Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Quốc tế 1 Chính sách cho vay khách hàng cá nhân của VIB

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 47 - 56)

2.2.1 Chính sách cho vay khách hàng cá nhân của VIB

Đối tượng được vay là tất cả các cá nhân có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật, có mục đích vay vốn hợp lý không trái với các quy định nhà nước. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro, mỗi sản phẩm đều có quy định riêng. VIB có các điều kiện cơ bản sau:

- Người vay có đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký KT3 tại nơi có đơn vị kinh doanh của VIB. VIB cũng cho vay ngồi địa bàn với khách hàng

có tài sản, địa điểm kinh doanh cách trụ sở VIB dưới 50km, nhưng chỉ áp dụng đối với khách hàng có phương án kinh doanh đảm bảo lợi ích của VIB.

- Người vay phải có điểm tín nhiệm từ 7 trở lên, ưu tiên lãi suất đối với người có điểm trên 8 điểm: giảm lãi suất tối đa 0,05%/tháng. Điểm tín nhiệm được chấm trên cơ sở các chỉ tiêu:

+ Tuổi: Chiếm 4% tổng số điểm. Tuổi được chia ra làm 5 khoảng tuổi từ 18 đến 60 tuổi, trong đó độ tuổi 30-50 tuổi được tính điểm cao nhất 9 điểm, khơng có thơng tin tính 0 điểm.

+ Trình độ học vấn: Chiếm 5% tổng số điểm, được chia ra các loại trình độ: Phổ thơng, cao đẳng, đại học, trên đại học trong nước và trên đại học nước ngoài, số điểm cũng tăng tương ứng từ 5 đến 9 điểm.

+ Số người phụ thuộc: Chiếm 5% tổng số điểm, càng ít người phụ thuộc thì điểm càng cao.

+ Tình trạng hơn nhân: Chiếm 5% tổng số điểm, được chia ra thành độc thân, có gia đình, đã ly dị, khơng có thơng tin. Tình trạng hơn nhân ổn định điểm tính càng cao, nó phản ánh trách nhiệm của người vay.

+ Điều kiện nhà ở: Chiếm 15% tổng số điểm, nếu sở hữu 2 nhà trở lên được tính 10 điểm, thuê nhà được tính 4 điểm. Đây là chỉ tiêu có thang điểm 10 và có tỷ trọng cao trong tổng số điểm, nó phản ánh sự tích lũy của khách hàng.

+ Thời gian ở địa chỉ hiện tại: Chiếm 3% tổng số điểm. Ở một chỗ lâu, trên 10 năm thì được tính 10 điểm.

+ Thời gian làm việc hiện tại: Chiếm 4% tổng số điểm. Thời gian trên 6 tháng và làm việc càng lâu càng được cộng điểm.

+ Điều kiện làm việc: Chiếm 5% tổng số điểm. Căn cứ vào độ ổn định của cơng việc. Cơng việc ổn định, kinh doanh có đăng ký số điểm sẽ cao hơn.

+ Tham chiếu thẻ tín dụng: Chiếm 5 % tổng số điểm. Đánh giá khách hàng đã sử dụng loại thẻ này chưa, nếu dùng nhiều sẽ được tính điểm cao hơn.

+ Tham chiếu ngân hàng: Chiếm 5% tổng số điểm. Đánh giá khách hàng đã sử dụng các dịch vụ của VIB chưa, nếu đã sử dụng thì được ưu tiên hơn về điểm tín nhiệm, ngân hàng có nhiều thơng tin về khách hàng hơn.

+ Quan hệ với ngân hàng: Chiếm 4% tổng số điểm. Khách hàng quan hệ ít ngân hàng điểm sẽ được cộng cao hơn.

+ Thu nhập thường xuyên: Chiếm 35% tổng số điểm. Thu nhập được tính từ 2 triệu đồng trở lên, trên 8 triệu đồng được điểm tối đa 9 điểm. Chỉ tiêu thu nhập được coi trọng nhất trong tổng số điểm.

+ Số tiền trả ngân hàng: Chiếm 5% tổng số điểm. Số tiền trả ngân hàng càng ít thì được cộng thêm điểm, do nguồn tài chính khách hàng sẽ ổn định hơn.

Trong các chỉ tiêu trên, thu nhập thường xuyên được VIB đánh giá cao nhất, nó thể hiện khả năng trả nợ ngân hàng, hạn chế rủi ro thanh toán, đây cũng là trọng tâm trong chính sách tín dụng của VIB là ưu tiên những người có thu nhập cao, ổn định. Sau khi cộng tổng số điểm, khách hàng trên 6 – 7 điểm được xếp vào cấp độ BB; trên 7 – 8 điểm là A và trên 8 điểm là AA. Dưới 6 điểm là cấp độ C, cấp độ có rủi ro cao. Số điểm được tính ra thể hiện sát với khả năng, năng lực của khách hàng hiện thời, ngân hàng căn cứ vào đó để quyết định cho vay hay không.

- Về lãi suất: Lãi suất đưa ra phải căn cứ vào độ sinh lời tối thiểu cho mỗi khoản vay, độ sinh lời tối thiểu là phần doanh số ngân hàng thu về đảm bảo bù đắp các chi phí liên quan đến khoản vay, độ sinh lời này được bộ phận chính sách tín dụng cơng bố từng thời kỳ. Độ sinh lời kỳ vọng lớn hơn độ sinh lời tối thiểu, thường dao động từ 0,35% đến 0,4%/tháng

Lãi suất cho vay >lãi suất điều chuyển vốn nội bộ + độ sinh lời tối thiểu Lãi suất cho vay = Lãi suất điều chuyển vốn nội bộ + độ sinh lời kỳ vọng

Lãi suất điều chuyển vốn nội bộ là chi phí vốn do phịng nguồn vốn tính cho mỗi khoản vay tương ứng mỗi kỳ hạn vay. Vay ngắn hạn thường thường lấy lãi suất điều chuyển kỳ hạn 3 tháng, vay dài hạn lấy lãi suất điều chuyển kỳ hạn 6 tháng.

- Khách hàng vay phải có thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng: Cán bộ nhân viên được trả lương qua tài khoản có thời gian làm việc trên 6 tháng; Hộ kinh doanh cửa hàng đã kinh doanh một thời gian ít nhất trên 3 tháng, có nộp thuế cho Nhà nước; hoặc có người thân có thu nhập ổn định đồng trả nợ...

- Về tài sản đảm bảo: Các khoản vay cá nhân đều phải có tài sản đảm bảo trừ một số sản phẩm có quy định khác như trong sản phẩm cho vay Cán bộ điều hành, Cho vay cán bộ cơng nhân viên và mở thẻ tín dụng. VIB ưu tiên nhận tài sản tại các khu dân cư gần đường chính, tại nơi VIB có đơn vị kinh doanh và có khả năng thanh khoản cao; tài sản của chính chủ hoặc người thân trong gia đình, khơng nhận tài sản của người ngồi khơng cùng huyết thống. VIB có văn bản xếp loại tài sản theo các mức A, B, C... đây là các mức để định giá tài sản làm căn cứ cho vay và xác định tỷ lệ cho vay trên tài sản đó, tỷ lệ cho vay được bộ phận chính sách tín dụng quy định từng thời kỳ, các mức này thể hiện khả năng thanh khoản của tài sản, có thể bán dễ dàng khi xử lý tài sản không.

2.2.2 Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Quốc tế. Hiện nay, Ngân hàng đã cung cấp các sản phẩm cho vay KHCN khá phong phú, đáp ứng các nhu cầu vay vốn của khách hàng, gồm có: Cho vay phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh; cho vay phục vụ nhu cầu sửa chữa,

cải tạo nâng cấp, xây mới nhà cửa; Cho vay trả góp mua nhà mới; cho vay phục vụ nhu cầu mua sắm tiêu dùng của khách hàng như mua ôtô: CAR4U; Cho vay du học: Hỗ trợ du học quốc tế; Cho vay kinh doanh chứng khoán; Cho vay cầm cố giấy tờ có giá; Cho vay cán bộ cơng nhân viên: Cho vay cán bộ điều hành, Cho vay tín chấp cán bộ nhân viên – TINCHAP4U.

Bảng 2.5: Cơ cấu các sản phẩm của VIB trong hai năm 2006-2007.

Đơn vị: Triệu đồng Sản phẩm Tình hình dư nợ 2005 2006 2007 năm 2007Tỷ trọng 2007/2006 Nhà đất 410,560 725,901 2,066,504 45% 185% Chứng khoán - 472,948 506,331 11% 7% Ơtơ 128,453 144,954 273,857 6% 89% Kinh doanh 575,380 617,988 1,065,673 23% 72% GTCG 163,395 211,690 382,635 8% 81% Cán bộ CNV 11,354 33,276 70,731 2% 113% Du học 10,587 72,484 188,610 4% 160% Tiêu dùng khác 42,120 68,990 86,164 2% 25% Tổng cộng 1,341,84 9 2,348,231 4,640,505 100% 98%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh khối PB năm 2005, 2007 của VIB)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh khối PB năm 2005, 2006, 2007 của VIB)

Trong các năm qua Ngân hàng Quốc tế cho vay mua nhà đất chiếm tỷ trọng cao trong dư nợ cho vay KHCN, năm 2006 tỷ trọng này là 31%, đến năm 2007 xấp xỉ 45%, đây là một con số tương đối cao, rủi ro tín dụng tập trung quá nhiều vào sản phẩm này, đặc biệt thị trường bất động sản luôn biến động theo chu kỳ và sự phát triển quá nhanh sẽ phát sinh nhiều rủi ro cho ngân hàng. Dư nợ cho vay nhà đất năm 2007 tăng 185% so với năm 2006, nó phản ánh thị trường bất động sản thời kỳ này rất sôi động và tăng trưởng tốt trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng cao, thu nhập người dân tăng lên. Trong giai đoạn này thị trường chứng khoán cũng phát triển mạnh mẽ, nhiều nhà đầu tư thu được khoản lợi nhuận lớn muốn chuyển hướng đầu tư vào bất động sản để đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình hoặc mua nhà để ở. Tại các thành phố lớn, trung tâm kinh tế có nhiều khu đơ thị, dự án mới được xây dựng điển hình là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2007, nhìn thấy triển vọng của thị trường nhà đất, ngân hàng đã nâng cấp tổ sản phẩm nhà đất thành Phòng phát triển sản phẩm nhà đất để tập trung phát triển sản phẩm này.

Nắm bắt được nhu cầu khách hàng trên thị trường, Ngân hàng Quốc tế đã kịp thời đưa ra sản phẩm về nhà đất: Cho vay trả góp mua nhà đất mới; Cho vay góp vốn mua nhà; Cho vay kinh doanh bất động sản. Ngân hàng đã ký kết Hợp đồng hợp tác với một số chủ đầu tư lớn như: Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị HUD, Công ty TungSing, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng nhà Hà Nội Hancico, Tổng công ty xây dựng số 1…. (đến hết 2007, có tống số 27 cơng ty đã ký kết hợp đồng hợp tác), và đưa ra các quy định về sản phẩm thích ứng. Đặc điểm của sản phẩm này là ngân hàng có thể tài trợ 70% giá trị hợp đồng mua bán, tài sản thế chấp là tài sản hình thành từ vốn

vay chính là ngơi nhà, thửa đất đó. Chủ dự án sẽ cam kết làm sổ đỏ cho khách hàng theo thời gian đã cam kết và sẽ hoàn thành thủ tục thế chấp tài sản sau khi có giấy tờ nhà. Sản phẩm này có ưu điểm: khách hàng mua nhà không phải lo tiền đến hạn thanh tốn, chủ dự án có tiền để đầu tư xây dựng, ngân hàng có dư nợ, nhờ có ưu điểm này đã thúc đẩy các bên hợp tác với nhau hiệu quả. Ngồi ra ngân hàng cịn tài trợ cho nhu cầu xây, sửa nhà, đây là nhu cầu thường xuyên, do thiết kế nhà ở trước kia cịn lạc hậu, khơng phù hợp với sinh hoạt hiện tại, khi đời sống tăng lên, nhiều người dân muốn thay đổi không gian sống của mình.

Sản phẩm nhà đất vẫn cịn những hạn chế: Chưa tập trung ký kết hợp đồng hợp tác với các đối tác có dự án xây nhà chất lượng cao để cung cấp dịch vụ; Thời hạn vay vốn khi phê duyệt còn ngắn.

Dư nợ cho vay kinh doanh có sự tăng trưởng cao từ 617 tỷ đồng lên 1065 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi, tuy nhiên so với tổng dư nợ, con số này chỉ chiếm 23% trong tổng dư nợ cho vay KHCN, tỷ trọng cho vay kinh doanh cũng giảm từ 26% năm 2006 xuống còn 23% vào năm 2007. Nguyên nhân giảm tỷ trọng so với năm 2006, do tốc độ tăng dư nợ của sản phẩm này không bằng tốc độ tăng của tổng dư nợ cho vay KHCN. Cho vay kinh doanh hộ cá thể có tiềm năng rất lớn. Hiện nay tại các trung tâm kinh tế, thành phố lớn đều có các chợ đầu mối và các tuyến phố buôn bán nên số lượng hộ cá thể kinh doanh là rất lớn, điển hình là tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Đây là thành phần kinh tế năng động, là nơi cung cấp hàng hóa thiết yếu cho người dân sống trên địa bàn. Hoạt động kinh doanh của thành phần kinh tế này ổn định, quy mơ kinh doanh nhỏ gọn có thể thay đổi một cách dễ dàng và do đặc thù hàng hóa nó ít bị ảnh hưởng bởi hoạt động kinh tế vĩ mô.

Ngân hàng đã đưa ra sản phẩm Cho vay kinh doanh bao gồm: Cho vay Hạn mức kinh doanh, Cho vay trả góp, Cho vay theo dự án. Đối tượng cho

vay là những cá nhân kinh doanh có đăng ký, nộp thuế dầy đủ với cơ quan nhà nước, khách hàng có thể vay bổ sung vốn lưu động với thời hạn 6 tháng đến 12 tháng hoặc khách hàng có thể trả góp trong thời gian tối đa 36 tháng phù hợp với hoạt động kinh doanh tại cửa hàng, số tiền dựa trên nhu cầu vốn và được vay tối đa 70% nhu cầu vốn đó. Với sản phẩm này, VIB chưa có gì nổi bật so với các ngân hàng khác, chưa có sản phẩm tập trung vào nhóm khách hàng kinh doanh tại các chợ đầu mối ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, những hộ kinh doanh này chủ yếu bán bn, có kinh nghiệm bn bán, có nguồn hàng đầu vào đầu ra tốt, khả năng trả nợ tốt. Đây không phải sản phẩm mới, tại TP Hồ Chí Minh, Ngân hàng Đơng Á đã triển khai từ rất lâu với số lượng tiền cho vay vừa phải, tài sản thế chấp chính là quyền kinh doanh tại sạp hàng đó. Ngân hàng Phương Nam cịn có sản phẩm riêng cho tiểu thương người Hoa tại các chợ.

Cho vay kinh doanh hạn chế còn một phần do tâm lý các chủ hộ kinh doanh và văn hóa kinh doanh đã tồn tại lâu đời tại các khu chợ bn bán: đó là văn hóa vay mượn theo hình thức cầm đồ, đưa tài sản (thường là nhà đất, ôtô, xe máy) cho người có tiền là nhận được tiền ngay, các hộ kinh doanh không muốn mất thời gian làm hồ sơ vay vốn mặc dù vay ngoài lãi suất cao hơn vay tại ngân hàng, có lúc khơng cần tài sản vẫn có thể lấy được tiền. Tuy nhiên vay ngồi có nhược điểm: Lãi suất cao, thời hạn vay khơng ổn định, người cho vay có thể lấy tiền bất cứ lúc nào khi cần, người vay vốn không được luật pháp bảo vệ (có thể bị siết nhà địi nợ ….). Về lâu dài các hộ kinh doanh phải thay đổi quan điểm về việc vay vốn của mình và sẽ dần gắn bó với ngân hàng khi ngân hàng chủ động tư vấn khách hàng trong quá trình vay, và khi họ sử dụng các dịch vụ ngân hàng thường xuyên hơn như gửi tiết kiệm, chuyển tiền, mở thẻ.

Về mảng cho vay mua ôtô, mặc dù dư nợ tăng đáng kể so với năm 2006, nhưng với dư nợ như trên, Ngân hàng chưa đánh giá cao tiềm năng của sản phẩm này, tỷ trọng chỉ chiếm 6% tổng dư nợ cho vay cá nhân mặc dù dư nợ có tăng lên. Trong những năm qua, nhu cầu mua sắm ơtơ của người dân có mức sống cao đang ngày tăng lên, chiếc xe ôtô hiện nay được quan niệm chỉ là phương tiện đi lại. Ngân hàng đã ký hợp đồng hợp tác với các đại lý bán ôtô của nhiều hãng khác nhau và cùng với việc đưa ra sản phẩm Xe hơi Quốc tế đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Các sản phẩn liên quan bao gồm: Xe hơi kinh doanh, xe hơi tiêu dùng. Đặc điểm chính của sản phẩm là khách hàng vay vốn có thể trả góp hàng tháng, hàng quý, thời hạn tối đa lên đến 6 năm, lãi suất theo dư nợ thực tế; bên bán xe có Giấy đề nghị giải ngân trong đó cam kết hỗ trợ khách lấy bản gốc đăng ký xe là VIB có thể giải ngân. Đây là sản phẩm nếu quản lý chặt chẽ, bên bán xe và ngân hàng cùng hợp tác tốt sẽ hạn chế rất nhiều rủi ro và đồng thời đem lại cho ngân hàng nhiều lợi nhuận. Sản phẩm này tại VIB có tỷ nợ quá hạn tương đối cao so với các sản phẩm khác (1,5%) nên trong thời gian qua trong chính sách của VIB chưa muốn tập trung phát triển như tiềm năng của nó. Tuy nhiên tỷ nợ quá hạn cao là kết quả của quá trình phát triển cho vay mua ôtô mạnh vào các năm 2004 -2005, thời kỳ này khách hàng mua

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w