghi sinh thái của các
dạng cảnh quan đối với cây đào (Prunus persica (L.) Batsch) 102b
19 Bảng 3.4d Bảng cơ sở đánh giá riêng mức độ thích nghi sinh thái của các
dạng cảnh quan đối với cây lê (Pyrus communis L.) 102b
20 Bảng 3.4e Bảng cơ sở đánh giá riêng mức độ thích nghi sinh thái của các
dạng cảnh quan đối với cây mận (Prunus salicina Lindley) 102b
21 Bảng 3.4f Bảng cơ sở đánh giá riêng mức độ thích nghi sinh thái của các
dạng cảnh quan đối với cây thảo quả (Amomum tsaoko) 102b
22 Bảng 3.4g Bảng cơ sở đánh giá riêng mức độ thích nghi sinh thái của các
dạng cảnh quan đối với cây tống quá sủ (Alnus nepanensis) 102b
23 Bảng 3.4h Bảng cơ sở đánh giá riêng mức độ thích nghi sinh thái của các
dạng cảnh quan đối với cây su su (Sechium edule (Jacq) Swartz) 102b
24 Bảng 3.5 Phân tích chi phí - lợi ích của cây actiso 105
Trang 425 Bảng 3.6 Đầu tư cho thời kỳ thiết kế cơ bản 1 ha mận trên các mức thích
26 Bảng 3.7 Phân tích chi phí - lợi ích của một số cây trồng nhiệt đới 107
27 Bảng 3.8 Chi phí thiết kế cơ bản trồng mới rừng 108
28 Bảng 3.9 Chi phí thiết kế cơ bản cho khoanh nuôi có trồng rừng bổ sung 108
29 Bảng 3.10 Kết quả phân tích đất đối sánh 109
30 Bảng 3.11 Định hướng phát triển cây trồng á nhiệt đới đặc sản huyện Sa Pa 111
31 Bảng 3.12 Đánh giá các điều kiện khí hậu huyện Sa Pa đối với sức khỏe con
32 Bảng 3.13 Đánh giá các chỉ tiêu sinh học đối với con người phục vụ du lịch
33 Bảng 3.14a Đánh giá thành phần các dạng tài nguyên du lịch tự nhiên huyện
34 Bảng 3.14b Đánh giá thành phần các dạng tài nguyên du lịch nhân văn
huyện Sa Pa (dạng tài nguyên lịch sử - văn hóa) 114b
35 Bảng 3.14c Đánh giá thành phần các dạng tài nguyên du lịch nhân văn
huyện Sa Pa (lễ hội và các đối tượng gắn với dân tộc học) 114b
36 Bảng 3.14d Đánh giá thành phần các dạng tài nguyên du lịch có tính phân
37 Bảng 3.15 Kết quả đánh giá tổng hợp cảnh quan huyện Sa Pa cho mục đích
38 Bảng 3.16 Tỷ lệ du khách thăm quan các điểm du lịch 116
39 Bảng 3.17 Đặc điểm đa dạng nhân văn trong cảnh quan huyện Sa Pa 120
40 Bảng 3.18 Phân tích tương quan giữa các biến phát triển với biến dân tộc 122
41 Bảng 3.19 Nguồn thu từ nghề rừng của nông hộ ở thôn Sín Chải (vùng lõi
42 Bảng 3.20 Nguồn thu từ nghề rừng của nông hộ ở thôn Hoàng Liên (vùng
43 Bảng 3.19 Mục đích đến Sa Pa của khách du lịch 132
44 Bảng 3.22 ý kiến của cộng đồng về lợi ích từ phát triển du lịch sinh thái 134
45 Bảng 3.23 Định hướng tổ chức các phân khu chức năng trong huyện Sa Pa 138
46 Bảng 3.24 Một số mô hình hệ kinh tế sinh thái ưu tiên phát triển 143
Bảng phụ lục 1 Thống kê đặc điểm các dạng cảnh quan trong lãnh thổ
huyện Sa Pa
Bảng phụ lục 2 Các kết quả giải bài toán Entropy cảnh quan
Bảng phụ lục 3 Cơ sở dữ liệu nhu cầu sinh thái các cây trồng
Trang 5Bảng phụ lục 4 Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái của các cây trồng nông
lâm nghiệp (mô hình ALES-GIS)
Bảng phụ lục 5 Phương án tổ chức lãnh thổ du lịch sinh thái huyện Sa Pa
Bảng phụ lục 6 Số liệu một số mẫu điều tra địa thực vật trên thực địa tại
huyện Sa Pa
Bảng phụ lục 7 Cơ sở dữ liệu về nhân văn, kinh tế xã hội cho bài toán phân
tích đa biến (số liệu đã được chuẩn hóa theo phương sai-chuẩn hóa Z-core)
Danh mục các hình và biểu đồ trong luận án
1 Hình 1.1 Mô hình phân tích hồi quy xu thế phát triển của STCQ Bắc Mỹ 8
2 Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu cấu trúc cảnh quan (a), địa-sinh thái (b) và
4 Hình 1.4 Mô hình cấu trúc STCQ và mối quan hệ phát sinh sinh thái giữa
các nhân tố thành tạo cảnh quan huyện Sa Pa 30b
6 Hình 1.6 Mô hình khái niệm nghiên cứu của luận án 39b
7
Hình 2.1 Biến trình năm của (a) nhiệt độ, (b) độ ẩm, (c) biên độ nhiệt, (d) số
giờ nắng và (e) lượng mưa ở trạm khí tượng Lào Cai, Sa Pa, Hoàng Liên Sơn
tiêu biểu cho 3 kiểu khí hậu đai núi thấp, núi trung bình và núi cao Sa Pa
10 Hình 2.4a Phẫu đồ cảnh quan trong loạt diễn thế sinh thái thứ sinh hồi phục
rừng trên phụ lớp cảnh quan núi thấp huyện Sa Pa 82
11 Hình 2.4b Phẫu đồ cảnh quan trong loạt diễn thế sinh thái thứ sinh hồi phục
rừng trên phụ lớp cảnh quan núi trung bình huyện Sa Pa 84
12 Hình 2.4c Phẫu đồ cảnh quan trong loạt diễn thế sinh thái thứ sinh phục hồi
rừng trên phụ lớp cảnh quan núi cao huyện Sa Pa 85
13 Hình 2.4d Phẫu đồ cảnh quan trong loạt phục hồi sinh thái nhân tác trên phụ
lớp cảnh quan núi trung bình huyện Sa Pa 86
14 Hình 2.5 Diễn biến suy thoái cảnh quan do xói mòn đất trong loạt diễn thế
sinh thái thứ sinh (a) và phục hồi nhân tác (b) 87
15 Hình 3.1 Các chỉ số hình học về mảnh, biên cảnh quan và ý nghĩa sinh thái 93
16 Hình 3.2 Độ đa dạng beta của cảnh quan và ý nghĩa sinh thái 94
Trang 617 Hình 3.3 Chiều hướng tăng độ đa dạng cảnh quan alpha 95
18 Hình 3.4 Chiều hướng tăng độ đa dạng cảnh quan do hoạt động phát triển 95
19 Hình 3.5 Phân nhóm cảnh quan theo hiệu quả tái sinh và trồng rừng
(Phương pháp: phân tích nhóm có thứ bậc) 97
21 Hình 3.7 Kết quả đánh giá thích nghi sinh thái của cảnh quan huyện Sa Pa
22 Hình 3.8a Lợi nhuận ròng NPV của cây thảo quả trên các mức thích nghi 106
23 Hình 3.8b Tỷ suất chi phí - lợi ích của cây thảo quả trên các mức thích nghi 106
24 Hình 3.9 So sánh hiệu quả kinh tế của các hệ thống cây trồng nông nghiệp
25 Hình 3.10 Hệ số chức năng phát triển kinh tế của cảnh quan Sa Pa 118
26 Hình 3.11 Biến đổi cảnh quan do thực hiện chính sách phát triển nông
27 Hình 3.12 Xu hướng biến đổi cảnh quan nông, lâm nghiệp từ các phương
thức canh tác trên đất dốc ở huyện Sa Pa qua các thời kỳ 125
28 Hình 3.13 Cơ cấu sử dụng đất năm 2005 125
29 Hình 3.14 Chuyển biến cơ cấu kinh tế ngành của huyện Sa Pa (1990-2005) 127
30 Hình 3.15 Diện tích các cây trồng đặc sản chính vùng chuyên canh thị trấn
31 Hình 3.16 Diện tích các loại cây ăn quả ở các xã chuyên canh 128
32 Hình 3.17 Diện tích thảo quả ở các xã canh tác lớn nhất 128
33 Hình 3.18 So sánh hiệu quả 4 mô hình hệ kinh tế sinh thái của nhóm các
Danh mục các bản đồ và sơ đồ trong luận án
2 Bản đồ địa mạo huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 46a
3 Sơ đồ các kiểu khí hậu huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 52a
4 Bản đồ thổ nhưỡng huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 56a
5 Bản đồ hiện trạng thảm thực vật huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 60a
6 Bản đồ sinh thái cảnh quan huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 65a
7 Bản đồ phân vùng sinh thái cảnh quan huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 77a
Trang 78 Bản đồ xói mòn tiềm năng của cảnh quan huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 88a
9 Bản đồ xói mòn thực tế của cảnh quan huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 88a
10 Sơ đồ hiệu quả phủ xanh đất trống núi trọc do trồng và tái sinh rừng (chỉ số
TLA của cảnh quan rừng) huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 96a
11 Sơ đồ xu hướng tăng độ đa dạng hình thái cảnh quan do trồng và tái sinh
rừng (chỉ số hình thái cảnh quan MSI) huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 96a
12 Sơ đồ xu hướng biến đổi độ đa dạng cảnh quan do trồng và tái sinh rừng (chỉ
số đa dạng cảnh quan Shannon-Weaver) huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 96a
13 Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái của cảnh quan đối với cây tống quá sủ
(Alnus nepalensis D.Don) huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 105a
14 Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái của cảnh quan đối với cây lê (Pyrus
15 Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái của cảnh quan đối với cây su su
(Sechium edule (Jacq)Swartz) huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 105a
16 Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái của cảnh quan đối với cây thảo quả
17 Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái của cảnh quan đối với cây mận (Prunus
18 Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái của cảnh quan đối với cây đào (Prunus
persica (L.) Batsch) huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 105a
19 Bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái của cảnh quan đối với cây chè Shan
(Camellia sinensis O.Ktze) huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 105a
20 Bản đồ đánh giá tổng hợp cảnh quan cho mục đích phát triển du lịch sinh
21 Bản đồ đa dạng nhân văn của cảnh quan huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 122a
22 Sơ đồ xu hướng giảm nghèo trong thời kỳ Đổi mới huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 128a
23 Bản đồ hiện trạng tổ chức du lịch trên các tiểu vùng sinh thái cảnh quan
24 Sơ đồ lãnh thổ Sa Pa trong quan hệ sinh thái-kinh tế liên vùng 137a
25 Bản đồ các phân khu chức năng phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch sinh
26 Bản đồ định hướng sử dụng cảnh quan phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch
Trang 8Mïa kiÖt (<25 mm)
Mïa h¹n (<50 mm)
Mïa
Ýt m−a (<100 mm)
Mïa m−a (>100 mm)
Trang 9Bảng 3.14a Đánh giá thành phần các dạng tài nguyên du lịch tự nhiên huyện Sa Pa
Địa hình, tổ hợp địa hình Vườn Quốc gia (VQG) Suối khoáng, suối, hồ
Điểm du lịch Giá trị Mùa
vụ Khả năng Điểm du lịch Giá trị
(Ghi chú: (*) các điểm du lịch không có địa danh mang tính phân kiểu)
Giá trị phát triển các loại hình DLST: T: thăm quan ngắm cảnh; L: du lịch thể thao (leo núi, mạo hiểm - trekking); D: nghỉ dưỡng
Mùa vụ du lịch: 1-3: 3 tháng, từ tháng 1 đến tháng 3; 1-12: quanh năm; **: chưa có dữ liệu xác định
Khả năng khai thác: ↑ rất thuận lợi → tương đối thuận lợi ↓ khó khăn
Trang 10Bảng 3.14b Đánh giá thành phần các dạng tài nguyên du lịch nhân văn huyện Sa Pa
(Dạng tài nguyên lịch sử - văn hóa)
Di tích văn hóa khảo cổ (di chỉ khảo cổ) Di tích lịch sử cách mạng Di tích văn hóa nghệ thuật Danh lam thắng cảnh
(Ghi chú: (*) các điểm du lịch không có địa danh mang tính phân kiểu)
Giá trị phát triển các loại hình DLST: V: văn hóa; N: nghỉ ngơi; T: thăm quan
Mùa vụ du lịch: 1-3: 3 tháng, từ tháng 1 đến tháng 3; 1-12: quanh năm; **: chưa có dữ liệu xác định
Khả năng khai thác: ↑ rất thuận lợi → tương đối thuận lợi ↓ khó khăn
Trang 11Bảng 3.14c Đánh giá thành phần các dạng tài nguyên du lịch nhân văn huyện Sa Pa
(lễ hội và các đối tượng gắn với dân tộc học)
Lễ hội Các bản dân tộc thiểu số, các mô hình biệt
thự của người Kinh Các làng nghề truyền thống Các chợ phiên
Tết Nhảy của người Dao
đỏ Tả Phìn V 2-3 ↓ Bản người H’Mông (*) VN 1-12 → Làng văn hóa Sả Séng (Tả Phìn) V 1-12 ↑ Chợ tình Sa Pa V 1-12 ↑
Hội Gầu Tào (đạp núi)
Hội Lồng Tồng của người
Hội xuống đồng (hội cầu
mùa) của người Giáy Tả
Van
Các ngành nghề thủ công trong bản dân tộc ít người (Cát Cát, Sín Chải, Bản Dền, Tả Van Dáy )
Hát giao lưu và hát giao
duyên trong tiệc rượu của
người Giáy Tả Van
Múa mừng được mùa của
Lễ hội ăn thề bảo vệ rừng
Hội rước đèn múa lân, tế
lễ của người Kinh thị trấn V 9-10 2-3 ↓
Điểm du lịch có độ đa dạng văn hóa dân tộc cao (*)
(Ghi chú: (*) các điểm du lịch không có địa danh mang tính phân kiểu)
Giá trị phát triển các loại hình DLST: V: văn hóa; N: nghỉ ngơi
Mùa vụ du lịch: 1-3: 3 tháng, từ tháng 1 đến tháng 3; 1-12: quanh năm; **: chưa có dữ liệu xác định
Khả năng khai thác: ↑ rất thuận lợi → tương đối thuận lợi ↓ khó khăn
Trang 12B¶ng 3.14d §¸nh gi¸ thµnh phÇn c¸c d¹ng tµi nguyªn du lÞch cã tÝnh ph©n kiÓu huyÖn Sa Pa
Tæ hîp nói
§é chia c¾t ngang (km/km 2 )
Tæ hîp nói- s«ng
Tæ hîp nói-
hå
CQ rõng nguyªn sinh
CQ rõng trång l¸
kim
Ruéng bËc thang
Rau, h¹t gièng
C©y thuèc (actiso)
C©y th¶o qu¶
C©y
¨n qu¶
C©y hoa hång
§é ®a d¹ng nh©n v¨n (*)
Thµnh phÇn d©n téc
Trang 13Phát triển bền vững
(II)+(III): Bền vững sinh thái: mức độ thích nghi sinh
thái của cây trồng nông lâm nghiệp đối với cấu trúc sinh thái cảnh
(I)+(II): Bền vững xã hội:
mỗi dân tộc có tập quán lựa chọn canh tác những loài cây trồng nông lâm nghiệp địa phương đặc thù
(I)+(II)+(III): Phát triển bền vững: hệ canh tác nông
lâm nghiệp tối ưu, hệ quả của
sự vận hành tương thích giữa các hợp phần trong cảnh quan
(1) (8 ): Các hoạt động phát triển: (1) Bảo tồn; (2)
Du lịch sinh thái; (3) Du
canh du cư, đốt nương làm rẫy, phá rừng lấy đất canh
tác; (4) Du lịch không bền vững ; (5) Khai thác lâm sản, chặt trắng ; (6) Trồng
rừng, tái sinh, khoanh nuôi, phục hồi ; (7) canh tác
Các yếu tố địa phương cộng đồng cư dân địa phương: dân tộc và
hoạt động kinh tế nông lâm nghiệp, du lịch
Vỏ phong hóa
Khí hậu, thủy văn địa phương
Thổ nhưỡng
Khu hệ thực vật:
- Mã Lai-Inđô
- Vân Nam-Quý Châu-Himalaya
cơ sở tài nguyên
1 2
log
(5)
Hoạt động lâm nghiệp
Hoạt động nông nghiệp
Hoạt động
du lịch
Động vật
Vi sinh vật
phụ Kiểu thứ sinh nhân tác
phụ Kiểu nuôi trồng nhân tạo
Nông Quần hợp
Diễn thế sinh thái thứ sinh
Quy luật Địa lý
Trang 14(6) Tổ chức không gian phát triển kinh
tế nông lâm nghiệp và du lịch
- Phân tích không gian liên hệ vùng
- Tổ chức không gian lãnh thổ cấp huyện
(3a) Phân tích nhân tố tự nhiên thành tạo cảnh quan
- Cấu trúc đứng: vị trí địa lý
và các nhân tố thành tạo cấu trúc STCQ
- Cấu trúc ngang: phân kiểu
và phân vùng STCQ
- Cấu trúc tổ thành loài:
ngoại mạo thảm thực vật và
tổ thành loài ưu thế
- Cấu trúc thời gian: sự phát
triển của cảnh quan, diễn thế sinh thái của cảnh quan.
(4) Đánh giá tiềm năng phát
triển nông lâm nghiệp và du lịch của lãnh thổ
- Đánh giá cảnh quan rừng: quá trình biến đổi entropy
- Đánh giá kinh tế sinh thái các nhóm cây trồng nông lâm nghiệp
- Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái: mức độ thuận lợi với các loại hình du lịch sinh thái
- Đánh giá khả năng phát triển liên ngành: xác định hệ số chức năng kinh tế của CQ
(1) Tính cấp thiết, tổng quan và lý luận:
- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, luận điểm bảo vệ
- Giới hạn quy mô và tỷ lệ nghiên cứu
- Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
đến lãnh thổ Sa Pa
- Lý luận về STCQ: lịch sử nghiên cứu, luận điểm
lý thuyết, bài toán ứng dụng
- Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Kiểm nghiệm yêu
cầu thực tiễn và yêu cầu đối với luận án tiến sỹ
Lãnh thổ
lân cận
Huyện Sa Pa
Tiểu vùng sinh thái cảnh quan
Nhân tố
tự nhiên
Nhân tố nhân văn
Địa chất - địa hình Khí hậu - thủy văn Thổ nhưỡng Thực vật
Kinh tế xã hội Cơ sở hạ tầng
Sử dụng đất Dân tộc
Cấu trúc STCQ
(2) Chuẩn hóa các lớp thông tin GIS về STCQ
Thời gian (t)
(3b) Phân tích các nhân tố nhân văn trong cảnh quan
- Vai trò thành tạo cảnh quan nhân văn của yếu tố con người
- Phát triển kinh tế nông lâm nghiệp và du lịch liên quan
đến biến đổi CQ văn hóa
- Hiện trạng phát triển kinh
tế nông lâm nghiệp và du lịch
- Cấu trúc các mô hình hệ kinh tế sinh thái nông lâm và
du lịch hiện trạng
(5) Xác định các cơ sở định hướng
tổ chức không gian và xây dựng các mô hình hệ kinh tế sinh thái
- Quan điểm phát triển bền vững nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch
và phát triển liên ngành ở lãnh thổ
Sa Pa
(7) Đề xuất các mô hình hệ kinh tế sinh thái nông lâm và du lịch
- Quy mô hộ gia đình
- Quy mô trang trại
- Quy mô làng bản
Trang 15Mở đầu Tính cấp thiết của luận án
Để phát triển kinh tế xã hội, con người đã tác động vào các hệ sinh thái tự nhiên dẫn tới nguy cơ tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá khả năng phục hồi, môi trường suy thoái nghiêm trọng, thiếu năng lượng đe doạ đời sống dân cư ở nhiều vùng [219] Trước tình trạng đó, phát triển bền vững được đưa ra là mục tiêu thiên niên kỷ không chỉ toàn cầu mà còn của mỗi địa phương nhằm kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường [76, 136] Đặc biệt, đối với các lãnh thổ miền núi - nơi có quỹ sinh thái phân hóa đa dạng nhưng tương đối nhạy cảm với cộng đồng dân tộc thiểu số địa phương có trình độ phát triển kém nhất trong cả nước, thì vấn đề phát triển bền vững là nhu cầu cần thiết được ưu tiên quan tâm nghiên cứu
Lãnh thổ huyện Sa Pa, nơi có đỉnh Fanxipăng 3143,5m cao nhất Đông Dương nằm trong lớp cảnh quan núi Hoàng Liên Sơn thuộc hệ cảnh quan Việt Nam nhiệt
đới gió mùa, đặc trưng bởi các cảnh quan núi cao rất độc đáo, đa dạng về tài nguyên
tự nhiên và nhân văn, đặc biệt là các hoạt động nông, lâm nghiệp và du lịch phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên Các công trình nghiên cứu từ trước đến nay đã
đánh giá, Sa Pa là một lãnh thổ miền núi giầu tiềm năng cho phát triển nông, lâm nghiệp á nhiệt đới, một trong ba điểm nghỉ dưỡng đầu tiên của nước ta được người Pháp phát hiện, đồng thời cũng là một trong hai mươi điểm du lịch đẹp nhất của Việt Nam Dựa trên những tiềm năng đó, các ngành nông, lâm nghiệp và du lịch của huyện Sa Pa phát triển có vị trí quan trọng đặc biệt trong cơ cấu kinh tế, chiếm 94% cơ cấu GDP vào năm 2005 [181]
Vừa là một lãnh thổ giầu tiềm năng khai thác tài nguyên cho phát triển kinh
tế, vừa có những hệ sinh thái nguyên sinh nhạy cảm cần phải được bảo vệ nghiêm ngặt, điều đó tạo cho lãnh thổ Sa Pa những thách thức nảy sinh ra giữa môi trường và phát triển, cả ở quy mô nội vùng và liên hệ với các lãnh thổ lân cận Từ đầu thế kỷ
XX, người Pháp là những người tiên phong khai thác lãnh thổ Sa Pa để phát triển nông nghiệp quy mô trang trại và du lịch nghỉ dưỡng có cơ sở khoa học, đạt hiệu quả cao, phù hợp với tính đặc thù về phân hóa lãnh thổ Tuy nhiên, mục đích khai thác tài nguyên của người Pháp ở lãnh thổ Sa Pa chỉ mang lại những lợi ích cho “mẫu quốc” Pháp, còn các dân tộc thiểu số địa phương hầu như không được hưởng lợi Do đó,
Trang 16tính bền vững xã hội trong phương thức khai thác tài nguyên trong thời kỳ Pháp thuộc không được bảo đảm Từ sau hòa bình lập lại, phương thức khai thác lãnh thổ không hợp lý do chưa dựa trên cơ sở khoa học đã dẫn tới mối quan hệ cộng sinh giữa con người và cảnh quan bị phá vỡ, thách thức sự phát triển của thế hệ tương lai Hiện nay, mặc dù những định hướng chiến lược tại huyện Sa Pa đã hai lần được xây dựng trong Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tế Xã hội và Quy hoạch Kiến trúc Đô thị
đến năm 2010 với ý tưởng của các kiến trúc sư người Pháp [177], nhưng cơ sở khoa học mà các phương án đưa ra chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu phát triển bền vững - đó là phải đảm bảo hài hòa về tính bền vững môi trường, kinh tế và xã hội
Vì vậy, nghiên cứu sử dụng hợp lý lãnh thổ nông, lâm nghiệp và du lịch trở nên cần thiết trong giai đoạn phát triển hiện nay đối với huyện Sa Pa nhằm quản lý tổng hợp tài nguyên và hướng tới việc bảo vệ môi trường theo từng đơn vị lãnh thổ cụ thể, đó là các đơn vị cảnh quan Với lòng mong muốn được góp phần thúc đẩy phát
triển bền vững ở huyện miền núi Sa Pa, tác giả chọn đề tài “Phân tích cấu trúc sinh
thái cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông, lâm nghiệp và du lịch huyện
Mục tiêu của luận án là: "Xác lập những cơ sở khoa học cho sử dụng hợp lý
tài nguyên phục vụ phát triển bền vững ngành nông, lâm nghiệp và du lịch trên cơ sở nghiên cứu quy luật hình thành cấu trúc sinh thái cảnh quan lãnh thổ huyện Sa Pa"
Để làm sáng tỏ mục tiêu của luận án, năm nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra:
1 Tổng quan các hướng nghiên cứu sinh thái cảnh quan (STCQ) và xây dựng
luận điểm STCQ nhiệt đới-gió mùa phù hợp với mục tiêu sử dụng hợp lý cảnh quan nông, lâm nghiệp và du lịch huyện Sa Pa
2 Phân tích mối quan hệ của ba hợp phần sinh thái cảnh-quần xã sinh
vật-cộng đồng cư dân trong cấu trúc STCQ lãnh thổ Sa Pa
3 Nghiên cứu diễn thế sinh thái của các cảnh quan điển hình làm cơ sở nhận
biết tính biến động về tài nguyên và môi trường
4 Xây dựng một số bài toán địa lý định lượng và mô hình hóa GIS để đánh
giá cảnh quan
5 Đề xuất định hướng tổ chức không gian phát triển nông, lâm nghiệp và du
lịch phù hợp với cấu trúc STCQ lãnh thổ huyện Sa Pa
Trang 17Những luận điểm bảo vệ
cảnh quan núi Hoàng Liên Sơn, cấu trúc STCQ lãnh thổ Sa Pa được đặc thù bởi sự phân hóa cảnh quan đa dạng theo đai cao (gồm 87 dạng thuộc 3 phụ lớp, 8 kiểu, 11 phụ kiểu cảnh quan và 20 tiểu vùng STCQ) chi phối đặc điểm phân bố của các quần xã sinh vật tự nhiên cùng hoạt động kinh tế của các nhóm cư dân địa phương
Sa Pa có chức năng đặc thù về phát triển nông, lâm nghiệp á nhiệt đới và du lịch sinh thái miền núi Đánh giá định lượng các cảnh quan này theo tiếp cận kinh tế sinh thái là căn cứ khoa học định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên nhằm đảm bảo các tiêu chí của phát triển bền vững
Những điểm mới của luận án
1 Với việc tích hợp hướng STCQ định lượng của trường phái Bắc Mỹ-Tây Âu
với hướng cảnh quan phát sinh của trường phái Liên Xô (cũ)-Việt Nam, luận án đã
cụ thể hóa hướng tiếp cận sinh thái học, địa lý định lượng, mô hình hóa GIS trong phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan của một lãnh thổ miền núi huyện Sa Pa
2 Lần đầu tiên thành lập bản đồ STCQ huyện Sa Pa tỷ lệ lớn (1:50.000), thể
hiện cụ thể sự phân hóa lãnh thổ theo đai cao và giải thích đặc điểm đa dạng sinh học, đa dạng cảnh quan và diễn thế sinh thái ở lãnh thổ Sa Pa
3 Xác lập cơ sở khoa học tổ chức lãnh thổ nông, lâm nghiệp và du lịch huyện
Sa Pa theo hướng phát triển bền vững, được minh họa cụ thể bằng tập bản đồ chuyên
đề đánh giá và kiến nghị sử dụng cảnh quan
Phạm vi nghiên cứu của luận án
Phạm vi không gian: Giới hạn trong lãnh thổ hành chính huyện Sa Pa, tỷ lệ
nghiên cứu 1:50.000 Nghiên cứu lãnh thổ Sa Pa và phụ cận (khu vực Lào Cai, Bảo Thắng, Bát Xát, Than Uyên) trong mối quan hệ liên vùng ở tỷ lệ 1:100.000
Phạm vi khoa học: Với mục tiêu và nhiệm vụ đã đặt ra, luận án chỉ giới hạn
phạm vi nghiên cứu những vấn đề sau:
- Tập trung nghiên cứu cấu trúc STCQ và đánh giá cho phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch điển hình huyện Sa Pa
Trang 18- Định hướng tổ chức lãnh thổ nông, lâm nghiệp và du lịch trên đơn vị lãnh thổ cơ sở là dạng cảnh quan và tiểu vùng STCQ
ý nghĩa khoa học và thực tiễn
và hướng tiếp cận địa lý định lượng trong công tác điều tra tổng hợp lãnh thổ Những kết quả nghiên cứu mẫu tại huyện Sa Pa thể hiện tính điển hình về quy luật phân hoá STCQ nhiệt đới gió mùa theo đai cao ở tỷ lệ lớn (1:50.000)
- ý nghĩa thực tiễn: hệ thống cơ sở dữ liệu, các kết luận nghiên cứu và tập
bản đồ chuyên đề của luận án là những tài liệu khoa học có giá trị mà các nhà quản
lý có thể tham khảo khi ra quyết định quy hoạch lãnh thổ theo hướng phát triển bền vững tại huyện Sa Pa
Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 3 chương được trình bày trong
150 trang đánh máy, có sử dụng 46 bảng, 33 hình và biểu đồ, 26 bản đồ chuyên đề
để minh họa
- Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu STCQ phục vụ phát triển bền vững nông, lâm nghiệp và du lịch huyện Sa Pa
- Chương 2: Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của cảnh quan lãnh thổ huyện Sa Pa
- Chương 3: Đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng phát triển bền vững nông, lâm nghiệp và du lịch huyện Sa Pa
Trang 191.1 Lịch sử nghiên cứu các vấn đề có liên quan
1.1.1 Tình hình nghiên cứu sinh thái cảnh quan
a) Trên thế giới
* Giai đoạn từ năm 1939 đến 1980: Đây là giai đoạn STCQ ra đời và phát triển
ở Tây Âu, nhưng "hoàn toàn vắng bóng" trong các công trình nghiên cứu ở Bắc Mỹ
Nhà địa lý sinh vật người Đức Carl Troll là người đầu tiên đề xuất thuật ngữ
“sinh thái cảnh quan” (landscape ecology) vào năm 1939 Trên quan điểm hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley (1935), những công trình nghiên cứu địa lý vùng và địa thực vật bằng ảnh hàng không, Troll nhìn nhận STCQ là một hướng tiếp cận tổng hợp và liên ngành khi nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên phức tạp Năm 1963, định
nghĩa STCQ được Troll đưa ra trong một báo cáo tại hội thảo “Quần xã thực vật và
STCQ” tại Stolzenau-Weser (Đức) Năm 1968, ông đã thay thế thuật ngữ sinh thái cảnh quan bằng thuật ngữ địa sinh thái (eco-geography) [247, 251, 266]
Trong giai đoạn này, STCQ ứng dụng được phát triển mạnh trong cộng đồng các nước nói tiếng Đức và Hà Lan, phục vụ quy hoạch cảnh quan tại Tây Đức (năm 1968), Hà Lan (1972), áo và Ba Lan (1974) Đến năm 1975, Woebse công bố sổ tay hướng dẫn về STCQ dành cho kiến trúc sư với các tiêu chuẩn đánh giá khả năng duy trì chức năng, cấu trúc tự nhiên và cân bằng sinh thái của cảnh quan ở bản đồ tỷ lệ nhỏ (1:200.000) cho quy mô cấp vùng và tỷ lệ lớn (1:25.000) cho quy mô cấp địa phương [247] Tại Hà Lan, hiệp hội STCQ thành lập năm 1972 với đa số hội viên là
Trang 20công cụ khoa học chủ đạo cho những hoạt động này Trong báo cáo của Van der Maarel và Stumpel (1975), chỉ trong ba năm (1972-1974), khảo sát STCQ đã được thực hiện tại 5 trong tổng số 11 tỉnh của Hà Lan và có tới 60 dự án khác nhau đã
được thực hiện bởi các nhóm nghiên cứu với khoảng 100 thành viên [266]
* Giai đoạn từ 1980 đến 1990: Mặc dù chỉ trong thời gian 10 năm, nhưng đây
lại là giai đoạn đáng chú ý nhất trong lịch sử phát triển STCQ thế giới, được đánh dấu bằng sự kiện ra đời Hiệp hội Sinh thái Cảnh quan Quốc tế (IALE) và sự hình thành trường phái nghiên cứu STCQ Bắc Mỹ
Từ đầu thập kỷ 80, những luận điểm về mối quan hệ giữa cấu trúc cảnh quan
và quá trình sinh thái đã được các nhà khoa học Hà Lan và Tiệp Khắc thống nhất
(theo Tjallingii và Veer, 1982) Tháng 10/1982, Hiệp hội STCQ Quốc tế (IALE
-The International Association of Landscape Ecology) được thành lập tại Hội thảo quốc tế lần thứ VI ở Piestany (Tiệp Khắc cũ), là điểm mốc quan trọng minh chứng
STCQ phát triển với tư cách là một khoa học liên ngành và có tầm ảnh hưởng quốc
tế Năm 1983, hội thảo đầu tiên về STCQ được tổ chức ở Vườn Quốc gia Allerton
(Illinois, Hoa Kỳ) thể hiện xu hướng phát triển độc lập về lĩnh vực khoa học này ở
Bắc Mỹ Năm 1987, tạp chí STCQ của IALE ra đời, tạo nên một diễn đàn lâu dài
cho các nhà STCQ trên toàn thế giới
Những công trình công bố trong giai đoạn này đặt nền móng cho STCQ lý thuyết ở Bắc Mỹ và Tây Âu Forman và Godron (1981) đề xuất các khái niệm hình thái cảnh quan về mảnh (patch), hành lang (corridor), nền (matrix) [221] Naveh (1982) công bố những luận điểm về lý thuyết STCQ, cách tiếp cận hệ thống và lần
đầu tiên làm rõ vai trò của con người trong cảnh quan Forman (1983) cho rằng STCQ thích hợp trong các ứng dụng tiên phong của thời đại Về sau những tư tưởng này tiếp tục được phát triển thành những ấn phẩm tiêu biểu về STCQ lý thuyết và ứng dụng (Naveh và Lieberman, 1984, 1986, 1994; Forman và Godron, 1986; Turner, Gardner và O'Neill, 2002; Bastian và Steinhardt, 2002) [221, 246, 247, 248]
* Giai đoạn từ 1990 đến những năm đầu thế kỷ XXI: là giai đoạn phát triển mạnh
mẽ của STCQ trên thế giới, được đánh dấu bằng sự kiện tái thành lập các chi hội IALE có truyền thống lâu đời của châu Âu là Đức, Cộng hòa Séc và Slovakia; sự
Trang 21phát triển nổi bật của các trung tâm STCQ Đông á, châu Mỹ La tinh và châu Phi Chi hội IALE của Việt Nam cũng được thành lập trong giai đoạn này (năm 1992)
Tây Âu là trung tâm STCQ lâu đời nhất trên thế giới Tại Đức - quê hương
của STCQ, nhưng vì lý do chính trị mà đến đầu năm 1998, Chi hội IALE của Đức
mới chính thức được tái thiết lập Nghiên cứu STCQ của Pháp có định hướng sinh
thái nhân văn, trong đó cảnh quan được coi là hệ thống sinh thái hình thành do tương tác tự nhiên-xã hội (Bertrand, 1975), là tổng hợp thể tự nhiên-kỹ thuật (Burel và
Baudry, 1999) [222] Tại Anh, chương trình đào tạo STCQ đầu tiên do Trường Wye
(Đại học London) soạn thảo được công nhận trong các nước nói tiếng Anh
Tại Nga và Đông Âu, Tiệp Khắc (cũ) là trung tâm nghiên cứu STCQ truyền
thống và có nhiều đóng góp tích cực nhất về hướng Tích hợp Quy hoạch STCQ (LANDEP) phục vụ ra quyết định sử dụng đất đai quy mô quốc gia (Ruzicka và
Miklos, 1988) [128] Trên cơ sở thừa kế nền khoa học Tiệp Khắc, STCQ của Cộng
hòa Séc hiện nay phát triển hướng nghiên cứu các khía cạnh kinh tế, xã hội, kỹ thuật
và môi trường của cảnh quan Trong khi đó, STCQ của Cộng hòa Slovakia quan tâm
đến các ứng dụng đánh giá tác động môi trường (Ruzicka, 1996; Miklos, 1997; Kozovo, 2001), tiếp tục phát triển phương pháp LANDEP trong quản lý tài nguyên
và quy hoạch lãnh thổ (Ruzicka, 2000, trong Chương trình nghị sự Agenda 21) ở
Nga, STCQ nghiên cứu theo định hướng địa lý: nghiên cứu cấu trúc và chức năng
của cảnh quan, quan hệ định lượng giữa các yếu tố trong cảnh quan (A.V Khoroshev), sự phát triển của cảnh quan (Ixatrenko, Nikolaiev, Zhuchkova)
Giai đoạn này cũng được đánh dấu bởi sự kiện STCQ phát triển từ Tây Âu về phía bắc tới Bắc Âu và về phía nam tới Đồng bằng Địa Trung Hải Nghiên cứu STCQ
ở Đan Mạch định hướng quy hoạch lãnh thổ ở quy mô lớn, đánh giá tác động môi
trường, viễn thám ứng dụng Hướng nghiên cứu kết hợp STCQ với khảo cổ học trong
quản lý cảnh quan di sản khảo cổ rất phát triển ở Na Uy và Phần Lan, với việc xây
dựng bản đồ lịch sử cho đánh giá cảnh quan di sản văn hóa bảo tồn (Domaas, Norderhaug, Timberlid, 2003) Trong khi đó, nghiên cứu xu thế phát triển và đánh
giá sinh thái các cảnh quan Địa Trung Hải là hướng nghiên cứu STCQ chủ đạo ở Tây
Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia (Farina, 1993, 2005)
Trang 22Hình 1.1 Mô hình phân tích hồi quy xu thế phát triển của STCQ Bắc Mỹ (M.G Turner, 2005) [256]
Số lượng công trình (nghìn)
STCQ Sinh thái, hoặc cảnh quan
Bắc Mỹ cùng với Tây Âu là hai trung tâm nghiên cứu STCQ lớn nhất trên thế
giới với bốn hướng nghiên cứu chính: (i) ảnh hưởng của cấu trúc không gian tới quá trình sinh thái; (ii) động lực học cảnh quan; (iii) ngưỡng và yếu tố phi tuyến; (iv) quy
hoạch, quản lý và phục hồi cảnh quan [251, 256] Nghiên cứu STCQ ở Canada có sự
hợp tác chặt chẽ giữa các nhà quy
hoạch và quản lý đất đai với các
nhà sinh thái học và các nhà địa lý
Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, phát
triển theo hướng định lượng hóa
không gian, nghiên cứu cảnh quan
văn hóa, mở rộng các khái niệm và
phương pháp luận của sinh
học-sinh thái học Turner (2005) sử dụng
mô hình thống kê các công trình công
bố ở Bắc Mỹ từ 1982-2003, đã định
lượng xu thế phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn của STCQ so với sinh thái học và cảnh quan học thuần túy (xem hình 1.1), đồng thời dự đoán một số hướng nghiên cứu STCQ trong tương lai ở Bắc Mỹ: (i) phát triển và mô hình hóa thuyết bất đồng nhất không gian; (ii) ảnh hưởng cấu trúc không gian tới chức năng hệ sinh thái; (iii)
ảnh hưởng của cấu trúc không gian tới mối quan hệ loài; (iv) tích hợp công nghệ di truyền, phát triển ứng dụng GPS và mô hình thống kê [256]
STCQ ở Nam Mỹ phát triển tương đối muộn và tập trung vào lĩnh vực bảo tồn
các hệ sinh thái nông nghiệp, lâm nghiệp và đô thị; ứng dụng STCQ trong quy hoạch, bảo tồn cấp loài và hệ sinh thái, nghiên cứu cấu trúc cảnh quan Hội nghị
STCQ Quốc tế ở Nam Mỹ được tổ chức lần đầu tiên tại Buenos Aires (Argentina, tháng 11/2005) với sự hợp tác của Brazil, Colombia, Venezuela, Chile, Bolivia
Hoạt động của Hội STCQ châu Phi (Africa-IALE) góp phần tạo nên một
trung tâm STCQ Châu Phi thống nhất và cộng tác giữa nhà nghiên cứu với nhà
quản lý quan tâm nhiều nhất đến việc giảm thiểu suy thoái tài nguyên hiện đang xảy
ra phổ biến ở lục địa này Các hướng nghiên cứu cấu trúc cảnh quan, chức năng sinh
Trang 23những cảnh quan nhiệt đới phức tạp, những hệ quả sinh thái xuất hiện do các hoạt
động khai thác tài nguyên Hầu hết các nghiên cứu STCQ đều nằm trong dự án hợp tác giữa các nhà quản lý Châu Phi với đối tác nghiên cứu ở các nước phát triển
Tại Đông á, phải nhắc đến những hoạt động tích cực của Hội STCQ Trung
Quốc (CALE) và Hội Sinh thái Nhật Bản ngay từ giai đoạn thành lập IALE (1982) Dưới sự tài trợ của Quỹ quốc gia cho phát triển lĩnh vực này, các nghiên cứu STCQ
tại Trung Quốc được thực hiện thống nhất với đặc điểm phân hóa đa dạng và đặc thù của các vùng lãnh thổ rộng lớn Trong khi đó, Nhật Bản phát triển mạnh hướng
nghiên cứu STCQ đô thị ở các trung tâm lớn là Đại học Tổng hợp Hirosima, Đại học Quốc gia Yokohama, Viện Nghiên cứu và Bảo tàng lịch sử tự nhiên Chiba
Cho đến nay đã có sáu hội nghị STCQ thế giới được tổ chức ý tưởng về IALE được xây dựng tại hội nghị lần thứ nhất (Veldhoven, Hà Lan 1981), được cụ thể hóa bằng tuyên bố thành lập IALE tại hội nghị lần thứ 2 (Piestany, Tiệp Khắc 1982) Sau đó là những tổng kết hoạt động các nhóm nghiên cứu của IALE tại hội nghị lần thứ 3 (Roskilde, Đan Mạch 1984), hội nghị Châu Âu (Tartu, Estonia 2001), hội nghị Châu á Thái Bình Dương (2001) và hội nghị Thế giới (Darwin, Australia 2003) Năm 2007, Hội nghị IALE thế giới lần thứ 7 sẽ được tổ chức tại Wageningen (Hà Lan) với chủ đề tổng kết 25 năm hoạt động của IALE
b) Tại Việt Nam
Trước năm 1992, hầu hết các công trình nghiên cứu tổng hợp chủ yếu dựa trên nền tảng lý luận cảnh quan học phát sinh của trường phái Nga-Xô Viết (cũ), dưới các tiêu đề: “Phân vùng địa lí tự nhiên”, “Cảnh quan địa lý”, “Nghiên cứu cảnh quan”,
“Cơ sở cảnh quan”, “Phân vùng cảnh quan”, “Phân tích cảnh quan”, “Đánh giá cảnh quan” Vũ Tự Lập (1976) nghiên cứu cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam theo quan
điểm cá thể [91] Quan điểm kiểu loại được các nhà địa lý thuộc Viện Địa lý và Đại học Quốc gia Hà Nội áp dụng xây dựng bản đồ cảnh quan ở nhiều tỷ lệ (Nguyễn Thành Long, 1993; Nguyễn Cao Huần, 1991, 2002, 2003; Phạm Quang Anh, 1985,
1996, 2001; Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Ngọc Khánh, 1993, 1997, 2002) [5, 49, 50, 96] Những nghiên cứu cảnh quan đến năm 1992 đã tạo cho các nhà cảnh quan học Việt Nam kinh nghiệm nghiên cứu tổng hợp và liên ngành tại nhiều vùng lãnh thổ
Trang 24Nhu cầu thực tiễn về sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường làm nảy sinh
xu thế tất yếu là cảnh quan học phải tiếp cận với một số bộ môn khoa học, trong đó,
quan trọng nhất là hướng tiếp cận sinh thái và kinh tế trong nghiên cứu cảnh quan
Sự kiện đáng chú ý nhất là Phân hội STCQ thế giới tại Việt Nam (VN-IALE)
thuộc Hội Địa lý Việt Nam ra đời vào năm 1992, góp phần phát triển hướng nghiên
cứu STCQ ở Việt Nam và trao đổi thông tin khoa học với IALE Các báo cáo trong hội thảo lần thứ nhất (và là duy nhất cho đến nay) có ý nghĩa định hướng sự phát triển STCQ ở Việt Nam: phương pháp luận nghiên cứu STCQ; vai trò của các hợp phần trong cấu trúc STCQ: thảm thực vật, thủy văn, khí hậu; STCQ ứng dụng: ảnh hưởng của cấu trúc STCQ đối với phân bố động vật, khía cạnh địa lý y học trong
đánh giá STCQ [24]
Trên các tạp chí chuyên ngành, số lượng công trình về STCQ ở Việt Nam mặc
dù không nhiều, nhưng nội dung tương đối đa dạng, đề cập cả lý luận và thực tiễn Phạm Quang Anh (1996) công bố sơ đồ cấu trúc STCQ, trong đó mô hình hệ kinh tế sinh thái với ba phân hệ tự nhiên-xã hội-sản xuất lấy đơn vị cảnh quan làm cơ sở [8] Quan điểm này được ứng dụng nghiên cứu tổ chức du lịch xanh (1996) [8], hoạch
định các vùng chuyên canh cây cà phê ở Việt Nam (1996) [7] Nguyễn Thế Thôn (1993-2004) đưa ra hàng loạt những quan điểm cá nhân về lý thuyết cảnh quan sinh thái [149, 153, 155, 156], mô hình cấu trúc cảnh quan sinh thái [149, 156], những ứng dụng trong nghiên cứu quản lý tài nguyên và quy hoạch môi trường [150, 151,
152, 154, 156] Một số công trình của Nguyễn Văn Vinh đề cập đến sự phát triển của cảnh quan học, sinh thái học dẫn đến sự hội tụ của cảnh quan sinh thái (1984) [193]; các quan điểm về STCQ (1995) [194]; cấu trúc cảnh quan sinh thái quy định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên (1996) [195] Đóng góp liên ngành của
địa lý học và sinh học trong nghiên cứu tính thống nhất phức tạp giữa môi trường vô cơ và giới hữu cơ được Vũ Tự Lập (2002) thừa nhận Trên cơ sở đó, các luận điểm về
“địa-sinh quyển” (géo-biosphère), “hệ địa-sinh thái” (géo-écosystème) được sử dụng
để phân chia 12 hệ địa-sinh thái trong lãnh thổ Việt Nam [92]
Đầu thế kỷ XXI, hàng loạt các công bố về STCQ ứng dụng tập trung vào hướng đánh giá STCQ và phân tích cấu trúc hệ kinh tế sinh thái phục vụ phát triển
Trang 25kinh tế và bảo vệ môi trường ở các vùng địa lý của Việt Nam: phát triển nông lâm ngư nghiệp trên cảnh quan duyên hải (Phạm Thế Vĩnh, 2002 [197]; Nguyễn Cao Huần, Phạm Hoàng Hải, 2006); phát triển cây ăn quả trên cảnh quan trung du (Phạm Quang Tuấn, 2006); phát triển cây công nghiệp dài ngày trên cảnh quan Tây Nguyên (Phạm Quang Anh, 1985 [5]; Nguyễn Xuân Độ, 2005 [88]); phát triển du lịch sinh thái, nông, lâm nghiệp và bảo tồn trên cảnh quan miền núi (Nguyễn An Thịnh, Nguyễn Thị Hải, Trương Quang Hải, 2005-2006 [52, 53, 143]) Trong thời gian gần
đây, nhiều công trình nghiên cứu STCQ ở Việt Nam đã hướng đến những lĩnh vực ứng dụng trong quy hoạch bảo vệ môi trường (Phạm Hoàng Hải, 2003; Nguyễn Thế Thôn, 2004 [92]; Nguyễn Cao Huần, 2003, 2005 [67, 70]), STCQ đô thị và nông thôn (Nguyễn Cao Huần và Nguyễn An Thịnh, 2005-2006 [72, 146])
Trong thực tiễn triển khai nghiên cứu, hướng STCQ rất được các nhà địa lý Việt Nam chú trọng, thể hiện ở các khía cạnh: (i) chuyên đề các vấn đề về STCQ và
địa lý tổng hợp luôn chiếm vị trí quan trọng nhất trong các báo cáo khoa học của các hội nghị khoa học địa lý; (ii) các trung tâm nghiên cứu địa lý lớn nhất ở Việt Nam
đều có các tổ nghiên cứu STCQ chuyên ngành; (iii) trong nhiều dự án khoa học, các nhà STCQ đã và đang đóng những vai trò quan trọng trong nhóm nghiên cứu
Những sự kiện mang tính lịch sử của STCQ được hệ thống hóa ở trên cho thấy STCQ mặc dù ra đời từ năm 1939 nhưng hiện tại vẫn là mới không chỉ ở Việt Nam
mà còn ở trên thế giới Hầu hết các chi hội IALE ở các nước ngoài khu vực Tây Âu
và Bắc Mỹ được thành lập sau năm 1990 ở Bắc Mỹ đến năm 2005 mới có một công trình thực sự tổng kết lịch sử phát triển STCQ của Turner [256], trong khi ở Tây Âu
đã có công trình tổng kết của Schreiber năm 1990 [266] Chủ đề của hội nghị STCQ
thế giới lần thứ 7 tại Wageningen, Hà Lan năm 2007 là “25 năm STCQ: lý luận khoa
học trong thực tiễn” cũng cho thấy nhận định này Riêng tại Việt Nam, dễ nhận thấy
các công trình đã công bố chưa đủ chuyên sâu để hình thành nên một quan niệm hoàn chỉnh và hướng nghiên cứu thống nhất về STCQ
1.1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu ở huyện Sa Pa
Kết quả hệ thống hóa các công trình nghiên cứu cơ bản và dự án sản xuất liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến Sa Pa từ trước đến nay, cho thấy chủ yếu đề cập đến
Trang 26vấn đề điều tra cơ bản phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên Có thể chia làm 3 nhóm công trình có liên quan đến hướng nghiên cứu của luận án:
a) Nhóm công trình nghiên cứu các hợp phần tự nhiên trong cấu trúc STCQ phục vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường
- Về nghiên cứu địa chất và địa mạo: các nhà địa chất người Pháp có những
đóng góp đầu tiên trong việc phân tích đặc điểm địa chất chung của toàn Đông Dương, đưa ra kết luận lãnh thổ núi cao Bắc Việt Nam, trong đó có Sa Pa, là phần rìa
bị chia cắt xâm thực của cao nguyên Vân Quý (Chassigneux, 1928; Fromaget, 1930; Robequain, 1935) Sau khi hoà bình lập lại, nghiên cứu hợp phần địa chất, địa mạo luôn đi trước trong các công trình khảo sát cảnh quan Trong bản đồ địa mạo đầu tiên của Việt Nam phân chia các kiểu núi theo chế độ kiến tạo phục vụ nghiên cứu đất và
vỏ phong hoá miền Bắc Việt Nam, Fridland (1961) đã xếp Sa Pa vào một trong ba kiểu địa hình núi của tỉnh Lào Cai [46] Nguyễn Thế Thôn, Đào Trọng Năng (1965) phân chia vùng núi Fanxipăng ra 6 bậc địa hình để lý giải lịch sử phát triển địa hình
và vận động tân kiến tạo của khu vực [148] Trần Văn Trị, Trần Đức Lương (1972),
Lê Đức An (1972) và Dovjikov (1976) bổ sung lãnh thổ Sa Pa có nền địa chất cổ nhất của Việt Nam, chỉ sau tuổi của khối cổ Kom Tum [1] Kết luận này được khẳng
định lại trong các nghiên cứu địa tầng và hệ tầng magma của Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao (1989, 1995) [99, 100] Trong công trình khảo sát địa mạo tỉnh Lào Cai tỷ lệ 1:100.000 phục vụ đánh giá các hệ sinh thái núi cao Fanxipăng, Lại Huy Anh (1994) dựa trên quan điểm địa động lực đã xác định Sa Pa thuộc vùng núi cao Fanxipăng, miền núi Tây Bắc có các đặc tính địa môi trường và địa động lực tương đối đồng nhất [3]
- Về nghiên cứu hợp phần khí hậu: đặc điểm khí hậu Sa Pa được nêu khái quát
trong các công trình nghiên cứu của Vũ Tự Lập (1966) sau chuyến khảo sát Fanxipăng [90], của Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1978) và Phạm Quang Anh (1996) về cơ chế hình thành khí hậu dựa trên tương tác hoàn lưu-địa hình [8, 160] Đây là cơ sở phát triển hướng nghiên cứu tài nguyên khí hậu phục vụ đời sống và sản xuất: Phan Tất Đắc và Phạm Ngọc Toàn (1980) đánh giá Sa Pa có điều kiện sinh khí hậu kém thuận lợi cho việc quần cư và chăn nuôi tập trung [42]; Đài khí tượng Lào Cai (1986) phân chia các vùng khí hậu
Trang 27tỉnh Lào Cai, mô tả chi tiết các loại hình khí hậu điển hình của Sa Pa như gió Ô Quy Hồ, sự phân hóa các điều kiện khí hậu theo đai cao phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp [41]; Đặng Kim Nhung, Nguyễn Khanh Vân (1996, 2005) nghiên cứu phân loại sinh khí hậu phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp, du lịch và nghỉ dưỡng ở Sa Pa [55, 114, 183, 185]
- Về nghiên cứu thổ nhưỡng: mặc dù là một lãnh thổ giầu tiềm năng phát triển
nông, lâm nghiệp á nhiệt đới, nhưng đến nay chưa có công trình nào khảo sát thổ nhưỡng tỷ lệ lớn cấp huyện phục vụ sản xuất ở Sa Pa, hầu hết là các nghiên cứu ở tỷ
lệ trung bình và nhỏ (<1:100.000) Fridland và Vũ Ngọc Tuyên (1959), Phạm Gia Tu
và Vũ Ngọc Tuyên (1962) đã từng khảo sát Fanxipăng phục vụ thành lập sơ đồ thổ nhưỡng Bắc Việt Nam, nhưng chưa khảo sát được đất alit mùn, đất mùn thô than bùn
đai núi cao [46, 168] Đến năm 1972 bản đồ thổ nhưỡng Lào Cai tỷ lệ 1:100.000
được thành lập theo nguyên tắc phát sinh, kèm theo bản báo cáo chi tiết về hệ thống phân loại, đặc tính lý hóa học của 4 nhóm và 24 loại đất, đánh giá tiềm năng phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp [48] Những công trình đáng chú ý nhất gần đây là nghiên cứu chuyển đổi phân loại đất Lào Cai theo hệ thống FAO-UNESCO của Tôn Thất Chiểu (1992) [25, 26, 27], cũng là quan điểm mà Vũ Ngọc Quang (2001) nhận
định khi nghiên cứu thành lập bản đồ thổ nhưỡng vùng núi cao Fanxipăng [116]
- Về nghiên cứu đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật: ngay từ đầu thế kỷ
XX, giá trị tài nguyên sinh vật của Sa Pa đã được các nhà khoa học Pháp quan tâm trong các công trình nghiên cứu hệ thực vật vùng núi cao (Pétélot, 1907); chim và thú Sa Pa (Delacuor, 1929); hệ thống thực vật Đông Dương (Lecomté, 1905-1952); thống kê lâm sản Bắc Bộ (Chevalier, 1918); hệ thống lâm nghiệp Đông Dương (Maurand, 1943) [109] Sau khi hòa bình được lập lại, Võ Văn Chi lần đầu tiên khảo sát hệ thực vật Sa Pa theo hướng phân loại thực vật (từ 1964-1975) [23], sau đó Nguyễn Nghĩa Thìn tiếp tục nghiên cứu dưới góc độ đa dạng sinh học (từ 1991 đến nay), đến năm 1998 đã công bố danh lục thực vật Sa Pa gồm 2024 loài thuộc 771 chi, 200 họ thuộc 6 ngành [141] Về hướng nghiên cứu địa thực vật: Trần Ngũ Phương trên cơ sở các dữ liệu lâm nghiệp trong các vùng địa lý đã công bố những kết quả bước đầu về cấu trúc rừng vùng Đông Bắc (1964, tại hội nghị Bắc Kinh), rừng miền Bắc Việt Nam (1965) [124]; Thái Văn Trừng sau hai lần khảo sát dãy Hoàng
Trang 28giải thích được sự hình thành các kiểu thảm thực vật nguyên sinh núi cao dựa trên nhân tố sinh thái phát sinh chủ đạo là khí hậu [166]; quan hệ giữa quần xã thực vật với môi trường đất trong diễn thế sinh thái thứ sinh do nhân tác và cháy rừng được Trần Đình Lý (1993-1997) nghiên cứu ở đai núi trung bình [103-106] Trong lãnh thổ Sa Pa, Vườn Quốc gia Hoàng Liên được các nhóm nghiên cứu quốc tế đặc biệt chú trọng dưới góc độ bảo tồn: xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật thành lập Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hoàng Liên Sơn (1993) [2] và nâng cấp thành Vườn Quốc gia Hoàng Liên (2002) [198]; khảo sát đa dạng thực vật và động vật của Frontier-Việt Nam (3 đợt, từ 1994-1998) [223]; khảo sát khu hệ sinh vật của Korzun, Kaliakin và Trung tâm Nghiên cứu Nhiệt đới Việt-Nga (1996-1997) Từ năm 2002, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Hoàng Liên đã kết hợp với nhiều nhà sinh học và lâm nghiệp thực hiện nhiệm vụ khảo sát định kỳ đa dạng sinh học phục vụ quản lý
b) Các công trình nghiên cứu tác động của hoạt động phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tại huyện Sa Pa
Trước và sau khi hợp nhất tỉnh Yên Bái, Lào Cai và Nghĩa Lộ thành lập tỉnh Hoàng Liên Sơn (2/1976), tách tỉnh thành lập tỉnh Lào Cai mới (10/1991), những chuyển biến kinh tế xã hội của Sa Pa được đánh giá trong các công trình của Nguyễn Trần Cầu (1992), Viện Địa lý (1994) [21, 192] Những nghiên cứu sinh thái nhân văn của Lê Trọng Cúc, Rambo và Gillogly (1988-1998) về hệ sinh thái nông nghiệp góp phần đưa ra chiến lược xây dựng mô hình kinh tế phục vụ xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững vùng miền núi [31-34, 126] Franck Jesus (1994) phân tích sự phát triển của nông nghiệp miền Bắc trên quan điểm phát triển bền vững cũng rất chú trọng đến tính đặc thù của hệ sinh thái nông nghiệp vùng núi cao này [45] Trong thời kỳ mở cửa, văn hóa các dân tộc thiểu số của Sa Pa là một trong những vấn
đề trọng tâm được nghiên cứu (Giàng Seo Phử, Sần Cháng, 1998) [125]
Là một ngành kinh tế dựa chặt chẽ vào tài nguyên, từ khi mở cửa đón khách quốc tế vào năm 1993, du lịch Sa Pa được nghiên cứu dưới góc độ du lịch sinh thái trong các chương trình hợp tác giữa tỉnh Lào Cai và vùng Aquitaine (Pháp) nghiên cứu sự sẵn sàng trả phí cho hệ thống phí ở Sa Pa phục vụ du lịch bền vững [9, 10, 38,
39, 40], chương trình điều tra và quy hoạch du lịch dựa vào cộng đồng ở Sa Pa của
Trang 29mô hình du lịch cộng đồng tại Sa Pa (2004-2006) [231, 232] Trong chương trình nghiên cứu rừng Việt Nam-Frontier, Mark Grindley (1997) đã cảnh báo những hậu quả khó phục hồi của du lịch không bền vững ở Sa Pa do chưa mang lại nhiều lợi ích cho dân tộc thiểu số - những người gây áp lực chủ yếu lên tài nguyên rừng [240] Jean Michaud (1998) nghiên cứu du lịch Sa Pa trong mối quan hệ với cư dân địa phương, đã cho rằng cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sa Pa khó có thể cạnh tranh và kiểm soát được các hoạt động mang lại thu nhập từ du lịch [235] Kết quả nghiên cứu của DiGregorio và Minako Yasui (1996) cho thấy du lịch ở Sa Pa có thể gây ra
sự bất bình đẳng về lợi ích giữa nhóm dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh [243] Phạm Thị Mộng Hoa và Lâm Thị Mai Lan (2000) cũng thừa nhận những tác động tiêu cực
do phát triển du lịch ở Sa Pa là thay đổi tất yếu trong nền kinh tế thị trường và nâng cao trình độ văn hóa các dân tộc thiểu số là giải pháp quan trọng nhất để phát triển
du lịch sinh thái [57] Các khía cạnh văn hóa trong du lịch ở Sa Pa cũng được đề cập
đến trong công trình của Koeman (1998) [202], Phạm Hoàng Hải (2003) [228]
Ngoài ra còn phải kể đến các dự án quy hoạch sản xuất đến năm 2010 của tỉnh Lào Cai, huyện Sa Pa có tác động lớn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và phát triển du lịch: Quy hoạch phát triển cây lâm nghiệp, cây ăn quả và cây chè, quy hoạch phát triển thương mại-du lịch, quy hoạch tổng thể, định hướng phát triển nông lâm và du lịch, điều tra đánh giá tiềm năng cây dược liệu tại một số khu vực trọng điểm nhằm khai thác hợp lý và bảo tồn [129-132, 175, 180]
c) Các công trình nghiên cứu, điều tra tổng hợp tại Sa Pa
Theo hướng phân vùng, lãnh thổ Sa Pa được nhiều nhà khoa học thuộc các
chuyên ngành địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế xã hội, nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch nhìn nhận dưới các góc độ khác nhau Gourou (1931) trong sơ đồ phân vùng Bắc kỳ
đã chia Bắc Bộ Việt Nam thành 9 đơn vị địa lý tự nhiên, xếp Sa Pa vào vùng núi cao giữa sông Hồng, Nậm Mu và sông Đà; Seglôva (1957) chia lãnh thổ Việt Nam làm 3 vùng và 8 á vùng, trong đó Sa Pa thuộc á vùng núi trung bình Tây Bắc; Tổ Phân vùng
Địa lý tự nhiên thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (1970) phân chia miền Tây Bắc thành 3 á miền và 15 vùng, trong đó Sa Pa thuộc vùng núi cao Fanxipăng thuộc á miền Fanxipăng, có quá trình xâm thực mạnh trên đá macma và đá phiến
Trang 30ủng hộ khi xếp Sa Pa vào vùng cảnh quan núi Fanxipăng thuộc miền cảnh quan Tây Bắc (trên bản đồ tỷ lệ 1:200.000) và xác định sự phân hóa cấu trúc gồm 4 kiểu cảnh quan (tỷ lệ 1:100.000) [49, 50] Lê Bá Thảo (1971, 2000) đã coi Sa Pa là “xứ sở của mây mù, núi cao và khe sâu” thuộc vùng núi Hoàng Liên Sơn, miền núi Tây Bắc [137, 138] Vũ Tự Lập (1976) khi nghiên cứu cảnh quan miền Bắc Việt Nam trên quan điểm cá thể đã xếp Sa Pa vào khu cảnh quan Fanxipăng-Puluông [91], gần đây trên quan điểm địa-sinh thái lại xếp Sa Pa thuộc khu cảnh quan Hoàng Liên Sơn thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ [92] Trong sơ đồ tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam của Nguyễn Minh Tuệ (1996), Sa Pa được xếp vào cấp phân vị điểm du lịch nằm trong tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc nằm trong vùng du lịch Bắc Bộ [172] Nguyễn Viết Phổ và Trần An Phong (1996) trong sơ đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam, đã xếp Sa Pa vào tiểu vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, vùng Việt Bắc-Hoàng Liên Sơn thuộc miền sinh thái nông nghiệp Bắc Việt Nam, có tiềm năng phát triển nông, lâm nghiệp ôn đới [123] Trên bản đồ lập địa Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 của Nguyễn Văn Khánh (1996), Sa Pa nằm trong vùng lập địa Việt Bắc,
á miền lập địa lâm nghiệp Bắc Bộ Thanh Hóa, thuộc miền lập địa lâm nghiệp phía Bắc vĩ tuyến 16 [86] Nghiên cứu gần đây của Lê Thông, Nguyễn Văn Phú và Nguyễn Minh Tuệ (2004) đã xếp Sa Pa vào vùng kinh tế Đông Bắc, có nhiều tiềm năng phát triển nông, lâm nghiệp á nhiệt đới và du lịch nghỉ dưỡng [158]
Theo hướng phân tích cảnh quan, lãnh thổ Sa Pa được nhìn nhận như một hệ
sinh thái núi cao (Viện Địa lý, 1994; Vũ Tự Lập, 1995, lần hội thảo kỷ niệm 35 năm
đoàn leo núi Fanxipăng) [192] Vũ Tự Lập (1999, 2002) trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa nền tảng nhiệt-ẩm và kiểu thực bì, đã mô tả khái quát một số hệ địa-sinh thái đặc thù ở Sa Pa, bao gồm hệ địa-sinh thái rừng rậm á chí tuyến gió mùa ẩm thường xanh núi thấp, rừng rậm á chí tuyến gió mùa ẩm hỗn giao núi trung bình và rừng ôn đới gió mùa cây lùn đỉnh núi cao [92] Sự hình thành kiểu quần hệ lạnh vùng cao được Thái Văn Trừng (1999) phân tích dựa trên tác động của điều kiện khí hậu lạnh khô trên đỉnh núi cao Fanxipăng [166], một đóng góp quan trọng trong việc lần
đầu tiên nhìn nhận đầy đủ tính độc đáo của sự phân hóa thảm thực vật theo đai cao ở
Sa Pa Nguyễn Văn Vinh (1999) trên cơ sở phân tích cấu trúc và động lực STCQ nhiệt đới gió mùa, đã xếp Sa Pa vào nhóm cảnh quan sinh thái-nhân sinh ít bị tác
Trang 31động [196] Quan hệ giữa cấu trúc lãnh thổ với sự phát triển cây trồng cũng được chú trọng nghiên cứu trong các công trình phân vùng khái quát thành 5 tiểu vùng sinh thái theo chỉ tiêu sinh khí hậu phục vụ phát triển cây trồng [59]; đánh giá điều kiện lập địa cho phát triển cây thảo quả vùng đệm Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hoàng Liên Sơn [119]; ảnh hưởng của rừng trồng đến tính chất thổ nhưỡng [133]; chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với tiềm năng lãnh thổ [139] Những hệ quả sinh thái từ xói mòn đất do phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy trên đất dốc huyện Sa Pa được Kurosawa và Egashira (2003) nghiên cứu bằng thực nghiệm, đã kết luận về khả năng hồi phục cảnh quan rừng ở từng mức độ tác động khác nhau [236]
Nhìn chung, so với số lượng lớn các công trình nghiên cứu riêng rẽ đặc điểm
các nhân tố thành tạo cảnh quan ở Sa Pa, thì trái lại, những nghiên cứu tổng hợp theo
hướng phân vùng và cảnh quan lại rất thiếu hoặc chủ yếu ở tỷ lệ khái quát Xét về
phạm vi lãnh thổ và hướng địa lý tổng hợp, công trình nghiên cứu cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp của Nguyễn Trọng Tiến (1996) có nội dung gần hơn cả với luận án Trong luận án phó tiến sỹ địa lý, tác giả đưa ra hệ thống phân vị gồm 1 hệ-1 phụ hệ-1 lớp-4 phụ lớp-8 kiểu-11 phụ kiểu-45 hạng và 165 loại cảnh quan (để thành lập bản đồ phân kiểu cảnh quan tỷ lệ 1:200.000), 2 miền-4 vùng-6 á vùng cảnh quan (bản đồ phân vùng cảnh quan tỷ lệ 1:500.000) Sa Pa được xếp vào vùng Hoàng Liên Sơn thuộc miền cảnh quan Tây Bắc, bao gồm á vùng núi cao và á vùng núi trung bình-thấp Hoàng Liên Sơn Kết quả đánh giá thích nghi được ứng dụng đề xuất phương án phát triển cây chè, mía, mận và cây lâm nghiệp ở Lào Cai [162]
Qua phân tích những tài liệu đã nghiên cứu ở Sa Pa trên nhiều khía cạnh liên
quan, luận án rút ra những nhận xét sau:
- Điều khẳng định trước tiên là những công trình nghiên cứu đã nêu ra ở trên
rất có giá trị cả về lý luận và thực tiễn Những ý tưởng của các nhà khoa học đi trước
là tiền đề để tác giả hình thành hướng tiếp cận và phương pháp luận nghiên cứu phù hợp, giới hạn nội dung luận án ngay từ giai đoạn phác thảo đề cương cho đến khi hoàn thiện Hệ thống tư liệu được tổng quan đã trở thành cơ sở quan trọng để tác giả
đối chiếu với hệ thống tư liệu được chính luận án quan trắc
- Các công trình nêu trên chủ yếu mới dừng ở mức nghiên cứu khái quát trên
quy mô toàn tỉnh Lào Cai hoặc lãnh thổ cấp lớn hơn, riêng đối với lãnh thổ huyện Sa
Trang 32Pa còn rất thiếu những công trình tổng hợp phục vụ mục tiêu cụ thể là phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch bền vững Điều này thể hiện rõ trong nghiên cứu hai hợp
phần quan trọng liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất gắn với nguồn tài nguyên
đất và tài nguyên khí hậu: nghiên cứu thổ nhưỡng hầu hết ở tỷ lệ nhỏ và trung bình trên quy mô tỉnh, khu vực; chưa có công trình nào quan trắc và nghiên cứu sâu đặc điểm khí hậu ôn đới lạnh ẩm đai núi cao đỉnh Fanxipăng Ngay cả các công trình quy hoạch lãnh thổ sản xuất và quy hoạch phát triển du lịch bền vững cũng chưa thực sự nhìn nhận Sa Pa trong mối quan hệ bên trong hệ thống và với các lãnh thổ lân cận
- Một số ít công trình có sử dụng tiếp cận địa lý tổng hợp trên cơ sở phân
vùng và phân tích cảnh quan, nhưng vai trò của nhân tố nhân văn trong cảnh quan
chưa được đề cập nhiều Trong khi đó ở Sa Pa, con người có tác động to lớn đến hình
thành các cảnh quan văn hóa và diễn thế sinh thái suy thoái từ các cảnh quan nguyên sinh đến các cảnh quan thứ sinh nhân tác Đó cũng là lý do mà lãnh thổ Sa Pa được
đa số các nhà phân vùng tự nhiên xếp vào vùng tự nhiên Tây Bắc, trong khi các nhà phân vùng địa lý kinh tế lại xếp vào vùng kinh tế Đông Bắc Hơn nữa, nghiên cứu cảnh quan ở tỷ lệ nhỏ và trung bình (<1:200.000 đối với phân vùng; và <1:100.000
đối với phân kiểu), phạm vi tỉnh, vùng và miền không thể hiện được những nét đặc thù cụ thể về cấu trúc STCQ Sa Pa cấp huyện Hệ quả là chưa có công trình nào phát hiện được mối liên hệ liên ngành nông-lâm-du lịch tồn tại khách quan trong lãnh thổ
Sa Pa có gắn kết chặt chẽ đến tiềm năng tài nguyên, do vậy hoạt động du lịch chưa
được bền vững vì chưa dựa vào việc sử dụng bền vững tài nguyên nông, lâm nghiệp
Tóm lại, có thể nhận thấy tại lãnh thổ Sa Pa cần thiết phải có một công trình nghiên cứu tổng hợp, đi sâu hơn về mặt STCQ để phân tích đồng bộ cấu trúc và tác
động của cả hai hệ thống tự nhiên và kinh tế-xã hội-nhân văn đến phát triển liên ngành nông-lâm-du lịch Tiếp cận này cho phép nhìn nhận một cách tổng hợp, đầy
đủ và chính xác hơn về bản chất phát sinh sinh thái, hiệu quả kinh tế, xã hội và hệ quả môi trường của hướng phát triển bền vững ở lãnh thổ núi cao Sa Pa
Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã chủ trì và tham gia cùng với các nhà địa lý thuộc Khoa Địa lý, ĐHQG Hà Nội trong những nghiên cứu chuyên sâu tại lãnh thổ Sa Pa Các công trình này thực sự bắt đầu từ năm 2000 với dự án hợp tác
Trang 33Việt-Pháp giữa ĐHQG Hà Nội, Đại học Bordeau 3 (Pháp) và tỉnh Lào Cai về quản lý tiến hóa đa dạng sinh học trong mối quan hệ với phương thức khai thác của dân cư tỉnh Lào Cai [110] Sau năm 2000, nhiều công trình nghiên cứu tổng hợp lãnh thổ Sa
Pa, Lào Cai định hướng STCQ, môi trường, tai biến thiên nhiên, địa lý nhân văn và
địa lý định lượng đã được công bố: xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường trên quan
điểm cảnh quan tỉnh Lào Cai đến 2010 (2003) [67]; tiếp cận địa lý trong nghiên cứu phát triển nông thôn miền núi cấp xã ở Lào Cai (2003) [68]; tổ chức không gian phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cấp tỉnh Lào Cai (2005) [70]; nghiên cứu hệ thực vật Sa Pa theo quan điểm sinh thái phát sinh quần thể (2005) [145]; đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp huyện Sa Pa (2006) [170]; nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch sinh thái huyện Sa Pa (2005) [53, 143]; nghiên cứu xây dựng các mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên (2004, 2006) [51, 52, 142]; nghiên cứu những thách thức trong chuyển đổi sử dụng đất ở Đông Nam á của dự án CHATSEA, tại Việt Nam lựa chọn Sa Pa là điểm nghiên cứu mẫu (2006); nghiên cứu phân loại định lượng cảnh quan quần cư nông thôn Hoàng Liên Sơn (2006) [146] và xây dựng mô
hình toán phân loại các nông hộ huyện Sa Pa theo trình độ phát triển (2006) [72]
1.2 Các luận điểm về sinh thái cảnh quan nhiệt đới-gió mùa Việt Nam ứng dụng trong luận án
1.2.1 Hướng tiếp cận sinh thái cảnh quan
a) Cơ sở khoa học của việc hình thành và phát triển sinh thái cảnh quan
Những luận điểm về Cảnh quan học (Landscape science), Sinh thái học (Ecology) và Sinh địa quần lạc học (Biogeocenology) được coi là cơ sở khoa học cho
sự hình thành Sinh thái học cảnh quan (Landscape ecology)
- Các nghiên cứu cảnh quan học: Vào đầu thế kỷ XIX, cảnh quan được nhà
địa thực vật và địa vật lý vĩ đại Humboldt định nghĩa là "Der Totalcharakter einer
Erdgegend" nghĩa là toàn bộ đặc tính của một vùng trên Trái đất [247] Những nhà
địa lý Liên Xô (cũ) xây dựng khái niệm cảnh quan rộng hơn bao gồm cả nhân tố vô sinh lẫn hữu sinh, và gọi khoa học nghiên cứu cảnh quan theo quan điểm địa lý là
cảnh quan phát sinh Trong nghiên cứu phục vụ thực tiễn sản xuất, cảnh quan được
Trang 34xem xét ở cả 3 khía cạnh: như đơn vị địa tổng thể (theo khái niệm chung, Minkov, Armand) [11]; đơn vị phân kiểu (khái niệm loại hình, Polưnov, Gvozdetxki); đơn vị cá thể (khái niệm cá thể, Xoltsev, Ixatrenko, Vũ Tự Lập) [77, 78, 91] Cảnh quan học
cung cấp lý luận về tính hệ thống và tính thứ bậc chặt chẽ trong cấu trúc môi trường của sinh vật, là cơ sở hình thành hướng tiếp cận ”sinh thái hóa cảnh quan học” của
trường phái Nga Xô Viết (cũ) và được các nhà cảnh quan học Việt Nam kế thừa và phát triển trong điều kiện nhiệt đới-gió mùa Việt Nam
Haeckel (1866) đề xuất, nhưng mãi đến đầu thế kỷ XX mới có một số công trình
sinh thái học tích hợp các vấn đề địa lý như: nghiên cứu diễn thế sinh thái trên dải
cồn cát hồ Michigan (Cowles, 1899); quy luật phát triển của sinh quần lạc trong mối quan hệ với nhân tố thổ nhưỡng (Clements, 1916) [212] Mặc dù ngay từ năm 1934, quan hệ cạnh tranh khác loài đã được khẳng định là một nguyên nhân gây ra sự phân
hóa không gian (Gause, 1934) [258], nhưng chỉ khi xuất hiện khái niệm về hệ sinh
thái (ecosystem) thì mới có cơ sở để hình thành khái niệm STCQ Hệ sinh thái do
nhà sinh thái học Anh Tansley (1935) đề xuất là “một tập hợp các vật sống (thực vật,
động vật, vi sinh vật) và môi trường vô cơ nơi chúng sinh sống (khí hậu, đất)”, sau đó
được các nhà sinh thái học Mỹ kế thừa và phát triển (Linderman, 1942; Odum, 1971;
Whittaker, 1975) [265] Khái niệm này tạo ra mối liên hệ giữa các yếu tố vô sinh
(đối tượng nghiên cứu chính của các nhà địa lý) với các yếu tố hữu sinh (đối tượng nghiên cứu của các nhà sinh học), đã gây ”ấn tượng sâu sắc” cho nhà địa sinh vật
C.Troll nhìn nhận STCQ là khoa học nghiên cứu tổng hợp các hiện tượng tự nhiên phức tạp [266] Các nghiên cứu của Holling (1992) cũng đưa ra kết luận: mọi hệ sinh thái đều được điều khiển và tổ chức bởi các loài sinh vật ưu thế và các quá trình vô sinh đặc thù để tạo thành cấu trúc cảnh quan ở các tỷ lệ khác nhau [262]
kế thừa học thuyết Hệ sinh thái rừng của Morozov (1912), nhà khoa học Nga
Sucasov (1942) đề xướng học thuyết Sinh địa quần lạc học (Biogeocenology) với
đối tượng nghiên cứu là các sinh địa quần lạc (Biogeocenos) Sinh địa quần lạc được
quan niệm là “Tổng hợp trên bề mặt nhất định các hiện tượng tự nhiên theo kiểu
Trang 35chỉnh hợp với một dòng trao đổi và chuyển hoá vật chất giữa các điều kiện tự nhiên
đó (đá mẹ, thảm thực vật, thế giới động vật, thế giới vi sinh vật, đất và điều kiện khí hậu-thuỷ văn)” Theo đó, bản chất quan hệ giữa các thành phần sinh địa quần lạc là
quá trình tích luỹ, chuyển hoá vật chất và năng lượng (quá trình sinh địa quần lạc), quyết định sự phát sinh, phát triển và diễn thế của các hệ sinh thái rừng Khái niệm sinh địa quần lạc học được các nhà STCQ Bắc Mỹ đánh giá là gần tương tự với khái niệm STCQ của Troll (Turner, Gardner, O’Neill, 2002) [248]
Ngoài ra còn phải kể đến sự ảnh hưởng rất lớn của Khoa học lập địa (Site science), Xã hội thực vật học (Phytosociology) và Địa sinh học (Biogeography)
Khoa học lập địa với phương pháp luận xây dựng bản đồ lập địa rừng được đánh giá
là một nhân tố quan trọng của STCQ tại Đức [220, 248] Tại Bắc Mỹ, xã hội thực
vật học từ lâu đã nghiên cứu sâu quy luật phân bố không gian của các quần thể thực
vật ưu thế (Braun-Blanquet, 1932), thậm chí còn sử dụng cả phương pháp luận của Von Humboldt (1807) về các hệ thống sinh thái tương tác với nhân tố môi trường trong không gian lãnh thổ để giải thích sự phát sinh các kiểu thảm thực vật khác
nhau (Bakker, 1979 [208]; Whittaker, 1965, 1977 [264, 265]) Địa sinh học nghiên
cứu quan hệ giữa quần xã sinh vật với sự phân hóa không gian, cơ sở hình thành luận
điểm địa sinh học đảo giải thích tương quan số loài-diện tích đảo (McArthur và
Wilson, 1976) [242], được ứng dụng dự báo số lượng loài có thể bị tuyệt chủng khi hủy hoại nơi cư trú (Simberloff, 1986), hoặc thiết kế các khu bảo tồn thiên nhiên
(Gorman, 1979 [226]; Primack, 1999 [127]) Mặc dù không có vai trò trong việc
hình thành STCQ, nhưng xã hội thực vật học và địa sinh học lại đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong xác định cách tiếp cận nghiên cứu của trường phái Bắc Mỹ
Từ những phân tích nội dung và đối tượng nghiên cứu, có thể đưa ra những nhận định chung về ưu nhược điểm trong thực tiễn nghiên cứu sinh thái học và cảnh quan học, những điểm tương đồng về khái niệm sinh địa quần lạc học của Sucasov với khái niệm STCQ của các nhà khoa học phương Tây:
- Các nghiên cứu cảnh quan phát sinh chú trọng nhiều đến các hợp phần vô
sinh và coi vai trò của các hợp phần trong cảnh quan như nhau (hình 1.2a) Hợp
phần thảm thực vật có vai trò tạo năng suất hữu cơ của cảnh quan thông qua vòng
Trang 36tuần hoàn sinh vật nhỏ, các mối quan hệ hữu sinh và cả vai trò của nhân tố con người trong cảnh quan chưa được chú trọng nghiên cứu Trong STCQ, các hợp phần vật chất rắn và dinh dưỡng, hợp phần nền tảng nhiệt ẩm và cả tác động của con người
được coi là những nhân tố sinh thái phát sinh quần thể thực vật (hình 1.2c)
- Nhược điểm của tiếp cận nghiên cứu hệ sinh thái là không xác định được tính thứ bậc về không gian của lãnh thổ nghiên cứu, do đó có thể bao trùm lên không
gian bất kỳ: từ hệ sinh thái gốc cây, hệ sinh thái rừng đến hệ sinh thái vũ trụ Sinh
địa quần lạc có không gian được xác định với quy luật tương tác tương đối chỉnh hợp giữa các hợp phần tự nhiên (địa hình, đất, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật), song lại chưa quan tâm đến yếu tố nhân văn trong lãnh thổ Trong khi đó, đối tượng của cảnh quan học là các địa tổng thể (geo-complex) được dựa trên các chỉ tiêu cho từng cấp phân
vị chặt chẽ, thể hiện ở ranh giới khép kín, trật tự phân bố và thứ bậc
- Các đơn vị cảnh quan, đơn vị đất đai, đơn vị lập địa được coi là những địa tổng thể để nghiên cứu, đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường Cảnh quan có thể đánh giá cho nhiều mục
đích như nông, lâm, ngư nghiệp, nghỉ dưỡng, xây dựng; còn đánh giá đất đai và lập
địa chỉ phục vụ cho phát triển cây trồng nông, lâm nghiệp Trong khi đó, khi nhu cầu
nghiên cứu bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái ở lãnh thổ núi cao "còn tương đối hoang sơ" như Sa Pa yêu cầu phải phân tích diễn thế sinh thái, đánh giá đa dạng cảnh quan và đa dạng nhân văn, thì quan niệm về đơn vị cảnh quan hiện tại (bao
gồm cả cảnh quan nhân sinh và cảnh quan tự nhiên) vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu
Do vậy, hướng nghiên cứu STCQ được lựa chọn nhằm chú trọng nhiều đến đặc trưng
sinh thái và nhân văn của đơn vị cảnh quan (hình 1.2c)
Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu cấu trúc cảnh quan (a),
địa-sinh thái (b) và sinh thái cảnh quan (c)
Trong đó: (1)(2)(3): các nhân tố vô sinh, (4): sinh vật, (5): sinh vật và con người; (a) và (b) theo quan điểm của các nhà khoa học thuộc Viện Địa lý Liên Xô cũ (1982)
Đó chính là những lý do mà hiện nay các nhà cảnh quan học “kêu gọi” sinh
Trang 37thái hóa cảnh quan (Ixatrenkô, 1976 [77]; Armand, 1983 [11]; Phạm Hoàng Hải,
1992 [24]) với mục đích định lượng hóa các chỉ tiêu về trao đổi vật chất, năng lượng, dinh dưỡng trong cảnh quan Trong khi đó, các nhà sinh thái rất quan tâm đến cách tiếp cận không gian của địa lý học với hệ thống phân vị lãnh thổ chặt chẽ có ý nghĩa thực tiễn rất cao trong nghiên cứu sinh thái học Bản thân việc hội tụ của cảnh quan học và sinh thái học đã thể hiện “nhân” và “quả” của phân hóa tự nhiên, của sự tương tác giữa thế giới vô cơ và hữu cơ (Nguyễn Thành Long, 1992 [24])
b) Tiếp cận sinh thái cảnh quan lý thuyết và ứng dụng
“STCQ là khoa học nghiên cứu quan hệ hệ thống phức tạp giữa các quần xã
sinh vật với điều kiện môi trường được thể hiện trong một cấu trúc cảnh quan đặc thù hoặc là một hệ thống phân loại không gian tự nhiên có thứ
bậc" (Khái niệm đầu tiên trên thế giới về STCQ của C.Troll, 1939) [266]
Khái niệm của Troll dẫn ra ở trên đã đưa ra hai tiên đề của STCQ về tính bất
đồng nhất (heterogeneity) của cảnh quan và tính thứ bậc (hierarchy) của các hệ thống phân loại không gian tự nhiên Mặc dù cho đến nay, do có nhiều cách tiếp cận
khác nhau nên khái niệm cụ thể về STCQ chưa thực sự thống nhất trên thế giới, đồng thời tồn tại nhiều trường phái nghiên cứu, nhưng nhìn chung vẫn chú trọng nhiều đến các đặc trưng sinh thái học và nhân văn của cảnh quan
Luận điểm quan trọng nhất của STCQ lý thuyết là nghiên cứu quan hệ giữa
cấu trúc cảnh quan và các quá trình sinh thái trong phạm vi cảnh quan Forman
(1986) cho rằng “STCQ là khoa học nghiên cứu quan hệ không gian giữa các hợp
phần cảnh quan, hoặc các hệ sinh thái, dòng năng lượng, dinh dưỡng khoáng, thành
phần loài trong các hợp phần, và động lực sinh thái của cảnh quan theo thời gian” [221] “STCQ được thúc đẩy bởi nhu cầu tìm hiểu sự phát triển và động lực của các
hiện tượng sinh thái, đặc trưng không gian và quy mô thời gian của các sự kiện sinh
thái” (Urban, 1987) [258], “nhấn mạnh quy mô không gian lớn và những hiệu ứng
sinh thái của kiểu không gian trong hệ sinh thái” (Turner, 1987) [255], “nghiên cứu
ảnh hưởng của cấu trúc cảnh quan đến các quá trình sinh thái” (Wiens, 1995) [262],
“nghiên cứu ảnh hưởng tương hỗ của cấu trúc không gian đến quá trình sinh thái; sự
phát triển mô hình hoá và lý thuyết quan hệ không gian, tập hợp những kiểu dữ liệu mới về không gian và động lực học” (Pickett và Cadenasso, 1995) [250]
Trang 38Từ hệ quả của học thuyết quy mô (scale theory), việc công nhận vai trò của
con người trong thành tạo cảnh quan văn hóa trở thành một trong những luận
điểm trung tâm của STCQ (J.Wiens, 1995) [262] Cảnh quan văn hóa là những cảnh quan được thành tạo sau khi có hoạt động của một nền văn hoá, một nhóm yếu tố văn hoá lên tự nhiên Naveh và Lieberman (1992) cho rằng “STCQ là một chuyên
ngành trẻ của sinh thái học hiện đại nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với các
cảnh quan tự nhiên và cảnh quan kỹ thuật” [247] Sự khác nhau giữa cảnh quan tự
nhiên và cảnh quan văn hóa lần đầu tiên được Schmithusen (1963) đề cập đến Langer (1973) nhấn mạnh các hợp phần nhân sinh và hợp phần tự nhiên trong cảnh quan văn hóa tạo ra những hệ địa xã hội (geosocial system) có vai trò quan trọng trong quy hoạch STCQ Trước đó, ở Bắc Mỹ, Egler (1964) cũng đã đưa ra một khái
niệm rất nổi tiếng về Hệ Sinh thái Nhân văn Tổng thể (Total Human Ecosystem =
THE) chỉ mức tích hợp cao nhất của hệ thống ”con người + môi trường” Khái niệm này được Dansereau (1977) ứng dụng để bổ sung viễn cảnh cải biến cảnh quan cao nhất, hoàn thiện nhất phải diễn ra trong một kỷ nguyên địa lý hiện đại định hướng sử
dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong trí quyển (noosphere) [247]
Quan niệm của các nhà cảnh quan học đưa đến những định nghĩa nhấn mạnh
STCQ là một hướng mới và liên ngành của địa lý tổng hợp và cảnh quan học:
STCQ là “một hướng mới trong nghiên cứu cảnh quan học, xem xét môi trường hình thành của cảnh quan hiện đại, trong đó bao gồm cả cảnh quan nhân sinh và cảnh
quan tự nhiên ở đây con người được bao hàm như một bộ phận hợp phần của cảnh
quan dưới dạng các sản phẩm của hoạt động kinh tế, và như là yếu tố ngoại sinh hình thành cảnh quan” (K.N Deconov, 1990, dẫn theo [24], trang 3), “một hướng
nghiên cứu địa lý tổng hợp hay hướng nghiên cứu cảnh quan ứng dụng, trong đó đã
có sự chú trọng đặc biệt đến khía cạnh các đặc trưng sinh thái của các địa tổng thể
Đối tượng nghiên cứu là các đơn vị cảnh quan-sinh thái cụ thể, có nguyên tắc,
phương pháp nghiên cứu riêng và đặc biệt có quy luật phân hóa các đối tượng đó theo không gian lãnh thổ” (Phạm Hoàng Hải, 1992 [24])
Trong số rất nhiều quan điểm về STCQ nêu trên, kể cả những quan điểm hiện
còn tranh luận, luận án thống nhất chỉ lựa chọn những luận điểm “nghiên cứu sinh
Trang 39thái học của các cảnh quan” phù hợp với định hướng địa lý tổng hợp Do vậy, nghiên
cứu STCQ của luận án gắn kết lý luận tiếp cận sinh thái hóa cảnh quan (trường phái cảnh quan phát sinh Liên Xô cũ, Việt Nam) với tiếp cận STCQ ứng dụng của Zonneveld (trường phái Tây âu) và Forman (trường phái Bắc Mỹ)
Tiếp cận Zonneveld (Zonneveld approach): trường phái Tây Âu, là tiếp cận
cấu trúc đứng với đất đai là đối tượng trung tâm của STCQ (Zonneveld, 1969, 1990)
[266] Trong mô hình các cấp tổ chức không gian, các thuộc tính của đất đai thể hiện
cấu trúc đứng, từ dưới lên trên bao gồm các yếu tố đá mẹ-địa hình, đất, sinh vật (thực vật, động vật và con người) và khí quyển Cấu trúc ngang được thể hiện bởi hệ thống
thứ bậc từ thấp lên cao, bao gồm: sinh thái cảnh (ecotope) → diện đất đai (land
Với ưu thế giải quyết các vấn đề sinh thái quan hệ nhiều với cấu trúc đứng, cách tiếp cận này rất quan trọng trong phân loại và đánh giá tiềm năng cảnh quan
Trường phái Bắc Mỹ có cách tiếp cận Forman (Forman approach) - một số
tác giả còn gọi là tiếp cận Forman-Godron - tập trung giải quyết các vấn đề sinh thái
học quan hệ nhiều với cấu trúc ngang của lãnh thổ dựa trên mô hình PCM Corridor-Matrix) của Forman và Godron (1981) Các yếu tố của cảnh quan phụ
(Patch-thuộc vào vùng khí hậu, kiểu thực vật và hoạt động nhân sinh là mảnh (patch), biên (edge) và ranh giới (boundary), hành lang (corridor) và kiểu khảm (mosaic) Cơ sở cách tiếp cận này dựa trên thuyết địa sinh học đảo (McArthur và Wilson, 1967) [251] và thuyết quần thể biến thái (metapopulation) (Levins, 1969, 1970; Wiens,
1997) [263] Đó cũng là lý do ở Bắc Mỹ, STCQ đóng vai trò rất quan trọng trong công tác bảo tồn sinh học, đặc biệt là thiết kế các vùng lõi và vùng đệm của các khu bảo tồn (Diamond, 1976; May, 1975; Soulé, 1986, 1994; Primack, 1998), đa dạng cảnh quan (Pickett, 1978; Pickett và Cadenasso, 1995), đa dạng sinh học trong cảnh quan (Thompson, 1998) [127, 221, 245, 250]
Tiếp cận sinh thái hóa cảnh quan học được một số nhà cảnh quan học Xô
Viết (cũ) và Việt Nam đề xuất và phát triển (Ixatrenko, 1976; Armand, 1983; Phạm Hoàng Hải, 1992), trong hoàn cảnh cảnh quan học phát sinh đã phát triển rực rỡ với
hệ thống lý luận chặt chẽ về tính phân vị của cảnh quan [11, 24, 77] Ban đầu, hệ
Trang 40thống tự nhiên được gọi chung là địa hệ, với ý nghĩa cụ thể hóa quan điểm hệ thống
vào nghiên cứu môi trường tự nhiên Tại Đại hội Địa lý Quốc tế lần thứ 23 ở Maxcơva, Geraximov khẳng định bản chất của các địa tổng thể chính là hệ thống sinh thái, việc “sinh thái hóa” và “kinh tế hóa” nhằm khai thác triệt để khả năng sử dụng địa tổng thể (dẫn theo [24] tr.6) Armand (1975) cho rằng địa lý học bắt buộc
phải đi sâu vào lĩnh vực của sinh thái học “ logic của sự phát triển và các nhiệm vụ
thực tiễn xuất hiện trước địa lý học đã buộc nó “đụng phải” sinh thái học bằng một
“bánh xe” - cảnh quan học” và cảnh quan học có khả năng “ nghiên cứu một cách
hệ thống các quần lạc sinh vật y như sinh thái học ” [11, tr.171-172] Ixatrenko
(1976, 1985) cũng cho rằng tiếp cận sinh thái trong nghiên cứu cảnh quan là một hướng đi tất yếu trong tiến trình phát triển của cảnh quan học hiện đại phục vụ sử dụng hợp lý và cải tạo các thể tổng hợp tự nhiên [77, 78] Bản thân Ixatrenko cũng
có một báo cáo về “tổng quan các quá trình suy thoái của cảnh quan nước Nga châu
âu trong thế kỷ XX” trong hội nghị STCQ thế giới lần thứ 4 ở Tartu (Estonia, 2001)
Tại Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà địa lý học và sinh thái học như Nguyễn Đức Chính, Lê Bá Thảo, Vũ Tự Lập, Phạm Quang Anh, Thái Văn Trừng, Phan Nguyên Hồng đã cố gắng gắn kết các đặc trưng sinh thái vào sự phân hóa không gian của các tổng hợp thể tự nhiên với mục đích sử dụng hợp lý lãnh thổ Theo một nghĩa nào đó, luận điểm sinh thái phát sinh quần thể thực vật của Thái Văn Trừng (1976, 2000) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng hoàn chỉnh một mô hình cấu trúc cảnh quan rừng nhiệt đới-gió mùa ở Việt Nam Luận điểm về
hệ địa-sinh thái của Vũ Tự Lập (1999) là đóng góp quan trọng trong việc nhìn nhận lãnh thổ nghiên cứu tổng hợp, hệ thống và có tính thứ bậc về không gian Những nghiên cứu về rừng ngập mặn Việt Nam của Phan Nguyên Hồng (2004) cung cấp phương pháp nghiên cứu định lượng của sinh thái học về quan hệ giữa các thành phần hữu sinh (thực vật) và vô sinh (mẫu chất) trong cảnh quan Những nghiên cứu của Phạm Quang Anh góp phần đưa lý luận về hệ kinh tế sinh thái vào phân tích cấu trúc STCQ lãnh thổ phục vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường
Các cách tiếp cận của cả ba trường phái được tích hợp trong nghiên cứu STCQ của luận án cả về lý luận và thực tiễn Trường phái Tây âu và Bắc Mỹ đều chú trọng