Hạn chế và nguyên nhân 1 Hạn chế

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 67)

2.3.2.1 Hạn chế

Thứ nhất, cho vay KHCN của Ngân hàng quốc tế chưa có sản phẩm đặc trưng, mang bản sắc riêng của Ngân hàng Quốc tế. Như đối với mục đích cho vay mua nhà đất có tỷ lệ dư nợ lớn nhất, nhưng sản phẩm đưa ra cũng giống với sản phẩm các ngân hàng khác. Mặc dù Ngân hàng đã ký hợp đồng hợp tác được nhiều đối tác là các chủ đầu tư các dự án nhưng sản phẩm không có đặc thù riêng như: ưu tiên về tài sản đảm bảo, thời hạn cho vay kéo dài, hay thời gian phê duyệt nhanh..., nên khi áp dụng cho vay vẫn còn nhiều vướng mắc với quy định chung của ngân hàng, nhất là vấn đề về tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay, thời hạn vay vốn ngắn, việc này đã hạn chế phần nào đẩy mạnh cho vay tại các dự án này. Trong khi đó, một số ngân hàng khác đã đưa ra một số sản phẩm có đặc trưng của ngân hàng mình và có cơ chế riêng đối với mỗi sản phẩm để nâng cao khả năng vay vốn cho khách hàng. Với sản phẩm đặc trưng, khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng sẽ nghĩ ngay đến ngân hàng có sản phẩm đó, như TECHCOMBANK kết hợp với HSBC có các sản phẩm riêng về cho vay các căn hộ cao cấp của các dự án có chủ đầu tư nước ngoài với thời gian phê duyệt ngắn nhất, thời gian vay vốn dài, trên 10 năm;

VPBANK với các sản phẩm cho vay ôtô đơn giản; HSBC có cho vay cán bộ nhân viên với thời gian phê duyệt trong 48 giờ, ưu đãi cho vay mua ôtô các hãng xe nổi tiếng hạng trung cao cấp như TOYOTA, BMW...; EXIMBANK với các sản phẩm du học; INDOVINA độc quyền phân phối sản phẩm cho vay mua nhà tại Dự án Đô thị mới CIPUTRA...

Thứ hai, số lượng khoản vay cá nhân tăng qua các năm, nhưng so với tiềm năng, so với số lượng người dân cư trên địa bàn, có khả năng tiếp cận với dịch vụ của ngân hàng thì số lượng khách hàng như vậy còn thấp, chỉ chiếm ở mức nhỏ. Nó cũng thể hiện sự quan tâm của người dân đến sản phẩm của VIB còn hạn chế, chưa tạo ra sức hút mạnh mẽ đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn.

Thứ ba, nhiều sản phấm cho vay được phát triển nhưng vẫn chưa đi vào thực tế, như khả năng tiếp cận của người dân với sản phẩm còn hạn chế hoặc có các quy định về cho vay khách hàng không thể đáp ứng được hoặc có đáp ứng được nhưng sẽ mất thời gian để cung cấp. Như vậy chất lượng các sản phẩm chưa cao, chưa tạo ra sự tiện lợi và thuận tiện cho người vay vốn.

Thứ tư, thời gian phát triển sản phẩm dài, nhưng các sản phẩm cho vay KHCN của ngân hàng chưa thật sự đa dạng, phong phú. Các sản phẩm cho vay chủ yếu theo quy định truyền thống, chưa đa dạng về phương thức trả nợ gốc, thời gian cho vay. Như trường hợp vay kinh doanh, không cần thiết quy định khách hàng bổ sung vốn lưu động chỉ được vay trong thời gian 6 tháng hay 9 tháng mà có thể cho vay lên đến 12 tháng trả gốc cuối kỳ. KHCN có đặc điểm riêng là họ có bộ máy, trình độ quản lý chưa chuyên nghiệp như các doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh mang tính tự phát, ít theo kế hoạch nên việc quản lý nguồn vốn, dòng tiền là khó khăn và quyết định cho vay giống doanh nghiệp là không thực tế.

Thứ năm, dư nợ cho vay tập trung quá nhiều vào một số sản phẩm, việc kiểm soát rủi ro sẽ khó khăn, đồng thời các sản phẩm còn lại không được phát triển tương ứng do nhân lực bị tập trung vào các sản phẩm có nhu cầu lớn, như sản phẩm cho vay du học, Cho vay mua ôtô.

Như vậy, còn nhiều hạn chế đã và đang cản trở việc phát triển cho vay KHCN tại Ngân hàng Quốc tế, cần xác định nguyên nhân và có các biện pháp để đẩy mạnh cho vay KHCN.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w