Hoạt động chovay đối với khách hàng cá nhân tại Việt Nam vẫn còn khá nhỏ bé so với tiềmnăng của nó và chưa được các ngân hàng thương mại khai thác triệt để, chỉtính con số hơn 85 triệu d
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 4
1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 4
1.1.1 Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 4
1.1.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 6
1.2 Cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 7
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân 7
1.2.2 Phân loại cho vay khách hàng cá nhân 10
1.2.3 Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 16
1.2.4 Phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân 21
1.2.4.1 Khái niệm phát triển cho vay khách hàng cá nhân 21
1.2.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh việc phát triển cho vay khách hàng cá nhân 21
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 26
1.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan 26
1.3.2 Nhóm nhân tố khách quan 29
1.3.2.1 Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng 29
1.3.2.2 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng 31
Chương 2 - THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ 34
2.1 Tổng quan về Ngân hàng Quốc tế 34
2.1.1 Khái quát sự phát triển của Ngân hàng Quốc tế 34
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Quốc tế 36 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Quốc tế 37
Trang 22.2 Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Quốc tế.
45
2.2.1 Chính sách cho vay khách hàng cá nhân của VIB 45
2.2.2 Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Quốc tế .48
2.2.3 Số lượng khách hàng KHCN 54
2.2.4 Cơ cấu cho vay KHCN 57
2.2.5 Chất lượng tín dụng cho vay KHCN 59
2.2.6 Hiệu quả cho vay KHCN 61
2.3 Đánh giá thực trạng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Quốc tế 63
2.3.1 Kết quả đạt được 63
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 65
2.3.2.1 Hạn chế 65
2.3.2.2 Nguyên nhân 67
Chương 3 - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM 72
3.1 Định hướng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân trong thời gian tới 72
3.1.1 Định hướng lâu dài của VIB 72
3.1.2 Định hướng kinh doanh năm 2008 72
3.1.3 Mục tiêu cho vay đối với khách hàng cá nhân của VIB
74
3.2 Một số giải pháp phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại VIB 76
3.2.1 Định hướng cho vay khách hàng cá nhân cần được chú trọng hơn 76
3.2.2 Đa dạng hoá và nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân 77
3.2.3 Nâng cao trình độ đội ngũ phát triển sản phẩm 80
3.2.4 Đầu tư và khai thác tính tiện ích của công nghệ ngân hàng .80
3.2.5 Nâng cấp cơ sở vật chất và mở rộng mạng lưới hoạt động của chi nhánh 81
Trang 33.2.6 Đẩy mạnh hoạt động marketing của ngân hàng 81
3.2.7 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng 83
3.2.8 Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân 83
3.2.9 Hợp tác với đối tác nước ngoài 84
3.3 Những kiến nghị 85
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 85
3.3.2 Kiến nghị với các cơ quan nhà nước và Chính phủ 85
KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Sau khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế và gia nhập WTO, các doanhnghiệp Việt Nam có thuận lợi để tiếp cận những quan điểm, mô hình kinhdoanh mới từ các nước phát triển, từ các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạtđộng tại Việt Nam
Là một phần của nền kinh tế thế giới, xu hướng phát triển tất yếu củangành ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới sẽ phát triển theo mô hình ngânhàng bán lẻ Hoạt động cho vay cá nhân là một phần trong hoạt động bán lẻcủa ngân hàng, nó tạo ra khoản thu nhập lớn và ổn định dựa trên số đôngngười sử dụng, đồng thời tăng hình ảnh của ngân hàng trong con mắt ngườidân, góp phần vào sự phát triển bền vững, lâu dài của ngân hàng
Hiện nay đó là định hướng lâu dài của đa số các ngân hàng cổ phần ViệtNam Thể hiện rõ nhất là các Ngân hàng ACB, Ngân hàng Đông Á Các ngânhàng nước ngoài như ANZ, HSBC sau khi thành lập ngân hàng 100% vốnnước ngoài cũng muốn tham gia thị trường còn sơ khai này Hoạt động chovay đối với khách hàng cá nhân tại Việt Nam vẫn còn khá nhỏ bé so với tiềmnăng của nó và chưa được các ngân hàng thương mại khai thác triệt để, chỉtính con số hơn 85 triệu dân, trong đó 2/3 là dân số trẻ và chỉ mới khoảng10% dân số có tài khoản và sử dụng các dịch vụ ngân hàng
Trước đây, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân còn hạn chế xuất phát
từ nhiều nguyên nhân, như công nghệ kém không đáp ứng các yêu cầu củasản phẩm; nhận thức của ngân hàng đối với các khoản vay cá nhân còn hạnchế được nhìn dưới góc độ rủi ro…dẫn đến các sản phẩm chưa đa dạng CácNgân hàng thương mại Nhà nước có nguồn vốn dồi dào, mạng lưới hoạt độngrộng khắp lại chủ yếu tập trung cho vay các Doanh nghiệp lớn, thị phần cho
Trang 6vay cá nhân không được coi trọng Đây là cơ hội cho các ngân hàng thươngmại cổ phần, khi đối tượng phục vụ của họ là các khách hàng vay vốn cókhoản vay nhỏ và vừa, trong đó có khách hàng cá nhân.
Nhận thức được lợi ích phát triển cho vay khách hàng cá nhân, và quaquá trình công tác tại Ngân hàng Thương mại cổ plhần Quốc tế, em chọn đề
tài: “Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Quốc tế Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của
- Đưa ra các giải pháp phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại VIB
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VIB
- Phạm vi: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàngThương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (Ngân hàng Quốc tế) trong khoảngthời gian năm 2006 đến nửa năm 2008
4 Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, suy luận logic,phương pháp so sánh thống kê, toán học, phân tích kinh tế… khi nghiên cứu
đề tài này
5 Những đóng góp của luận văn.
Khẳng định xu hướng tiếp cận khách hàng cá nhân, trong đó có cho vaytại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Dựa trên phân tích số liệu qua
Trang 7các năm và nền tảng công nghệ hiện có đưa ra một số chính sách nhằm pháttriển đa dạng sản phẩm cho vay đáp ứng nhu cầu khách hàng cá nhân tại VIB.
6 Bố cục luận văn.
Ngoài lời nói đầu và kết luận, kết cấu chính của luận văn gồm có 3chương:
Chương 1: Tổng quan về cho vay đối với KHCN của NHTM.
Chương 2: Thực trạng cho vay đối với KHCN của VIB.
Chương 3: Giải pháp phát triển cho vay đối với KHCN tại VIB.
Trang 8Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.
1.1.1 Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại.
Ngân hàng là một loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nềnkinh tế nói chung và đối với từng cộng đồng địa phương nói riêng Các ngânhàng có thể được định nghĩa qua chức năng hay các dịch vụ mà chúng thựchiện trong nền kinh tế Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngày càng cónhiều các tổ chức tài chính khác nhau cung cấp các dịch vụ ngân hàng nhưcho vay, uỷ thác đầu tư, nhận tiền gửi, ngược lại các NHTM cũng đang mởrộng và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ của mình Do đó, rất dễ có sự nhầmlẫn giữa loại hình NHTM và các trung gian tài chính khác Peter Rose đã định
nghĩa về NHTM như sau: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.
Như vậy, có thể phân biệt NHTM với các trung gian tài chính khác ở chỗNHTM là tổ chức kinh tế duy nhất được phép thực hiện nghiệp vụ thanh toán
và làm trung gian thanh toán trong nền kinh tế
NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ với rất nhiều hoạt động đa dạngtrong đó có ba hoạt động chính đó là: nhận tiền gửi, cho vay và hoạt động đầutư
Nhận tiền gửi là hoạt động huy động vốn của ngân hàng từ những nguồn
tiền chưa được sử dụng trong nền kinh tế với cam kết hoàn trả và trả lãi đúnghạn Tiền gửi tồn tại ở các dạng: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm củadân cư, tiền gửi có kì hạn của doanh nghiệp Đây chính là nguồn tài nguyên
Trang 9quan trọng nhất của NHTM, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền củangân hàng Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mởcác tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng
Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng vay với cam kết
khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định Hoạtđộng này thường chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các NHTM, phản ánhhoạt động đặc trưng của ngân hàng Cho vay bao gồm: cho vay thương mại,cho vay tiêu dùng và tài trợ cho dự án Cho vay thường được định lượng theo
2 chỉ tiêu: Doanh số cho vay trong kì và dư nợ cuối kì Doanh số cho vaytrong kì là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho vay ra trong kì, dư nợ cuối kì là
số tiền mà ngân hàng hiện đang còn cho vay vào thời điểm cuối kì
Hoạt động đầu tư được thể hiện thông qua việc ngân hàng nắm giữ các
chứng khoán vì mục tiêu thanh khoản và đa dạng hoá tài sản Ngân hàng giữnhiều loại chứng khoán, có thể xếp loại theo nhiều tiêu thức, ví dụ như theotính thanh khoản, theo chủ thể phát hành, theo mục tiêu nắm giữ,…Theo chủthể phát hành có thể chia thành: chứng khoán của Chính phủ Trung ươnghoặc địa phương (do kho bạc Nhà nước phát hành); chứng khoán của cácngân hàng khác, các công ty tài chính (bao gồm các cổ phiếu và các giấy nợkhác do các ngân hàng, các công ty tài chính phát hành hoặc chấp nhận thanhtoán); chứng khoán của các công ty khác Ngân hàng giữ chứng khoán vìchúng mang lại thu nhập cho ngân hàng và có thể bán đi để gia tăng ngân quỹkhi cần thiết
Các hoạt động khác bao gồm một số hoạt động như: mua bán ngoại tệ,
bảo quản vật có giá, cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán,quản lý ngân quỹ, tài trợ các hoạt động của Chính phủ, bảo lãnh, cho thuêthiết bị trung và dài hạn, cung cấp các dịch vụ uỷ thác và tư vấn, cung cấp
Trang 10dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán, cung cấp các dịch vụ bảo hiểm, cungcấp các dịch vụ đại lý.
1.1.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Như đã trình bày ở phần trên, Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho
khách hàng vay với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trongkhoảng thời gian xác định Phân tích khách hàng trong quan hệ cho vay nàychính là phân tích cho vay Bởi vì cho vay là hoạt động sinh lời lớn nhất songrủi ro cao nhất cho NHTM nên để có một món cho vay đạt chất lượng thì cácNHTM thường đưa ra một qui trình phân tích khách hàng chặt chẽ Rủi ro từcho vay có rất nhiều nguyên nhân đều có thể gây ra tổn thất, làm giảm thunhập của ngân hàng Có nhiều khoản cho vay mà tổn thất có thể chiếm phầnlớn vốn của chủ, đẩy n gân hàng đến phá sản Do vậy các ngân hàng thườngcân nhắc kĩ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro và sinh lời khi quyết định chovay Đó chính là quá trình phân tích trước và trong khi cho vay
Mục tiêu của phân tích cho vay là xác định rủi ro và các biện pháp hạnchế rủi ro Nội dung của phân tích cho vay là thu thập và phân tích thông tinnhằm xác định uy tín, tư cách pháp lý, sức mạnh tài chính và khả năng thanhtoán của người vay,… trong quá khứ, hiện tại và tương lai, hiệu quả của dựán,…
Có nhiều cách phân loại cho vay, để phục vụ cho đề tài nghiên cứu tôixin đưa ra cách phân loại khách hàng theo đối tượng khách hàng Theo cáchphân loại này thì cho vay bao gồm cho vay khách hàng doanh nghiệp, cho vay
tổ chức tài chính và cho vay khách hàng cá nhân
Khách hàng doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước, Hợp tác
xã, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài, Công ty hợp danh Hình thức cho vay đối với khách hàng
Trang 11doanh nghiệp rất đa dạng như cho vay ngắn hạn theo món, vay theo hạn mứctín dụng dự phòng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn,…
Khách hàng tổ chức tài chính ở đây bao gồm các ngân hàng khác, hợptác xã tín dụng, các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính,… Hình thức chovay đối với các tổ chức tài chính cũng hết sức đa dạng Thường cho vayNHTM nhằm đáp ứng các nhu cầu ngắn hạn của các ngân hàng này và cácgiao dịch thường diễn ra trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng
Khách hàng cá nhân ở đây là tất cả các cá nhân có năng lực pháp luậtdân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định củapháp luật Đối tượng vay vốn đa dạng bao gồm những khách hàng có nhu cầuvốn để mua nhà, sửa chữa nhà, xây dựng nhà, mua ô tô, mua các thiết bị giadụng, thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh và đáp ứng một số yêucầu khác Các phương thức vay vốn đa dạng như: cho vay từng lần, cho vaytrả góp, cho vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm, cho vay theo hạn mức,…Thời hạncho vay linh hoạt tuỳ vào mục đích vay của khách hàng và kết quả thẩm địnhcủa cán bộ tín dụng Lãi suất cho vay được xác định dựa trên biểu lãi suất chovay của ngân hàng, hoặc cũng có thể phụ thuộc vào sự thoả thuận của kháchhàng và ngân hàng Về tài sản đảm bảo cho khoản vay bao gồm bất động sản(nhà, đất,…), động sản (hàng hoá, máy móc thiết bị,…), số dư tài khoản tiềngửi, các chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác, tài sản có giá trị khác
1.2 Cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân
Nếu phân loại hoạt động cho vay theo đối tượng khách hàng thì hoạtđộng này bao gồm cho vay doanh nghiệp, cho vay các tổ chức tài chính vàcho vay khách hàng cá nhân như đã trình bày ở trên Do đối tượng nghiên cứucủa đề tài là hoạt động cho vay KHCN của NHTM nên ta sẽ xem xét về hoạtđộng này Cho vay KHCN là một hình thức tài trợ của ngân hàng cho các
Trang 12khách hàng là cá nhân: “Đó là quan hệ kinh tế mà trong đó ngân hàng chuyển cho các cá nhân quyền sử dụng một khoản tiền với những điều kiện nhất định được thoả thuận trong hợp đồng nhằm phục vụ mục đích của khách hàng.”
Đặc điểm cho vay KHCN: Cho vay KHCN có những đặc điểm riêng
thể hiện sự khác biệt với các loại hình cho vay khác như sau:
Đối tượng cho vay là cá nhân và các hộ gia đình.
Quy mô khoản vay: hầu hết các khoản cho vay KHCN có quy mô nhỏ
nhưng số lượng khoản vay lớn, do cho vay KHCN đáp ứng nhu cầu của cánhân và các hộ gia đình nhằm mục đích tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanhnhỏ, nên quy mô của một khoản vay tương đối nhỏ so với tài sản của ngânhàng, số lượng các khoản vay lại rất lớn do đối tượng của cho vay là các cánhân và các hộ gia đình với số lượng nhiều và nhu cầu tiêu dùng rất đa dạng
Mục đích vay: nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất kinh
doanh nhỏ của cá nhân, hộ gia đình Do đó, nhu cầu vay vốn phụ thuộc vàotâm lý khách hàng và chu kỳ kinh tế của người đi vay Khi nền kinh tế có sựtăng trưởng cao và ổn định, KHCN sẽ có thái độ lạc quan hơn về tương lai, họ
kỳ vọng sẽ có khoản thu nhập nhiều hơn trong tương lai và do vậy sẽ thúc đẩy
sự chi tiêu cho tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh ở hiện tại Ngược lại, khinền kinh tế suy thoái người dân thường có xu hướng giảm tiêu dùng, giảmđầu tư vào sản xuất kinh doanh, thay vào đó là sẽ tăng cường tiết kiệm và hạnchế vay mượn từ Ngân hàng
Nhu cầu vay của khách hàng thường kém nhạy cảm với lãi suất, thôngthường người đi vay quan tâm tới số tiền phải thanh toán hơn là lãi suất mà họphải chịu Mức thu nhập và trình độ dân trí là hai nhân tố tác động rất lớn đếnnhu cầu vay của khách hàng
Trang 13Rủi ro đối với cho vay KHCN: cho vay KHCN có mức độ rủi ro lớn và
được coi là tài sản rủi ro nhất trong danh mục tài sản của ngân hàng Xuấtphát từ bản thân khách hàng vay vốn có thể có sự biến động về tình hình tàichính dẫn đến mất khả năng chi trả hay khi khách hàng cố tình không chịu trả
nợ, hoặc do sự biến động về tình trạng sức khoẻ, công việc… Việc thẩm địnhkhả năng trả nợ của các cá nhân hoặc hộ gia đình cũng hết sức khó khăn.Ngoài ra, để có được khoản vay có nhiều khách hàng giấu các thông tin vềtình hình sức khoẻ và công việc trong tương lai của mình nên các ngân hàng
dễ gặp phải rủi ro đạo đức khi cho vay Do khoản cho vay khách hàng cánhân có rủi ro cao nhất nên các ngân hàng thường yêu cầu phải có tài sản đảmbảo khi vay và yêu cầu người vay phải mua bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểmnhân thọ, bảo hiểm cho hàng hoá đã mua
Lãi suất cho vay: do quy mô của các khoản vay thường nhỏ (trừ những
khoản cho vay để mua bất động sản), dẫn đến chi phí để cho vay (về thờigian, nhân lực đi thẩm định, quản lý các khoản cho vay này) cao đồng thời rủi
ro của các khoản vay này cũng rất cao Do vậy, lãi suất cho vay KHCNthường cao hơn lãi suất các khoản cho vay khác của NHTM
Từ trước đến nay, cho vay KHCN vẫn được các ngân hàng coi là khoảnmục mang lại lợi nhuận khá cao với lãi suất “cứng nhắc” Điều đó có nghĩa là
nó đủ để bù đắp chi phí huy động vốn của ngân hàng, không như hầu hết cáckhoản cho vay khác hiện nay với lãi suất thay đổi theo điều kiện thị trường,như vậy với cho vay KHCN ngân hàng phải chịu rủi ro về lãi suất khi chi phíhuy động vốn tăng lên Tuy nhiên, các khoản vay này thường được định giárất cao (vì đã bao hàm cả một phần bù rủi ro lãi suất) đến mức mà bản thân lãisuất vay vốn trên thị trường lẫn tỷ lệ tổn thất tín dụng phải tăng lên đáng kểthì hầu hết các khoản cho vay KHCN mới không mang lại lợi nhuận Nguồn
Trang 14thu nhập càng ổn định, ngân hàng có khả năng kiểm soát thì lãi suất áp dụngcho khách hàng sẽ giảm đi, do rủi ro từ việc cho vay đã được hạn chế.
Hạn mức cho vay KHCN: là số tiền tối đa mà ngân hàng cho khách hàng
vay hạn mức cho vay KHCN được xác định dựa trên các yếu tố như: nhu cầuvốn của khách hàng, số vốn tự có của khách hàng, giá trị của tài sản đảm bảo.Đối với các hình thức vay, các ngân hàng thường quy định các hạn mứckhác nhau dựa trên giá trị tài sản đảm bảo hoặc nhu cầu vay hợp lý Thôngthường, cho vay cầm cố có hạn mức cao nhất, chẳng hạn như nếu khách hàngcầm cố sổ tiết kiệm, trái phiếu hay chứng chỉ tiền gửi có thể được cấp mộthạn mức bằng 90% giá trị tài sản cầm cố Để có thể xác định được hạn mứctín dụng dựa trên tài sản đảm bảo của khách hàng, các ngân hàng cần phảiđịnh giá chính xác tài sản đó Nếu định giá quá thấp sẽ làm giảm số tiền vaycủa khách hàng, nếu định giá quá cao sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng
Cuối cùng, ngân hàng sẽ so sánh nhu cầu vay hợp lý (Nhu cầu vay hợp
lý của khách hàng = nhu cầu vốn hợp lý - vốn tự có của khách hàng - vốnkhách hàng vay mượn từ nguồn khác) và hạn mức tín dụng, từ đó xác định sốtiền cho vay Nếu nhu cầu vay hợp lý > hạn mức tín dụng thì ngân hàng sẽcho khách hàng vay theo hạn mức tín dụng, nếu nhu cầu vay hợp lý < hạnmức tín dụng thì ngân hàng sẽ cho khách hàng vay số tiền theo nhu cầu vayhợp lý của khách hàng Như vậy, sẽ vừa thoả mãn nhu cầu vay của kháchhàng vừa để đảm bảo an toàn cho ngân hàng
1.2.2 Phân loại cho vay khách hàng cá nhân
Để có thể quản lý tốt cho vay KHCN cần thiết phải phân loại cho vayKHCN Có nhiều tiêu thức để phân loại một khoản cho vay, dưới đây tôi xin
đề cập phân loại các khoản cho vay KHCN theo một số tiêu chí sau:
Căn cứ vào mục đích vay
Căn cứ vào mục đích vay có thể phân loại cho vay KHCN thành ba loại:
Trang 15Cho vay KHCN nhằm phục vụ mục đích cư trú
Là các khoản cho vay nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng, mua sắm hoặccải tạo nhà ở của cá nhân, hộ gia đình Đặc điểm của khoản vay này là thờigian dài và quy mô vay là lớn
Cho vay KHCN nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng
Đó là các khoản cho vay phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống như muasắm phương tiện, đồ dùng sinh hoạt, du lịch, học hành, giải trí,… Đặc điểmcủa khoản vay này là quy mô nhỏ, thời gian ngắn, rủi ro thấp hơn cho vayphục vụ mục đích cư trú
Cho vay KHCN nhằm phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh
Đó là các khoản cho vay để thực hiện các phương án sản xuất kinhdoanh nhỏ ở từng hộ gia đình, vay để buôn bán, thuê cửa hàng,… Đặc điểmcủa các khoản cho vay này là thời hạn vay ngắn phụ thuộc vào mặt hàng kinh
doanh, qui mô khoản vay tuỳ thuộc vào phương án kinh doanh của khách
hàng, rủi ro của khoản cho vay này rất cao, và có khả năng xảy ra rủi ro đạo
đức Tuy nhiêu nếu ngân hàng quản lý thường xuyên hoạt động kinh doanh
của khách hàng thì rủi ro sẽ hạn chế
Căn cứ vào phương thức hoàn trả
Cho vay KHCN trả một lần khi đáo hạn
Là các khoản vay ngắn hạn của cá nhân và hộ gia đình để đáp ứng nhucầu tiền mặt tức thời và được thanh toán một lần khi khoản vay đáo hạn Qui
mô của món vay là tương đối nhỏ, các khoản vay trả một lần thường ngắn hạn
và được dùng để chi trả cho các chuyến đi nghỉ, mua các dụng cụ gia đìnhhoặc sửa chữa ô tô, nhà ở… Rủi ro các món vay này là không lớn lắm
Nếu quy mô khoản vay lớn sẽ có rủi ro cao, do đặc điểm của khoản vaynày là trả cuối kỳ, nguồn trả chủ yếu từ việc bán tài sản khác hoặc nguồn trả
nợ khác gặp khó khăn khi đó kế hoạch trả nợ thay đổi, điển hình khi thị
Trang 16trương bất động sản biến động, hoặc nền kinh tế gặp khó khăn Có thể thấyđiều này qua khủng hoảng thị trường tài chính của Mỹ xuất phát từ việc chovay dưới tiêu chuẩn.
Cho vay trả góp
Là khoản cho vay ngắn hạn hoặc trung hạn được thanh toán làm hai hoặcnhiều lần liên tiếp (thường theo tháng hoặc quý) Khoản cho vay được trả làmnhiều lần theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng, phương thức nàyđược dùng để tài trợ cho việc mua sắm các vật dụng đắt tiền như ô tô, nhà,…hoặc để tài trợ cho các phương án sản xuất kinh doanh, thuê cửa hàng, muasắm các tài sản lưu động khác,… Nhìn chung, các khoản cho vay trả góp nàymang lãi suất cố định, tuy nhiên loại mang lãi suất thả nổi cũng đang dần trởnên phổ biến Thường thì trong tổng khối lượng cho vay tiêu dùng do cácNHTM cung cấp thì hơn 80% được thực hiện trên cơ sở trả góp Điều nàyxuất phát từ việc khả năng tài chính của khách hàng không đủ để chi trảkhoản vay một lần duy nhất thêm vào đó việc định kỳ trả nợ vào mỗi thánghay đến kỳ lương là thuận lợi hơn Hình thức cho vay này lại được chia nhỏthành: cho vay trả gốc và lãi hàng tháng đều nhau (niên kim cố định), trả gốchàng tháng bằng nhau, lãi trả theo số dư gốc (niên kim không cố định), hoặctrả lãi hàng kì còn gốc trả cuối kì
Cho vay theo thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng ngân hàng cũng như các loại thẻ thanh toán khác đã nhanhchóng được chấp nhận sử dụng, thẻ tín dụng cung cấp một dòng tín dụngthường xuyên và quay vòng mà khách hàng có thể sử dụng bất cứ khi nào họ
có nhu cầu Những người sử dụng thẻ tín dụng có thể vay trả dần hoặc trả mộtlần vì họ có thể tính tiền mua hàng vào tài khoản thẻ tín dụng của mình.Trong tương lai thẻ tín dụng sẽ rất phát triển bởi công nghệ tiên tiến sẽ giúpcho những người sở hữu thẻ tín dụng có thể tiếp cận đến một số lượng lớn các
Trang 17dịch vụ tài chính, bao gồm cả tài khoản tiết kiệm và tài khoản thanh toán cũngnhư hạn mức tín dụng.
Căn cứ vào hình thức cho vay
Cho vay gián tiếp:
Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinhcủa các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hoá hoặc đã cung cấp các dịch vụ choKHCN của họ, theo hình thức này ngân hàng cho vay thông qua các doanhnghiệp bán hàng hoặc làm các dịch vụ mà không trực tiếp tiếp xúc với kháchhàng
Hình thức cho vay này có những ưu điểm sau:
- Các NHTM dễ dàng mở rộng và tăng doanh số cho vay
- Các NHTM sẽ tiết kiệm và giảm được các chi phí khi cho vay
- Là cơ sở để mở rộng quan hệ với khách hàng và tạo điều kiện thuận lợicho các hoạt động khác của ngân hàng
- Nếu NHTM quan hệ tốt với các doanh nghiệp bán lẻ, thì hình thức chovay KHCN gián tiếp có mức độ rủi ro thấp hơn cho vay KHCN trực tiếp.Tuy nhiên, hình thức cho vay này cũng có những hạn chế:
- Các ngân hàng thương mại khi cho vay không tiếp xúc trực tiếp vớikhách hàng mà thông qua các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hoá, dịch vụ,nhất là trong việc lựa chọn khách hàng, tiêu chí lựa chọn của doanh nghiệp vàngân hàng không giống nhau
- Thiếu sự kiểm soát của Ngân hàng cả trước, trong và sau khi vay vốn,khi doanh nghiệp thực hiện bán lẻ hàng hoá và dịch vụ
- Kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ của hình thức cho vay này rất phứctạp
Cho vay trực tiếp
Trang 18Là hình thức cho vay mà ngân hàng và khách hàng trực tiếp gặp nhau đểtiến hành cho vay hoặc thu nợ.
Hình thức này có những ưu điểm sau:
Việc cho vay tiến hành trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng do vậyngân hàng có thể sử dụng triệt để trình độ, kiến thức, kinh nghiệm, và kĩ năngcủa cán bộ tín dụng, do đó các khoản vay này thường có chất lượng cao hơn
so với cho vay gián tiếp thông qua các doanh nghiệp bán lẻ
Cán bộ tín dụng khi cho vay đặc biệt coi trọng đến chất lượng các khoảnvay, song doanh nghiệp bán lẻ hàng hoá, dịch vụ thường coi trọng nhiều đếnviệc tăng doanh số bán hàng hơn là chất lượng các khoản vay, hơn nữa cácdoanh nghiệp thường đưa ra quyết định cho vay một cách nhanh chóng, nêndẫn đến tình trạng có những khoản cho vay cấp ra không chính đáng, ngượclại có thể từ chối khách hàng tốt của mình, như vậy hình thức này đã khắcphục nhược điểm này nếu cho vay gián tiếp
Hình thức cho vay trực tiếp linh hoạt hơn hình thức cho vay gián tiếp, vìkhi quan hệ trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng sẽ xử lý tốt các phátsinh, hơn nữa có khả năng làm thoả mãn quyền lợi cho cả ngân hàng và kháchhàng
Cho vay trực tiếp với đối tượng khách hàng là rất rộng do đó việc đưa racác dịch vụ, tiện ích mới là rất thuận lợi, đồng thời là hình thức để tăng cường
và quảng bá hình ảnh của ngân hàng đến với khách hàng
Tuy nhiên, hình thức cho vay này cũng có những mặt hạn chế:
Việc mở rộng và tăng doanh số cho vay không thuận lợi bằng hình thứccho vay KHCN gián tiếp
Do cán bộ ngân hàng phải làm việc trực tiếp với khách hàng nên Ngânhàng tốn nhiều thời gian và chi phí so với hình thức cho vay gián tiếp, nhất là
Trang 19khi lượng khách hàng đến đông cùng một thời gian sẽ gây khó khăn cho Ngânhàng.
Căn cứ vào biện pháp bảo đảm tiền vay:
Cho vay có tài sản bảo đảm
Là cho vay với tài sản bảo đảm là bất động sản, động sản… hình thành
từ vốn vay hoặc tài sản thuộc sở hữu của khách hàng trước khi vay vốn củaNgân hàng Tài sản bảo đảm làm tăng tính an toàn cho khoản vay do Ngânhàng có thể tạo áp lực để buộc khách hàng phải trả nợ hoặc trong tình huốngxấu nhất khách hàng không trả được nợ thì việc phát mại tài sản bảo đảmcũng giúp giảm bớt tổn thất cho Ngân hàng Cho vay có tài sản đảm bảo lạiđược chia thành hai loại:
Loại 1 bao gồm các tài sản thuộc sở hữu hoặc sử dụng lâu dài của
chính khách hàng Có thể chia các hình thức đảm bảo của loại này thành hailoại nhỏ sau:
Cho vay cầm cố là hình thức ngân hàng cho khách hàng vay tiền vớiđiều kiện là khách hàng phải chuyển quyền kiểm soát tài sản đảm bảo sangcho ngân hàng trong thời gian đã cam kết Danh mục và điều kiện của tài sảncầm cố được ngân hàng quy định cụ thể dựa trên quy định của pháp luật vàchính sách tín dụng của từng ngân hàng Các tài sản cầm cố thường là các tàisản mà ngân hàng có thể kiểm soát và bảo quản tương đối chắc chắn, đồngthời việc ngân hàng nắm giữ không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động củakhách hàng chẳng hạn như: các giấy tờ có giá, ngoại tệ mạnh, kim loại quý,…
Cho vay thế chấp là hình thức mà người vay phải chuyển toàn bộ cácgiấy tờ chứng nhận sở hữu hoặc sử dụng các tài sản đảm bảo sang cho ngânhàng nắm giữ trong thời gian cam kết Đối với thế chấp bằng tài sản thì nhữngtài sản mang thế chấp thường là bất động sản như nhà cửa, quyền sử dụng đất,
…hoặc là những động sản mà người vay vẫn cần sử dụng như ô tô, xe máy,…
Trang 20Việc thế chấp bằng tài sản cho phép người nhận tài trợ tiếp tục được sử dụngtài sản trong thời gian vay
Loại 2 Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ tiền vay Khi
khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản
đó không đáp ứng được các điều kiện của ngân hàng thì ngân hàng có thể yêucầu khách hàng sử dụng chính tài sản được hình thành từ nguồn tài trợ củangân hàng làm vật đảm bảo Để đảm bảo khách hàng không bán tài sản hoặc
sử dụng không cẩn thận làm giảm giá trị của tài sản, ngân hàng thường yêucầu khách hàng phải cam kết bảo quản tài sản, mua bảo hiểm và người thụhưởng là ngân hàng, đồng thời chuyển toàn bộ giấy tờ sở hữu cho ngân hàng
Cho vay không có tài sản bảo đảm
Là cho vay dựa trên uy tín (tín chấp) hoặc bảo lãnh của bên thứ ba,không có tài sản bảo đảm Ngân hàng lựa chọn các khách hàng có uy tín vàkhả năng trả nợ tốt để cho vay Ngân hàng cho khách hàng vay tiền để đápứng nhu cầu của khách hàng trên cơ sở tín chấp lương, chủ yếu được áp dụngđối với khách hàng có thu nhập ổn định, thu nhập ngoài việc trang trải các chitiêu thường xuyên còn có một phần tích luỹ để trả nợ vay (công chức, viênchức trong biên chế nhà nước, nhân viên có hợp đồng lao động dài hạn,…),ngoài ra thu nhập hình thành từ sản xuất kinh doanh cũng có thể được xemxét dùng làm nguồn trả nợ Hình thức này phù hợp với những khoản vay giátrị không lớn, thời hạn vay ngắn
1.2.3 Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại
Thực tế cho thấy việc đánh giá một khoản cho vay KHCN là không hềđơn giản, điều này xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
Thông tin về khách hàng là không đầy đủ, khách hàng thường có hiệntượng che giấu tình trạng tài chính, sức khỏe của họ… Thêm vào đó, các cá
Trang 21nhân và hộ gia đình không dễ dàng vượt qua các khó khăn về tài chính Thực
tế cho thấy, tỷ lệ các khoản cho vay KHCN không được thanh toán thườnggấp nhiều lần so với tỷ lệ các khoản cho vay đối với doanh nghiệp hay tổchức tài chính khác không được thanh toán Một đặc điểm chính giúp ngânhàng giảm bớt thua lỗ từ các khoản cho vay này là giá trị của chúng thườngnhỏ và được đảm bảo bằng các tài sản thế chấp dễ bán trên thị trường Cáccán bộ tín dụng đã tổng kết rằng trong hầu hết các loại cho vay, cho vayKHCN có số lượng không được thanh toán lớn nhất, điều này làm tăng cáckhoản nợ có vấn đề của các ngân hàng thương mại do đó làm ảnh hưởng đếnhoạt động kinh doanh của các ngân hàng
Quy trình cho vay được các cán bộ tín dụng áp dụng giúp cho quá trìnhcho vay diễn ra một cách khoa học, hạn chế và ngăn ngừa rủi ro và nâng caochất lượng tín dụng
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ xin vay của KHCN.
Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, họ đến gặp nhân viên của ngânhàng và ghi những thông tin cần thiết vào hồ sơ xin vay Cán bộ tín dụng sẽhướng dẫn khách hàng lập hồ sơ cho vay đầy đủ và đúng quy định theo mẫucủa ngân hàng bao gồm: đơn xin vay vốn, phương án vay vốn và kế hoạch trả
nợ, danh mục các tài sản cầm cố, thế chấp và giấy tờ liên quan, các giấy tờchứng minh nguồn thu nhập (nếu có), hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân vàcác giấy tờ liên quan khác
Bước 2: Thẩm định tín dụng Đây là bước quan trọng nhất trong quy
trình cho vay KHCN, quyết định chất lượng của món vay, thường bao gồmcác nội dung sau:
Thẩm định tư cách đạo đức và mục đích vay của khách hàng: Cán bộtín dụng phải đảm bảo khách hàng vay vốn có đủ năng lực pháp luật và nănglực hành vi dân sự, đủ tư cách pháp lý vay vốn ngân hàng Nếu một khách
Trang 22hàng muốn vay từ ngân hàng, họ phải trả lời đầy đủ những câu hỏi của cán bộtín dụng về lý do xin vay hay nhu cầu tín dụng xuất phát từ đâu Cuộc tròchuyện giữa cán bộ tín dụng và khách hàng là rất quan trọng bởi vì qua đócán bộ tín dụng có điều kiện để nhận biết tính cách cũng như mục đích xinvay của khách hàng Nếu cán bộ tín dụng phát hiện ra sự không trung thựccủa khách hàng đối với nhu cầu vay vốn thì có nhiều khả năng hồ sơ xin vaycủa khách hàng sẽ bị từ chối
Thông thường thì những đặc điểm cơ bản của người đi vay được bộc lộthông qua mục đích của việc vay tiền Cán bộ tín dụng phải hỏi xem kháchhàng sẽ dùng khoản tiền vay vào mục đích gì và liệu mục đích đó có phù hợpvới chính sách cho vay của ngân hàng hay không Những cán bộ có kinhnghiệm đặt câu hỏi cho khách hàng rồi tự tay điền vào trong đơn chứ không
để khách hàng tự điền
Thẩm định tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng: Baogồm các công việc: xác định mức thu nhập của khách hàng, việc làm, số dưcác tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Nhân viên tín dụng phải được đảm bảorằng những khách hàng vay vốn ý thức rõ ràng về trách nhiệm hoàn trả đầy đủ
và đúng hạn các khoản nợ Việc xác định nguồn thu nhập ổn định hàng thángcủa khách hàng có ý nghĩa rất quan trọng vì đây là nguồn trả nợ cho ngânhàng Những khách hàng có thu nhập ổn định và thu nhập còn lại sau khi trừcác khoản chi phí sinh hoạt cần thiết cao thì khả năng vay sẽ cao
Đối với những khách hàng có chất lượng tín dụng thấp thì ngân hàng yêucầu phải có người đứng ra bảo lãnh về việc hoàn trả các khoản vay Nếungười đi vay không thanh toán cho các khoản nợ được bảo lãnh thì ngườiđứng ra bảo lãnh có trách nhiệm phải thanh toán Tuy nhiên, nhiều ngân hàngchỉ xem việc có người bảo lãnh là một đảm bảo về mặt tâm lý hơn là một
Trang 23nguồn đảm bảo thực sự Người đi vay sẽ thấy có trách nhiệm hơn trong việchoàn trả khoản vay vì uy tín của người bảo lãnh
Bước 3: Thẩm định tài sản đảm bảo
Cán bộ tín dụng cần kiểm tra quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp cáctài sản dùng làm vật đảm bảo của khách hàng Khả năng chuyển tài sản thànhtiền trong những trường hợp cần thiết và sự ổn định về giá cả của tài sản.Định giá tài sản đảm bảo cũng là một công đoạn rất quan trọng trong khâuthẩm định Cuối cùng, ngân hàng cần xem xét khả năng bảo quản tài sản củangười đi vay
Lập báo cáo thẩm định Sau khi thẩm định xong, cán bộ tín dụng sẽ lậpbáo cáo thẩm định trong đó ghi vắn tắt nhưng tổng quát về tình hình củakhách hàng: tên, tuổi, mục đích vay, số tiền vay, phương án trả nợ, tài sảnđảm bảo và đưa ra ý kiến cho vay hay không cho vay đối với khách hàng.Nếu cho vay thì phải ghi rõ số tiền, thời hạn, lãi suất, phương án trả nợ và cácđiều kiện kèm theo rồi trình lên trưởng phòng tín dụng xem xét Nếu khôngcho vay thì phải ghi rõ lý do vì sao
Bước 4: Xét duyệt và ký kết hợp đồng tín dụng.
Sau khi nhận báo cáo thẩm định kèm theo hồ sơ vay vốn liên quan,trưởng phòng tín dụng hoặc cấp phê duyệt xem xét lại và yêu cầu cán bộ tíndụng giải thích bổ sung hoặc chỉnh sửa nếu có thiếu sót Sau đó báo cáo sẽđược trình lên Hội đồng tín dụng xét duyệt, quyết định cho vay hay khôngcho vay Trong trường hợp cần thiết (ví dụ như đối với các khoản vay lớn),Hội đồng tín dụng có thể yêu cầu một bộ phận khác tái thẩm định hồ sơ vay.Sau khi hồ sơ vay vốn được chấp thuận, ngân hàng và khách hàng sẽ tiếnhành kí kết hợp đồng tín dụng
Trang 24Bước 5: Gíải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng.
Hợp đồng tín dụng đã được ký kết và được giám đốc ký duyệt, ngânhàng sẽ tiến hành giải ngân cho khách hàng tương ứng với số tiền đã được kýkết trong hợp đồng
Trong quá trình giải ngân, ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát quátrình sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích, đúng tiến độ haykhông, quá trình sản xuất kinh doanh có những thay đổi bất lợi gì, có dấu hiệulừa đảo hoặc làm ăn thua lỗ hay không, tài sản thế chấp có được giữ đảm bảohay không,… Quá trình này cho phép ngân hàng thu thập thông tin về kháchhàng, nếu các thông tin phản ánh chiều hướng tốt cho thấy chất lượng tíndụng đang được đảm bảo, ngược lại,thì chất lượng khoản cho vay bị đe dọa
Bước 6: Thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết tín dụng mới.
Đây là bước cuối cùng của quy trình cho vay KHCN Cán bộ tín dụngtheo dõi, đôn đốc việc trả nợ của khách hàng Quá trình này giúp ngân hàngthu hồi gốc và lãi đồng thời xác định các nhu cầu mới của khách hàng Nóichung, các khoản tín dụng hoàn trả đầy đủ và đúng hạn là các khoản tín dụng
an toàn Nhưng trong một số trường hợp, các khoản tín dụng đã không đượchoàn trả hoặc không hoàn trả đủ, đúng hạn Việc thanh toán nợ không đúnghạn cho thấy các trục trặc trong hoạt động của khách hàng Việc xem xét tìmnguyên nhân là rất quan trọng giúp ngân hàng kịp thời đưa ra các quyết địnhmới để đảm bảo thu hồi khoản cho vay
Khi phát hiện các khoản nợ có dấu hiệu xấu song khách hàng vẫn kiênquyết tìm cách khắc phục để trả nợ, cán bộ tín dụng xem xét việc gia hạn nợ,
bổ sung các điều kiện như giảm lãi hoặc cho vay thêm
Trong trường hợp khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng, cố tình nợ nầndây dưa hoặc làm ăn yếu kém không còn phương cách cứu vãn, ngân hàng ápdụng phương án thanh lý, tức là sử dụng các biện pháp có thể được để thu hồi
Trang 25nợ, bao gồm phong toả và bán các tài sản thế chấp, tước đoạt các khoản tiềngửi,…
1.2.4 Phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân.
1.2.4.1 Khái niệm phát triển cho vay khách hàng cá nhân.
Phát triển cho vay đối với một đối tượng khách hàng cụ thể là việc ngânhàng tăng cường sử dụng nguồn lực của mình vào việc gia tăng hoạt động chovay đối với đối tượng khách hàng đó, cả về doanh số và chất lượng cho vay(chất lượng cho vay ở đây được hiểu là khả năng thu hồi nợ của ngân hàngđối với khách hàng) Theo đó, việc mở rộng cho vay với một đối tượng kháchhàng nào đó không chỉ nhằm mục đích tăng lợi nhuận từ hoạt động cho vayvới đối tượng khách hàng đó mà còn nhằm nâng cao uy tín, hình ảnh của ngânhàng trong tâm trí đối tượng khách hàng đó
Tuỳ vào từng loại hình ngân hàng, nguồn lực, vị thế của ngân hàng mà
họ sẽ ưu tiên phát triển cho vay với một đối tượng khách hàng khác nhau Tuynhiên, vào thời điểm hiện nay khi nền kinh tế Việt Nam đang phát triển vớimột tốc độ rất nhanh, thì thị trường cho vay KHCN là một thị trường rất “màumỡ”, nhưng mới chỉ ở giai đoạn sơ khai, chưa được khai thác nhiều Do vậy,hiện nay rất nhiều ngân hàng đang tập trung nguồn lực của mình nhằm mởrộng cho vay với đối tượng KHCN
1.2.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh việc phát triển cho vay khách hàng
Trang 26* Các chỉ tiêu phán ánh quy mô cho vay:
Số lượng các khoản cho vay KHCN
Đây là chỉ tiêu thực tế để đánh giá phát triển cho vay đạt được kết quảnhư thế nào Số lượng các khoản cho vay tăng chứng tỏ ngân hàng đang giatăng số lượng KHCN, từ đó cho thấy ngân hàng đang gia tăng thị phầnKHCN trên địa bàn hoạt động của mình và cũng phán ánh các sản phẩm đưa
ra có tính thực tế cao, thu hút được sự quan tâm của thị trường
Dư nợ cho vay KHCN
Đây là chỉ tiêu hiện thực nhất để đánh giá kết quả mở rộng cho vayKHCN Dư nợ cho vay KHCN tăng chứng tỏ cho vay KHCN của ngân hàng
đã đạt kết quả tốt Tuy vậy, kết quả phát triển cho vay KHCN chỉ thực sự đạthiệu quả nếu dư nợ cho vay KHCN tăng cả về số lượng tuyệt đối, lẫn sốlượng tương đối (tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN so với tổng dư nợ).
Dư nợ
CVTD năm
nay
= Dư nợ CVTDnăm trước +
Doanh sốCVTD nămnay
_
Doanh số thu
nợ CVTD nămnay
Tốc độ tăng trưởng = Tổng dư nợ cho vay tại thời điểm trướcTổng dư nợ cho vay tại thời điểm này x 100%Người ta cũng có thể dùng chỉ tiêu tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng để đánh giá sự tăng trưởng cho vay Nó được tính bằng cách so sánh dư nợ cho vay tiêu dùng với tổng dư nợ cho vay chung cùng một thời điểm.
Tỷ trọng cho vay
Tổng dư nợ cho vay KHCN
x 100%Tổng dư nợ cho vay
Trang 27Chỉ tiêu này cho thấy sự tăng trưởng của cho vay KHCN so với sựtăng trưởng cho vay chung của cả ngân hàng Tỷ trọng càng lớn thì quy môcàng được mở rộng và cho vay KHCN càng chiếm vị trí cao trong hoạt độngcủa ngân hàng.
Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN
Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN so với các loại hình cho vay khác như chovay doanh nghiệp, cho vay các tổ chức tín dụng cũng là một chỉ tiêu quantrọng để đánh giá kết quả phát triển cho vay KHCN của ngân hàng thươngmại Khi tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN tăng lên, trong khi tỷ trọng các loạihình cho vay khác giảm đi, hoặc tỷ lệ dư nợ cho vay KHCN năm nay so vớinăm ngoái tăng lên với một tỷ lệ phần trăm nhiều hơn so với tỷ lệ tương ứngcủa các loại hình cho vay khác, thì mở rộng cho vay KHCN của ngân hàng đãđạt kết quả tốt
* Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay:
Lợi nhuận từ cho vay KHCN
Đây cũng là một chỉ tiêu để đánh giá kết quả phát triển cho vay KHCN.Phát triển cho vay KHCN của NHTM với mục tiêu lớn nhất là gia tăng lợinhuận cho ngân hàng trong xu thế cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn.Việc tăng doanh số cho vay KHCN phải có kết quả là tăng lợi nhuận trên tổngdoanh số cho vay thì phát triển cho vay mới được coi là đạt hiệu quả Lợinhuận cho vay KHCN năm sau phải cao hơn năm trước
Lợi nhuận cho vay
để đáp ứng nhu cầu vay cho các kỳ hạn vay, chi phí quảng cáo, chi phí hoạtđộng… Chi phí này được phân bổ trong từng thời kỳ
Trang 28Dư nợ cho vay là số tiền khách hàng nhận nợ tại ngân hàng.
Lãi suất cho vay ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu cho vay KHCN Lãisuất cho vay được áp dụng cho các khoản vay và thay đổi từng thời kỳ căn cứvào chính sách tín dụng của ngân hàng Lãi suất cho vay KHCN còn phụthuộc thời hạn vay vốn, thời hạn vay càng cao thì lãi suất cho vay càng cao,
do ngân hàng phải bù đắp rủi ro và chi phí khi cho vay như: Ngân hàng huyđộng vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn; chi phí thẩm định khách hàng; Chiphí quản lý khoản vay trong thời gian dài… Lãi suất áp dụng cho các khoảnvay cá nhân có nhiều loại:
+ Lãi suất theo số tiền vay (add-on): Lãi suất sẽ được ấn định ngay từđầu cho đến hết thời hạn vay và được tính trên dư nợ ban đầu Loại lãi suấtnày thường áp dụng cho các khoản vay tín chấp trả góp Số lãi thu được từloại lãi suất này thường cao hơn số lãi tính theo dư nợ giảm dần
Lãi add on = Số tiền vay * lãi suất add –on * Số tháng vay
R = I * (T+k)/2T (Dùng để xác định lãi suất add –on qua lãi suất kỳvọng sẽ thu được)
Do những đặc điểm về chi phí và rủi ro trên nên lãi suất cho vay cá nhânthường được định giá cao hơn lãi suất cho vay doanh nghiệp Tuy nhiên trênthực tế, người vay thường quan tâm đến số tiền phải thanh toán hơn là lãi suấtphải trả cho món vay đó Khi cho vay ngân hàng cũng phải tính toán mức lãi
Trang 29suất tối thiểu để áp dụng cho các khoản vay, mức lãi suất này đảm bảo ngânhàng bù đắp chi phí cho vay và có lãi một chút.
Nợ quá hạn cho vay KHCN
Các khoản cho vay KHCN chất lượng tốt được hiểu là các khoản cho vayđược hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng Có nhiều chỉ tiêu đểđánh giá chất lượng của một khoản cho vay, tuy nhiên chỉ tiêu được sử dụngphổ biến hiện nay là nợ quá hạn Nợ quá hạn là khoản nợ đến hạn nhưng chưađược thanh toán Tỷ lệ nợ quá hạn tại ngân hàng mà tăng cao so với nămtrước thì chất lượng tín dụng giảm đi, khi đó việc tăng quy mô dư nợ khôngđạt hiệu quả cao
Nếu tỷ lệ này ở mức quá cao chứng tỏ chất lượng cho vay của ngân hàng
là thấp kém Có thể ngân hàng đã vi phạm một số nguyên tắc cơ bản khi cấptín dụng là cho vay không phân tích kỹ khả năng trả nợ của khách hàng, tàisản thế chấp không đúng quy định, thiếu kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ…vànhất là vi phạm các nguyên tắc về phân tán rủi ro tín dụng, tập trung vốn quáquy định vào một nhóm khách hàng hoặc một ngành kinh tế
Nếu tỷ lệ này ở mức quá thấp so với định mức của ngân hàng, thể hiệnquan điểm của ngân hàng khi cho vay là nếu không đủ tin tưởng thì khôngcho vay, cho vay đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc tín dụng, nguyên tắcphân tán rủi ro, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay của khách hàng
Nếu tỷ lệ này ở mức vừa phải, thể hiện chiến lược kinh doanh táo bạocủa ngân hàng là chấp nhận rủi ro trong một chừng mực nhất định để có thểđạt được lợi nhuận cao Ngân hàng thực hiện chiến lược này đã thể hiện khảnăng quản lý cao trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng của mình Như vậy đểhoạt động cho vay đem lại lợi nhuận cao đồng thời hạn chế được rủi ro chongân hàng thì các ngân hàng thương mại cần khống chế tỷ lệ này ở mức nào đó có thể chấp nhận được.
Trang 30Hoạt động cho vay KHCN của NHTM chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tốbao gồm các nhân tố khách quan như môi trường hoạt động của ngân hàng,các yếu tố thuộc về khách hàng và các nhân tố chủ quan thuộc về chính ngânhàng.
1.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan
Đây là các nhân tố thuộc về chính ngân hàng, gây tác động trực tiếp tớiviệc mở rộng cho vay KHCN của ngân hàng Việc mở rộng cho vay KHCNphụ thuộc rất lớn vào chính sách cho vay; năng lực tài chính của ngân hàng;chất lượng cho vay KHCN; số lượng, trình độ nghiệp vụ của các cán bộ ngânhàng; hoạt động marketing của ngân hàng và mạng lưới của ngân hàng
Chính sách cho vay của ngân hàng
Chính sách cho vay của ngân hàng là hệ thống các chủ trương, quy địnhchi phối hoạt động cho vay do hội đồng quản trị đưa ra nhằm sử dụng hiệuquả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức, hộ gia đình và cánhân Chính sách cho vay phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trởthành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng, tăngcường chuyên môn hoá trong phân tích cho vay, tạo sự thống nhất chungtrong hoạt động cho vay nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời
Trang 31Toàn bộ các vấn đề có liên quan đến tài trợ một khoản cho vay nóichung đều được xem xét và đưa ra trong chính sách cho vay của ngân hàngnhư: Đối tượng khách hàng, chính sách quy mô và giới hạn cho vay, thủ tụccho vay, lãi suất và phí suất cho vay, thời hạn cho vay và kỳ hạn nợ, cáckhoản đảm bảo, chính sách đối với các tài sản có vấn đề.
Những yếu tố trong chính sách cho vay đều tác động một cách mạnh mẽtới việc mở rộng cho vay nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng.Một ngân hàng chỉ có thể mở rộng hoạt động cho vay KHCN khi có mục tiêu
mở rộng rõ ràng được thể hiện như một định hướng trong chính sách cho vay
Và chỉ khi ngân hàng đó xác định mở rộng cho vay KHCN thì ngân hàng mớidồn nỗ lực và khả năng để tập trung phát triển lĩnh vực này Mặt khác, khimột ngân hàng đã có sẵn các hình thức cho vay KHCN đa dạng thì việc mởrộng cũng dễ dàng và thuận lợi hơn là các ngân hàng mới chỉ có các sản phẩmđơn giản
Năng lực tài chính của ngân hàng và khả năng quản lý của ngân hàng
Năng lực tài chính của ngân hàng được xác định dựa trên một số yếu tốnhư qui mô vốn chủ sở hữu, các tỷ lệ ROE, ROA, tỷ lệ tăng trưởng thu nhậpqua các năm, tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ Một ngân hàng có quy môvốn chủ sở hữu lớn, khả năng huy động vốn trong ngắn hạn lớn, danh mục tàisản thanh khoản nhiều, nợ quá hạn ít thì ngân hàng đó có thể gọi là có sứcmạnh về tài chính và ngân hàng đó có thể đầu tư vào các danh mục mà ngânhàng hướng tới và hoạt động cho vay được mở rộng trong đó cho vay KHCN
sẽ được phát triển; ngược lại ngân hàng mà năng lực tài chính thấp thì sẽkhông có đủ số vốn để tài trợ cho các danh mục mà ngân hàng quan tâm, do
đó hoạt động cho vay sẽ bị hạn chế, cho vay KHCN sẽ không được mở rộng
Vì vậy, đây là một nhân tố giúp cho ban lãnh đạo ngân hàng xem xét khi đưa
Trang 32ra quyết định mở rộng hay hạn chế việc cho vay trong đó có hoạt động chovay KHCN.
Số lượng, trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc và đưa ra quyết định cho vayđối với khách hàng, vì vậy có thể coi họ chính là hình ảnh của ngân hàng Độingũ cán bộ tín dụng đông đảo cùng với phẩm chất đạo đức và trình độ chuyênmôn tốt chính là yếu tố có tác động tích cực đối với hoạt động cho vayKHCN Ngân hàng có đội ngũ cán bộ với những khả năng trên sẽ thúc đẩyhoạt động cho vay trở nên nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian, chất lượngcho vay cao, hạn chế được rủi ro tạo ấn tượng cho khách hàng, nhờ đó thu hútkhách hàng, mở rộng được cho vay KHCN Đội ngũ cán bộ tín dụng chuyênnghiệp cũng góp phần tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ của ngânhàng nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng
Hoạt động Marketing của ngân hàng
Hoạt động marketing là hoạt động giới thiệu, quảng bá về hình ảnh cũngnhư các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp Đây cũng là một hoạt động quantrọng góp phần mở rộng cho vay KHCN Từ hoạt động marketing, kháchhàng sẽ hiểu về ngân hàng cũng như các dịch vụ mà ngân hàng cung cấpnhiều hơn Nếu thực hiện hoạt động marketing tốt, khách hàng sẽ có ấn tượngtốt về ngân hàng cũng như các dịch vụ của ngân hàng nói chung, và hoạt độngcho vay KHCN nói riêng Từ đó KHCN sẽ tìm đến ngân hàng vay vốn nhiềuhơn, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng cho vay KHCN Thịtrường cho vay KHCN còn rất tiềm năng ở Việt Nam, vì trong một thời kì dàikhối NHTM chỉ tập trung chủ yếu cho vay khách hàng doanh nghiệp, vì vậy,công tác Marketing tốt và phù hợp sẽ quyết định đến việc ngân hàng đó cómột miếng bánh thị phần lớn ở thị trường rất màu mỡ này Hoạt độngMarketing một mặt phải luôn luôn thích ứng với sự thay đổi của thị trường và
Trang 33môi trường nhưng sự thích ứng này phải luôn luôn là sự thích ứng có lợi chohoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm đảm bảo mục tiêu cuối cùng là antoàn, lợi nhuận và sức mạnh trong cạnh tranh
Mạng lưới của ngân hàng
Số lượng các chi nhánh, phòng giao dịch nói lên quy mô của một ngânhàng, để thuận lợi cho việc giao dịch giữa khách hàng với ngân hàng, cácngân hàng thường mở rộng các chi nhánh và các phòng giao dịch, nhằm thuhút sự quan tâm của khách hàng đối với ngân hàng Các ngân hàng có càngnhiều chi nhánh, phòng giao dịch thì việc mở rộng cho vay đối với KHCNcàng trở nên thuận lợi, nhất là khi các chi nhánh, phòng giao dịch này đặt tạicác khu dân cư có nhiều nhu cầu vay vốn Tại đây ngân hàng dễ dàng đáp ứngđược nhu cầu vay vốn của khách hàng, đồng thời ngân hàng nắm bắt đượcthông tin từng khách hàng trên cơ sở đó tiến hành thẩm định, giải ngân và thu
nợ Do đó, việc mở rộng mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch là nhân tốảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay KHCN của ngân hàng thương mại
Nhu cầu vốn của khách hàng
Sản phẩm cho vay KHCN của NHTM là sản phẩm dịch vụ nên nhu cầuvốn của khách hàng là yếu tố quyết định các hình thức cho vay KHCN củangân hàng Nhu cầu vốn của khách hàng chính là căn cứ để xây dựng và pháttriển sản phẩm cho vay KHCN của Ngân hàng KHCN của ngân hàng là các
Trang 34cá nhân và hộ gia đình với các nhu cầu vay vốn rất đa dạng, từ các nhu cầuphục vụ tiêu dùng đến các nhu cầu vay phục vụ sản xuất kinh doanh Tuỳtừng giai đoạn, thời điểm mà sẽ xuất hiện các nhu cầu nổi bật cần tài trợ Vấn
đề là ngân hàng phải phát hiện những nhu cầu đó nhanh nhất để đáp ứng kịpthời vì những người đi đầu sẽ có ưu thế trong việc thu hút khách hàng đến vớimình Những khách hàng có nghề nghiệp khác nhau, tình trạng gia đình vàhôn nhân, độ tuổi khác nhau sẽ có những nhu cầu được tài trợ khác nhau Ví
dụ, những khách hàng trẻ tuổi (20- 30 tuổi) năng động, trẻ trung ưa thích cácsản phẩm thẻ dụng nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm, đi chơi,…Như vậy, xácđịnh được nhu cầu vốn của khách hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngânhàng trong việc mở rộng cho vay KHCN
Khả năng đáp ứng các điều kiện khi vay của khách hàng
Đó là các yếu tố về tài chính, thu nhập, đạo đức, tài sản đảm bảo củakhách hàng thoả mãn các điều kiện vay vốn của ngân hàng để đảm bảo antoàn cho khoản cho vay Việc phát hiện ra nhu cầu được tài trợ thôi chưa đủ
mà cái quan trọng hơn là ngân hàng phải phát hiện ra các nhu cầu có khả năngthanh toán, bởi chỉ có đáp ứng những nhu cầu có khả năng thanh toán mớiđem lại thu nhập cho ngân hàng Nhu cầu có khả năng thanh toán được hiểu
là các nhu cầu cần tài trợ của khách hàng mà việc trả nợ trong tương lai đượcđảm bảo
Khách hàng có trình độ văn hoá, sự hiểu biết về cho vay thì họ sẽ cótrách nhiệm với các khoản nợ và có ý thức trả nợ đối với ngân hàng Nếukhách hàng là người có đạo đức tốt, có ý thức với khoản nợ đối với ngânhàng, trả nợ đúng hạn và đầy đủ thì rủi ro của món vay là thấp, khách hàng sẽtạo được niềm tin với ngân hàng, do vậy ngân hàng sẽ có điều kiện để mởrộng cho vay KHCN
Trang 35Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: quy mô gia đình, đặc điểm, tínhcách của khách hàng, khả năng đáp ứng các điều kiện vay của khách hàngnhư tài sản bảo đảm, các giấy tờ về quyền sở hữu cũng ảnh hưởng đến nhucầu vay vốn của khách hàng.
1.3.2.2 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng
Có thể hiểu đây là nhóm các nhân tố thuộc về môi trường hoạt động củangân hàng Môi trường hoạt động của ngân hàng cũng gây ra các tác động lớnđến mở rộng cho vay đối với khách hàng nói chung và đối với khách hàng cánhân nói riêng Bao gồm: môi trường kinh tế, môi trường luật pháp, môitrường văn hoá – xã hội, sự phát triển của Khoa học – công nghệ và đối thủcạnh tranh
Môi trường kinh tế
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất đối vớinền kinh tế Vì vậy, bất kỳ sự biến động của nền kinh tế đều ảnh hưởng đếncác hoạt động cho vay của ngân hàng trong đó có cho vay KHCN
Khi nền kinh tế ổn định và tăng trưởng cao, hoạt động cho vay KHCN
có xu hướng tăng lên bởi vì thu nhập và mức sống của người dân được cảithiện, hơn nữa sẽ có nhiều cá nhân vay vốn ngân hàng nhằm phục vụ mụcđích sản xuất kinh doanh của họ Từ đó, sẽ tạo điều kiện mở rộng cho vayKHCN một cách có hiệu quả Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạngsuy thoái, mất ổn định, khiến thu nhập trong tương lai của người tiêu dùng trởnên bấp bênh, người dân sẽ lựa chọn tiết kiệm hơn là vay tiêu dùng hay vayvốn để sản xuất kinh doanh, từ đó sẽ hạn chế việc mở rộng cho vay KHCNcủa ngân hàng Ngoài ra, nếu ngân hàng hoạt động trong nền kinh tế có trình
độ phát triển cao và tiên tiến thì hoạt động cho vay KHCN cũng đa dạng vàphát triển hơn ở các nước đang phát triển
Môi trường luật pháp
Trang 36Ngân hàng là trung gian tài chính nắm giữ một khối lượng vốn và tài sảnrất lớn trong nền kinh tế, do đó hoạt động ngân hàng chịu sự kiểm soát chặtchẽ của luật pháp cũng như các cơ quan chức năng Điều này không chỉ làmđảm bảo an toàn cho ngân hàng, mà còn cho các khách hàng thực hiện giaodịch cũng như sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế Mỗi một quốc gia khácnhau có những quy định khác nhau về tổ chức hoạt động của ngân hàng cũngnhư hoạt động cho vay KHCN Nếu các quy định đó đầy đủ, chặt chẽ, hợp lý,không rườm rà và chồng chéo lên nhau thì sẽ tạo điều kiện cho hoạt động củangân hàng nói chung và hoạt động mở rộng cho vay KHCN nói riêng
Hệ thống các văn bản, các quyết định, quy định,… ảnh hưởng rất lớnđến hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung, cho vay KHCN nói riêng
Hệ thống luật pháp ổn định, hoàn thiện sẽ thúc đẩy cho vay KHCN đồng thời
là cơ sở nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ tài chính chất lượng cao cho dân
cư, đảm bảo mối quan hệ hợp tác giữa ngân hàng với khách hàng
Môi trường văn hoá – xã hội
Những yếu tố của môi trường văn hoá xã hội như: lối sống, thói quen,tập quán xã hội, thị hiếu… ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa ra các hình thứccho vay đối với KHCN của ngân hàng Ở những nơi mà có thói quen chi tiêunhiều hơn tiết kiệm thì họ thường có xu hướng vay tiêu dùng và vay phục vụmục đích sản xuất kinh doanh nhiều hơn các nơi khác Chẳng hạn, ở nước tangười dân ở miền Bắc thường tích luỹ, tiết kiệm nhiều hơn so với người dân ởmiền Nam, do vậy việc mở rộng cho vay KHCN sẽ khó khăn hơn so với miềnNam
Sự phát triển của Khoa học – Công nghệ
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ đã tạođiều kiện cho nhiều nghành, lĩnh vực khác phát triển với quy mô toàn cầu,trong đó có lĩnh vực ngân hàng Với sự phát triển của khoa học, công nghệ
Trang 37việc xử lý giao dịch của các ngân hàng trở lên nhanh chóng, dễ dàng hơn,đồng thời các nghiệp vụ cũng được xử lý theo một quy trình chặt chẽ do máymóc thực hiện thay cho lao động thủ công Từ đó, giảm bớt thời gian giaodịch giữa ngân hàng với khách hàng, tăng sự chính xác trong phân tích, thẩmđịnh tín dụng, do đó hạn chế rủi ro cho ngân hàng Nhờ đó, các ngân hàng cóthể mở rộng cho vay và đưa ra các sản phẩm mới đối với cho vay KHCN.
Đối thủ cạnh tranh
Sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh trên thị trường tài chính dẫn đến thịphần cho vay KHCN bị chia nhỏ và khiến cho ngân hàng cần phải tìm ra cácchiến lược, các chính sách đặc trưng của ngân hàng nhằm thu hút được kháchhàng đến với ngân hàng, không chỉ giữ chân khách hàng cũ mà còn thu hútthêm khách hàng mới Như vậy, với sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh sẽkhiến thị phần cho vay KHCN của ngân hàng bị giảm sút, điều này sẽ gây ra
sự khó khăn cho ngân hàng trong việc mở rộng qui mô cho vay KHCN,nhưng sẽ khuyến khích ngân hàng trong việc tăng chất lượng cho vay đối vớiKHCN
Trang 38Chương 2 - THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
2.1 Tổng quan về Ngân hàng Quốc tế.
2.1.1 Khái quát sự phát triển của Ngân hàng Quốc tế.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam chính thức đi vàohoạt động từ ngày 18/09/1996 theo quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày25/01/1996 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Cổ đông sáng lập Ngân hàng Quốc tế bao gồm Ngân hàng Ngoại thươngViệt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, các cánhân và doanh nhân thành đạt tại Việt Nam và trên trường quốc tế
Các dịch vụ ngân hàng được Ngân hàng Quốc tế phát triển và cung cấpcho khách hàng:
+ Dịch vụ ngân hàng Doanh nghiệp: Ngân hàng Quốc tế cung cấp chodoanh nghiệp và những khách hàng kinh doanh khác, bao gồm dịch vụ tíndụng, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, dịch vụbảo lãnh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ bao thanh tóan, dịch vụ ngoại tệ Cáckhoản vay được cung cấp cho nhiều mục địch khác nhau như: Bổ sung vốnlưu động, mua sắm trang thiết bị tài sản cố định, đầu tư mở rộng sản xuất, đầu
tư dự án mới…
+ Dịch vụ ngân hàng cá nhân: Ngân hàng Quốc tế cung cấp dịch vụ cánhân, bao gồm dịch vụ tiết kiệm, dịch vụ tín dụng tiêu dùng, dịch vụ thanhtoán, dịch vụ xác nhận năng lực tài chính, dịch vụ thẻ, dịch vụ mua bán ngoại
tệ Các khoản vay tiêu dùng nhằm mục đích sử dụng vốn cụ thể như: muasắm, sửa chữa nhà đất, mua sắm xe hơi, vật dụng gia đình, đi du học, đầu tư
cổ phiếu…
Trang 39+ Dịch vụ ngân hàng hàng định chế: Ngân hàng Quốc tế cung cấp cho cángân hàng, tổ chức tài chính, tổ chức phi tài chính và các tổ chức khác baogồm: Dịch vụ tiền gửi, dịch vụ quản lý tài sản, dịch vụ cho vay, dịch vụ đồngtài trợ, dịch vụ mua bán ngoại tệ…
+ Dịch vụ Ngân hàng cho vay Doanh nghiệp lớn và Doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài: Cuối năm 2007, Ngân hàng Quốc tế đã thành lập Khốikinh doanh nhằm cung cấp các dịch vụ ngân hàng chuyên biệt cho các Doanhnghiệp lớn và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
+ Dịch vụ Ngân hàng Đầu tư và dịch vụ cho Nhà đầu tư: Ngân hàngQuốc tế cung cấp dịch vụ giúp nhà đầu tư tối ưu hóa các cơ hội đầu tư và bánchéo sản phẩm cới các công ty chứng khoán
Đến cuối năm 2007, Ngân hàng Quốc tế có hơn 80 đơn vị kinh doanh tại
23 tỉnh, thành phố và 37 tổ công tác tại 35 tỉnh thành phố trên toàn quốc
Cơ cấu quản lý hệ thống của Ngân hàng Quốc tế được xây dựng theohướng tập trung cho phép đưa ra được những quyết định trong thời gian ngắnnhất, đảm bảo đồng nhất chất lượng dịch vụ và quản lý rủi ro hiệu quả
Phương châm kinh doanh: “Luôn gia tăng giá trị cho bạn” của Ngânhàng Quốc tế được xây dựng trên chất lượng dịch vụ tiêu chuẩn cao nhất, pháttriển hoạt động an toàn và bền vững nhằm không ngừng mang lại nhiều lợiích gia tăng cho khách hàng, đối tác, cán bộ nhân viên ngân hàng và các cổđông
Sau 11 năm hoạt động, đến 31/12/2007, vốn điều lệ của Ngân hàng quốc
tế đạt mức 2.000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt trên 39.000 tỷ đồng, lợi nhuận trướcthuế đạt 425 tỷ đồng, tỷ lệ cổ tức chia cho các cổ đông tăng đều các năm, tỷ lệ
về khả năng chi trả luôn lớn hơn 1; tỷ lệ ăn toàn vốn tối thiểu luôn lớn hơn8% Hình ảnh Ngân hàng quốc tế ngày càng sâu đậm trong lòng công chúng
và khách hàng
Trang 402.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Quốc tế.
Tổ chức cán bộ
Tổng số cán bộ nhân viên đến 31/12/2007 là: 2.173 người
Biểu số 2.1: Trình độ cán bộ nhân viên VIB đến ngày 31/12/2007.
Nhân sự năm 2007
Trình độ đại học, cao đẳng 89%
Trình độ phổ thông 3%
Trình độ trên đại học 2%
Trình độ trung cấp 6%
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007 của VIB)
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng.
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Quốc tế được mô tả theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của VIB
Đại hội đồng cổ đông
Quản lý kinh doanh
Tài trợ thương mại
Quản lý kinh doanh
DN lớn và DN có vốn ĐTNN
Quan hệ tổ chức tài chính và cơ quan chính phủ
Khách hàng cá nhân
Huy động vốn dân cư
Mortgage
Marketing
Phát triển sản phẩm Thẻ
Trung tâm dịch vụ khách hàng
Trung tâm thẻ
Dịch vụ khách hàng
Quản lý chi nhánh
và dịch vụ
Quản lý chất lượng dịch vụ
Nguồn vốn và ngoại hối
Ban kiểm soát
Kiểm soát nội bộ
Quản lý kinh Marketing
Trung tâm thanh toán
Đầu tý
Chứng khoán