Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Quốc tế Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Quốc Tế năm 2007:

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 39)

Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Quốc Tế năm 2007:

Đối với Ngân hàng Quốc Tế, năm 2007 tiếp tục là một năm thành công. Trước những biến động đa chiều của tình hình kinh tế trong và ngoài nước và sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, Ngân hàng Quốc Tế đã thể hiện nỗ lực vượt bậc hoàn thành vượt kế hoạch hầu hết các chỉ tiêu. Quy mô hoạt động và thị phần luôn được mở rộng thông qua việc phát triển thêm các khối, các mảng kinh doanh mới, mở rộng mạng lưới, tiếp tục điều chỉnh lại bộ máy hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, nâng cấp công nghệ ngân hàng, hoàn thiện nhiều cơ chế, chính sách về sản phẩm dịch vụ ngân hàng… để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng giúp cho ngân hàng giữ vững tốc độ tăng trưởng ở mức cao.

Tổng tài sản

Bảng 2.1: Tổng tài sản các năm của VIB

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2006 Tăng trưởng 2007/2006

Tổng tài sản 39,305 16,526 138%

_ Tài sản sinh lời 37,591 15,369 145% _ Tài sản khác 1,714 1,157

_ Tỷ suất lợi nhuận/TTS 1.21% 1.08%

Biểu số 2.2: Tổng tài sản qua các năm

Đơn vị: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006, 2007 của VIB)

Tổng tài sản của Ngân hàng Quốc Tế đạt 39.305 tỷ đồng, vượt 57,3% so với kế hoạch đầu năm. Do VIB đang trong giai đoạn đầu tư phát triển, nhiều tài sản mới được đầu tư nên tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản chưa cao.

Nguồn vốn

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn VIB

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2006 Tăng trưởng 2007/2006

Tổng nguồn vốn huy động 37,122 18,940 96% _ Huy động dân cư + tổ chức KT 17,686 9,813 80%

_ Huy động khác 9,436 9,127 113%

Sử dụng nguồn

_ Cho vay 6,611 9,111 82%

_ Đầu tư 6,676 2,714 146%

_ Gửi tiền liên NH 12,846 3,328 286%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VIB năm 2007) Huy động vốn

Tuy điều kiện huy động vốn có nhiều yếu tố không thuận lợi như tỷ lệ lạm phát ở mức cao (12,63%) đã gây tâm lý không muốn gửi tiền vào ngân hàng; tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng từ 1,5 - 2 lần làm tăng chi phí huy động vốn;

thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và vàng cạnh tranh trực tiếp trong việc huy động vốn dân cư và sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ cạnh tranh nhưng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Quốc Tế vẫn tăng trưởng ổn định, đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu tăng trưởng của ngân hàng. Ngoài ra, việc ra đời Khối Khách hàng Doanh nghiệp lớn và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (BC&FDI) đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và các định chế tài chính góp phần nâng tổng tài sản lên 39.305 tỷ đồng.

Về sử dụng vốn

Cơ cấu sử dụng vốn hợp lý, phù hợp với cơ cấu huy động vốn, bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Hoạt động Tín dụng

Bảng 2.3: Hoạt động tín dụng của VIB

Đơn vị: Triệu đồng 2006 2007 Tăng trưởng Tỷ trọng 2007 Tổng dư nợ 9,111 16,611 82% 100% _ Dư nợ KHCN 2,348 4,640 97% 28% _ Dư nợ tổ chức KT 6,763 11,971 77% 72% Số lượng KH 10,000 16,000 60%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VIB năm 2006, 2007)

Biểu số 2.3: Dư nợ cho vay các năm từ 2003-2007 của VIB

Đơn vị: Tỷ đồng

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm số lượng lớn nhất và giàu tiềm năng nhất trong cộng đồng doanh nghiệp nhưng hiện nay phần lớn đều gặp nhiều khó khăn trong việc tăng cường khả năng cạnh tranh, hiện đại hóa công nghệ và tiếp cận các nguồn vốn tín dụng. Ngân hàng Quốc tế đã giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được nguồn vốn với chi phí hợp lý để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động và tăng sức cạnh tranh. Trong năm 2007, dư nợ cho vay đối tượng này chiếm gần 60% tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp.

Trong năm 2007, một loạt các sản phẩm tín dụng tiêu dùng cũng được cải tiến ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng như: cho vay mua nhà, cho vay kinh doanh bất động sản, cho vay mua ô tô, cho vay tín chấp, cho vay cầm cố chứng khoán, cho vay hỗ trợ phát triển kinh doanh, thấu cho tài khoản,...

Chất lượng tín dụng luôn được kiểm soát tốt với quy trình kiểm soát ngày càng chặt chẽ. Tuy tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhưng tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Quốc Tế lại giảm (1,21%, giảm 0,24% so với cuối năm 2006) trong khi Quy định sửa đổi, bổ sung về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng lại chặt chẽ hơn về phân loại nợ so với năm 2006.

Hoạt động đầu tư

Để nắm bắt các cơ hội đầu tư trên thị trường, Ngân hàng Quốc tế đã tổ chức, xây dựng lại Phòng Đầu tư và đi vào hoạt động từ giữa năm 2007. Trong năm qua, bộ phận đầu tư đã từng bước xây dựng và quản lý danh mục đầu tư theo hướng cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro, thường xuyên theo dõi và đánh giá danh mục đầu tư, tiến hành rút vốn ở một số khoản mục đầu tư có thời gian đầu tư lâu để xác định lợi nhuận. Tổng giá trị danh mục đầu tư cuối năm của Ngân hàng Quốc Tế đạt 738 tỷ đồng, với giá trị thị trường của danh

mục đầu tư đạt 1.042 tỷ đồng. Hoạt động đầu tư trong năm qua cũng đã đóng góp 19% vào lợi nhuận của toàn hàng.

Phát triển dịch vụ

Với nhận thức sâu sắc về thu dịch vụ là nguồn thu có rủi ro thấp và bền vững trong hoạt động ngân hàng, trong năm 2007, công tác phát triển dịch vụ ngân hàng đã được Ban Điều hành quan tâm, thúc đẩy và được quán triệt tới từng đơn vị trong Hệ thống Ngân hàng Quốc tế nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng về cả chất lượng và số lượng. Hiện tại, Ngân hàng Quốc tế đã hợp tác với 10 công ty chuyển tiền nhanh trong đó nổi bật là MoneyGram, Coinstar Money Transfer, Ria Fiancial Services với doanh số chiếm tỉ trọng khoảng 25% so với tổng doanh số về kiều hối. Các loại hình dịch vụ được đa dạng hóa, nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng. Năm qua, tổng doanh số kiều hối của Ngân hàng Quốc tế đạt khoảng 61,5 triệu USD. Tổng thu thuần dịch vụ của toàn hàng tăng 61,7% so với năm 2006.

Kinh doanh thẻ

Ngân hàng Quốc Tế đang là một trong bảy ngân hàng thương mại cổ phần có đủ năng lực công nghệ và hệ thống để độc lập phát hành thẻ. Tuy mới ra đời từ tháng 5/2006, Trung tâm thẻ của Ngân hàng Quốc Tế đã là thành viên chính thức của các tổ chức phát hành thẻ quốc tế là VISA Card, MASTER Card và liên minh thẻ Vietcombank. Đến 31/12/2007, Ngân hàng Quốc Tế đã phát hành 178.335 thẻ, tăng gấp 3,4 lần so với năm trước, chiếm 2,1% thị phần về thẻ; với 60 máy ATM (chiếm 1,39% thị phần); 1.286 POS (chiếm 5,84% thị phần).

Phát triển nhân sự

Công tác nhân sự luôn được Ban Lãnh đạo quan tâm hàng đầu, bao gồm tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, bổ nhiệm cán bộ. Để đáp ứng yêu cầu phát triển về quy mô của ngân hàng, số lượng nhân lực đã tăng nhanh trong năm qua.

Trong năm 2007, Ngân hàng Quốc Tế đã tuyển dụng 952 người, tăng 80% so với năm 2006. Trong năm 2007, Ngân hàng Quốc Tế đã tổ chức 62 khóa đào tạo hội nhập và nghiệp vụ, tăng 80% so với năm 2006, cử cán bộ tham gia đào tạo bên ngoài 55 khóa (tăng 31% so với năm 2006) với 3.372 lượt người tham gia; trung bình số lượt cán bộ tham gia là 1,55, gấp 1,5 lần so với năm 2006. Tổng chi phí đào tạo của năm 2007 đạt 2.607 triệu đồng. Mức chi phí đào tạo bình quân mỗi cán bộ, nhân viên là 773 nghìn đồng, thấp hơn 3% so với năm 2006 do số lượng cán bộ tham gia đào tạo tăng hơn 2 lần so với năm 2006. Năm 2007 ngân hàng đã tiến hành điều chỉnh lương tăng 76% so với năm 2006.

Phát triển công nghệ ngân hàng

Hiện đại hóa công nghệ luôn đóng một vai trò rất trong trong hoạt động ngân hàng. Trong năm 2007, Ngân hàng Quốc Tế đã chuyển đổi thành công hệ thống máy chủ corebank lên hệ thống máy chủ mới, giúp tăng cường tốc độ giao dịch của hệ thống lên 60% công suất; Hỗ trợ, quản lý và vận hành hệ thống corebank hoạt động tốt và ổn định đạt tỉ lệ uptime của dịch vụ là 95%/năm (5% downtime để phục vụ việc nâng cấp, bảo trì, bảo hành hệ thống), bảo đảm đáp ứng được tốc độ phát triển mạng lưới cũng như tốc độ tăng trưởng giao dịch của toàn ngân hàng với chất lượng tốt, thời gian nhanh.

Ngân hàng Quốc Tế đã triển khai và tích hợp thành công dự án Internet Banking bao gồm 2 gói giải pháp toàn diện cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Ngân hàng Quốc tế cũng đã triển khai mở rộng hệ thống DataCenter và hệ thống sao lưu dữ liệu tại 2 địa điểm độc lập trên địa bàn thành phố Hà Nội. Xây dựng hệ thống an toàn - bảo mật mạng tại Hội sở chính tạo một phòng tuyến an toàn cho việc bảo vệ hệ thống DataCenter và các cơ sở dữ liệu trọng yếu của Ngân hàng Quốc tế.

Cũng trong năm qua, Ngân hàng Quốc tế đã triển khai hoàn thiện thành công hệ thống thẻ Chip-EMV cùng đối tác Oberthurs; kết nối thành công với Master Card và VISA Card; nâng cấp hệ thống email toàn hàng và đưa vào hoạt động ổn định. Hệ thống công nghệ mạnh đang và sẽ là lợi thế cạnh tranh quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng Quốc tế.

Phát triển thương hiệu

Mặc dù năm 2007 là năm thị trường cạnh tranh khá gay gắt, nhiều ngân hàng bắt đầu đẩy mạnh đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu nhưng thương hiệu Ngân hàng Quốc tế đã khẳng định được vị thế vứng chắc của mình trên thương trường và trở thành một thương hiệu mạnh của ngành tài chính, ngân hàng.

Thương hiệu Ngân hàng Quốc tế đã được khách hàng, các bạn hàng và các cơ quan chức năng công nhận thông qua các giải thưởng do nhiều tổ chức có uy tín trao tặng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Quốc tế còn luôn đạt các thứ hạng cao trong bảng xếp hạng như: đứng thứ 137 trong tổng số 200 doanh nghiệp hàng đầu trong nước do UNDP xếp hạng; đứng thứ 3 trong tổng số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam về doanh thu do Báo điện tử VietnamNet xếp hạng; và là một trong 10 ngân hàng báo giá đại diện cho giá thị trường tài chính Việt Nam cho Bloomberg; đại diện cho Việt Nam tham gia và phát biểu tại Hội thảo về Tài chính bán lẻ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương 2007 tổ chức tại Malaysia.

Bảng 2.4: Vị trí của VIB trong số 7 ngân hàng cổ phần.

Đơn vị: Nghìn tỷ đồng

Chỉ tiêu ACB STB TCB VIB DAB MB HBB

Tổng tài sản 87.5 63.8 39.7 39.3 33.9 28.3 24.1

Tổng dư nợ 33.6 37 21.4 16.7 20 11.9 10.8

Tổng tiền gửi 55.288 48.9 25.9 19.2 22.3 19.3 8.79 Tỷ lệ an toàn 10.90% 11.10% 17.30% 10%

Biểu số 2.4: So sánh VIB với các ngân hàng

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh năm 2007 của VIB; trong đó ACB = Asia Commercial Bank, STB = Sacombank, TCB = Techcombank, DAB = DongA Bank, MB = Military Bank, HBB = Habubank)

Đến hết năm 2007, VIB đứng thứ 5 về Tổng dư nợ; đứng thứ 4 về Tổng tài sản; đứng thứ 4 về Tổng tiền gửi và đứng 4 về tỷ lệ an toàn vốn.

Tài chính và kiểm soát rủi ro

Trong năm 2007, Ngân hàng Quốc tế đã thực hiện tốt các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động. Tỷ lệ về khả năng chi trả luôn lớn hơn 1. Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn bằng 0. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu luôn lớn hơn 8, tại thời điểm 31/12/2007, con số này là 10,04%).

Công tác trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện đầy đủ theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Việc trích dự phòng được theo dõi và hạch toán theo từng tháng. Tính đến thời điểm 31/12/2007, tổng dự phòng rủi ro đã trích là 156,58 tỷ đồng. Trong đó dự phòng chung là 119,85 tỷ đồng; dự phòng cụ thể là 36,73 tỷ đồng.

Năm 2007, Ngân hàng Quốc Tế đạt 425,7 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 112,8% so với năm 2006 và tăng trưởng trung bình hơn 100% năm, tăng gấp 4 lần tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của toàn hệ thống ngân hàng.

Biểu số 2.5: Lợi nhuận của VIB qua các năm

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niêm năm 2006, 2007 của VIB)

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w