Chất lượng tín dụng cho vay KHCN.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 61 - 63)

Năm 2007 Ngân hàng Quốc tế có sự phát triển vượt bậc về tăng trưởng dư nợ, tốc độ tăng trưởng chung về cho vay KHCN là 98%, đây là con số phản ánh đúng sự phát triển chung của cả hệ thống ngân hàng trong giai đoạn này. Tuy nhiên sự phát triển nhanh chóng thường gắn liền với rủi ro tín dụng, vì

vậy các ngân hàng luôn quan tâm đến về quản lý rủi ro một cách hiệu quả nhằm hạn chế tối đa nợ quá hạn.

Bảng 2.10: Chất lượng tín dụng các sản phẩm của VIB trong các năm.

Đơn vị: Triệu đồng Sản phẩm Tình hình dư nợ 2006 2007 Nhà đất 725.901 2.066.504 Tỷ lệ nợ quá hạn 2.0% 1.0% Chứng khoán 472.948 506.331 Tỷ lệ nợ quá hạn 0.2% 0.0% Ơtơ 144.954 273.857 Tỷ lệ nợ quá hạn 2.7% 1.5% Kinh doanh 617.988 1.065.673 Tỷ lệ nợ quá hạn 1.4% 1.4% GTCG 211.690 382.635 Tỷ lệ nợ quá hạn 0.0% 0.1% Cán bộ CNV 33.276 70.731 Tỷ lệ nợ quá hạn 0.03% 0.3% Du học 72.484 188.610 Tỷ lệ nợ quá hạn 0.4% 0.0% Tiêu dùng khác 68.990 86.164 Tỷ lệ nợ quá hạn 1.2% 1.1%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh khối PB năm2006, 2007 của VIB)

Dư nợ cho vay các sản phẩm qua các năm tăng lên nhanh chóng nhưng nợ quá hạn lại có xu hướng giảm. Nợ quá hạn của sản phẩm nhà đất có dư nợ cao nhất, giảm từ 2% xưống cịn 1%; Cho vay mua ơtơ giảm từ 2,7% xuống còn 1,5% vào năm 2007. Nguyên nhân tỷ nợ quá hạn cao tại hai sản phẩm nhà đất và ôtô, một phần là do sự phát triển dư nợ mạnh mẽ từ năm 2004, các tiêu chuẩn vay cịn dễ dàng, q trình kiểm sốt nguồn thu khách hàng cịn sơ sài, nên khi gặp khó khăn về kinh doanh hoặc nền kinh tế có khó khăn đã ảnh hưởng đến việc trả nợ của khách hàng, hiện tại các khỏan vay quá hạn đã được VIB phân loại, tập trung xử lý dứt điểm thông qua các biện pháp nhờ

các cơ quan chức năng thu giữ xe ơtơ, kiện ra tịa để xử lý tài sản. Trong thời gian tới sau khi giải quyết các món nợ quá hạn này, tỷ lệ nợ quá hạn sẽ giảm trong phạm vi cho phép của toàn hàng. Trong thời gian qua VIB đã định lượng hóa các tiêu chuẩn cho vay, các sản phẩm đều có quy trình cho vay cụ thể, chủ động nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng mục tiêu tương ứng từng sản phẩm, định hướng cho vay từng thời kỳ và thực hiện phê duyệt tập trung hay sự quản lý rủi ro tập trung đã góp phần làm tăng chất lượng các khoản cho vay. Năm 2006, VIB đã tách Phòng xử lý nợ từ Phòng pháp chế đã góp phần xử lý nhiều khoản vay quá hạn tại các đơn vị kinh doanh một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và giúp các đơn vị này tiếp kiệm thời gian xử lý nợ để kinh doanh, giảm tỷ lệ nợ quá hạn tồn hàng. Trong q trình xử lý các món vay q hạn, Phịng xử lý nợ cũng đã đưa ra cảnh báo chung toàn hàng về các trường hợp điển hình để nâng cao chất lượng tín dụng trong thời gian tiếp theo.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 61 - 63)