Nguyên nhân

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 69)

Nguyên nhân khách quan (bên ngoài ngân hàng)

Thứ nhất, tâm lý và hiểu biết của người dân về các sản phẩm của ngân hàng nói chung và sản phẩm cho vay KHCN nói riêng còn hạn chế.

Mặc dù, đã có sự chuyển biến tích cực trong thói quen sử dụng các sản phẩm của ngân hàng, nhưng thói quen đó chưa thực sự phổ biến trong dân chúng. Dân chúng vẫn có thói quen tiết kiệm đủ số tiền cần thiết hoặc vay bạn bè, người thân để phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh hoặc mục đích tiêu dùng, họ còn e ngại khi tiếp cận dịch vụ cho vay KHCN của ngân hàng. Mặt khác, đối với tài sản đảm bảo như bất động sản (quyền sở hữu đất, nhà ở) và các động sản có giá trị khác (ô tô, xe máy), thông thường họ chỉ sử dụng các giấy tờ viết tay mà không có xác nhận của chính quyền địa phương nên không thể vay vốn của ngân hàng vì các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và sử dụng không được đầy đủ và hợp pháp. Điều này một phần là do thủ tục cấp sổ đỏ của ta còn quá rườm rà và qua nhiều cấp xét duyệt, thời gian kéo dài. Chính điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho hệ thống ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay KHCN.

Thứ hai, thu nhập chưa minh bạch và mức sống của người dân còn thấp. Tuy gần đây, nền kinh tế nước ta đang phát triển rất nhanh, thu nhập và mức sống của người dân có được cải thiện so với trước kia nhưng vẫn còn

thấp để có thể dùng làm nguồn trả nợ ngân hàng, đặc biệt là thu nhập từ lương của một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức, viên chức nhà nước. Phần lớn các khoản cho vay KHCN là các khoản vay lấy nguồn trả nợ từ lương, trong khi đó thu nhập bình quân của cán bộ viên chức chỉ là 3 – 4 triệu đồng/tháng, ngoài việc trang trải chi phí sinh hoạt, số tiền còn lại để trả nợ là khá nhỏ. Với khoản thu nhập này họ chỉ đủ khả năng vay những món nhỏ. Với những món cho vay lớn, ngân hàng cũng khó xác định thu nhập thực tế của khách hàng để có thể trả được nợ theo kế hoạch, nguồn trả đưa ra còn rất chung chung, bị ảnh hưởng nhiều bởi thị trường như nguồn trả từ bán tài sản là nhà đất. Nhiều khách hàng có nguồn thu nhập từ hoạt động góp vốn đầu tư, kinh doanh nhưng không có đăng ký, không có chứng từ chính minh, không minh bạch nên cũng khó để chứng minh, mặc dù đây là nguồn thu chính của họ. Do vậy, thực tế này gây khó khăn trong việc mở rộng, phát triển cho vay KHCN.

Thứ ba, sự cạnh tranh giành giật thị phần cho vay KHCN diễn ra rất gay gắt giữa các NHTM cổ phần, ngân hàng nước ngoài và liên doanh. Nhiều ngân hàng đưa ra nhiều hình thức cho vay đa dạng, phong phú với lãi suất hấp dẫn, qui trình và thủ tục cho vay đơn giản, thuận tiện, dịch vụ đến tận tay khách hàng, đồng thời kết hợp các hình thức marketing của họ hết sức chuyên nghiệp nên gây ra nhiều khó khăn cho chiến lược phát triển cho vay KHCN tại Ngân hàng Quốc tế.

Thứ tư, một nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là sự phát triển nền kinh tế từng thời kỳ. Khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, người dân sẽ tăng chi tiêu, mua sắm cá nhân nhiều hơn, khả năng quyết định nhanh hơn, họ sẵn sàng vay vốn ngân hàng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Tuy nhiên khi nền kinh tế có sự suy thoái hay trong tình trạng lạm phát như Việt Nam hiện nay, người dân có xu hướng tiết kiệm tiền, mua vàng hay USD dự trữ nên ảnh hưởng nhiều đến quyết định mua sắm, vay vốn của người dân. Ta có

thể thấy điều này qua thị trường bất động sản của Mỹ trong những tháng vừa qua, chính phủ Mỹ phải nhảy vào cuộc để tránh sự sụp đổ của hai Công ty cho vay bất động sản khi hoạt động mua bán bất động sản rất ít giao dịch, nhiều khách hàng bị vỡ nợ không trả được nợ cho ngân hàng do không bán được nhà đất.

Nguyên nhân chủ quan (từ phía ngân hàng)

Nguyên nhân từ phía ngân hàng là nguyên nhân quan trọng nhất tác động đến hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng. Sở dĩ hoạt động cho vay KHCN còn nhiều hạn chế là do các nguyên nhân từ phía ngân hàng như sau:

Thứ nhất, đội ngũ cán bộ nhân viên phát triển sản phẩm còn hạn chế. Ngân hàng Quốc tế mới chú trọng phát triển cá nhân một cách có bài bản bắt đầu từ năm 2006, Phòng phát triển sản phẩm cá nhân nay là Phòng Quản lý kinh doanh KHCN được thành lập từ giai đoạn này. Do đây là phòng mới nên nhân sự chủ yếu là tuyển sinh viên mới ra trường hoặc người đã có kinh nghiệm về tín dụng cá nhân nhưng chưa có kinh nghiệm về phát triến sản phẩm. Do phải qua giai đoạn nghiên cứu, thực hiện việc xây dựng chuẩn hóa các văn bản nền tàng cho quá trình phát triển sản phẩm nên chưa thực sự có ý tưởng hay về một sản phẩm riêng cho ngân hàng, một số sản phẩm đưa ra gặp khó khăn trong việc triển khai, khó có thể cho vay rộng khắp.

Thứ hai, chính sách tín dụng còn chung chung.

Các quy định của các sản phẩm đưa ra thường dựa trên các quy định chung về cho vay, nên các quy định vay vốn thường chặt chẽ, không ưu việt hơn các ngân hàng khác dẫn đến khách hàng khó có thể vay vốn tại VIB. Các văn bản đưa ra thường chú trọng quá nhiều vào hạn chế rủi ro, không nhìn dưới góc độ phát triển sản phẩm gần với nhu cầu thực người dân hơn. Các chính sách tín dụng cũng không định hướng cung cấp sản phẩm cho các đối tượng có thu nhập cao, khả năng trả ngân hàng tốt, ví dụ: cần có chính sách

ưu tiên về lãi suất, thời hạn vay cho các khách hàng mua các căn hộ cao cấp, vì chỉ có những người có thu nhập cao mới có nhu cầu mua những căn hộ này.

Thứ ba, mạng lưới tiếp cận khách hàng còn thiếu.

Đến hết năm 2007, Ngân hàng Quốc tế đã có mặt tại 23 tỉnh thành trong cả nước với 82 đơn vị kinh doanh, chủ yếu tập trung tại các thành phố, trung tâm kinh tế lớn. Tuy nhiên mạng lưới như vậy còn ít so với các ngân hàng cổ phẩn khác, như VPBank có 120 đơn vị kinh doanh; ACB hơn 140 đơn vị kinh doanh.... Với việc hạn chế về điểm giao dịch đồng nghĩa với việc khách hàng không thể tiếp cận được các dịch vụ vay vốn của mình và thị phần sẽ giành cho ngân hàng khác.

Thứ tư, công tác tiếp thị sản phẩm chưa có hiệu quả.

Ngân hàng có tiến hành tiếp thị các sản phẩm trên các tờ rơi tại ngân hàng, trên báo chí nhưng sản phẩm được tiếp thị không gây ấn tượng cho người dân, một phần do chất lượng sản phẩm đưa ra không có gì mới so với các sản phẩm khác trên thị trường, tên sản phẩm chưa tập trung vào nhóm đối tượng cần hướng đến, nên khi đưa ra thị trường đã thiếu sự quan tâm của khách hàng.

Thứ năm, Ngân hàng vẫn chưa đánh giá cao tiềm năng phát triển cho vay KHCN trong định hướng chung của ngân hàng trong giai đoạn hiện nay, có thể thấy qua tỷ trọng dư nợ năm 2007. Bộ phận xây dựng chính sách còn nhìn nhận cho vay KHCN chứa đựng nhiều rủi ro nên vẫn kiểm soát về chính sách tín dụng đối với các sản phẩm cho vay, vì vậy các sản phẩm đưa ra còn không có sự đột phá. Bộ phận tái thẩm định thường coi các khoản vay KHCN không thu được nhiều các dịch vụ gia tăng như các khoản vay doanh nghiệp, nên trong việc phê duyệt chưa có sự ưu tiên. Xét về tổng thể cho vay cá nhân về thực chất gặp ít rủi ro nhất với các lý do sau:

- Khi ngân hàng cho vay nhiều khách hàng, có nghĩa là ngân hàng đã phân tán rủi ro thành nhiều phần nhỏ. Nếu rủi ro có xảy ra thì việc giải quyết sẽ dễ ràng hơn là một khoản vay lớn.

- Khách hàng cá nhân vay vốn sẽ chịu trách nhiệm vô hạn các nghĩa vụ của mình đã ký với ngân hàng, nên khi xảy ra rủi ro, KHCN phải có trách nhiệm trả hết các khoản nợ liên quan. Việc giải quyết KHCN sẽ dễ ràng hơn so với các pháp nhân.

- KHCN có nhiều tài sản để đảm bảo cho khoản vay hơn, nhất là các khoản vay nhỏ, như vậy khách hàng sẽ muốn trả nợ ngân hàng hơn là mất tài sản đảm bảo có giá trị đã thế chấp tại ngân hàng.

Chương 3 - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w